10:14 18/04/2011
Với giáo lý luân hồi, chúng ta phấn khởi mà tin rằng: chết rồi không phải là mất hẳn. Nếu cố gắng tu tập, vun trồng cội phúc thì đời sau sẽ sinh vào cảnh giới an vui sung sướng; trái lại nếu làm những điều xấu xa, tội lỗi thì đời sau sẽ bị đọa vào cảnh giới xấu xa, đen tối.
07:23 17/04/2011
Việt Nam là một đất nước có một nền văn hoá tín ngưỡng rất phong phú từ ngàn xưa, nên Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đã sớm hòa vào nếp sống văn hoá tín ngưỡng của nước ta mà hình thành những Nghi lễ Phật giáo rất đặc trưng cho từng vùng, miền. Sự phát triển rộng rãi của Phật giáo Việt nam ngày nay, có sự góp phần không nhỏ của yếu tố Nghi lễ Phật giáo. Chúng ta tìm lại ý nghĩa của danh từ “Nghi Lễ” là gì?
10:12 16/04/2011
Khoa học đã chứng minh rằng, trong thân thể ta, các tế bào thay đổi luôn, và trong mỗi thời kỳ 7 năm, là các tế bào cũ hoàn toàn đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho thân người chóng lớn, chóng già và chóng chết. Thân năm trước không phải là thân năm nay, thân ban mai không phải là thân buổi chiều, mỗi phút giây trong thân ta đều có sanh và có chết.
18:19 14/04/2011
Nhưng đối tượng chính trong sự nghiệp hoằng pháp độ sanh của đạo Phật là con người. Bởi con người là chủ thể của xã hội và chỉ có con người mới xây dựng nên xã hội. Vậy sứ mệnh thiêng liêng của Hoằng pháp là chuyển hóa và hướng con người đi đến cuộc sống thánh thiện
18:14 11/04/2011
Ngoài bổn phận làm người cho xứng đáng với danh nghĩa con người, cho tròn nhân cách, người phật tử còn luôn luôn cố gắng trau dồi đức hạnh, tu tâm dưỡng tánh, bằng việc giữ đúng Tam quy, Ngũ giới để cho thân tâm được an lạc, thanh tịnh, để được làm người tốt trong đời này và đời sau
15:32 10/04/2011
Trong Kinh, chư Phật tổ thường nói chúng sanh bỏ quên hạt ngọc của mình, tự quay lưng với mình nên bị mất mình. Mất mình là như vậy, là mất đi tự tính sáng suốt, chớ không phải mất thân mạng này. Cho nên quan trọng là phải phát huy cái chân thật, cái sẵn có của chính mình bằng niềm tự tin nơi ta
04:56 09/04/2011
Khi Phật tử được học hỏi giáo lý nhà Phật, trước hết người Phật tử đó tự thân được lợi ích do biết làm lành lánh dữ... Từ đó đem lại lợi ích cho gia đình và mọi người xung quanh qua hành động, lời nói của mình trong cuộc sống đời thường khi tiếp xúc với mọi người.