10:12 03/10/2012
Phật tử cũng vì hoàn cảnh gia đình, nên không thể vì mình mà để những người thân: chồng con trong gia đình phải mất vui. Theo chúng tôi, thì việc nêm nếm đó không có gì tội lỗi cả. Điều quan trọng là ở nơi tâm ý của mình. Nếu trong khi nếm thử như thế, mà mình khởi tâm tham muốn thèm thuồng, thì điều đó là có lỗi...
13:45 20/06/2012
Tâm như nước trong dòng sông không bao giờ dừng lại. Vừa sinh đã hoại diệt. Tâm như ngàn lưỡi đao do nhân duyên mà có. Tâm như chớp giật loé lên rồi tắt. Tâm như không gian nơi muôn vật đi ngang. Tâm như bạn xấu tạo tác nhiều lầm lỗi. Tâm như lưỡi câu đẹp nhưng nguy hiểm. Tâm như ruồi xanh ngó đẹp nhưng rất xấu. Tâm như kẻ thù tạo tác nhiều nguy biến...
12:06 15/02/2012
Chánh niệm là sự an trú tâm ý vào các thiện pháp, không bị các bất thiện pháp chi phối. Các niệm tưởng có chánh kiến, chánh tư duy được xem là chánh niệm.
08:49 13/02/2012
Điều quan trọng của người hộ niệm là làm sao khai giải cho được cái tâm ý của người ra đi đừng để họ sợ chết. Nói cho họ biết rằng ta không chết. Chỉ vì dại khờ ta mới theo cái thân đó mà hứng chịu nạn tai trong nhiều đời nhiều kiếp. Chứ nếu ta khôn khéo một chút, đối với sự sống chết của nhục thân ta coi thường, thì tự nhiên ta được quyền giải thoát rõ rệt...
17:13 27/12/2011
Theo Phật Giáo một người hoàn hảo phải phát triển hai đức tính bằng nhau: một mặt từ bi và một mặt trí tuệ. Nơi đây từ bi tượng trưng bằng tình thương yêu, nhân từ, tử tế, khoan dung, và những đức tính cao quý như vậy về mặt cảm xúc hay những đức tính của con tim, trong khi trí tuệ đứng về mặt trí thức hay đức tính của tâm ý.