đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

13:21 22/04/2011

"Dân" nào mê tín, "Thánh thần" nào ăn tiền hối lộ?

Từ "buôn thần, bán thánh" đã xuất hiện từ lâu, nhưng nếu hỏi bất cứ ai trong hàng vạn người đi lễ hội rằng họ đi lễ hội với mục đích gì, thì chắc chắn không ai nói rằng mình đi "hối lộ thánh thần", "biến thánh thần thành quan tham"...

Vì sao người dân nghèo khổ phải nhiều lời, to tiếng cầu mong với thần thánh. Phải chăng vì tiếng cầu mong với quan trần của họ phần nhiều không thấu được? Nếu các quan trần đều thấu cùng nỗi khổ của dân, thì chẳng còn cửa cho "thánh thần" nhận tiền hối lộ.


Phải chăng chỉ những người "làm ăn" (nghiêng về phần gian lận) mới hiểu hết ý nghĩa của những cụm từ này? Và thử hỏi, có bao nhiêu chiếc xe biển số xanh, có bao nhiêu doanh nhân có tín ngưỡng tôn giáo xuất hiện ở chốn thánh thần, mục đích và cả động cơ đến đó của họ là gì? Chúng ta không chỉ định lượng bằng việc đếm đầu người hay biển số xe, mà còn cần phải định tính nữa trước khi cho ra một kết luận, bằng không rất dễ rơi vào suy diễn quá mức, dùng cái nhìn của mình quy chụp vào hành vi tín ngưỡng của người khác.

"Thánh thần" nào cũng do con người dựng ra


Biểu hiện tiêu cực trong lễ hội là "2 mặt của một vấn đề", và sẽ chẳng có gì đáng ngại nếu ai đó không ám chỉ rằng các phương tiện truyền thông đang "oánh" lễ hội, khai thác nhiều vào mặt trái của lễ hội...  Từ "buôn thần, bán thánh" đã xuất hiện từ lâu, nhưng nếu hỏi bất cứ ai trong hàng vạn người đi lễ hội rằng họ đi lễ hội với mục đích gì, thì chắc chắn không ai nói rằng mình đi "hối lộ thánh thần", "biến thánh thần thành quan tham"...

Cảnh chen lấn, xô đẩy để "xin" ấn bằng tiền thật tại Đền Trần. Ảnh: Tuổi trẻ


Một số người quan tâm đến từ "quan tham" và "hối lộ", còn "thánh thần" thì thôi hãy xếp qua một bên, vì họ vô can, khen họ, hay ngầm châm chọc họ thì họ vẫn ngồi yên vậy thôi. Rõ ràng 2 từ "quan tham", "hối lộ", không chỉ xuất hiện nhiều trong đời thực mà hiện còn tràn vào cả cõi thánh thần.


Nhưng ai cũng rõ "thánh thần" nào thì cũng do con người dựng ra cả. Phải chăng, mượn những hình ảnh trong chốn thánh thần để nói về quan tham, hối lộ thì ít "phạm huý" hơn. Vì những cái trong đời thực mình thấy nhiều quá rồi, ghét quá rồi, nói mãi mà chưa thay đổi được gì rồi? Thử hỏi có bao nhiêu người dân đang phải đối mặt với quan tham, bao nhiêu người dân đang sống lương thiện, kinh doanh một cách có đạo đức, không phải lo hối lộ để được việc?


Chưa có kết luận chính xác nào cho rằng những người tin vào thánh thần, tin vào truyền thuyết, huyền thoại để cầu cúng, lễ bái là có trình độ dân trí thấp, cần phải giáo dục. Vì thực tế, hàng tỉ người theo tôn giáo trên hành tinh này tin có một Thượng đế toàn năng quyết định đến vận mệnh của họ. Nhiều người trong số họ có trình độ học vấn cao, nhưng họ vẫn "siêu mê tín" vào 1 đấng thần linh có thể cứu rỗi họ, mặc dù họ chưa bao giờ biết mặt. Nhiều vị tổng thống có tiếng trên thế giới, khi nhậm chức còn ngửa tay lên trời cầu nguyện Thượng đế ban ơn. Những hành vi như vậy có xem là mê tín không?


