đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

20:18 05/09/2011

Đạo Phật & dòng sử Việt: Đạo Phật từ hậu bán thế kỷ XVII đến hậu bán thế kỷ XX

(TG&DT) - Thời nhà Trần, Đạo Phật sáng rỡ một thời; nhưng cuối đời Trần thì Đạo Phật mất dần thanh thế. Cho mãi tới thời Trịnh – Nguyễn (1576-1786), tuy có đôi lúc được hưng hiển nhưng đấy chỉ như những vì sao rời rạc lấp lánh trên bầu trời vẫn tỏa ánh sáng chiếu soi xuống cõi trần gian mù mịt tối tăm này!

Đạo Phật đời nhà Trần, về phía xuất gia có đức vua Điều ngự Giác Hoàng, tôn giả Pháp Loa, tôn giả Huyền Quang lập thành Thiền pháp Trúc Lâm Yên Tử; về phía cư sĩ có các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và ngài Tuệ Trung thượng sĩ… đều là những Phật tử chân chính, hết lòng hoằng dương chính pháp làm cho Đạo Phật sáng rỡ một thời; nhưng cuối đời Trần thì Đạo Phật mất dần thanh thế. Cho mãi tới thời Trịnh – Nguyễn (1576-1786), tuy có đôi lúc được hưng hiển nhưng đấy chỉ như những vì sao rời rạc lấp lánh trên bầu trời vẫn tỏa ánh sáng chiếu soi xuống cõi trần gian mù mịt tối tăm này!


Phật giáo suy thoái từ cuối đời Trần Hiển Tông (1329-1341) và tiếp theo các đời Trần Dụ Tông (1358-1369); Trần Nghệ Tông (1370-1372); Trần Duệ Tông (1373-1377); Trần Phế Đế (1377-1388); Trần Thuận Tông (1388-1398); Trần Thiếu Đế (1398-1400). Tiếp đó là nhà Hồ thay nhà Trần (nhà Hồ làm vua được hai đời, trị vì bảy năm (1400-1407). Sau đó nước ta, suốt hai mươi năm bị nội thuộc nhà Minh (1408-1428)1.


Ngày 29 tháng 4 năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, chấm dứt cảnh nội loạn ngoại xâm, Lê Lợi chính thức lên  Ngôi vua, trị vì sáu năm thì mất (1428-1433). Các vua kế nghiệp là Lê Thái Tông (1434-1442); Lê Nhân Tông (1443-1459); Lê Thánh Tông (1460-1497); Lê Hiến Tông (1498-1504); Lê Túc Tông (1504) và Lê Uy Mục (1505-1509); Lê Tương Dực (1510-1516); Đà Dương Vương (1516-1522) và Lê Cung Hoàng (1522-1527) gồm mười đời, trị vì 99 năm (1428-1527). Rồi nhà Mạc diệt nhà Lê. Nhà Mạc làm vua được năm đời, trị vì 65 năm (1527-1592) (Lịch sử gọi thời kỳ này là thời Nam Bắc triều Lê – Mạc).Tiếp đến thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, kể  từ đời vua Lê Kính Tông (1600) trở về sau, hai họ Trịnh – Nguyễn đánh nhau cả thảy bảy lần, kéo dài 45 năm (1627-1672), khiến cho dân chúng đói khổ lầm than, đất nước bị chia cắt: họ Nguyễn hùng cứ phương Nam, họ Trịnh xưng chúa phương Bắc; tuy còn vua, nhưng quyền hành về cả hai chúa. Sau đó, trong nam có Trương Phúc Loan chuyên quyền làm bậy; ngoài Bắc thì có kiêu binh làm loạn…


Năm 1786, Nguyễn Huệ, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, kéo quân ra Bắc diệt họ Trịnh xong, trao quyền hành lại cho nhà Lê, nhưng vua Mẫn Đế (Chiêu Thống) nhu nhược, triều thần lại thiếu người có tài kinh luân (đến nỗi) để cho Trịnh Bồng và nguyễn Hữu Chỉnh nối nhau chuyên quyền. Vua Càn Long (nhà Thanh) nhân đấy mượn cớ cứu nhà Lê, sai bọn Tôn Sĩ Nghị, Sầm nghi Đống, Hứa Thế Hanh đem quân sang giữ thành Thăng Long; phong cho vua Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương.


Việt Nam Sử Lược chép: “Nhà Lê, kể từ vua Thái Tổ (Lê Lợi) khởi nghĩa, đánh đuổi quân nhà Minh về Tàu, lập lại nền tự chủ cho nước nhà, truyền đến vua Cung Hoàng thì bị họ Mạc cướp  Ngôi. Sau  nhờ có họ Trịnh1 và họ Nguyễn2 giúp đỡ, nhà Hậu Lê trung hưng lên, truyền đến vua Chiêu Thống, tức là Mẫn Đế, thì hết”.


Nhà Lê, kể cả Tiền Lê và Hậu Lê, trị vì 360 năm (1428-1788) nhưng từ khi trung hưng trở về sau, nhà Lê bị họ Trịnh hiếp chế, nên vừa có vua lại vừa có chúa. Vua ngồi làm vì. Chúa giữ cả mọi quyền bính. Đến khi nghiệp chúa suy thì  Ngôi vua cũng đổ theo!


Cuối năm 1788, Bắc bình vương Nguyễn Huệ được các tướng sĩ tôn lên làm vua, rồi tự mình thống lĩnh đại binh, từ Thanh Hóa dẫn mười vạn quân và hơn 100 voi ra dẹp giặc Thanh. Ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), đoàn quân của vua Quang Trung đánh thành Thăng Long, các tướng Hứa Thế Hanh, Trương Sĩ Long, Trương Duy Thăng đều tử trận. Sầm Nghi Đống dóng quân ở Đống Đ, phải tự thắt cổ chết. Còn quân sĩ nhà Thanh sỡ hãi bỏ chạy, dẵm đạp lên nhau mà chết, “xác nằm ngổn ngang như gò đống, máu chảy như thác nước”


Để ca tụng chiến công hiển hách năm 1789 của dân tộc ta đại thắng quân Thanh, nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du đã sáng tác bài thơ:


“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng,

Quân vua một giận oai bốn phương.

Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới,

Như trên trời xuống ai dám đương.

Một trận rồng lửa giặc tan tành,

Bỏ thành cướp đò trốn cho nhanh.

Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,

Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh.

Mây tạnh mù tan trời lại sáng,

Đầy thành già trẻ mặt như hoa.

Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:

Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta”.


Về sau bọn khách trú ở Thăng Long làm đền thờ Sầm Nghi Đống ở ngõ Sầm Công, phố hàng Buồm, Hà Nội, nữ sĩ Hô Xuân hương có thơ vịnh rằng:


“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,

Kìa đền thái thú đứng cheo leo.

Ví đây đổi phận làm trai được,

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”


Vua Quang Trung NGUYỄN HUỆ khi đã dẹp yên giặc Thanh, thống nhất đất nước, lập nên nhà Nguyễn (Tây Sơn), nhưng cách 4 năm sau (1788-1792) thì ông mất, con là Nguyễn Quang Toản mới 10 tuổi, được triều đình tôn lên làm vua, xưng đế hiệu là Cảnh Thịnh, để kế nghiệp cha. Đến năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh diệt nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn.

 





1 Trong thời gian chống quân Minh, năm 1413, vua Trùng Quang (đời Hậu Trần) có lần sai Nguyễn Biểu tới trại của Trương Phụ, (tướng nhà Minh) để điều đình, bị chúng giữ lại. Ông giận mắng vào mặt Trương Phụ: “Chúng bay, trong thì mưu kế đánh lấy nước ngoài, ngoài thì phô trương là quân nhân nghĩa. Trước nói lập con cháu nhà Trần, nay lại chia đất làm quận huyện; không những cướp bóc của cải, lại còn tàn sát lương dân, thật là quân nghịch tặc”. Trương Phụ tức giận, sai trói ông và đem dìm dưới chân cầu ngâm cho chết. Sau nhân dân Nghệ Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn là “Nghĩa vương”.


Cảm kích trước sự hy sinh oanh liệt của Nguyễn Biểu, một nghĩa sĩ chống quân Minh, vị tăng trụ trì chùa Yên Quốc đã làm bài “Cầu Siêu Độ” cho người anh hùng quá cố ấy.


Nguyên văn:


Chói chói một vùng tuệ nhật,

Đùn đùn mấy đóa từ vân.

Tam giới soi hòa trên dưới,

Thập phương trải khắp xa gần.

Giải thoát lần lần nghiệp chướng,

Quang khai chốn chốn mê tân.

Trần quốc xảy vừa mạt tạo (1),

Sứ Hoa (2) bỗng có trung thần.

Vàng đúc lòng son một tấm,

Sắt rèn tiết cứng mười phân.

Trần kiếp vì đâu oan khổ,

Phương hồn đến nỗi trầm luân!

Tế độ dặn nhờ từ phiệt,

Chân linh ngõ được phúc thần (*)”


--------------------------

(1)    Mạt tạo: cuối đời, cuối vận.

(2)    Sứ hoa: Nguyễn Biểu

(*) Chân Linh: tinh thần thiêng liêng có thực; Phúc Thần: danh nhân sau khi chết đuợc thờ làm thần.


1 Xem mục các chúa dòng họ Trịnh đối với Phật giáo.


2 Nguyễn Kim (có sách viết là Nguyễn Hoàng Kim) làm quan Hữu vệ điện tiền tướng quân an thanh hầu dưới triều Lê, khi Mạc Dăng Dung diệt nhà Lê năm 1527, ông trốn sang Ai Lao, được vua nước ấy là Xạ Đẩu cho đến ở xứ Sầm Châu (Thanh Hóa). Đến năm 1532, Nguyễn Kim tìm được người con út vua Chiêu Tông tên là Duy Ninh lập làm vua, tức vua Trang Tông. Cùng thời ấy, ở làng Sóc Sơn, có Trịnh Kiểm là một tướng giỏi, ông Nguyễn Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho, để cùng hợp lực giúp vua Lê, dứt nhà mạc.


Năm 1542, Lê Trang Tông đem quân đánh Thanh Hóa và nghệ An; năm 1543, lấy đất Tây Đô; năm 1545, nguyễn Kim đem quân tiến đánh Sơn Nam, đi đến huyện Yên Mô, bị tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết, binh quyền giao cả cho con rễ là Trịnh Kiểm.


Trịnh Kiểm rút quân về Thanh Hóa, lập hành điện (ở đồn Vạn lại) để cho vua ở.


Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, em là Trịnh Tùng lên thay, được vua Lê Anh Tông phong làm Thái úy trưởng quốc công. Năm 1592, Trịnh Tùng dẫn quân ra Bắc đánh chiếm thành Thăng Long, nhà Mạc mất ngôi từ đấy).

HT. Thích Đức Nhuận

Nguồn link: http://www.phatviet.com/dnhuan/dpdsv/dpdsv_13.htm

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp