Thượng tướng quân Hà Mại tự là Tông Hiển, sinh ngày 8/4/1334 (Giáp Tuất) trong một gia đình hào trưởng ở miền Bắc Việt Nam. Ông mất ngày 20/8/1410 (Canh Dần), thọ 77 tuổi tại căn cứ kháng chiến chống quân Minh ở Nam Hồng Lĩnh, nay thuộc địa phận xã Thuần Thiên, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh.
Sáng 29/6/2010, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Can Lộc, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam và Ban liên lạc họ Hà Nghệ Tĩnh tổ chức tọa đàm khoa học về Thượng tướng quân, Thượng vị hầu triều Trần – Hà Mại ( 1334-1410). Tham dự tọa đàm có các Giáo sư: Đào Vọng Đức, Ngô Đức Thịnh, Phan Phi Phi, Hà Vĩnh Tân, ông Hà Văn Sỹ - Phó Ban liên lạc họ Hà Việt Nam, lãnh đạo và các phòng ban chức năng Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, lãnh đạo huyện Can Lộc, xã Thuần Thiện và đông đảo con cháu họ Hà tại Hà Tĩnh.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã được nghe báo cáo kết quả tìm mộ, các tham luận của các nhà khoa học về cơ sở khoa học khẳng định phần mộ và tiểu sử tướng quân Hà Mại.
Bằng phương pháp ngoại cảm, qua một quá trình tìm kiếm công phu, phần mộ của Thượng tướng quân, Thượng vị hầu triều Trần – Hà Mại đã được tìm thấy sau hơn 600 năm kể từ ngày mất.
Giáo sư Đào Vọng Đức phát biểu tại tọa đàm
Thượng tướng quân Hà Mại tự là Tông Hiển, sinh ngày 8/4/1334 (Giáp Tuất) trong một gia đình hào trưởng ở miền Bắc Việt Nam. Ông mất ngày 20/8/1410 (Canh Dần), thọ 77 tuổi tại căn cứ kháng chiến chống quân Minh ở Nam Hồng Lĩnh, nay thuộc địa phận xã Thuần Thiên, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh.
Cuộc đời và sự nghiệp của cụ rất hiển hách. Năm 1351, ông thi đỗ quan võ và được bổ nhiệm chỉ huy một đội quân bảo vệ kinh thành. Năm 1356, chỉ huy đội quân bảo vệ vua Trần Dụ Tông đi kinh lý phía Nam nước Đại Việt, trấn Nghệ An. Năm 1356 – 1376 làm tướng chỉ huy đội quân bảo vệ biên giới phía Nam Đại Việt chống quân Chăm. Năm 1377, trấn thủ xứ Nghệ An với hàm Thượng tướng quân, tước Thượng vị hầu. Khoảng đầu thế kỷ XV, ông lập căn cứ bí mật chống quân Minh tại phía nam núi Hồng Lĩnh, tiếp tục chỉ đạo Hoàng Bảng Hà Dư (con trai) chống giặc Minh xâm lược.
Ông được triều Trần sắc phong Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng Vị hầu, Bắc sứ, Trấn thủ xứ Nghệ An; Triều Lê sắc phong Đoan túc dực bảo trung hưng thần; Triều Nguyễn Duy Tân năm thứ 3 sắc phong Đồng Giang linh ứng thần.
Giáo sư Phan Phi Phi đọc tham luận tại tọa đàm.
Việc tìm mộ của Thượng tướng quân Hà Mại bằng tâm linh đã một lần nữa khẳng định một thế giới vô cùng rộng lớn, hấp dẫn mà khoa học mới bước đầu khám phá. Sự kiện này còn có một ý nghĩa quan trọng trọng việc tôn vinh một vị tướng tài ba, có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.
Thái Văn Sinh/vanhoahatinh.gov.vn