Thực tế, từ các hình thức nghi lễ cầu cúng cho đến quan niệm đối với các vị thần linh, không có lễ hội tín ngưỡng tôn giáo nào trên thế giới lại không có yếu tố mê tín. Vì thế, tôn giáo, tín ngưỡng và các niềm tin siêu nhiên (và cả siêu nhân) là những lĩnh vực không dễ có thể tìm được sự đồng thuận trong tiếp cận và lý giải. Phải chăng những người có tín ngưỡng đa thần hồn nhiên kia không có cái "thị thực" tôn giáo, nên hành vi cầu nguyện, cúng lễ của họ trở nên mê tín, còn những người có tôn giáo hay vô thần là không mê tín gì cả?


Mê tín hay tín ngưỡng?


Có thể nói nghĩa của từ mê tín đã trở lại như đã từng xuất hiện trong những năm bài trừ mê tín dị đoan. Còn về việc cầu cúng, nghi lễ của người dân thì không khác xưa là bao. Thậm chí một số tính chất thiêng liêng của lễ hội còn bị mai một và mất đi. Chúng ta đừng để tiếp tục rơi vào cái vòng luẩn quẩn ấy, khi thực sự chưa thể định nghĩa cho rõ ràng thế nào là mê tín. Lên đồng có phải mê tín? Gọi hồn qua ngoại cảm có phải mê tín? Cầu siêu thoát có phải mê tín? Chọn ngày tốt để tang ma, cưới hỏi, khai trương cửa hàng, chọn hướng nhà, hướng cửa, chọn biển số xe cho đẹp... có phải mê tín?


Mê tín nên được hiểu là có niềm tin (vào bất cứ chủ thuyết, tôn giáo nào), nhưng hành vi u mê tới mức gây hại cho chính mình và cho cộng đồng. Còn những nghi thức thực hành tôn giáo, những hành động cầu nguyện cho dù đó là cầu tài, cầu lộc, thậm chí cầu quan chức... đều là đặc tính của tín ngưỡng.


Nói sao cho hết sự mê tín của con người? Không kể những hình ảnh chết chóc bởi giẫm đạp trong các cuộc hành hương tôn giáo, như lễ hội ném cà chua nổi tiếng thế giới, ai nói hết được những góc cận cảnh về tiêu cực ở lễ hội này, kể cả sự lãng phí? Biết bao những chuyện kinh hãi, tiêu cực xảy ra trong lễ hội Halloween mà một số quốc gia còn tẩy chay và cấm du nhập.


Rồi lễ hội Takanakuy mang đầy yếu tố bạo lực của người Peru. Hàng triệu người Ấn đắm mình trong con sông Hằng trước bình minh trong lễ hội Kumbh Mela vì tin rằng nước sông sẽ gột rửa được mọi tội lỗi. Một số lễ hội hành xác tại châu Á, châu Phi. Hiện tượng tin theo sự sắp đặt phong thuỷ phổ biến tại Nhật, Hàn, Hồng Kông, Singapore... Rồi lễ hội để mông trần hò hét tại Nhật... Hàng năm, các thiếu nữ ở Zulu (Nam Phi) đều tham dự lễ hội cây sậy để chứng minh mình vẫn là trinh nữ.


Ở đó những cô gái trẻ phải để ngực trần và khoác trên người những chiếc váy đầy màu sắc, cầm tay nhau nhảy múa trước mặt quốc vương. Người Bolivia tổ chức lễ hội đầu lâu vì họ tin việc trang trí và thờ cúng hộp sọ sẽ mang lại may mắn cho những người đang sống. Hàng triệu tín đồ Ấn giáo đến với lễ hội Diwali Dhanteras để cầu nguyện sự giàu có cho gia đình...


Thật ngạc nhiên, khi một số người nhìn vào lễ hội tôn giáo và cho rằng: Nếu cầu nguyện thánh thần mà được ngay thì ai cũng cầu nguyện. Đây là một câu nói dư thừa đến mức khó chấp nhận, vì thực tế không có tôn giáo nào dạy tín đồ chỉ cầu nguyện mà không làm gì hết. Không ít người đang giàu có, sung túc, thành đạt bằng chính bàn tay lao động chân chính của mình, nhưng họ vẫn tin vào sự cầu nguyện và khả năng có thể giao cảm với cõi thiêng liêng.


Sự minh bạch, trong sạch, liêm khiết trong quản lý xã hội càng cao thì quan trần càng trở thành thánh thần của dân, bởi lịch sử lâu đời đã minh chứng chẳng có dân nào đi phụng thờ kẻ mọt nước hại dân cả. Quan trần ít tham đi để dân có đất sống, để dân bớt khổ, để dân có bầu không khí trong lành mà hít thở, và cũng để cõi thánh thần bớt đi cái cảnh như một số người đã hình dung: "Hối lộ thánh thần", "biến thánh thần thành quan tham"...

Người đi lễ thường thể hiện lòng thành với các bậc thánh thần, có thể có những sự thể hiện chưa đẹp như rải, giắt tiền lẻ, nhưng cầu xin cho gia đình mình sức khoẻ, tài lộc, con cái thăng quan tiến chức không phải là xấu. Đó là nhu cầu rất bình thường, giống như việc cầu xin phù hộ nơi người đã khuất trong tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt vậy.


Trong tín ngưỡng này, cho dù lúc sống có người không lành lặn về thể chất trí tuệ hay làm ra những chuyện tội lỗi, nhưng khi mất đi vẫn trở thành những người linh thiêng (bà cô, ông mãnh). Người bình thường còn thế, huống gì là tín ngưỡng thờ phụng các bậc thiên thần, nhân thần có công với non sông, đất nước. Chúng ta thử lý giải hiện tượng một kẻ cướp trượng nghĩa được người dân miền Nam thờ cúng và những am miếu cô hồn ở khắp các tuyến đường dành cho những người chết cầu đò, đường xá... mà không ai cúng vái xem đằng sau đó là gì?


Những hiện tượng tín ngưỡng tự giác và tự phát vây quanh đời sống người Việt nhiều đến vậy, nhưng chúng ta chưa quan tâm để giáo dục cho người dân hiểu về lễ hội và "tín ngưỡng đa thần". Không những thế còn xem cái sự "đa thần" đó là thể hiện của sự mê tín, mong muội. Hậu quả nhãn tiền, khi quan niệm "Thiên-Địa-Nhân" phân rã thì núi, sông, suối, ao, hồ bị san bằng, lấp phẳng, bị ô nhiễm bởi chính cái đầu óc "vô thần" hay "độc thần" hết sức nặng nề của con người.


Cần phải nhìn vào thực tế ứng xử đó để thấy, lý luận nào, quan niệm nào dẫn dắt con người bỏ xa cái gốc văn hoá, tín ngưỡng như vậy. Từ đó tìm ra căn nguyên, và trước mắt phải điều chỉnh nhận thức cho đúng với những điều mà người dân đang được giáo dục, bằng không sẽ ngày càng mâu thuẫn.


Một dân tộc với rất nhiều những lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo có sức thu hút lớn đến như thế, nhưng không ít người ngại công nhận mình là người có tín ngưỡng tôn giáo, ngại nhắc đến mình có một niềm tin tôn giáo, thậm chí phê bình cả lãnh đạo đến chốn chùa chiền, đình đền... Vậy thử hỏi, lãnh đạo đang "trị dân", "thân dân" với vai trò gì?


Mặt khác, chúng ta lấy tiêu chí gì để bàn về mê tín, khi hàng ngày trên thế giới người ta vẫn nhân danh tôn giáo này, chủ thuyết kia để triệt phá nhau một cách cuồng tín? Hành động cầu xin chẳng hại gì đến ai của nhiều những bà mẹ, người chị kia với thánh thần có tội tình gì với chúng ta? Chỉ vì họ lễ to, cầu nhiều ư? Chỉ vì họ không được hướng dẫn cách bỏ tiền cho đúng "nơi quy định" ư?


Trở về đời thực, với bao nhiêu ngày quanh năm lầm lũi làm việc, kiếm tiền, xây dựng tổ ấm... họ có bao nhiêu thì giờ để nói hết (với thánh thần) sự quan tâm, tình yêu thương và sự mong cầu tốt đẹp đến với gia đình nhỏ bé của mình? Họ mê tín ở chỗ nào so với hàng tỉ người tin vào một thiên đường mà lúc còn sống không ai biết. Tin vào sự ồn ào của một chủ thuyết với đủ những hứa hẹn cao xa. Bên cạnh đó là vô số công cụ thông tin trong tay như loa đài phát thanh, truyền hình, ấn phẩm sách báo... Xin hãy so sánh những điều này với vài lời cầu nguyện trong vài ngày lễ hội của họ, thì chúng ta sẽ bớt được cái thói "cả vú lấp miệng em" đi nhiều lắm.

Biết bao những chuyện kinh hãi, tiêu cực xảy ra trong lễ hội Hallowen mà một số quốc gia còn tẩy chay và cấm du nhập.


Vì sao người dân phải cầu mong thần thánh?


Tại sao phóng viên không ghi hình ảnh lãnh đạo đến nơi lễ hội cúi xuống nhặt rác do người khác xả ra, bỏ vào nơi quy định? Tin chắc hình ảnh đó sẽ đẹp và nhân văn hơn rất nhiều so với lúc ông ta xì sụp dâng hương với vô số người tháp tùng, bảo vệ vây quanh. Xã hội chúng ta đã chứng kiến rất nhiều cảnh người xả rác mà không có người nhặt. Phải chăng vì sợ bẩn nên cuối cùng... bẩn chung.


Khách du lịch nước ngoài, họ được giáo dục ý thức công dân như thế nào mà đi trên bãi biển, thấy rác, họ rủ nhau nhặt bỏ vào chỗ quy định dù họ không phải là người xả ra. Tin chắc rằng, nếu một người nào đó xả rác mà người nào đó thấy vậy, chạy đến cầm bịch rác ấy bỏ vào đúng chỗ, thì người kia dù có một chút hổ thẹn tối thiểu cũng không thể không trắc ẩn về hành vi thiếu ý thức của mình.


Có phải chúng ta sống trong thời đại "mất thần", tức mất đi những giá trị thiêng liêng, trong khi thiêng liêng vốn là linh hồn của lễ hội. Trên thế giới, phần lớn lễ hội tôn giáo đều có những quy tắc nghiêm ngặt để tín đồ làm sạch thân thể, tâm hồn trước khi đến với lễ hội.


Không khó để có thể khái quát có 5 điều cần làm khi đến với lễ hội tôn giáo: Không giết hại người và vật, không gây gổ đánh nhau, hay ăn các loại thịt động vật. Không nói dối, nói tục, nói lời đe doạ. Không uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện. Không trộm cắp, cờ bạc, sát phạt nâng giá dịch vụ vô tội vạ. Không làm những chuyện tà dâm, tròng ghẹo, đùa cợt lả lơi, ăn mặc hở hang, phóng uế... Ở ta giáo dục lễ hội thế nào mà trong chốn thắng cảnh tôn giáo, rượu bia ê hề, thịt thú rừng treo lủng lẳng, cờ bạc, chặt chém khắp nơi?


Vừa qua, rất đông người ta đổ về đền Trần, chen lấn, xô đẩy để "xin" ấn bằng tiền thật. Có người xem đó là một vụ đổi chác, buôn thần bán thánh. Nhưng có người lại chú ý đến câu hỏi: "Số tiền đó đi đâu? Ai hưởng?". Thực tế, trả lời được câu hỏi này là trả lời được nhiều chuyện của lễ hội. Nhân dân đổ tiền về cho "thánh thần" (nói thẳng là cho người đại diện thánh thần, hay ban tổ chức khu di tích đó), vậy có thiếu gì cách để đem cái "lộc" của thánh thần này quay về phục vụ nhân dân như đầu tư vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, từ thiện xã hội...


Vì sao người dân nghèo khổ phải nhiều lời, to tiếng cầu mong với thần thánh. Phải chăng vì tiếng cầu mong với quan trần của họ phần nhiều không thấu được? Nếu các quan trần đều thấu cùng nỗi khổ của dân, thì chẳng còn cửa cho "thánh thần" nhận tiền hối lộ.


Sự minh bạch, trong sạch, liêm khiết trong quản lý xã hội càng cao thì quan trần càng trở thành thánh thần của dân, bởi lịch sử lâu đời đã minh chứng chẳng có dân nào đi phụng thờ kẻ mọt nước hại dân cả. Quan trần ít tham đi để dân có đất sống, để dân bớt khổ, để dân có bầu không khí trong lành mà hít thở, và cũng để cõi thánh thần bớt đi cái cảnh như một số người đã hình dung: "Hối lộ thánh thần", "biến thánh thần thành quan tham"...


Theo Thái Nam Thắng\tuanvietnam.vietnamnet.vn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp