đậu tương đen hữu cơ

Cải đạo

10:01 04/06/2011

Khi nào tăng ni Việt Nam có tuyên bố mạnh mẽ chống lại cải đạo?

Tăng Ni cứ ngồi đó, mà TUYÊN BỐ MẠNH MẼ CHỐNG LẠI CẢI ĐẠO, liệu có giúp được gì không? có ngưng được chính sách cải đạo của các tôn giáo khác không?

Khi Nào Tăng Ni Việt Nam Có Tuyên Bố Mạnh Mẽ Chống Lại Cải Đạo ?


Tại sao lại có câu hỏi không mấy thực tế như vậy?


Tuyên bố mạnh mẽ, có bằng thực tế mạnh mẽ ?


Tại sao ? cứ xúm nhau lại rầu rĩ, than van, rên rỉ .Bị cải đạo .. Bị cải đạo… Sao không thực tế lên một chút …Bị cải đạo…Bị cải đạo…Phải làm gì ?… Phải làm gì ???? có hay hơn,có thực tế hơn không ?.. Tăng Ni cứ ngồi đó, mà TUYÊN BỐ MẠNH MẼ CHỐNG LẠI CẢI ĐẠO, liệu có giúp được gì không? có ngưng được chính sách cải đạo của các tôn giáo khác không?


Như kẻ bị mất gà, thực tế không lo rào giậu, hay đóng chuồng cho kỹ, để bảo vệ những con gà còn lại mà laị cứ ngồi đó,  mà than van, rên rỉ thì có ích gì.Càng than van  càng mất ,càng ngớ ngẩn càng mất …Biết bao nhiêu điều lôi thôi, mất tín nhiệm chia rẽ, thiếu tổ chức trong nôị bộ,  làm tứ chúng chán nản, phân ly,chán nản Xa rời đạo pháp, làm mồi ngon cho Cải Đạo.


Thực tế .Hãy nhìn ngay lại những gì trong nội bộ cần sửa đổi hay chấn chỉnh lại, hãy suy xét, tìm hiểu, những lý do gì mà phật tử bị cải đạo một cách dễ dàng ,thì đấy là  điều mà cần phải chấn chỉnh và sửa đổi .


Thực tế,chỉ xin các Tăng Ni “DỜI”  gót ngọc.Bước ra khỏi những ngôi chùa vĩ đại, về các ngôi chùa làng, trùng tu, kiến thiết lại những ngôi chùa làng đang bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng.


 -Bầu  ban trị sự để gìn giử bảo vệ và tu bổ chùa .

-Tổ chức thuyết pháp vào những ngày rằm và mùng một .


(Hành trang tâm linh mang theo suốt cuộc đời của người con Phật là Tứ Diệu Đế  , Bát Chánh Đạo,  Thập nhị Nhân duyên và năm giới cấm. Nếu như một đứa trẻ, cho đến các cụ già mà thuộc nằm lòng Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên và thực hành năm giới cấm ,thì thách đố bất cứ tôn giáo nào có thể cải đạo được họ. Một lá bùa tâm linh hộ mạng, linh nghiệm quý giá nhất.Một sự  gìn giữ vững chãi đạo đức hiền lương và yên bình trên đường đời của họ.Không biết ngày nay, những người con Phật ở VN có bao nhiêu người thuộc nằm lòng,hiểu được. Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,Thập Nhị Nhân Duyên và thực hành năm giới cấm  của đạo phật? và câu hỏi có thể đặt cho một số tu sĩ Phật Giáo hiện đại cũng nên . Kinh Phật thì thiên trang vạn quyển .Thuyết nói bao giờ cho cạn,chi bằng trong mỗi buổi nói Pháp nên hướng dẫn Phật Tử hiểu và thuộc nằm lòng Tứ Diệu Đê, Bát Chánh Đạo,Thập Nhị Nhân Duyên  và thục hành 5 giới cấm để làm kim chỉ nam, làm rường cột cho đời sống cũng như làm  thành trì để bảo vệ niềm tin. Như vậy có thực tế hơn không?.


-Tổ chức lễ quy y hàng tháng. Khuyến khích Phật tử quy y.

-Tổ chức .Làm lễ chứng minh đám cưới tại chùa.


(Tổ chức lễ Thành hôn tại chùa, là một hình thức giữ đạo kiên cố nhất.Khởi đầu,Chỉ với một đôi uyên ương ở hiện tại, nhưng mà là cho cả một gia đình giòng họ, hay xa hơn là cả một thế hệ  trong tương lai.Do đó nghi thức thành hôn tại chùa.CẦN phải được nghiên cứu, soạn thảo, tổ chức đồng nhất, GỌN,  NHANH.Không rườm rà ,câu nệ, tránh phức tạp phiền toái để có thể làm chán nản cho những người đang dự lễ,và rụt rè, e ngại cho nhửng cặp uyên ương sau này muốn vào chùa làm lễ thành hôn.Qùy  trước Phật đài đôi uytên ương trao nhẫn cưới, thệ nguyện suốt đời sống với nhau trong ánh sáng từ bi của ngài,và Sư trụ trì đứng cạnh Phật đài và đôi tân hôn  làm lễ chứng minh .Những nghi lễ thành hôn trong chùa như vậy . CẦN đuợc khuyến khích. CẦN   phải được thực hiện một cách sốt sắng nhiệt tình, đồng nhất trong các chùa ở VN, và phải được khuyến khích tối đa như là một điều kiện ắt có, cho các phật tử khi làm lễ thành hôn .Đây là một trong nhửng thành trì quý báu để có thể một phần nào, ngăn cản được ngón đòn cải đạo qua các cuộc hôn nhân khác tôn giáo.


Lễ cưới là một kỷ niệm đẹp, quan trọng và ghi nhớ nhất của đôi trẻ trong suốt cả cuộc đời,nếu được tổ chức trong chùa thì kết quả . 


1/  Một gia đình đạo đức dưới Giáo Lý Từ Bi của Đức Phật  vừa được hình thành..

2/  Một hy vọng họ sẽ ăn đời ở kiếp với nhau, khó bỏ nhau, mọi dị biệt nếu có sẽ được san bằng vì lời nguyện trước đức Phật khi làm lễ cưới.

3/  Họ sẽ có một gia đình  êm ấm  con cháu yên vui trong niềm tin nơi Đức Phật

4/  Nhất định họ cũng như con cháu họ sẽ khó có thể bị cải đạo.


 Có thể ,lễ cưới nơi chùa có thể còn quan trọng hơn cả lễ quy y, vì quy y chỉ là một cá nhân đơn lẻ, còn đám cưới tại chùa, tương lai còn kéo theo cả gia đình, cháu chit, họ hàng về với Phật đạo.Duy trì, bảo vệ Phật đạo cho những thế hệ tương lai.


Chính vì sự quan trọng này, và nhờ sự quan trọng này, mà đạo Thiên chúa  đã mở mang phát triển, và duy trì bành trướng khắp nơi trên thế giới .Tín hữu nào đã đưọc làm phép cưới, thì không được bỏ nhau (ly dị) không được lang chạ . Thử hỏi ai lại không muốn trai một vợ, gái chỉ một chồng, an tâm khỏi phải lo nữa ,vì đã có nhà thờ và luật phép  cưới lo rồi.


-Tổ chức thanh thiếu niên Gia đình phật tử đến chùa tu học vào những ngày cuối tuần.


-Mở các lớp học sơ cấp cho các em trong làng.


-Cho ban trị sự đi khắp làng, mời gọi dân làng đi lễ chùa và nghe thuyết pháp.


-Cho các em  phật tử đi dọn dẹp đường xá trong làng vào những ngày nghỉ (công tác xã hội)


-Điều nghiên xem gia đình nào cân sự giúp đỡ vật chất , tinh thần , ma chay hay cưới hỏi thi ban trị sự chùa, cũng như sư trụ trì lên chương trình giúp đỡ.


-Vào nghững ngày nghỉ, sư trụ trì nên đến thăm từng nhà dân trong làng thăm hỏi và khuyén khích dân làng tu học và quy y.


-Vấn đề bầu ban trị sự để gìn giữ và bảo vệ chùa thì tối quan trọng. Xin đề nghị. Trong mỗi chùa, nên có  một chức vụ THẦN HỘ PHÁP do một cư sĩ phật tử nắm giữ .Đại diện và dưới quyền Sư trụ trì. Vị Thần hộ pháp này có nhiệm vụ.


1/ Cai quản coi sóc tu bổ sự hư hao hay trùng tu nếu có của Chùa.


2/  Bảo vệ giữ gìn tài sản của chùa.


3/  Liên lạc ban trị sự để tổ chức lễ hội trong chùa.


4/  An ninh và bảo đảm cho chùa mỗi khi chùa bi xâm phạm, về vật chất cũng như sự tôn nghiêm (như xâm phạm chiếm đoạt đất đai tài sản của chùa.Buôn bán trái phép ở cổng chùa hay trong sân chùa, vào những ngày lễ, và đối phó với tệ nạn sư giả  v..v) .Vào những trường hợp như vậy, Thần Hộ Pháp phải liên lạc, họp ban trị sự tìm cách đối phó, như mời ban đại diện và các Phật tử đến gặp các đối tượng, phân trần phải trái trong ôn hoà. cho các đối tượng hiểu để giải quyết êm đẹp vấn đề. Còn như nếu gặp các đối tượng hung dữ, thì Thần Hộ Pháp đại diện chùa đành miễn cưỡng nhờ đến công an điạ phương giúp đỡ ,chứ Sư trụ trì hoàn toàn không thể làm gì hơn trong các vấn đề này được.


Nếu tất cả những ngôi chùa làng ở Việt Nam mà thực hiện những điều thực tế nêu trên, thì thách đố bất cứ tôn giáo nào thực hiện được việc cải đạo ở VN . Mỗi ngôi chùa làng, là một pháo đài kiên cố để bảo vệ đạo Phật.Tổ tiên ta xưa, có lẽ đã lường trước được việc này, nên mỗi làng đều thiết lập một ngôi chùa ..Rất tiếc ngày nay chùa làng lại đang bị bỏ hoang hay xuống cấp một cách tệ hại, dân làng bơ vơ, không nơi nương tựa tâm linh,làm mồi ngon cho các Thánh ma cải đạo. Bỏ cả tỉ bạc ra làm thiện nguyện từ thành phố vế thôn quê,chia cho dân nghèo được vài ký gạo mấy thùng mì gói, hồ hởi xúm nhau tươi cười vui vẻ chụp hinh quay video lưu niệm, quảng cáo rồi rút êm về thành phố .Đêm xuống Ma ngoại đạo Thánh Ma  đến, họ gặt hái những Linh hồn nghèo khó này đi mất, thật uổng vài ký gạo và mấy thùng mì gói.


 Bỏ cả tỉ bạc ra, xây những nôi chùa to lớn xa lắc xa lơ, khỉ ho cò gáy, đèo heo hút gió,  người dân thường đâu có cơ hội nào có thể đến được để lễ Phật ,cho đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng chưa chắc. Sao không đem tiền này về chùa làng thân yêu gần gũi của dân, để xây dựng, để hoằng pháp  dân làng, bước vài bước là đến  chùa, là gặp phật, để được Phật thương yêu an uì vỗ về, bất cứ khi nào sáng trưa chiều tối ,ngay cả còn được nghe tiếng chuông chùa siêu thoát  sớm hôm  . Hiện thời chính sách cải đạo đang được phát động như vũ bão, ấy vậy mà các thánh ma cải đạo ít dám lởn vởn ở các làng để cải đạo. Vì họ biết làng nào cũng có chùa có Phật ở trong tâm của dân làng, nên rất khó cải đạo. Nhưng làng nào không có chùa thì họ đến ngay Đây cũng là một lý do tại sao các ông cố đạo ngày xưa,thưòng hay chiếm đất chùa để xây nhà thờ là vậy. Vừa dẹp bớt được một ngôi chùa,thêm đưọc một nhà thờ Chúa.


Làng mất chùa, làng mât Phật. Dân mất chùa, dân mất Phật. Không chùa không nơi độ sinh, chùa xa vô ích, chùa gần dễ phuơng tiện, dân dễ tu ,dễ cảm hoá, dễ lưu luyến ,vì ngày nào tới lui cũng thấy chùa thấy Phật, đi xa cũng thương cũng nhớ về làng cũ, với  chùa xưa, dù tha hương khất thực cũng không sao quên chùa, quên làng được .Ngày hôm nay, trên các buôn làng xa xôi miền cao, không chùa, không Phật.Dân miền núi hiền lành chất phác ngây thơ, đang bị các Thánh Ma cải đạo một cách kịch liệt, nguyên nhân chính, các buôn làng xa xôi cách biệt, không tổ chức làng xã như cư dân miền đồng bằng, nên không văn hoá,không chùa, không Phật nên dễ dàng rơi vào bẫy cải đạo một cách oan uổng.Liệu GHPGVN có thể thực hiện được mỗi bản trên vùng cao một ngôi chùa được không? dù sơ khởi chì bằng tranh tre.Giống như trồng  những cây Nêu trước nhà trong những ngày tết của dân quê, với niềm tin cây nêu tượng trưng cho Phật để ma quỷ sợ hãi tránh xa, và thực tế sẽ vô hiệu hoá được cải đạo, và hy vọng mỗi ngôi chùa sẽ là một cây Nêu để bảo vệ đạo Phật VN trong tuơng lai   .Một cách thành kính tri ân và ngưỡng mộ đại đức Thích Đồng Châu . Với tâm nguyện Bồ Tát, đã đơn phương vượt thắng mọi gian lao khó nhọc, tạo dựng nên ngôi chùa Di Đà ncho dân bản và trưòng học trong chùa cho các em ở vùng cao. Xin tán thán công đừc của Thầy..Ước mong , có được vài chục vị sư có tâm nguyện Bồ tát như Thầy, chứ không dám ước đến vài trăm .Nếu có được, thì thật là đại Phúc cho PGVN Nhưng giữa thời đại này thật khó lắm thay.


Nói dến chùa to tượng lớn xin đơn cử một trường hợp … Chùa Bái Đính … Một ngôi chùa vĩ đại,một niềm vưi sướng và rất kiêu hãnh cho người Phật tử VN ,dù đó là một ngôi chùa của tư nhân..Nhưng nhận định kỹ một chút chúng ta sẽ thấy ngôi chùa hoành tráng này chỉ có cái vỏ mà không có ruột. Không biết bây giờ ra sao, có thêm thắt được gì nữa không,chứ cứ như ngày truớc thì tôi có ý kiến như sau ..Nếu vào nhửng ngày lễ lớn của Phật Giáo, hay vào những ngày lễ tết, cở khoảng mươi ngàn người đến thăm viếng và lễ Phật. Vậy thì họ chỉ có lể Phật , thăm viếng rồi ra về, không còn gì nữa. Kết quả, họ sẽ để lại một đống rác khổng lồ kinh khủng, phóng uế bừa bãi, chưa kể xảy ra bao nhiêu chuyện chướng tai gai mắt, mà đáng lẽ ra, không thể có nơi chốn tôn nghiêm. Tại sao vậy.Chỉ vì thiếu tổ chừc ,thiếu cái ruột,nên không đem lại bất cứ một lợi ích nào cho người đến chùa, cũng như cho sự hoằng dương Phật  pháp. Vào thời buổi này, muốn xậy một ngôi chùa ,ngoài những xây dựng căn bản của một ngôi chùa, xin lưu ý thêm những cơ sở sau đây.


Thứ nhất Giảng đường đây là nơi quan trọng chỉ sau chính điện .Lấy cơ ngơi chùa Bái ĐÍnh làm tiêu chuẩn . Nếu ước lượng số người đến chùa mươi mười lăm ngàn người vào những ngày lễ lớn,thì giảng đường bắt buộc phải có sức chứa trên mười ngàn người .Sau khi lễ Phật rồi,ngưòi ta phải vân tập về đây để nghe thuyết Pháp. Trước cuộc thuyết pháp, với số đông người nghe như vậy, thì Sư trụ trì phải chuẩn bị những bài pháp, với chủ đề thật đặc biệt, và phải được thuyết giảng bởi những vị sư uyên bác về Phật Pháp,  và phải có trình độ học vị cao (như Thầy Nhật Từ chẳng hạn).


Không nên tỉ tê sầu thảm cho người nghe khóc mùi,khóc mẩn trái với giáo pháp của Phật và để thu hút,và phấn khởi, thì có thể tổ chức chương trình văn nghệ phụ diễn,sau buổi thuyết Pháp.Giảng đường này, cũng sẽ là nơi tổ chức những buổi thuyết pháp thường xuyên,thực hành thiền định, và chung nhau tu niệm phật, và sau nữa là nơi sinh hoạt , tu học cho các em gia đình Phật tử .Thứ hai. Là cơ sở dùng làm thư viện Phật giáo.Đây là nơi cho những ai, và  cho nhưng Phật tử đến nghiên cứu Giáo Pháp Kinh Điển của đạo Phật qua sách vở để tu học .Thứ ba nữa là Trai đường.Đây là nơi thực tập và khuyến khích mọi ngưới ăn chay theo hạnh từ bi của nhà Phật , và bán ra với giá phải chăng. Như vậy sẽ giải quyết bớt đươc  rác thải, đồ ăn thừa của mọi người đem theo khi lên chùa.Giảm bớt được hàng gánh, bán bưng, chung quanh chùa và có thể tránh được nạn treo cả con nai chết lủng lẳng, xẻo từng cân thịt bán cho khách hàng, trước cổng chùa .Như vậy sau khi lên chùa về mọi người có thể mãn nguyện, vừa được lễ Phật , được nghe Pháp  , được thưởng thức chương trình văn nghệ giúp vui, được thưởng thức những món chay tịnh, lợi lạc biết bao nhiêu.


 Sau cùng là nhà vệ sinh, và thùng chứa rác, phải đầy đủ, để cung càp nhu cầu tỷ lệ cho số đông rất quan trọng .Nói chung làm sao để cho người lên chùa về có cảm giác mãn nguyện, thoải mái, và thích thú cho lần sau.


 Chung qui.Để đầy đủ, và thoả mãn cho nhu cầu hoằng Pháp lợi sinh, thì những ngôi chùa hiện nay cần phải có thêm .Giảng Đường,Trai Đường và Thư Viện thì mới mong đáp ứng trọn vẹn được nhu cầu cần thiết cho công cuộc hoằng dương Phật Pháp được.


Viết bài này, trong khuôn khổ và lòng ước nguyện  bảo vệ sự truờng tồn, và vẹn toàn cho phật giáo trong sự cải đạo ồ ạt muốn tiêu diệt Phật Giáo  VN hiện nay  .Giả sử việt Nam có 40 triệu người Phật tử, nếu như số người Phật tử này bị cải bỏ đạo  Phật hết, thì đạo Phật VN sẽ biến mất. Như vậy có phải là tiêu diệt đạo Phật VN  qua hình thức cải đạo không ?.

  

LÊN ĐƯỜNG ĐI  CÁC THẦY ...! Ở MÃI TRONG CHÙA LỚN SAO ĐÀNH !


 Sao chỉ thanh tịnh, an lạc cho mình, mà quên quần sinh đang mong đợi .Ngày xưa đức Phật khổ ải,lang thang khắp nơi để hoá độ chúng sinh, trải Pháp cứu khổ cho muôn người ..Còn ngày nay ?

 

"Hãy ra đi, các tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. đem hạnh phúc cho nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích hạnh phúc cho chư Thiên và nhân lọai, Mỗi người hãy đi mỗi ngã. Này hỡi các tỳ kheo, hãy hoằng dương đạo pháp, tòan hảo ở đọan đầu, tòan hảo ở đọan giữa, tòan hảo ở đọan cuối cùng, tòan hảo trong cả hai, tinh thần và văn tự. Hãy công bố đời sống thiêng liêng, cao thượng, vừa tòan thiện, vừa trong sạch. Chính Như Lai cũng phải đi hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc Đại Trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy là các con đã hoàn tất nhiệm vụ." (trích)


Tác giả: Quang Chính, nguồn link: daophatngaynay.com

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp