10:37 02/10/2011
(TG&DT) - Có thể nói Tam bảo và Ngũ giới là nền tảng của người Phật tử. Tuy vậy, ngoài Tam quy và Ngũ giới, hàng cư sĩ cần nỗ lực phát triển thêm các hạnh lành, đặc biệt là niềm tịnh tín Tam bảo.
10:33 02/10/2011
(TG&DT) - Mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây tâm trí con người luôn thay đổi từ buồn giận, thương yêu, ham muốn…thì cái tâm cuồng loạn này luân chuyển theo thời gian và không gian nên gọi là vọng tâm. Những gì làm thỏa mãn bản ngã thì tâm chúng sinh vui, hạnh phúc. Còn những gì đi ngược lại bản ngã thì họ buồn, đau khổ. Cái tâm vui, tâm buồn là vọng tâm còn chơn tâm thì như như bất động, không thay đổi.
13:44 30/09/2011
(TG&DT) - Trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp, Đức Phật chỉ dùng khẩu thuyết chớ không viết kinh cho nên trước khi Thế Tôn nhập diệt, ông A Nan có bạch với Phật rằng : ”Khi kết tập kinh điển, đầu kinh nên để câu gì?...” Phật dạy rằng : ”Tôi nghe như vầy, trong lúc ấy Phật ở nơi nào…có bao nhiêu thính chúng là bậc nào…” Vì thế kinh Thủ Lăng Nghiêm này ghi chép lại những lời Phật dạy ở tịnh xá Kỳ Hoàn, thành Thất La Phiệt…và thính chúng có 1250 vị đại A La Hán…
09:36 29/09/2011
(TG&DT) - Thủ Lăng Nghiêm là cái định rốt ráo bền chắc, là tự tánh thanh tịnh bản nhiên, là bản lai diện mục, là Chơn tâm, là Phật tri kiến đã có sẵn trong tất cả chúng sinh. Cái định này không hề dời đổi, không hề có tán loạn và cũng không phải do công phu tu tập mà có. Vì chúng sinh có tâm phân biệt, duyên theo trần cảnh mà phiền não phát sinh
22:09 27/09/2011
(TG&DT) - Chúng ta nên biết rằng ngoài biển khơi lúc nào cũng có gió thổi, tùy theo sức gió, mặt biển sẽ gợn sóng nhỏ hay nổi sóng to tương ứng. Cũng vậy, tâm của chúng ta ví như mặt biển, khi có chuyện xảy ra, ví như tám gió thổi đến, thì lập tức nổi sóng ngay.
22:25 22/09/2011
(TG&DT) - Đức Phật Thích Ca trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp tế độ chúng sinh. Ngài thuyết trên ba trăm hội và nói trên mười hai bộ đại tạng kinh, nhưng quan trọng nhất vẫn là kinh Thủ Lăng Nghiêm. Kinh Thủ Lăng Nghiêm được Phật thuyết giảng vào thời kỳ Phương Đẳng (phương là phương tiện rộng khắp và đẳng là bình đẳng) và lúc đó Đức Phật vừa được 62 tuổi.
20:07 21/09/2011
(TG&DT) -
Cốt tủy của giáo lý Phật đà là tam vô lậu học tức là lấy Giới Định Tuệ làm gốc bởi vì giữ giới nghiêm minh để tâm an tịnh thì sẽ sinh định. Có định thì tâm sáng suốt, trí tuệ phát sinh. Khi tâm khai mở, trí tuệ phát chiếu thì tâm trở thành an lạc thanh tịnh Niết bàn. Chính Giới Định Tuệ là chiếc thuyền êm ái và là con đường độc nhất đưa hành giả từ bờ mê đến bến giác.
10:40 18/09/2011
(TG&DT) - Đức tin vào Tam bảo, nhất là tin Tăng được xem là một yếu tố quan trọng của niềm tịnh tín, là tăng trưởng phước báo và thăng hoa tinh thần của tự thân. Này các Tỷ kheo, người nào được một người tịnh tín, rồi người ấy phạm lỗi và chúng Tăng tùy theo lỗi đã phạm ngưng chức người ấy, bắt người ấy xuống ngồi cuối. Lại nữa, người nào được một người tịnh tín, rồi người ấy đi đến nơi khác hoặc người ấy bị loạn tâm hay người ấy bị mạng chung.
10:32 12/09/2011
(TG&DT) - Cõi đời này thường, tàn độc nhẫn tâm, thiện ác bất phân! Con người thường hay, nhân danh công lý, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ Chánh pháp, đấu tranh tự do, lo cho nhân quyền, đòi hỏi công bình, thực thi pháp trị, thực chất chỉ là, gieo rắc khổ đau, cho bao kẻ khác, chan rải thù hận, khắp các nơi nơi. Nếu như con người, biết rõ điều thiện, sẵn sàng tha thứ, cho các người khác, cũng như đã từng, nhiều lần trong đời, đã tha thứ cho, chính bản thân mình, cảnh giới thiên đàng, niết bàn cực lạc, chính là nơi đây!
19:00 10/09/2011
Thực ra, đạo Phật giảng dạy nhiều phương pháp hành trì, gọi là “vô lượng pháp môn”, để giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời, bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử, tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình.