đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

07:42 14/03/2012

Nhận định về Tây Du Ký - (Đại lão HT. Hư Vân)

(TG&DT) - Bộ phim đã có nội dung xuyên tạc và bôi bác Phật giáo, thí dụ như hình ảnh Ðức Phật dùng thần thông chụp năm quả núi lớn đè xuống mình Tôn Ngộ Không một cách thiếu từ bi rồi liền quay lại hớn hở nhìn cô Hằng Nga ca múa và hình ảnh ngài Ca Diếp và ngài A Nan, hai đại đệ tử của Ðức Phật, đòi “hối lộ” vàng bạc mới cho thỉnh bộ kinh mang về Trung Hoa.
Gia đình chúng tôi được xem bộ phim Tây Du Ký, hầu như ai cũng cảm thấy thích thú và tiếp cận được phần nào Phật giáo qua bộ phim này. Riêng tôi có nhận xét ngược lại:


Bộ phim đã có nội dung xuyên tạc và bôi bác Phật giáo, thí dụ như hình ảnh Ðức Phật dùng thần thông chụp năm quả núi lớn đè xuống mình Tôn Ngộ Không một cách thiếu từ bi rồi liền quay lại hớn hở nhìn cô Hằng Nga ca múa và hình ảnh ngài Ca Diếp và ngài A Nan, hai đại đệ tử của Ðức Phật, đòi “hối lộ” vàng bạc mới cho thỉnh bộ kinh mang về Trung Hoa. Và cuối cùng ngài Đường Tăng đã phải hối lộ chiếc bình bát bằng vàng do vua trao tặng để đổi lấy bộ kinh đem về nước. Vậy xin ban biên tập, nếu có thể được, hoan hỷ cho chúng tôi biết ý kiến về bộ truyện cũng như bộ phim Tây Du Ký này.  Xin cảm ơn ban biên tập trước.



TRẢ LỜI: Sau khi xem Tây Du Ký qua phim và đọc nguyên bản của tác giả Ngô Thừa Ân ban biên tập chúng tôi nhận thấy nội dung phim có phần không phản ánh đúng giáo lý của nhà Phật, nếu không muốn nói là tác gỉa và đạo diễn bộ phim đã xuyên tạc và bôi bác Phật giáo.  Tuy nhiên, nhận định của chúng tôi có thể còn khiếm khuyết.  Vì thế chúng tôi mời đạo hữu và quý độc giả xem hai nhận định về Tây Du Ký của Đại lão Hoà thượng Hư Vân, một vị cao tăng cận đại của Phật giáo Trung Hoa và của Đại Đức Tiến Sĩ Thích Nhật Từ, một giảng sư Đại học Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh ngày nay:



Đại lão Hoà thượng Hư Vân đã nhận định như sau:



“Trong đời Đường, pháp sư Huyền Trang có viết quyển Tây Du Ký. Nội dung của quyển này vốn là những lời chân thật. Song, truyện Tây Du Ký được lưu truyền trên thế gian hoàn toàn là những lời ma qủy. Hòa thượng Bạch Vân ở chùa Bạch Vân giảng kinh Đạo Đức, khiến rất nhiều đạo sĩ xuất gia làm tăng sĩ. Do đó, các đạo sĩ tại Trường Xuân Quán không vừa lòng, nên nói dối là theo lệnh quán quân, sửa Trường Xuân Quán thành Chùa Trường Xuân, và chùa Bạch Vân thành Bạch Vân Quán. Các đạo sĩ tự viết ra quyển tiểu thuyết Tây Du Ký để phỉ báng Phật giáo. Xem xét kỹ càng quyển tiểu thuyết Tây Du Ký này thì sẽ thấy chân tướng của họ. Sự lợi hại nhất là họ chẳng hề ghi lại việc pháp sư Huyền Trang mang kinh vượt qua các bãi sa mạc mà trở về bổn quốc. Họ viết là pháp sư Huyền Trang chỉ lưu lại sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Những kinh điển do pháp sư Huyền Trang phiên dịch, họ hoàn toàn bỏ qua không nhắc đến. Thế nhân rất tin tưởng vào quyển truyện Tây Du Ký giả dối đó, khiến quyển Tây Du Ký chân thật lại bị chôn vùi.



Để đối đầu lại quyển tiểu thuyết Tây Du Ký giả dối, các Phật tử viết ra bộ truyện Phong Thần để phỉ báng các đạo sĩ. Quyển truyện này nói rằng các đạo sĩ, dầu tu tiên bao số kiếp, nhưng vẫn còn tâm sân hận chém giết lẫn nhau.



Xem hai quyển truyện này, nếu không biết rằng chư Phật tử cùng các đạo sĩ phỉ báng lẫn nhau, thì sẽ lầm nhận giả thành chân. Vì vậy, khi xem sách vở thế tục, phải phân biệt rõ những điều thị phi, đúng sai, tà chánh. Truyện Bạch Xà ghi rằng chùa Kim Sơn bị nạn lụt lội; việc này được ghi chép trong sách vở của nhà nho, còn kinh sách của Phật giáo nào có viết đến. Thế nên, chẳng phải là sự thật. Hiện nay, tại chùa Kim Sơn còn đông Pháp Hải, mà tiểu thuyết lại ghi rằng đó là tháp Lôi Phong và đỉnh Phi Lai. Thật là những điều hàm hồ vô căn cứ. Lại nữa, một truyền thuyết cho rằng thiền sư Cao Phong có một nửa đồ đệ: Đoạn Nhai là một, và Trung Phong là phân nửa. Trong các điển chương của Phật giáo nào có ghi những điều này!



Nếu muốn có lợi ích thật thụ, hãy xem những quyển kinh sách của cổ nhân như Thích Thị Cổ Lược, Thiền Lâm Bảo Huấn, Hoằng Minh Tập, Bổ Giáo Biên, kinh Lăng Nghiêm…”


(Trích đoạn Pháp Ngữ của Thiền Sư Hư Vân,  TT. Thích Hằng Đạt Việt dịch - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2004

Đại lão Hoà thượng Hư Vân
Nguồn link: http://phatgiaovnn.com/upload1/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2620

Bình luận (1)

Xin gửi tác giả bài viết   Tôi vô tình đọc được bài viết "Tác hại của Tây Du Ký" và thấy bài viết phê phán và hạ thấp giá trị của tác phẩm Tây Du Ký cũng như đánh giá quá sai về tác giả Ngô Thừa Ân nên đã có bài viết nhận xét theo quan điểm cá nhân. Nếu   Tuệ Đăng quan tâm , xem tại địa chỉ:   http://phapminhkhoa.blogspot.com/2013/08/hoc-tay-du-ky-03-quan-iem-ve-nhung-y.htmlTrân trọng và mong nhận được phản hồi để cùng thảo luận về chủ đề này. Pháp Minh Khoa
pháp minh khoa ( 13/08/2013 15:01:09)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp