đậu tương đen hữu cơ

Đời sống Đạo

12:43 28/02/2012

Tu để giải thoát sanh tử (HT.Thích Thanh Từ)

(TG&DT) - Khi còn tại thế, có người hỏi Phật rằng thân này chết rồi còn hay hết. Phật không trả lời, bởi vì còn nghiệp thì còn sanh trở lại. Phật dạy: Khi mất thân này, diệt được tâm niệm sanh diệt rồi thì thể thanh tịnh sáng suốt của mình trùm khắp. Thể ấy không có tướng mạo, không có gì chi phối cả nên gọi là giải thoát sanh tử.
Lâu nay chúng ta cứ lầm lẫn ngỡ vọng tưởng là tâm mình, nên đuổi theo dục lạc thế gian rồi tạo nghiệp đi trong sanh tử luân hồi. Tôi thường hỏi: Chúng ta tu để làm gì? Ðể giải thoát sanh tử. Cái gì dẫn mình đi trong sanh tử? Nghiệp dẫn chúng ta đi trong sanh tử. Cái gì tạo nghiệp? Thân, miệng, ý là ba chỗ tạo nghiệp. Mục tiêu của chúng ta là giải thoát sanh tử. Vậy phải làm sao hết nghiệp. Tuy nói thân, khẩu, ý, nhưng thật ra ý nghĩ tốt thì miệng nói tốt, thân làm tốt; ý nghĩ xấu thì miệng nói xấu, thân làm xấu. Muốn hết nghiệp, chúng ta phải dứt niệm của của ý. Muốn dứt ý niệm thì đầu tiên chúng ta phải biết ý niệm là cái hư giả không thật. Người tu Thiền hay niệm Phật cũng vậy; Niệm đến nhất tâm, thì ý không còn loạn động; Tu Thiền được định, thì ý cũng lặng yên.



Thân này do tứ đại hợp, khi chết trả về cho tứ đại. Chúng ta biết thân sẽ hư hoại, ý nghĩ cũng huyền ảo. Tu là luyện lọc thân tâm cái gì chân thật cái gì hư ảo. Cái chân thật ấy gọi là Phật tánh, Chân như, Bồ đề, Niết Bàn... luôn có sẵn trong ta, song lâu nay chúng ta cứ bị ý thức che phủ mãi. Tu Thiền là để dừng những niệm hư ảo của ý thức. Niệm Phật nhất tâm cũng để dừng niệm hư ảo của ý thức. Một bên thấy Bồ đề, thấy Niết Bàn; một bên thấy Ðức Phật A Di Ðà. Khi làm chủ được ý niệm cuả mình rồi, những vọng tưởng lặng xuống thì cái chân thật hiện ra. Sống được với cái chân thật đó là giải thoát sanh tử. Còn mang nghiệp do ý tạo ra thì mất thân này chụp thân kia, mất thân kia chụp thân nọ.



Ðức Phật nói rằng con người sanh ra rồi chết đi, đời này qua đời kia, mỗi một đời khóc bao nhiêu nước mắt. Nếu gom hết nước mắt của chúng sanh trong nhiều đời, nhiều kiếp, còn hơn nước của biển cả. Còn nghiệp dẫn là còn khổ đau. Vì vậy muốn giải thoát sanh tử phải dừng hết nghiệp. Muốn hết nghiệp phải dừng từ trong ý, vì nó là động cơ chủ yếu tạo nghiệp. Ai cũng biết giờ phút tắt thở là giờ phút đau khổ nhất. Nếu không có sức làm chủ thân thì không sao yên ổn lúc lâm chung. Làm chủ được thân thì giờ phút đó chúng ta mới định tĩnh ra đi. Nếu không dùng phương tiện để điều phục thì sẽ khó định tâm lặng ý. Do đó từ thời Phật cho đến bây giờ, phương pháp tọa thiền được xem như tối thắng nhất để định tâm. Người tu thiền cốt xoay trở lại nội tâm của mình. Khi dẹp sạch vọng tưởng rồi thì tâm thanh tịnh hiện ra, gọi là pháp thân bất sanh bất diệt. 



Phật Tử chúng ta khi tu Phật đừng quan niệm rằng mình làm thế này, thế nọ, Phật sẽ ban ơn ban phúc. Quan niệm như thế là sai lầm. Tu để chủ động lấy mình. Ý nghiệp lặng xuống thì được giải thoát, chớ thật tình Phật không ban ơn ban phúc cho chúng ta. Phật dạy nhân quả là gốc của sự tu. Nhân tốt thì hưởng quả tốt, chớ không phải Phật ban cho ta được. Song Phật tử chúng ta chỉ muốn xin Phật thôi. Tu coi bộ phiền mất thì giờ. Cứ cúng một ít rồi Phật ban cho con cái này cái nọ là xong. Chỉ cần mỗi tháng đi chùa hai lần, để dành ít tiền ngày 30 hay Rằm, sắm hương hoa, trái cây... quý thầy đánh chuông, lạy ba lạy, cúng đĩa quả là đủ rồi. Phật tử đi chùa như vậy so với lý thật của đạo Phật thật là cách xa muôn dặm!



Tu Phật là làm sao để mình trở thành con người giác ngộ, không còn bị nghiệp lôi dẫn trên đường sanh tử nữa. Dù đời này tu không xong còn phải tới lui cõi này, nhưng mục đích tối thượng đó phải giữ vững, đừng để lệch hướng, cũng như người đi biển cần có la bàn vậy. Trong kinh nói Ðức Phật tu vô số kiếp. Chữ kiếp không phải một đời của mình đâu, mà kiếp là trải qua bao triệu năm. Phật vì sợ chúng ta ngán nên nói rằng nếu khéo tu thì mê là chúng sanh, mà giác là Phật. Nhưng thành Phật có nhiều cách, bởi vì Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Tức là khi nào mình và người khác giác hết mới thành Phật.  



Tu là làm sao tiêu diệt được nhân tạo nghiệp. Nhân tạo nghiệp lặng thì quả nghiệp không còn. Quả nghiệp không còn thì chúng ta tự tại, không bị lăn lộn trong sanh tử, đó gọi là giải thoát. Giải thoát sanh tử nhưng vẫn còn cái chân thật hiện hữu nơi mình. Khi còn tại thế, có người hỏi Phật rằng thân này chết rồi còn hay hết. Phật không trả lời, bởi vì còn nghiệp thì còn sanh trở lại. Phật dạy: Khi mất thân này, diệt được tâm niệm sanh diệt rồi thì thể thanh tịnh sáng suốt của mình trùm khắp. Thể ấy không có tướng mạo, không có gì chi phối cả nên gọi là giải thoát sanh tử.



Có người nói Thiền-Tịnh song tu, tức là tu một lượt cả hai pháp. Tu Tịnh Ðộ đặt lòng tin lên trên: tin có cõi Cực Lạc, tin có Ðức Phật Di Ðà, nên cố lòng niệm Phật đến chỗ nhất tâm. Tu Thiền là biết rõ các pháp duyên hợp, như huyễn không thật nên không tham trước, không dính mắc, cố gắng dẹp những bóng dáng che phủ nội tâm khiến cho nó lặng sạch nên tâm được định. Một Thiền Sư Nhật Bản nói thí dụ này: Người sợ tu Thiền không đủ, phải tu thêm Tịnh Ðộ giống như người muốn qua sông gấp, sợ đi một chiếc đò chậm, nên kêu hai chiếc rồi đứng một chân chiếc này, một chân chiếc kia. Như vậy đi được tới bờ không, hay nửa đường đò sẽ bị rơi! Chúng ta phải hiểu cho thật kỹ, nếu không chín chắn, muốn cho mau chóng và dễ tu, không ngờ chính chúng ta làm trở ngại công việc tu tập của mình.



Tu các pháp môn của Phật giống như người leo núi. Một ngọn núi cao, người ở hướng Tây có lối lên của hướng Tây, người ở hướng Ðông có lối lên của hướng Ðông, hướng Nam, hướng Bắc cũng vậy. Trong bốn lối đó chúng ta thích lối nào thì đi lối đó. Ðã chọn rồi phải quyết chí đi. Dù leo lên thấy khó, cũng ráng mà leo lên đến đỉnh. Ðường đi từ bốn hướng khác biệt, nhưng tới đỉnh rồi thì đều gặp nhau. Cũng vậy, pháp môn Tịnh Ðộ, pháp môn Thiền... tên có khác, hướng tu có khác, nhưng cứu cách đều gặp nhau.



(Trích từ THIỀN TÔNG VÀ TỊNH ĐỘ TÔNG - Hòa thượng Thích Thanh Từ)

Bình luận (3)

A DI ĐÀ PHẬT con cung kính đảnh lễ hòa thượng .Đức bồ tát hóa thân ,một đời này thày đưa đường chỉ lối dẫn dắt chúng con tu học .
hanh tam ( 28/06/2017 17:43:06)
Con cam thay đương đi đên dao tua nhu hai đuong thang khong song song vơi nhau.nêu 2 đuong thang nay cư keo daj đen 1 thơi điem nao đo thi no se gap nhau.neu minh song đung vơi chơn tam va kien tri thiên dinh,thi se co ngay thanh tuu."NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"
Luan ( 10/11/2012 22:01:55)
Thành tâm cung kính biết ơn lời chỉ dạy của thầy. Con từng được chỉ dạy " Từ Rạch Giá lên thành phố Hồ Chí Minh có nhiều con đường đi, nhưng chỉ chọn một đường phù hợp với mình và phải đi cho tới, chứ đừng đi nửa chừng rồi quay lại thì không biết chừng nào mới tới được nơi muốn tới". Chúc thầy luôn an lạc !
Hùng Xem ( 27/09/2012 21:42:22)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp