đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

15:59 30/08/2013

Chuyện anh Khuê

(TG&DT) - Thuốc Gia truyền đến đời Anh cũng đã qua nhiều thế hệ, qua nhiều chặng đường biến thiên của lịch sử dân tộc. Nên ít nhiều cũng đã mai một đi những giá trị tinh hoa của học thuật.
Tôi về thăm anh giữa cái nắng nóng của mùa hạ đang nhạt dần để chuyển giao sang mùa thu mát mẻ. Tôi đi chầm chậm trên chiếc xe màu đỏ hãng xe nữ hoàng sau những năm giải phóng. Con đường về quê ngoằn nghèo qua những cánh đồng bát ngát lúa non tơ. Tôi thường đi trên con đường này vì nó rút ngắn được khoảng cách từ thành phố về tới quê tôi; một đoạn đường mang lại cho tôi vị ấm của tình quê, cảm giác ngọt ngào của hương đồng gió nội.

Đến cầu Hoàng Giang bên tay phải có biển chỉ dẫn đến chùa Vĩnh Thái; một địa chỉ tâm linh, một căn cứ hoạt động cách mạng của quân và dân ta; trong đó có đồng chí: Nguyễn Văn Linh tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã từng hoạt động cách mạng ở chùa này trong những năm tháng chiến tranh vệ quốc của dân tộc.  
 
Qua cầu đã đến lối rẽ về quê, tôi bắt gặp hai câu đối viết rất trang nghiêm trên cánh cổng làng Hoàng Giang; vế câu đối ý nghĩa và tha thiết nghĩa tình quê hương, xứ sở. Văn hóa tinh thần vùng quê nơi đây đang được người dân bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa đồng hành cùng sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

Đường về quê thơ mộng, những hàng cây ven đường phe phẩy những chiếc lá hòa vào cái nắng nhẹ nhàng của ban mai. Phương Đông phía bên trái của cánh tay tôi, mặt trời đã nhô lên hơn một cây sào, nắng chan vào đồng lúa mênh mông, mát rượi.

Xe đã đến đầu xã Tế Nông, dãy núi Chay sẫm màu của đất, đá đã hiện ra rõ hơn. Tôi cho xe chạy chậm lại để thưởng thức một chút không gian gắn bó với tôi. Rồi tiềm thức cứ trôi về, trôi về theo thông điệp của ngày xưa yêu dấu….

Đoạn đường từ núi chay về làm lâu nay đã xuống cấp, thỉnh thoảng lại hiện ra những vũng nước mà cơn mưa đêm qua đọng lại.

Tôi dừng lại một lúc trên cầu Sông Đào ngắm dòng nước hai bên lơ thơ chảy xuôi về biển cả. Hai bên dòng sông một màu cói xanh tươi đang mùa thu hoạch. Ở hai đầu nỗi nhớ tôi lắng nghe nỗi nhớ quê hương từ bao thuở lặn ngụp với trường đời. Tôi cho xe nổ máy qua cửa hàng tạp hóa của anh Đen , anh Vu, chú Hùng để trở về làng.

Làng tôi đây rồi! Con đường lầy lội nay đã biến thành còn đường đá, bằng phẳng, dễ đi do người dân và cán bộ quê tôi tự đứng lên xây dựng. Thật là hạnh phúc cho các em học sinh và bà con quê tôi nay đã có con đường đi đỡ phải khổ sở như trước, các em đến trường được tung tăng hơn, thoải mái hơn. Bà con quê tôi không bị khách qua đường chửi bới, mỉa mai nữa.


Nhà anh Nguyễn Văn Khuê ở xóm 3 Tế Độ - Tế Nông - Nông Cống - Thanh Hóa (Số ĐT: 0169.840.8257) qua những chặng đường đã dần hiện ra dưới những tán cây xanh um tùm trước ngõ. Căn nhà gỗ ba gian lợp bằng là kè đơn sơ của Gia tiên để lại vẫn được Anh nâng niu bảo tồn qua từng năm tháng. Tôi dắt xe vào dựng ở phía trước sân, anh ra bắt tay rồi đưa tôi vào nhà. Căn nhà ba gian theo kiến trúc cổ của người việt xưa; hai gian hồi là để sinh hoạt, gian ở giữa là đặt bàn thờ Gia Tiên và bộ ngựa để tiếp khách.

Nước trà anh vừa mới pha rót ra mời tôi, tôi đỡ chén nước từ tay anh, một cảm giác tình quê; ôi! Sao mà ấm cúng, đậm đà.  Nắng đã nhô cao dần, một khoảng sân đầy bóng mát, không gian yên bình, tĩnh lặng. Tôi đưa mắt nhìn ra góc sân những bông hoa Mẫu Đơn vừa chớm nở cũng lung linh trong tia nắng non trưa. Tôi đặt chén trà vừa uống cạn xuống sàn để tận hưởng hết những hương vị đậm đà của quê hương. Anh nâng ấm rót thêm cho tôi tuần trà mới…

Tôi đưa mắt quan sát kỹ một vòng nội thất trong nhà; căn nhà đã được anh dựng lại nên có đôi chút đổi thay, nhưng về cơ bản vẫn như trước khi Phụ thân và Mẹ anh còn tại thế. Chỉ thiếu chiếc quạt trần cũ kỹ và chiếc đồng hồ quả lắc đặt ở giữa gian thờ. 

Lúc Ông, Bà thân sinh ra anh còn sống, mỗi lần đi học Đại học ở Hà nội về tôi thường ghé qua hỏi thăm sức khỏe và được Ông, Bà chỉ dạy cho nhiều điều về luân lý ở đời. Tôi còn nhớ Mẹ thân sinh ra anh có lần hỏi tôi: “Cháu có muốn học chữa đẹn và thuốc không; đẹn thì bà chỉ cho cách chữa, thuốc thì để bà bảo với ông truyền nghề cho cháu”. Tôi vâng và trả lời: Dạ! Thưa bà! Con rất muốn học nghề thuốc Đông Y gia truyền và những phương thuật của người xưa lưu lại để giúp ích cho đời. Bà nói tiếp: “Nghề thuốc cũng phải có tâm mới truyền được cháu à. Bà thấy cháu cũng có tâm nên định nói với ông truyền lại cho cháu, lỡ sau nay Ông, Bà có nhắm mắt, xuôi tay còn có người kế tục”. Tôi hỏi bà: “Thế Anh Khuê thì sao bà?”, Bà nói: “Khuê! Hả Cháu!  Ông, Bà cũng đã truyền nghề lâu nay rồi. Sau này có gì cháu cứ bảo Anh Khuê truyền dạy thêm cho. Cháu cứ yên tâm hả cháu!...

Vẳng đi một thời gian, tôi đi học và tốt nghiệp ra trường, thuốc và đẹn cũng chưa kịp học, vì ít có thời gian trở về thăm Ông, Bà. Khi được tin ông ốm nặng và qua đời, tôi rất thương ông mà không biết làm sao được. Rồi một thời gian sau khi Ông mất Bà cũng lặng lẽ theo Ông về cõi Tiên Bồng. Tôi nhìn lên bàn thờ ngắm lại hai tấm hình thờ bằng đá tôi khắc năm xưa. Lòng tôi thấy rưng rưng nỗi nhớ và tri ân mấy nén hương lên bàn thờ để ghi nhận mãi tình cảm mà Ông, Bà đã dành trọn cho tôi.

Tôi bước ra ngoài sân cho tâm tư trở lại, nắng lúc này đã lên cao, tiếng chim hót trên cành cây đang vang lên những thanh âm trong trẻo, líu lo giữa không gian bình thản, nhẹ nhàng. Anh Khuê bước ra sân và giục vợ: “Mẹ mi ơi! Nấu cả cơm cho chú, để chú ăn cơm với nhà mình cho vui”. Tôi bảo anh: “Để em về nhà ăn cơm với Mẹ em và chị Mây anh ạ, đã lâu em cũng không về nhà”. Anh bảo: “Chú ở lại ăn với gia đình anh bữa cơm đạm bạc rồi về cũng được”. Tôi nhận lời với anh rồi Anh và tôi bước vào nhà nói tiếp câu chuyện còn dang dở vừa rồi.

Anh qua gian bên mở tủ thuốc ra lấy mấy thanh trầm khơi thêm vào hạp hương; làm cho cả gian nhà hương thơm phảng phất. Hòa vào mùi hương trầm thoang thoảng mà anh vừa mới khơi thêm. Tôi và Anh như đang sống lại những ngày tháng yên vui của văn hóa cổ truyền, bàn thờ, hạp hương bằng đồng, gian nhà gỗ, mái  kè, nền gạch bát…tất cả đã làm bật dậy trong tôi nỗi niềm hoài cổ khôn nguôi.

Trước hương linh của Tổ Phụ, vợ anh đã cài lại cho anh chiếc áo dài nâu trang nghiêm bình dị mà mỗi khi Anh xem sách Thánh hiền hoặc là đi cúng tạ mộ cho bà con quê tôi anh thường vẫn mặc. Gia bảo quí giá mà Tổ tiên để lại cho anh và các con anh là những trồng sách thuốc đông y, địa lý phong thủy và từ điền bằng nho học, cùng một số gia bảo quí giá như mâm đồng, hạp hương đồng, đồng tiên xu xin quẻ âm dương ngũ hành, la bàn hải quân của quân đội Hà Lan; không phải địa bàn phong thủy (Made in Holland).

Tôi nghe anh kể lại và Anh lấy sách ra cho tôi xem, điều tôi quan tâm nhất đó là bộ sách Y học cổ truyền của danh y Trương Trọng Cảnh; Ông sinh khoảng năm 150, mất khoảng năm 219, tự Trọng Cảnh là một thầy thuốc Trung Quốc hoạt động vào cuối đời Đông Hán. Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử Đông y vì những đóng góp mang tính hệ thống về cả lý luận và thực nghiệm. Tác phẩm quan trọng nhất của ông, Thương hàn tạp bệnh luận, tuy đã thất lạc trong giai đoạn Tam Quốc nhưng sau đó đã được tổng hợp lại thành hai tập sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược, đây là hai trong bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y.

Thuốc Gia truyền đến đời Anh cũng đã qua nhiều thế hệ, qua nhiều chặng đường biến thiên của lịch sử dân tộc. Nên ít nhiều cũng đã mai một đi những giá trị tinh hoa của học thuật. Từ thế hệ bố Anh về trước, khi nền Hán học còn thịnh vượng và được suy tôn, thì những cẩm nang trong sách đã được các cụ lược giải và ứng dụng những phương thuốc cứu đời, độ thế rất nhiệm màu.

Những phương thuốc bí truyền ít người biết đến cho đến nay đã lưu truyền qua bốn đời. Từ Ngọc Tháp Tiên Sinh – Đỗ Quí Công – Tự Phúc Uyên (Tiến Sĩ Hán Học Năm Bính Tý Của Thế Kỷ Trước), đến Tiên Sinh: Nguyễn Quí Công – Tự Phúc Duy, và truyền lại cho thân phụ Anh: Nguyễn Quí Công – Tự Phúc Oánh, cho đến đời anh là thế hệ thứ tư.

Theo dòng thời gian của Tiên – Phụ, Anh trăn trở nói với tôi những điều bấy lâu suy nghĩ trong lòng: “Chú à! Anh dự định tìm người dịch bộ sách này ra chữ quốc ngữ mà không biết tìm ai dịch được, chú có biết ai dịch được thì giúp anh?. Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói với anh: “Anh à! Hiện tại em cũng không quen ai dịch tiếng hán cổ này, đây là bộ sách quí em không thể cầm đi, để em xem nếu có ai dịch được em giới thiệu giúp anh”. Anh bảo: “Chú cố gắng”, tôi đồng ý với anh rồi nói tiếp những trăn trở về y học trong lòng với anh.

Tôi hiểu rằng sở học về y thuật của anh không được nhiều vì chữ nghĩa hán học của anh không được truyền lại. Vì tuổi ấu thơ cũng nhiều vất vả, so với người trong làng thì có khấm khá hơn một chút, nhưng cũng không đáng là bao. Bố, Mẹ anh vốn dòng dõi nho gia nên có đức hạnh thương người, thương dân, thương những người cùng khốn. Có nhiều lần ăn mày, ăn xin; những người sa cơ lỡ bước đến nương tụa gia đình anh hàng tháng trời.

Lớn lên anh gia nhập quân ngũ, hòa và dòng quân điệp trùng đi bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Chiến tranh biến giới kết thúc, anh rời Điểm Tựa ra về xây dựng gia đình và sinh sống, lao động sản xuất đoàn tụ với quê hương.

Để phát huy những giá trị văn hóa truyền thống:  Y Thuật – Y Đức của gia đình. Anh đã đem những phương thuốc cứu chữa cho rất nhiều người bị bệnh tật, khổ đau.

Tôi cũng xin trích lược ra đây để chia sẻ với mọi người cùng tham khảo một số loại bệnh mà anh đang chữa bấy lâu nay:

-    Nam nữ vô sinh
-    Phụ nữ kinh nguyệt không đều
-    Hay sẩy thai nhiều lần
-    Thai lưu nhiều lần
-    Không có sữa sau khi sinh
-    Bán thân bất toại
-    Cảm hàn biến chứng
-    Trĩ nội trĩ ngoại
-    Sản vú phụ nữ…

Thuốc cũng tùy duyên, tùy loại bệnh của mỗi người, không phải cứ thuốc gia truyền là chữa được cho tất cả mọi người. Và con tùy thuộc vào cái phúc của người thầy mang lại. Tôi viết bài này không nhằm quảng bá về anh, mà tôi chỉ muốn tri ân về một con người có thật, một con người đang hiện hữu và sống rất đỗi bình dị và rất đỗi đời thường giữa làng quê hương tôi.

Anh là con nhà thuốc, dòng dõi của bốn đời lưu thế nên tôi tin ở đức độ của anh, cũng như cách xử thế trọn đạo với đời. Nên tôi bộc bạch nói thẳng với anh: “Anh Khuê này! Lâu nay em rất kính trọng anh và truyền thống gia đình mình. Một gia đình có truyền thống 4 đời làm thuốc ở trong làng mình thật là không có ai. Anh hãy đem những sở nguyện và tài thuật ra giúp tha nhân, độ thế, phát huy những giá trị đạo đức cũng như giá trị y học cổ truyền mà tổ tiên anh lưu lại cho anh và các thế hệ mai sau. Em thấy thầy thuốc bây giờ thì nhiều mà đạo đức nghề nghiệp thì ít. Họ học giúp đời thì ít mà bóp cổ dân kiếm tiền thì nhiều. Nếu anh tin ở “Luật Nhân Quả” của Đạo Phật thì anh hãy xả thân ra làm thuốc cứu dân. Lấy tinh thần ái quốc của nho gia hòa vào tinh thần Từ bi – Bác ái của đạo Phật làm nền tảng tinh thần và kim chỉ nam cho hành động của mình. Anh sẽ tìm thấy hạnh phúc thực sự khi trái tim anh biết cống hiến và giúp đời. Điều đó anh càng làm rạng rờ thêm công hạnh và Y Đức của gia tiên anh, để lại cái phúc cái tâm cho đời và con cái anh sau này, anh ạ”. 

Tôi nâng chén trà nhẹ nhấp trên môi nhìn về phía anh, anh nở một nụ cười thật đôn hậu. Tôi không biết anh có đồng ý hoàn toàn với tâm sự của tôi không. Nhưng tôi thấy vẻ mặt anh rất vui khi tôi nói với anh về những điều tâm huyết vừa rồi.

Mãi mê câu chuyện cổ kim với anh, mặt trời đã xế bóng sang chiều, mâm cơm quá bữa, đạm bạc mà ân tình giữa một miền quê heo hút cũng được chị dọn ra. Anh nâng chén rượu ngâm mật ong mời tôi, tôi đỡ chén rượu chúc anh cho lấy lệ rồi đặt xuống trên mâm.

Bữa cơm thân mật bên mái nhà gỗ đên sơ đã quá buổi quá chiều cũng vưa kết thúc. Tôi và anh trở lại bên ấm trà xanh thay cho ấm trà khô ban sáng. Tôi uống chén trà xanh thấy lòng mát lạ, khoăn khoái và nhẹ nhàng, tâm hồn được thả ra theo âm hưởng của giai điệu “Khúc Hát Sông Quê: Qua nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê…”, thật hay và ngọt ngào, lắng động mà tha thiết biết bao.

 Nhìn ra ngoài trời; phía bên kia dòng sông cái, những tia nắng ban chiều đang trộn lẫn, lấp lánh vào những con sóng gợn lăn tăn lăn dài trên mặt nước. Nắng đã mát dần, trời đã nhẹ thênh thang theo tiết khí Thu sang. Tiết khí của tháng bảy cũng là tiết khí của mùa Vu Lan Báo Hiếu; mùa của những người con báo hiếu Cha, Me, Ông, Bà đang còn hiện tiền và quá vãng.

Tôi lấy xe ra về tạm biệt Anh cùng gia đình và mái nhà quen thuộc; trăn trở về sự nghiệp Y Thuật mang ra cứu đời ờ Anh, và gia đình Anh. Hàng cây trước sân nhà anh như níu lấy chân tôi trong lúc chia tay bịn rịn. Tôi chỉ mong về gặp Mẹ và chị May lúc này. Để nói lên lòng mình: “Mẹ ơi con đã về”.

Chắc giờ này Mẹ cũng đang chờ tôi trước ngõ!.

Mùa Vu Lan Báo Hiếu Năm 2013

Nguyễn Văn Tuấn
Tế Đô – Tế Nông – Nông Cống - Thanh Hóa

Bình luận (4)

Hải Yến gửi số điện thoại của em lên đây nhé.
Nam ( 06/09/2013 10:28:45)
Hải Yến gửi số điện thoại của em lên đây nhé.
Nam ( 06/09/2013 10:28:29)
Em cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, con người sâu nặng trong mỗi bài viết của anh. Còn cảm nhận được niềm tự hào khi là người con của Nông Cống - mảnh đất có rất nhiều những người tài làm rạng danh đất nước. Giá như trên đời này ai cũng sống có TÂM như anh, như anh Khuê thì xã hội thật tốt biết bao. Đọc bài viết của anh có lẽ cũng là một cái Duyên. Biết đâu một ngày nào đó em sẽ tìm đến mảnh đất Tế Nông, tìm gặp anh Khuê. À, em có quen một người dịch chữ Hán cổ. Chú ấy cũng là khách nhà em thường mang những sắc phong cổ, chụp bia cổ để dịch. Hiện chú đang làm ở Viện Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Em sẽ xin sđt của chú ấy để anh liên lạc nhé !
Hải Yến ( 01/09/2013 13:04:22)
Em cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, con người sâu nặng trong mỗi bài viết của anh. Còn cảm nhận được niềm tự hào khi là người con của Nông Cống - mảnh đất có rất nhiều những người tài làm rạng danh đất nước. Giá như trên đời này ai cũng sống có TÂM như anh, như anh Khuê thì xã hội thật tốt biết bao. Đọc bài viết của anh có lẽ cũng là một cái Duyên. Biết đâu một ngày nào đó em sẽ tìm đến mảnh đất Tế Nông, tìm gặp anh Khuê. À, em có quen một người dịch chữ Hán cổ. Chú ấy cũng là khách nhà em thường mang những sắc phong cổ, chụp bia cổ để dịch. Hiện chú đang làm ở Viện Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Em sẽ xin sđt của chú ấy để anh liên lạc nhé !
Hải Yến ( 01/09/2013 13:04:16)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp