Nhưng không phải vậy. Vụ 7 linh mục ở các giáo xứ trong huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhảy vào vụ cá chết, theo như BBC Tiếng Việt đưa tin (bbc.com/Vietnamese/Vietnam/2016/05/160503_activist_released_mass_fish_deaths), cho thấy những võ sĩ áo chùng đen không bao giờ rời khỏi vũ đài đâu! Họ luôn chờ cơ hội và bây giờ cơ hội đó đã tới.
Vụ cá chết ở miền Trung đã sớm bốc mùi tôn giáo khi chuyện môi trường được đưa lên tòa giảng, còn trên trang mạng, ngoài đường phố, nó được chính trị hóa, dưới những bóng áo chùng.
Những người đưa thánh ca lên sóng truyền hình hãy cẩn trọng với những chiếc bóng quyền lực đen đó. Coi chừng lỡ tay rồi rụt lại không kịp!
Những bóng áo đen đó có quyền lực mà họ không bao giờ từ bỏ. Mà quyền lực thì luôn phải thể hiện. Đã là đại ca thì phải “xử”, mới chứng tỏ ta đây là đại ca. Được dịp là “xử” ngay. “Xử” là đặc tính của quyền lực cứng, dù đó là tôn giáo. Vì vậy, cần “xử” người khác dưới biểu hiện “công lý”, nên đã có những ban “công lý và hòa bình”!
Tự nắm lấy “công lý” là nắm lấy vai trò tòa án, quan tòa, cơ quan chế áp, định tội. Dưới bảng “công lý” mà không xử thì đâu phải là bề trên? Vì vậy, cá chết là một cơ hội đã được chờ đợi. Người ta thấy trong vụ này, cái lợi của “công lý”, của quyền lực, vì vậy, phải xử! Thế là động binh, trước tiên là trên tòa giảng và ở những tiền đồn tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Ở đây, chuyện môi trường sinh vật biển, đời sống người dân chỉ là cái cớ, mà sâu xa hơn đó là quyền lực của một kiểu “công lý” tôn giáo, có dịp đe nẹt, ra uy. Không ra uy thì ai thấy họ có sức mạnh, có quyền lực để kiêng dè?
Vụ cá chết này là dịp để nhận diện rõ ràng hơn chân dung của những quan tòa tự phong, của một dạng quyền lực “công lý” tôn giáo, xem những quan tòa áo đen đeo bảng “công lý…” đó đang thực thi quyền lực như thế nào, bằng cách nào, sẽ làm gì và đi tới đâu.
1. Thực chất “công lý”Việc đặt tên cho một bộ phận của tôn giáo là “công lý…”, tự nhận quyền hạn đối với công lý là một toan tính rất sâu xa.
Do có chức năng “công lý”, nên giáo hội tôn giáo đó có thể tham gia xét xử tất cả mọi việc “nhân danh công lý” (tên một vở kịch), và vì vậy quyền hạn “tư pháp” của những kẻ “nhân danh công lý” đó là vô tận. Họ không bao giờ đặt các biểu hiện “công lý đó” xuống và đây là điều cần phải nhận rõ. Bàn tay từ áo đen luôn nắm lấy cán búa tòa án và chỉ chờ cơ hội là ra án.
Trong tình trạng luôn có người thủ vai quan tòa thực thi “công lý” như vậy, thì không bao giờ có chuyện đối thoại ngang hàng và hòa dịu gì đâu. Có đối thoại thì cũng từ tự cách quan tòa, tay thì bắt, còn tay đặt trên cán búa.
Họ chỉ có bộ mặt cười và bắt tay khi không có cơ hội để hành động. Còn khi có cơ hội thì họ gõ búa, ra tay “công lý”.
Cho nên, phải đề phòng “công lý” kiểu đó, chớ có xây đắp cái bệ cho tòa án “nhân danh công lý” trịch thượng lối bề trên thiên hạ. Và mọi người cần đề phòng cái kiểu tự nhận quan tòa, muốn “công lý” với ai thì cứ xử. Cái kiểu tự nhận mình là “công lý” luôn đứng trên thiên hạ thì không thể chơi được đâu.
2. “Công lý” vụ cá chếtNhưng mà họ không phải lúc nào cũng làm quan tòa được, mà có khi cần làm “công dân” tốt, rồi có khi phải vác đơn đi xin việc này việc nọ, nên cần có 2 bộ mặt, bắt cá 2 tay.
Cũng không phải chuyện gì cũng xen “công lý” tôn giáo vô được. Còn nhận mình quan tòa “nhân danh công lý” thì ai mà dám gần? Vì đây không phải là thời trung cổ, nên giáo hội phải lập “công lý” kiểu mới. “Công lý” kiểu mới là cách những quan tòa tôn giáo dùng trong việc cá chết miền Trung.
Thực ra, có tôn giáo coi trọng sinh mạng tôm cá và có tôn giáo khuyến khích chuyện bắt cá mà ăn, coi việc lưới được nhiều cá là do phép lành, người lãnh đạo tôn giáo xuất thân từ dân chài lưới, nên có quan tâm đến cá chết, thì cũng cỡ tầm nhìn ngư dân, thấy mất cái mình có thể bắt, chứ không xót gì đến sinh mạng tôm cá.
Nhưng khoan vội nghĩ rằng họ “công lý” vì ngư dân theo kiểu ban phước sao cho lưới được nhiều cá. Cần gắn vụ cá chết với chức năng “công lý” của triều đình tôn giáo, chỉ là vậy.
Họ hướng cái công lý đó vào đối tượng nào, cần xử ai, điều đó không cần nói ra, ai cũng hiểu. Họ không vì cá chết, vì muốn cứu cá, cứu môi trường, mà muốn xài “công lý” theo kiểu cách của họ, như ý họ muốn.
Vì vậy, nên nhảy vào, thúc đẩy một tai nạn môi trường phát triển lên một vụ việc bùng lên ở tầng nấc cao hơn. Đó là “công lý” theo ý họ.
Họ không nhằm mục tiêu cứu cá kiểu từ bi, còn mục tiêu cứu cá để đánh bắt cho đầy lưới chỉ là việc phụ. Nếu xét đến quan hệ với chức năng công lý tự phong, thì nhảy vào cuộc cá chết có nhiều mục tiêu lớn hơn. Họ vào cuộc vụ cá chết, mục tiêu tôn giáo hóa sự việc, thúc đẩy sự bùng phát đã nói đến đều phục vụ cho mục tiêu áp lực lên đối tượng họ muốn “xử”, tạo làn sóng xô theo ý muốn của những người tự phong “công lý”, thể hiện sức mạnh quyền hạn cứng của họ.
7 linh mục ở Hà Tĩnh hành động riêng rẽ, tự phát, địa phương?Không phải như thế, mà là do bắt cá 2 tay, có 2 bộ mặt, nên như thông lệ, là sự phân công. Các bề trên ở hàng trên cao thì im lặng để cố giữ bộ mặt còn lại. Nhưng đưa cấp cơ sở ra làm quan tòa, thì chỉ mới là bước đầu.
Đồng loạt ở một vài nước ngoài, đối với vụ cá chết cũng thấy linh mục người Việt tổ chức biểu tình, đưa tin biểu tình, kêu gọi biểu tình trong vụ cá chết. Cho nên toàn giáo hội đang làm “công lý”, chứ không phải một vài giáo sĩ cấp xứ, đầu nóng!
Trên trang “Tỉnh Dòng Chúa cứu thế Việt Nam” có nhiều tin bài nóng xoáy vào vụ cá chết. Trong đó, có thông tin kêu gọi biểu tình, về các sơ đi biểu tình, gồm cả những kiểu giật tít như: “Máu người biểu tình sẽ là hạt giống…” nghe rợn cả người!
3. “Công lý” kiểu mớiThời trung cổ, giáo hội là tòa án trên hết và có một loại tòa án. Ngày nay, thì cần phải có một kiểu tòa án 2 mặt và sự trình diễn qua lại giữa hai mặt đó.
Ngày 27/4/2016 Ban Công lý và Hòa bình giáo phận Vinh có ra “Thông cáo về thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung” nhưng văn bản trái với thể thức sơ đẳng là không có người ký tên.
Ở một cấp cao hơn lại có một văn bản mang tên “Thông báo về việc tình trạng cá chết bất thường tại miền Trung Việt Nam”.
Như vậy, cách “xử” án 2 mặt quá rõ. Cách trình bày có thể khác nhau về mặt ngôn từ, tạo những chân dung phía này phía kia, nhưng cùng sự quan tâm và thể hiện vị trí cầm chịch “công lý”.
Chúng ta thử suy nghĩ sâu ở 2 cụm từ “thảm họa ô nhiễm môi trường biển” và cụm từ “tình trạng cá chết bất thường”. Giống và khác.
Không phải 7 linh mục ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhảy vào cuộc cá chết, mà là cả Giáo hội Ca tô La Mã Việt Nam, với “công lý” kiểu mới, “công lý” là tư duy truyền thống kiểu tôn giáo pháp đình Châu Âu trung cổ, nay hiện đại với nhiều bộ mặt, phân công, có điểm/có diện, có trên/có dưới nhịp nhàng. Hành động cấp dưới làm tôn vẻ uy nghiêm quyền lực bề trên, bề trên chỉ đạo cấp dưới ở bề trong, trong một bản nhạc giai điệu phức hợp mang tên vào cuộc cá chết.
Minh Thạnh