đậu tương đen hữu cơ

Chấn hưng Phật giáo

14:41 27/04/2016

Học viện Công giáo Việt Nam và việc cải đạo tín đồ Phật giáo

(TG&DT) - Bài viết này sẽ tìm hiểu việc thành lập Học viện Công giáo Việt Nam trong quan hệ chỉ riêng đối với Phật giáo, cụ thể là việc cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam. Bài viết là sự tiếp nối của nội dung bài đã đăng tải về việc thay đổi cục diện tôn giáo Việt Nam do việc lập Học viện Công giáo Việt Nam.
1. Phật giáo Việt Nam suy thoái mà giáo dục hướng ra xã hội là một lãnh vực biểu hiện

Cho đến giờ, Phật giáo Việt Nam cũng chưa nhận thức được những vấn đề sẽ đến từ quá trình đạo Ca tô La Mã tại Việt Nam phục hồi hoạt động giáo dục hướng ra xã hội, với thành quả quan trọng đánh dấu bước tiến của quá trình đó là việc thành lập Học viện Công giáo Việt Nam. Sự muộn màng đó, chắc chắn Phật giáo Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực hết sức nặng nề, đặc biệt là khi đạo Ca tô La Mã tại Việt Nam đạt được những thành quả quan trọng tiếp theo trong tiến trình khôi phục hoạt động giáo dục, là điều chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai.

Phật giáo vốn là đạo giáo hóa. Thời Phật giáo Việt Nam hưng thịnh là thời mà hoạt động giáo dục, nhất là hoạt động hướng ra xã hội phát triển. Đó là thời Lý Trần, thời các ngôi chùa lớn đồng thời cũng là những trung tâm giáo dục lớn của đất nước.

Khi Phật giáo Việt Nam đánh mất chức năng giáo dục thì đó là lúc Phật giáo Việt Nam suy thoái. Sau thời Lý – Trần, Phật giáo hầu như không còn vai trò trong giáo dục hướng ra xã hội. Nhà chùa không còn là trung tâm đào tạo trí thức. Giáo dục nội bộ tự viện không đủ sức đào tạo tăng ni trở thành những trí thức tích cực trong xã hội. Trong tình trạng mặt bằng hoạt động giáo dục Phật giáo Việt Nam hạ thấp như vậy, thì đến thế kỷ XVI, hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo sang tôn giáo phương Tây bắt đầu diễn ra. Nhiều vùng cư dân ven biển nước ta đã cải đạo hàng loạt sang đạo Ca tô La Mã.

Nửa cuối thế kỷ XIX, khi đạo Ca tô La Mã được tự do truyền bá tại Việt Nam, những cơ sở giáo dục hướng ra xã hội của đạo Ca tô La Mã đã được tích cực xây dựng. Kết quả được nhìn thấy ở đầu thế kỷ XX, khi định hình 2 hình ảnh khác biệt nhau về 2 tôn giáo. Phật giáo Việt Nam cô lập trong tình trạng tăng ni thất học (so với tiêu chuẩn giáo dục chung của xã hội), và bên kia đạo Ca tô La Mã phát triển thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam với diện mạo giáo dục hướng ra xã hội phát triển, là một nét cơ bản.

Trường học của đạo Ca tô La Mã được xây dựng khắp nơi, từ thành thị cho đến các vùng nông thôn. Ở đâu có tháp chuông nhà thờ thì ở đó có trường học. Các dòng tu cũng tích cực phát triển trường học, tức là trường học đạo Ca tô La Mã có ở những nơi chưa có nhà thờ, và dần dần trở thành những trường nổi tiếng về chất lượng giáo dục.

Một đạo Phật Việt Nam suy thoái, cô lập thể hiện rất rõ ở hoạt động giáo dục hướng ra xã hội. Phật giáo Việt Nam rơi vào vũng lầy mê tín, cúng bái, chỉ là đạo của hủ tục và người chết. Điều đó tất nhiên dẫn đến tình trạng cải đạo ngày càng gia tăng. Giới trí thức Việt Nam ngày càng xa lánh đạo Phật, khiến cho đạo Phật Việt Nam đầu thế kỷ XX cơ bản chỉ còn sinh hoạt trong tầng lớp bình dân, nông dân, người buôn bán nhỏ, trình độ giáo dục thấp.

2. Cuộc đua trong lãnh vực giáo dục hướng ra xã hội ở 2 tôn giáo lớn

Những trí thức theo đạo Phật đã nhận thức được điều này vào đầu thế kỷ XX, với kết quả là công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam bắt đầu từ thập niên 1920. Một trong những nội dung lớn của chấn hưng Phật giáo là giáo dục hướng ra xã hội.

Đến thập niên 1950, Phật giáo Việt Nam đã bắt đầu xây dựng hệ thống trường Bồ Đề, trường học Phật giáo giáo giảng dạy chương trình phổ thông.

Sau Pháp nạn lịch sử 1963, Phật giáo Việt Nam đã thành lập được một trường đại học tổng hợp (một viện đại học theo từ dùng lúc bấy giờ). Hệ thống trường Bồ Đề và Viện Đại học Vạn Hạnh đã làm cho khoảng cách giáo dục hướng ra xã hội của Phật giáo Việt Nam và đạo Ca tô La Mã tại Việt Nam rút ngắn lại. Cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, ở miền Nam đã diễn ra cạnh tranh tôn giáo giữa 2 tôn giáo chính là Phật giáo và đạo Ca tô La Mã.

Phía Phật giáo đầu tư nhiều cho Viện Đại học Vạn Hạnh và sự phát triển của Viện Đại học Vạn Hạnh thể hiện bước tiến quan trọng của giáo dục hướng ra xã hội Phật giáo. Phật giáo Việt Nam đã có lựa chọn khôn ngoan, chủ động đưa giáo dục đại học vào khu vực cạnh tranh chính trong hoạt động giáo dục. Cũng chính vì thế, đạo Ca tô La Mã, sau Đại học Đà Lạt thành lập năm 1957, đã xúc tiến thành lập Đại học Minh Đức tại Sài Gòn. Trong khi phía Phật giáo cố rút ngắn khoảng cách trong hoạt động giáo dục như thế, thì phía đạo Ca tô La Mã lại cố gắng bứt phá để giữ vị trí số 1 với khoảng cách tối đa.

Năm 1975, hoạt động giáo dục tôn giáo hướng ra xã hội ở miền Nam chấm dứt với việc công lập hóa toàn bộ các trường tư thục, thực hiện chủ trương “nhà trường tách khỏi nhà thờ” của chính quyền. Cuộc chạy đua trên lãnh vực giáo dục hướng ra xã hội của 2 tôn giáo trở về mức không. Phần thiệt hại lớn hơn đương nhiên thuộc về phía Ca tô La Mã, hoạt động giáo dục hướng ra xã hội của họ trở về mức trước năm 1885, mất hết, mất trắng không còn gì.

3. Đạo Ca tô La mã luôn có ý thức khôi phục hoạt động giáo dục hướng ra xã hội còn Phật giáo Việt Nam thì không

Tuy không còn được phép hoạt động giáo dục hướng ra xã hội, đạo Ca tô La Mã tại Việt Nam luôn có ý thức khôi phục hoạt động này. Trước hết họ coi đó là điều bất bình thường, là một sự mất mát lớn.

Trong khi đó, phía Phật giáo Việt Nam lại coi đây là chuyện bình thường, hầu như không hề luyến tiếc hoạt động giáo dục hướng ra xã hội, hầu như không có ý muốn khôi phục. Hoạt động giáo dục được thu hẹp trong giáo dục tu sĩ với Ban Giáo dục Tăng ni và cho đến giờ vẫn vậy.

Điều này có thể dễ dàng giải thích. Nhận thức về giáo dục giáo dục hướng ra xã hội ở Phật giáo miền Nam trước năm 1975 chỉ mới đạt mức coi giáo dục giáo dục hướng ra xã hội chỉ là việc đối phó trong cạnh tranh tôn giáo, đối phó đối với hoạt động cải đạo. Phật giáo Việt Nam chưa coi giáo dục giáo dục hướng ra xã hội là một nhu cầu không thể không có, không coi là một sinh hoạt tôn giáo bình thường, không coi là hoạt động thường xuyên chấn hưng Phật giáo.

Có thể một số người theo đạo Phật coi việc trút bỏ hoạt động giáo dục hướng ra xã hội là rảnh nợ để chuyên tâm lo tu giải thoát.

Từ Đổi mới năm 1986, trong khi phía đạo Ca tô La Mã Việt Nam đã nói đến mục tiêu khôi phục hoạt động giáo dục hướng ra xã hội, thì Phật giáo Việt Nam vẫn không màng tới chuyện này. Điều đó đương nhiên dẫn tới hậu quả là khi chính quyền cho phép tôn giáo hoạt động trong lãnh vực mầm non, thì kết quả của Phật giáo hầu như không có gì, trong khi trường mẫu giáo tư thục do phía Ca tô La Mã thành lập hoạt động rộng khắp.

Học viện Công giáo Việt Nam đánh dấu bước tiến quan trọng của đạo Ca tô La Mã trong việc sử dụng giáo dục như một công cụ cải đạo.

Phía Phật giáo ngây thơ mà nghĩ rằng, từ năm 1975, mọi hoạt động cạnh tranh tôn giáo trên lãnh vực giáo dục hướng ra xã hội không còn, mọi tôn giáo là như nhau trong hoạt giáo dục hướng ra xã hội, đạo Ca tô La Mã không còn ưu thế và không cần bận tâm gì nữa.

Thực ra giáo dục đã là bản chất máu thịt của Đạo Ca tô La Mã trên toàn thế giới. Ở Việt Nam họ vẫn luôn tìm cơ hội để khôi phục hoạt động giáo dục hướng ra xã hội.

Hơn nữa, hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam ngày nào vẫn còn, thì khi đó vẫn còn cạnh tranh tôn giáo trong lãnh vực giáo dục, một công cụ rất lợi hại của việc .

Sự thua sút gần như triệt để, toàn diện của Phật giáo Việt Nam trên lãnh vực giáo dục mẫu giáo là một thất bại lớn về phía Phật giáo. Hệ thống trường tư thục mẫu giáo đạo Ca tô La Mã là một mũi nhọn cải đạo quan trọng mà Phật giáo Việt Nam đương đại bó tay thúc thủ.

Thực sự, cạnh tranh tôn giáo đã trở lại một cách gay gắt trên lãnh vực giáo dục hướng ra xã hội mà Phật giáo Việt Nam đã bị bỏ lại phía sau với khoảng cách rất lớn.

Bây giờ, khoảng cách đó đã được kéo ra thêm một bước lớn. với việc ra đời của Học viện Công giáo Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam vẫn tự trói mình trong giáo dục tăng ni, trong khi phía Ca tô La Mã đã có một trường đại học tuyển sinh rộng rãi mọi người. Sự thua kém đó là hết sức quan trọng.

Thần học đã là một bộ môn học thuật phổ cập với giáo dục bậc cao cho phép đào tạo đến tiến sĩ trong khi Phật học vẫn giới hạn trong đào tạo tu sĩ.

Trường đào tạo giới hạn tu sĩ của Phật giáo Việt Nam, các học viện Phật giáo, vẫn chỉ có thể đào tạo tu sĩ ở cấp thạc sĩ, trong khi Học viện Công giáo Việt Nam cung cấp việc đào tạo dành cho mọi người đến mức tiến sĩ. Thua sút này là rất lớn.

Nhưng điều quan trọng hơn là giới lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, giới tu sĩ tín đồ tinh hoa Phật giáo Việt Nam vẫn không ý thức được tình trạng thua sút này, không biết về thực trạng của mình, không biết đến nhu cầu cấp bách của giáo dục hướng ra xã hội.

Việc Phật giáo Việt Nam bị bỏ lại phía sau trong hoạt động giáo dục hướng ra xã hội với khoảng cách ngày càng lớn (đánh dấu bằng thất bại của Phật giáo trong giáo dục mẫu giáo và việc thành lập Học viện Công giáo Việt Nam) phản ánh tình trạng thiểu số hóa Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đang trở thành tôn giáo hàng thứ 2 tại Việt Nam, mất dần vị trí vai trò và ảnh hưởng đối với xã hội Việt Nam.

Học viện Công giáo Việt Nam là bước tiến quan trọng của đạo Ca tô La Mã trong việc khôi phục hoạt động giáo dục hướng ra xã hội, bằng học viện này, với khả năng tuyển sinh rộng rãi và việc có thể mở đào tạo các môn hỗ trợ thần học như ngoại ngữ, tin học, âm nhạc, chuyển biến mới trong hoạt động giáo dục hướng ra xã hội trong tay đạo Ca tô La Mã chắc chắn sẽ diễn ra trong nay mai. Tình hình Phật giáo suy thoái trong sự tương phản với đạo Ca tô La Mã tại Việt Nam sẽ được tái lập và ở mức độ có thể nghiêm trọng hơn.

Hướng giải quyết chỉ có thể là mở rộng Ban Giáo dục Tăng ni thành ban Giáo dục, đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng ra xã hội ở cấp mẫu giáo, mở rộng hoạt động đào tạo Phật học ở cấp đại học đến mọi đối tượng trong xã hội, tích cực chuẩn bị khôi phục hoạt động giáo dục hướng ra xã hội trên nhiều mặt: kế hoạch, nhân sự, cơ sở vật chất…

Minh Thạnh

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp