Một sự phê bình nghiêm túc về những quan điểm cận đại của truyền thông tâm linh Công giáo là đã dành quá nhiều thời gian để phân chiết các hệ thống cũ và những cách thức tư duy, những cái mà cần phải hủy bỏ hay phải làm mới lại, trong khi đó thì lại thiếu những nỗ lực tương đương dành cho sự phân chiết trên trong việc xây dựng những gì hữu dụng hơn – giống Chúa Ki tô hơn – xứng tầm với vị trí của nó.
Điều này đúng và tôi có tội về điều này hơn bất kỳ ai. Trong việc thực tập tâm linh trong những năm gần đây của tôi, cái mà tôi gọi “Dự án Jesus của tôi”, (http://myjesusproject.com/) tôi cố gắng để có sự hiểu hiết đầy đủ hơn những gì chúng tôi hiểu khi nói về việc làm theo Jesus. Cho nên điều này có thể rất xa lạ với một vài điều mà tôi sẽ tìm kiếm ở Phật giáo để giúp xây dựng lại sự thực tập hằng ngày cùng với con đường của Chúa Ki tô.
Tác giả Thích Nhất Hạnh, một Tăng sĩ Phật giáo, viết một quyển sách cách đây vài năm mang tên “Bụt Ngàn Đời, Chúa Ngàn Đời” (Living Buddha, Living Christ), cuốn sách đã có một sự ảnh hưởng sâu sắc đến tôi. Tại thời điểm mà tôi “A-B-C” hay “tất cả mọi thứ trừ Công giáo”. Tôi đã bị ném ra khỏi nhà thờ vì đã đặt ra quá nhiều câu hỏi, và vào thời điểm đó tôi nghĩ rằng không có cách nào để bản thân tôi có thể kết nối lại được với Jesus hay Phúc Âm một lần nữa. Thật biết ơn làm sao khi có một tăng sĩ Phật giáo đã đưa tôi lại với Jesus.
Trong cuốn sách của mình, ông đã chỉ ra nhiều điểm tương đồng về đời sống, sự giảng dạy và những thực tập giữa Jesus và Siddhartha Gotama (sau này được gọi là Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ). Đối với chúa Jesus, tôi nghĩ rằng có một sự trải nghiệm về giác ngộ đến với Ngài trong suốt khóa tu của ông ở sa mạc. Và khi tôi tìm thấy những khoảnh khắc của sự soi sáng của riêng mình trong Dự án Jesus, có một điều xuất hiện là tôi nhận ra Phật giáo có rất nhiều điều chúng ta có thể tham khảo về nơi mà chúng ta có thể đánh mất Đạo Thiên Chúa trong thế kỷ 21.
Vô ngã (no ego): Một trong những điểm yếu lớn nhất của đạo Công giáo hiện đại là quá tập trung vào cá nhân. Điều này xuất phát từ nền văn hóa đậm chất chủ nghĩa cá nhân của chúng ta chứ không phải đơn thuần là do bản thân của đạo Công giáo. Mặc dù chúng ta tập trung vào tội lỗi cá nhân (personal sin) (thường được dịch là tình dục), tư tưởng về tội lỗi trong Kinh Thánh Do Thái thì có nhiều tính tập thể hơn (more corporate). Đã có nhiều hơn một nền văn hóa bộ lạc độc lập và như vậy là một sự thiếu sót. Chúng ta cũng tập trung quá mức vào sự cứu rỗi cá nhân hay một “mối quan hệ cá nhân với Chúa Jesus”, điều cũng đã dẫn đến những sự giải thích pha tạp như Phúc Âm sai lầm về sự thành công của cá nhân.
Trong sự thực tập Phật giáo, một người phải học cách để cho “bản ngã” mất đi, theo cách nói thì để tạo ra một sự sâu sắc hơn, một mối quan hệ ý nghĩa hơn và tương lập (interdependence) với những người khác và các tạo vật còn lại. Điều này thực sự phù hợp với tư duy của người Do Thái và người Công Giáo cổ đại hơn là tư duy của chúng ta ngày nay – kiểu giải thích mang màu sắc cá nhân của đạo Công giáo bây giờ.
Tìm cầu trí tuệ chứ không phải học thức: Nếu bạn đã lớn lên giống như tôi, bạn sẽ được dạy để “chiến đấu với thế giới”, cái cơ bản có nghĩa là kinh thánh của bạn ở bên trong hay bên ngoài – hay ít nhất chỉ nhớ về nó – nên bạn sẵn sàng tranh luận với bất kỳ ai bác bỏ nó dưới bất kỳ hình thức nào. Trong khi đó chúng ta không dành nhiều thời gian để trải nghiệm “thế giới thực tại”. Mặc dù nền văn hóa hiện tại của chúng ta coi trọng sự tích lũy một lượng học thức lớn hay sự thành thạo, chuyên nghiệp, điều này thực sự không giúp được nhiều cho chúng ta trong việc chuẩn bị để sống giống như Chúa Ki Tô vượt khỏi những bức tường của nhà thờ.
Trí tuệ không giống như học thức, đến với chúng ta như một sản phẩm của những trải nghiệm đời sống. Một vài điều gì đó xảy ra, và theo thường lệ, chúng ta rối lên. Kế đó chúng ta phản ánh, học hỏi và thay đổi thái độ, hành vi của mình hướng về phía trước. Đạo Công giáo lại thường dạy cho chúng ta về việc bám vào cách tự cho mình là đúng, và tìm kiếm sự thay đổi ở người khác để có thể giống như chúng ta. “Thiên Chúa cấm chúng ta bị thay đổi bởi những người kẻ ngoại đạo”. Nhưng trí tuệ thực sự có nghĩa là chúng ta học hỏi và được ảnh hưởng bởi tất cả những trải nghiêm của mình, và sử dụng trí tuệ này như một cơ hội để thực hiện và trở nên tốt hơn ở tương lai.
Lòng từ tâm chân chính hơn cả niềm tin chân chính: Khi một ai đó tham gia vào một nhà thờ công giáo, hay trước khi họ được rửa tội, hay cam kết đời sống của họ với Thiên Chúa, chúng ta chắn hẳn sẽ hỏi họ với ba chữ: “BẠN CÓ TIN…”. Nhưng mà Jesus không hỏi người ta rằng họ tin về điều gì, hay học thuộc một số tín điều trước khi theo Ngài, hay đi và làm cho những người khác những gì mà Jesus đã làm. Jesus quan tâm nhiều hơn về bản chất trái tim của họ hơn là những yêu cầu về niềm tin.
Đây là một giáo lý cơ bản của Phật giáo, thứ có thể giúp ích nhiều cho chúng ta. Chúng ta được dạy là một trái tim chân chính sẽ dẫn đến những tư duy đúng đắn và kế đó là sẽ dẫn đến những hành động đúng đắn. Tất cả đều bắt đầu từ sự định hướng của trái tim chúng ta, theo cách mà chúng ta nhìn nhận, hiểu biết và phản ứng với thế giới. Chúng ta không được gửi vào thế giới quá nhiều để ép buộc mọi người vào những tư duy giống nhau, chúng ta đang bị kết tội về việc ra ngoài và cung cấp chính bản thân chúng ta một cách đầy đủ, cống hiến với sự khiêm tốn nhằm phụng sự cho mọi người, bất kể họ là ai, niềm tin của họ là gì và kết quả gì có thể xảy ra cho chúng ta.
Vô thường: Chúng ta dường như khá gắn bó với một số mối quan hệ sai lầm giữa lòng thành tín của mình và các nhà thờ, giáo hội. Chúng ta biết rằng chúng ta đang làm công việc của Chúa nếu như các nhà thờ của chúng ta đầy ắp, những ngân sách được đáp ứng và chúng ta có thể trao quyền một tài sản tổ chức lành mạnh cho những ai đến sau chúng ta. Nhưng Jesus rao giảng về sự phá hủy của những ngôi đền đài chứ không chỉ làm người khác mê mẫn; Jesus cảnh báo họ là đừng nên bám víu vào tất cả những lễ phục tôn giáo xung quanh họ, những thứ mà chắc chắn sụp đổ và suy tàn.
Chúng ta có thể học được rất nhiều từ môn nghệ thuật tạo hình Mạn đà la. Những thiết kế nghệ thuật trên cát công phu này thường mất nhiều tuần hoặc hơn để thực hiện với một số tăng sĩ tham dự thực hiện nhiều giờ mỗi ngày. Và dù khuynh hướng chung của chúng ta là bảo tồn và thậm chí đấu tranh để bảo vệ cái đẹp, nhưng Mạn đà la cố tình bị phá hủy không lâu sau khi hoàn thành. Cát được trở về với lòng đất và ấn tượng về Mạn đà la chỉ còn lại trong tâm thức của chúng ta mà thôi. Đây là một sự thực tập về sự buông bỏ, một điều mà chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều.
Chăm sóc cho tất cả các tạo vật: Những người Ki tô hữu chúng ta bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cách mạng công nghiệp theo các cách tác động tiêu cực đến mối quan hệ với những tạo vật còn lại. Điều này kết hợp với sự nhấn mạnh, đề cao quá mức về bản thân và những bản sắc giới tính, đã làm cho chúng ta cảm thấy liên hệ với người khác nhiều hơn và ít phụ thuộc vào tự nhiên. Ý niệm về chủ nghĩa sở hữu đã dạy bảo sai lạc những người Ki tô hữu rằng hành tinh này là của chúng ta và chúng ta được sử dụng theo ý thích của mình. Và một số còn đi xa hơn khi cho rằng bất cứ điều gì chúng ta làm để giúp đẩy nhanh thời gian cuối cùng (the end-times) để giúp chúng ta đến gần hơn để loan báo Nước Chúa trên trái đất này.
Phật giáo dạy bảo những điều đơn giản, khiêm tốn và quan tâm có chủ đích đến tất cả các tạo vật. Thực tập chánh niệm và khiêm tốn giúp chúng ta giảm đi sự lệ thuộc vào những dục vọng cá nhân, giúp cho bản thân thấy được sự thái quá và vô cảm của những thói quen của mình. Khi chúng ta có một ý thức tốt hơn về vị trí của mình trong một hệ sinh thái rất tinh tế, chúng ta không những quan tâm nhiều hơn với mọi thứ xung quanh, mà chúng ta cũng quan tâm tới bản thân mình nhiều hơn thế.
Theo daophatngaynay.comNguồn: http://www.huffingtonpost.com/christian-piatt/five-things-christianity_b_7069340.html