đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

14:21 30/05/2011

Từ sa mạc tâm linh đến cực trái ngược

Điều đáng nói là giá trị truyền thống, giá trị văn hóa, tâm linh cốt lõi của lễ hội như tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn công lao tổ tiên, tinh thần kết nối cộng đồng, lòng yêu nước thương nòi, hướng tới đời sống thanh cao hơn ngày càng chìm khuất đi dưới những cầu đảo, mua bán trần trụi, kể cả với thánh thần.

Có một tác giả Nhật nào đó đã nói, đại ý: Giá trị của truyền thống là biết vượt qua truyền thống.

 

Ý của tác giả là phải biết chắt lọc giá trị cốt lõi của truyền thống và làm cho nó sống động, nâng cao giá trị của nó lên bằng cách thích nghi với đời sống hiện đại chứ không phải là ôm giữ khư khư tất cả những gì gọi là truyền thống bất chấp nó có phù hợp với điều kiện hiện đại hay không.

 

Những gì đang diễn ra với các lễ hội truyền thống ở ta, điển hình là những lễ hội đầu xuân, cho thấy dường như đang có xu hướng phục cổ bên cạnh xu hướng thương mại hóa. Địa phương nào cũng tìm cách phục hồi lễ hội của địa phương mình và tìm cách tổ chức sao cho rình rang hơn nhằm cạnh tranh với địa phương khác.

 

Và trong khi phục hồi các lễ hội người ta phục hồi luôn cả không ít những hủ tục, mê tín dị đoan. Người ta tự hỏi, truyền thống gì, truyền thống ở đâu trong việc xô đẩy, giẫm đạp nhau để đặt cho được mâm lễ lên bàn thờ Phật để cầu tiền tài, bổng lộc, chức tước; trong những cái chợ ồn ào trước các cổng đền chùa; trong những cảnh nhậu nhẹt, bói toán ngay bên ngoài đền chùa; trong những vụ “chặt chém” du khách…?

 

Người ta tự hỏi truyền thống nào, văn hóa nào trong việc nhét tiền vào tay các tượng Phật, các vị la hán, lên mái chùa đồng ở đỉnh Yên Tử? Người ta tự hỏi văn hóa ở đâu trong việc viết vẽ bừa bãi lên các tượng đài, như tượng đài Thánh Gióng ở Sóc Sơn mới được khánh thành cách nay chưa lâu? Và truyền thống nào, văn hóa nào trong những bãi rác, những cây, hoa bị vặt trụi ở các lễ hội? Truyền thống nào, văn hóa nào trong việc đốt pháo ở một số địa phương trong dịp Tết, dù luật pháp đã cấm và sự an toàn của cộng đồng cũng như cuộc sống hiện đại chẳng thể cho phép?

 

Đó là chưa nói đến sự hoang phí trong công tác tổ chức của nhiều lễ hội, như lễ hội làng Đồng Kỵ với hai quả pháo bằng gỗ mà mỗi quả có giá cả tỉ đồng hoặc việc cúng và đốt hàng mã với cả biệt thự, căn hộ cao cấp, người đẹp chân dài... Vàng mã đốt hàng năm trên cả nước ước tính tới cả ngàn tỉ đồng. Với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lễ hội hàng năm ở khắp các địa phương, đã có ai tính được hết những hoang phí?

 

Ấy thế nhưng, dưới cái cớ phục hồi, phát huy truyền thống, số lượng, quy mô các lễ hội ngày càng gia tăng. Mọi người như đang lên đồng. Điều đáng nói là giá trị truyền thống, giá trị văn hóa, tâm linh cốt lõi của lễ hội như tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn công lao tổ tiên, tinh thần kết nối cộng đồng, lòng yêu nước thương nòi, hướng tới đời sống thanh cao hơn ngày càng chìm khuất đi dưới những cầu đảo, mua bán trần trụi, kể cả với thánh thần. Tình trạng đó không phát huy, làm sáng tỏ, làm rạng rỡ thêm truyền thống mà làm cho truyền thống bị khuất lấp, lai tạp, méo mó, mờ nhạt dần dưới những xô bồ vật chất.

 

Người Nhật rất trọng truyền thống nhưng với họ giữ gìn truyền thống không có nghĩa là phục cổ, nệ cổ. Cốt lõi là giá trị tinh thần mà truyền thống mang lại nhằm phục vụ cho cuộc sống hôm nay. Truyền thống mà dẫn tới hủ tục, mê tín, hoang phí, đi ngược lại đời sống hiện đại thì đó chính là phản truyền thống.

 

Đó là điều buộc chúng ta phải suy nghĩ. Cần tìm cách chắt lọc, tìm cho ra ý nghĩa, giá trị tinh thần, tâm linh đích thực của mỗi lễ hội, mài giũa nó cho sáng, vượt qua những mặt hủ lậu của lễ hội để giá trị đích thực của truyền thống hướng dẫn ta đi, làm chỗ tựa tinh thần cho ta trong cuộc sống hôm nay thay vì kéo ta trở về với những hủ tục của quá khứ. Đó là một việc làm đòi hỏi tính khoa học nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm với tương lai của các nhà văn hóa, nhà giáo dục, nhà hoạt động xã hội và quản lý nhà nước. Đừng để xã hội, như con lắc, rơi vào cực ngược lại với thời kỳ sa mạc tâm linh.


Theo Quỳnh Yên
Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp