Di sản Thế giới nằm ở biên giới phía tây giáp với Ấn Độ, Lâm Tì Ni của đất nước Nepal hàng năm thu hút nửa triệu khách hành hương từ Trung quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Tích Lan và Thái Lan. Du khách đến để viếng những ao vườn và tự viện của Lâm Tì Ni, nhưng di tích này không có cơ sở hạ tầng nên họ không thể ở lại lâu dài hơn
THÁI LAN: UNESCO công nhận chữ khắc cổ của Wat (Chùa) Pho là Ký ức của di sản Thế giới
Bangkok, Thái Lan - Wat Pho sẽ mừng lễ trong 9 ngày 9 đêm (từ 19 đến 27-11-2011), sau khi UNESCO công nhận kho lưu trữ chữ cổ của chùa này là Ký ức của di sản tư liệu thế giới.
Lễ sẽ được tổ chức theo cách cổ xưa như mô tả trong các chữ khắc, giống với cách từng được tiến hành ở triều đại Vua Rama I (vào đầu thời đại Rattanakosin).
Được khắc từ năm 1831 đến 1841, 1.400 chữ khắc đá này bao gồm một qui mô rộng về kiến thức như lịch sử, Phật giáo, văn hóa, truyền thống, tục ngữ và sức khỏe.
Việc liệt kê những chữ khắc cổ của Wat Pho vào danh sách của Di sản Thế giới được thực hiện tại kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Tư vấn Quốc tế về Ký ức của Chương trình Thế giới - tổ chức tại Manchester, Vương quốc Anh từ ngày 22 đến 25-5-2011.
(NNT - June 17, 2011)
ẤN ĐỘ: Người Tây Tạng ở bang Orissa làm lễ kết thúc tháng thiêng liêng của Phật giáo
Orissa, Ấn Độ - Ngày 15-6-2011, người Tây Tạng tại bang Orissa đã tiến hành những nghi lễ đặc biệt để đánh dấu sự kết thúc của tháng Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn, là tháng tốt đẹp nhất trong Phật lịch. Họ cấm thực và tịnh khấu suốt ngày, và nhiều người đã tập trung tại tu viện Phật giáo nổi tiếng ở Jiranga để hành lễ nhân dịp này.
khoảng 4.500 người Tây Tạng sống tại 5 trại ở Quận Gajapati kể từ năm 1964, khi họ rời bỏ quể hương Tây Tạng để theo vị lãnh đạo tinh thần của họ là Đức Đạt lai Lạt ma.
Chủ tịch Hội đồng Tây Tạng địa phương kiêm phụ trách tu viện nói, "Khoảng 230 nhà sư, cùng với những người định cư từ tất cả các trại đã cử hành nghi lễ đặc biệt và cầu nguyện cho hòa bình thế giới, chủ trì bởi đại sư Gyetrul Jigmey - sư trưởng tu viện tại Jiranga".
(TOI - June 16, 2011)
TÍCH LAN: Triển lãm xá lợi và cổ vật Phật giáo của Pakistan
Colombo, Tích Lan - Pakistan đã trao một số di vật Phật giáo linh thiêng cho Tích Lan để triển lãm nhân kỷ niệm năm 2.600 Đức Phật Thành đạo.
Đại sứ Pakistan tại Tích Lan đã trao các di vật nói trên cho các nhà sư của chùa Bodhingyana Asapuwa ở Kasuwela.
Cuộc triển lãm ở Colombo sẽ trưng bày các bảo vật văn hóa từ vùng Gandhara này của Pakistan, bao gồm bộ sưu tập của Viện bảo tàng Peshawa và Taxila (Pakistan).
Các hiện vật gồm có xá lợi răng của Đức Phật, hộp đựng Xá lợi Kanishka, hòm thánh bằng đá có hình dạng bảo tháp và một Kim tráp.
Những di vật này sẽ được trả về Pakistan sau khi kết thúc triển lãm.
Phật giáo đã để lại một di sản đồ sộ và phong phú về nghệ thuật và kiến trúc tại Pakistan, được biết đến với tên gọi Gandhara Deshaya trong truyền thuyết Phật giáo.
(ANI - June 18, 2011)
NEPAL: 3 tỉ USD để xây Trung tâm Phật giáo tại Lâm Tì Ni
Là một Di sản Thế giới nằm ở biên giới phía tây giáp với Ấn Độ, Lâm Tì Ni của đất nước Nepal hàng năm thu hút nửa triệu khách hành hương từ Trung quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Tích Lan và Thái Lan. Du khách đến để viếng những ao vườn và tự viện của Lâm Tì Ni, nhưng di tích này không có cơ sở hạ tầng nên họ không thể ở lại lâu dài hơn.
Và đầu năm nay, Trung quốc đã ký một hợp đồng để phát triển Lâm Tì Ni. Theo đó, Quỹ Trao đổi và Hợp tác Châu Á Thái Bình Dương có trụ sở tại Bắc Kinh - một quỹ do chính phủ Trung quốc tài trợ - đã đề ra một cuộc vận động để quyên 3 tỉ USD, nhằm đưa di tích này trở thành địa điểm hành hương Phật giáo hàng đầu thế giới.
Các nhà hoạch định có kế hoạch xây một phi trường, các khách sạn, trung tâm hội nghị, đường cao tốc, chùa chiền và một trường đại học Phật giáo tại di tích này.
Đề án cũng được sự hỗ trợ của Steven Clark Rockefeller, người thừa kế của dòng họ Rockefeller.
(Sunday Observer - June 19, 2011)
Khu di tích Lâm Tì Ni, nơi sinh của Đức Phật - Photo: Google
TÍCH LAN: Bảo tháp Girihanduseya, bảo tháp đầu tiên trên thế giới
Nằm trên đỉnh một ngọn núi ở Neethupathpana tại huyện Trincomalee, Bảo tháp Girihanduseya được xem là bảo tháp và đền thờ Phật giáo đầu tiên được xây tại Tích Lan cũng như trên thế giới. Do đó, đối với Phật tử và công chúng, di tích này rất quan trọng và có ý nghĩa.
Theo Đại biên niên sử (Mahavamsa), bảo tháp Girihanduseya được xây dựng sau khi Phật giáo chính thức du nhập Tích Lan vào Thời đại Devanampiyatissa. Đây là Bảo tháp lịch sử cổ xưa rất quan trọng đối với Phật tử, vì bên trong có tôn trí xá lợi tóc của Đức Phật.
Ngày 20-6-2011, một Quỹ Ủy thác được khởi động tại khuôn viên của Bảo tháp Girihanduseya để phát triển cơ sở hạ tầng của di tích này. Buổi lễ có sự tham dự của một số vị chức sắc Phật giáo và chính khách.
(dailynews.lk - June 20, 2011)
Di tích Bảo tháp Girihanduseya (Tích Lan) - Photo: Daily News
Diệu Âm lược dịch
Nguồn link: http://chuabuuminh.vn/thoi-su/pg-quoc-te/7E525B_tin_tuc_phat_giao_the_gioi_tuan_thu_3_thang_62011.aspx