14:12 12/07/2012
...Thi nhân làm thơ là nhắm vào đại đa số quần chúng còn mải mê trong vui buồn sân hận chưa muốn dứt thì xem đó là sự nghiệp hay nhiệm vụ của mình. Chỉ mong là thi nhân nhận chân như thị “thư viết” và "thuyền trôi” mà không bỏ cái xao xuyến “đừng xong” và “chớ đỗ” của mình vào thì người đã thoắt sớm thành thiền sư.
09:30 19/06/2012
Quán niệm để thấy vô thường là một khái niệm, vô ngã cũng là một khái niệm. “không” cũng là một khái niệm để không bị ràng buộc bởi vô thường, vô ngã và “không”. Quán niệm để thấy được không, cũng để thấy được chân như của “không” cũng không khác với chân như của ngũ uẩn...
17:31 28/05/2012
Pháp là một hiện tượng chỉ cho hữu hình lẫn vô hình, một trạng thái hay một ý niệm. Chữ pháp trong Phật giáo hàm nghĩa rất rộng, tùy ngữ cảnh mà hiểu ý. Tánh là bản chất; như vậy Pháp tánh là bản chất của một thể trạng, một đặc tính, một hiện tượng…của phàm phu, nhưng trong lãnh vực xuất thế gian thì Pháp tánh đồng nghĩa Pháp thân, báu thân hóa thân của đấng giải thoát, ngoài ý niệm luận bàn.
12:35 13/11/2011
Con người sống trong thế gian này cũng vì mê chấp vọng tâm mà sinh ra hai vọng kiến sai lầm khiến họ chạy theo sự tướng sinh diệt và không hòa nhập được vào thể tánh chân như nên từ đó mới tạo tác tội nghiệp mà phải chịu quả báo luân hồi.
20:07 21/09/2011
Cốt tủy của giáo lý Phật đà là tam vô lậu học tức là lấy Giới Định Tuệ làm gốc bởi vì giữ giới nghiêm minh để tâm an tịnh thì sẽ sinh định. Có định thì tâm sáng suốt, trí tuệ phát sinh. Khi tâm khai mở, trí tuệ phát chiếu thì tâm trở thành an lạc thanh tịnh Niết bàn. Chính Giới Định Tuệ là chiếc thuyền êm ái và là con đường độc nhất đưa hành giả từ bờ mê đến bến giác.
16:21 29/07/2011
Khi đã biết bộ mặt thật của ý thức thì con người chỉ cần không theo vọng thì vọng tự mất mà không cần phải tiêu diệt chúng. Nói cách khác, không theo vọng, vọng tự tiêu tan tức là mê biến thì thời điểm đó giác tự hiển bày.