06:09 03/08/2011
(TG&DT) - Văn hóa và tôn giáo Việt Nam, thì con người gồm có một phần xác và một phần hồn. Khi phần xác chết thì phần hồn sẽ lìa khỏi xác và phần này được gọi là linh hồn. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ, mà còn vương vất ở những nơi có liên quan đến họ khi còn sống, thì từ ngữ bình dân thường gọi là : ma, hồn ma, quỷ, cô hồn...
16:57 02/08/2011
(TG&DT) - Nam, Nữ, bẩm sinh vốn không tương đẳng. Không thể nào người ta có thể đòi hỏi đàn ông hay thanh niên mang thai giống như phụ nữ đuợc và cũng không bao giờ người ta có thể yêu cầu phụ nữ có sức lực phi thường như nam giới.
17:06 30/07/2011
Phần khảo luận này, chúng tôi chỉ bàn đến tư tưởng Thiền Tịnh có gì khác nhau không về hành pháp? Trước tiên chúng ta cần nhận định về pháp học và pháp hành với chánh kiến rồi mới mở ra con đường chánh tư duy mà nhận thức một cách đúng đắn vấn đề.
16:20 25/07/2011
Vũ trụ, sơn hà, đại địa, dầu rất to lớn khiến chúng ta tưởng nó là kiên cố, nhưng thật ra nó cũng chịu sự biến hoại vô thường không kém. Hòn núi kia khi chúng ta chưa sanh nó đã có, đến khi chúng ta nhắm mắt nó vẫn còn. Chúng ta tưởng hòn núi đó là thường; cho đến của cải vật chất, nhà cửa chúng ta cũng tưởng lầm như thế.
18:04 24/07/2011
Chúng ta có thể cảm nhận được sự an lạc qua sự hành trì tu tập của chính bản thân khi dục vọng chấm dứt trong tâm. Khi chúng ta ở trong trạng thái nhìn sự vật và thật sự hiểu biết điều đó như nó đang là, chúng ta sẽ nhận thức được diệt đế (nirodha dukkha), trong đó không có bản ngã mà vẫn có sự linh hoạt và sự minh bạch. Đó là ý nghĩa thật sự của hoan lạc là ý thức siêu việt bình an nhất.
08:43 23/07/2011
Niềm tin của những người con Phật, theo tuệ giác của Thế Tôn, luôn song hành với hiểu biết. Muốn tin sâu, tin chắc phải hiểu rõ giáo pháp, mở mắt ra để thấy rõ rồi tin mới là chánh tín, tịnh tín
17:57 18/07/2011
Đối với đạo Phật, vô niệm vô sanh là một ước mơ cuồng vọng ảo huyền, biến một con người đầy đủ linh giác trở thành vô tri vô giác chẳng khác nào như một người máy. Bởi vì vô niệm thì lấy gì để biết và vô sanh thì làm sao còn sinh hoạt chẳng khác gì linh hồn tượng đá. Vì thế trong Phật giáo hành giả chỉ cần thực hành chánh niệm mà không cần vô niệm.
12:39 09/07/2011
(TG&DT) - Đức Phật mới bày ra tám vạn bốn ngàn pháp môn để thích ứng với từng loại căn cơ mê muội của chúng sinh, trong đó có pháp môn Niệm Phật còn gọi Tịnh Độ Tông (淨土宗 chữ 土 trường hợp này đọc là độ, không đọc là thổ) người tu cứ niệm Nam mô A Di Đà Phật để cầu vãng sinh về cõi giới Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà
23:58 04/07/2011
(TG&DT) - Khoa học chỉ dựa trên tư duy lô gích của bộ não thuộc bán cầu trái, hay dù cảm nhận trực giác bằng bán cầu phải thì nhận thức cũng đã bị cơ chế ảo hóa của 18 cảnh giới làm cho lầm lạc, không bao giờ thấy được bản chất. Ví dụ ta thấy và cảm nhận vật chất, màu sắc, nước…, đó chỉ là tâm thức tổng hợp từ 6 giác quan, nhà khoa học ắt hẳn biết rõ là chúng không có thật, bản chất của chúng là gì thì cũng không xác định được, quark, electron cũng không hẳn là có thật.
23:55 04/07/2011
Xét về mặt ý tư tưởng của hai thuyết trên phải chăng có sự mâu thuẫn? Nếu lý thuyết Nghiệp tồn tại thì lý thuyết Vô Ngã không thể tồn tại trong Phật Giáo, vì không có Ngã thì ai là người đi thọ nhận hậu quả của Nghiệp trong đời sống khác?