Làm công việc văn hóa vô vị lợi này tôi chẳng bao giờ quan tâm đến chuyện thành hay bại. Thấy việc mình phải làm, có ích cho quần chúng, thì cứ làm. Đây là nhiệm vụ mở mang dân trí mà người Tây phương đã làm từ mấy thế kỷ nay chứ không phải là để chống Công giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác.
LTS: Cảm giác Giáo Sư Trần Chung Ngọc đã ra đi đột ngột rất đúng, nhưng cũng hoàn toàn ... không đúng. Đột ngột là vì ông vẫn còn viết bài, viết thư trao đổi với chúng tôi cho đến ngày cuối. Nhưng, không đột ngột chút nào là vì tuổi ông đã thọ khá cao, ông cũng biết trước ngày ông phải ngưng làm việc. Nhiều người sống thọ đến hơn trăm tuổi, nhưng đã nghỉ làm việc ở tuổi trên dưới 60 hoặc 70 là cùng, cho nên khi tạ thế cả chục năm sau, không ai cho rằng "đột ngột" cả. Nhưng GS đã tiếp tục viết cho đến hơi thở cuối cùng, độc giả tiếp cận hàng tuần nên cảm thấy tức tưởi cũng dễ hiểu thôi.
Mới 2 tuần trước khi ra đi, ông tuyên bố giao cho chúng tôi bài chót, nhưng rồi lại trả lời phỏng vấn này. Kế tiếp ít ngày sau, ông lại tuyên bố còn sống ngày nào là còn viết ngày đó. Trên giường bệnh lần cuối, ông vẫn còn tỉnh táo dặn dò mọi thứ cho đến hơi thở cuối cùng. Trên đời đã được mấy ai bình thản và tỉnh táo trong phút lâm chung đến như thế?
Đây là một trong những bài cuối cùng của Giáo Sư Trần Chung Ngọc viết cho sachhiem.net. Trong tâm trạng buồn bã khó tả, chúng tôi ôn lại những trao đổi sau cùng với ông. Khi nghe Giáo Sư tuyên bố gác bút, chúng tôi vội vả thảo vài câu phỏng vấn mong rằng có thể lưu lại chút kỷ niệm với ông, vừa riêng lại vừa chung. Câu hỏi gửi đi thì hai ngày sau tòa soạn đã nhận được trả lời (ngày 20 tháng 1, 2014).
Vì định hỏi GS thêm vài điều nữa nên chưa kịp đăng. Hôm nay đúng mười ngày sau khi Giáo Sư tạ thế, chúng tôi xin được đăng bài phỏng vấn này, đem giọng nói của ông trở lại một cách mới mẻ, hy vọng sẽ an ủi những bạn đọc nào đang còn tâm trạng thương tiếc Giáo Sư.
Với suy nghĩ này, trong những ngày tháng sắp tới, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục làm sống lại giọng nói của Giáo Sư khi tìm đăng lại những bài viết trước khi trang nhà được thành lập. Và như thế, tiếng nói của ông vẫn sống mãi với chúng ta. (SH)
1. Gíáo Sư đã viết về những đề tài liên quan đến tôn giáo bắt đầu từ lúc nào?
Có thể nói là từ đầu thập niên 1990. Tôi bắt đầu đóng góp cho mấy tập san Phật Giáo như Sen Trắng, Nguồn Sống, Phật Giáo Hải Ngoại. Tôi không nhớ là bắt đầu viết về Công Giáo từ bao giờ, khi tôi phê bình cuốn “Những Bí Ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam” của Lữ Giang hay là khi tôi được Giao Điểm mời đóng góp bài cho cuốn “Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II“
2. Giáo Sư có thể nói qua về những động lực để Gíáo Sư có đề tài để viết bền bỉ từ bấy đến nay?
Muốn hiểu rõ tại sao tôi lại đi vào con đường như vậy mà tôi biết rõ là sẽ không làm hài lòng nhiều người Quốc gia cũng như Công giáo, tôi thấy cần phải nhắc lại vài sự kiện lịch sử. Phần này hơi dài, mong Sách Hiếm thông cảm.
Thứ nhất, tôi là người sống trong vùng Quốc Gia, cho nên kết cục của cuộc chiến đã đưa đến cho tôi một thắc mắc và ấm ức. Thắc mắc và ấm ức đó là:
“Miền Nam có hơn một triệu quân, một thời cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, với đầy đủ vũ khí, đạn dược, và có ưu thế tuyệt đối về máy bay chiến đấu, về B52 để trải thảm bom từ trên thượng tầng không khí, xe tăng, tàu chiến, và cả thuốc khai quang Agent Orange để cho Việt Cộng không còn chỗ ẩn núp v..v.. nhưng tại sao vẫn không thắng nổi đối phương để rồi Mỹ phải tìm cách Việt Nam hóa cuộc chiến, rồi “tháo chạy” [từ của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng], và cuối cùng, Việt Nam Cộng Hòa phải đầu hàng? Vậy ngoài yếu tố quân sự, những yếu tố nào đã quyết định cuộc chiến? Phải chăng phe Quốc Gia của chúng ta có vấn đề về chính nghĩa, về chủ quyền? Phải chăng quân dân miền Nam không tích cực chống Cộng? Hay phải chăng yếu tố quyết định là truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam? Thực ra thì Quốc Gia và Cộng sản bên nào có Chính Nghĩa? Bên nào hợp lòng dân và được dân ủng hộ? Ý chí và khả năng chiến đấu của binh sĩ hai bên ra sao? Khả năng chỉ huy của các cấp lãnh đạo? Và còn những gì gì nữa?”
Phòng làm việc của GS Trần Chung Ngọc - trong bài
Thắc Mắc Về Thời Sự: Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
Tại sao chúng ta lại thua? Đó là niềm ấm ức đã ám ảnh đầu óc tôi trong vài năm đầu sống ở Mỹ sau 1975, trong thời gian này, vì phải bắt đầu lại cuộc sống từ số không nên không có thì giờ tìm hiểu, tôi vẫn không giải đáp được thắc mắc trên.
Nhưng thắc mắc trên cứ ám ảnh đầu óc tôi, cho nên khi đời sống kinh tế gia đình đã ổn định, tôi đã để thì giờ tìm hiểu, và đọc rất nhiều sách viết về cuộc chiến ở Việt Nam, phần lớn là sách Mỹ, sách Pháp, và vài ba cuốn sách Việt, thí dụ như “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” của Đỗ Mậu; “9 Năm Máu Lửa Dưới Chính Quyền Ngô Đình Diệm” của Nguyệt Đam và Thần Phong;“Đảng Cần Lao” của Chu Bằng Lĩnh”; Luận Án Tiến Sĩ “Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914)”[Christianisme et Colonialisme au Viet Nam, 1857-1914], Đại Học Paris, 1969, của Cao Huy Thuần; “Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” của Hồ Sĩ Khuê v…v… Đặc biệt là bộ sách của Chu Văn Trình như 1. Gia Tô Thực Dân Sử Liệu, Florida, 1990; 2. Sách Lược Gia Tô Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu, Florida, 1990; 3. GiaTô Thực Dân Chính Sử, Florida, 1993; 4. Gián Điệp Alexandre de Rhodes và Chữ Quốc Ngữ, Florida, 1996.
Thứ nhì, ở Việt Nam ai cũng biết là người Công giáo cuồng tín nhất hạng, ngoài Bắc thì có những ốc đảo (từ của linh mục Trần Tam Tĩnh) Bùi Chu, Phát Diệm, trong Nam thì có Hố Nai, Gia Kiệm. Đó là những vùng mà các linh mục là những lãnh chúa, và giáo dân hung hăng rất mực. Thử đi xe qua vùng Hố Nai và cán vào một con chó của họ thì họ sẽ ùa ra hành hung và làm khó dễ, ngăn cản không cho đi tiếp cho đến khi vấn đề được giải quyết ổn thỏa, nghĩa là phải đền bù theo yêu sách của họ. Đa số người Việt Nam ngoại đạo không có mấy thiện cảm với người Công Giáo. Bởi vậy trong dân gian mới có những danh từ phổ thông có tính cách khinh thường như “Mari sến” (con sen) , “Joseph nhỏ” (thằng nhỏ), “quạ đen” (linh mục). Những từ này người ta vẫn thường nói ngay dưới thời Ngô Đình Diệm. Nhiều chuyện tiếu lâm về ông Diệm và các “Cha” đã truyền trong dân gian. Tại sao chế độ Ngô Đình Diệm lại bị người dân oán ghét. Đó là những yếu tố thúc đẩy tôi tìm hiểu về Công giáo.
Phải xa quê hương là điều không ai muốn, nhưng bù lại ở Mỹ tôi có được cơ hội để tìm hiểu thực chất Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo La-mã (Roman Catholicism) nói riêng, cũng như về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, cũng như về cuộc chiến ở Việt Nam mà tôi tin rằng nếu ở lại Việt Nam tôi không thể nào có phương tiện và cơ hội để có được những sự hiểu biết này.
Một tôn giáo thường có ba mục đích chính. “Thứ nhất, tôn giáo là để dạy và khuyến khích đạo đức cho con người.” (First, religion is there to teach and encourage morality.) “Thứ nhì, tôn giáo hiện hữu như là một gia đình thứ hai để hỗ trợ cho nhóm người có cùng đức tin trong cách sống lành thiện” (Second, it exists as a extra familiar support group of people with similar, or at least compatible, beliefs in how to live life correctly.) Và “Thứ ba, tôn giáo giúp chúng ta khai sáng tâm linh” (Third, it helps us achieve spiritual enlightenment.)
Công Giáo không những không thực hiện ba mục đích trên mà còn làm trái lại. Thật vậy, lịch sử đẫm máu của Công Giáo đã chứng tỏ hơn gì hết Công Giáo, thay vì dạy và khuyến khích đạo đức con người, đã khuyến khích con người làm những việc đại ác như thiết lập những Tòa Án Xử Dị Giáo để tra tấn, giết chóc và cướp của của các nạn nhân, cùng chiến dịch săn lùng phù thủy thiêu sống vô số người vô tội, thiêu sống luôn cả khoa học gia Bruno, nạn nhân của sự cuồng tín giáo điều của Giáo hội Công Giáo về vũ trụ học, nhưng lại nắm quyền sinh sát trong tay.
Tất cả những việc đại gian, đại ác như trên đều được thực hiện nhân danh đức tin vào một Thiên Chúa của Do Thái mà nền thần học Công Giáo đôn lên làm Thiên Chúa của cả loài người.
Thứ đến, khi Công Giáo du nhập vào Việt Nam, tôn giáo này đã mê hoặc được một lớp tín đồ thuộc thành phần thấp kém nhất của xã hội Việt Nam, nổi tiếng là “đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc.” Và sau cùng, một tôn giáo mà các con chiên phải tuyệt đối tuân phục các “bề trên” và được dạy để mà tin không cần biết, không cần hiểu, có nghĩa là một tôn giáo trong đó lý trí trở nên thừa thãi, thì không thể gọi là một tôn giáo giúp tín đồ khai sáng tâm linh.
Từ kiến thức tới lập trường. Với những kiến thức mới này, cho nên, vào giữa thập niên 1990 tôi mới quyết định đi vào con đưởng giải hoặc Ki Tô Giáo, nghĩa là đưa ra những sự thực về Ki Tô Giáo để thức tỉnh những người còn u mê trong ngục tù tâm linh của một tôn giáo mà lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ là đã gây tác hại rất nhiều cho nhân loại và nhất là giam giữ đầu óc tín đồ trong vòng ngu tối trí thức.. Tại sao tôi lại quyết định như vậy? Bởi vì nghiên cứu về Ki Tô Giáo tôi thấy đó không phải là một tôn giáo có mục đích thăng tiến trí tuệ, tâm linh của con người, trái lại chủ trương ngu dân dễ trị, giam hãm con người vào trong một ngục tù tâm linh qua những xảo thuật để huyễn hoặc đầu óc con người bằng những điều hoang đường mà ngày nay đã không còn mấy giá trị trong thế giới những quốc gia tiến bộ trí thức.. Hơn nữa lịch sử Ki Tô Giáo cho chúng ta thấy tôn giáo này đã tác hại trên nhân loại rất nhiều, trong đó có Việt Nam, so với những lợi ích tôn giáo này mang lại.
3. Làm thế nào để Gíáo Sư có thể tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng như Gíáo Sư đã làm? Phương cách có khác nhau từ lúc bắt đầu so với lúc sau này khi mà các dữ liệu về điện tử và các phương tiện tiếp cận tài liệu mỗi ngày một dễ hơn?
Hồi tôi còn dạy ở đại học Madison – Wisconsin tôi thường tìm kiếm tài liệu trong thư viện của trường. Có những tài liệu đã hết (out of print), không còn lưu hành ở ngoài. Đối với những tài liệu này tôi phải dùng máy Xerox để sao lại. Điển hình là những cuốn sau đây:
-Lorulot, André, 1. Les Secrets des Jésuites, Herblay, France, 1933; 2. Lourdes: La Vérité sur les Visions de Brenadette. Le Mercantilisme de la Grotte, Herblay (Seine-et-Oie), France, 1933.
-Le Cléricalisme: Voilà l'Ennemi! Les Meilleures Pensées Anticléricales de Ferdinand Buisson, Léon Gambetta, Émile Combes, Victor Hugo [..et al], Herblay (Seine et Oise), Éditions de l'Idée Libre, 1937
-Trần Tam Tĩnh, Dieu et César: Les Catholiques dans L'Histoire du Vietnam, Sudestasie, Paris, France, 1978
-Rajneesh, B.S., Priests & Politicians: The Mafia of the Soul, The Rebel Publishing House, Cologne, Germany, 1987
- McCabe, Joseph, 1. The Vatican's Last Crime: How The Black International Joined the World-Plot Against Freedom, Liberalism, and Democracy, Haldeman-Julius Co., Kansas, 1941; 2. Rome Puts the Blight on Culture: The Roman Church the Poorest in Cutlure and Richest in Crime, Haldeman-Julius Publications, Kansas 1942; 3. The Church: The Enemy of the Workers. Rome is the Natural Ally of All Exploiters, Haldeman-Julius Publications, Kansas 1942; 4. The Truth About The Catholic Church, Haldeman-Julius Publications, Kansas, 1926; 5. The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiter, Its Gestapo, and Its Money-Box, Haldeman-Julius Publications, Kansas, 1942
-Remsburg, John E., False Claims, The Truth Seeker Company, New York, 1928
-Ingersoll, Robert G., 1. Some Mistakes of Moses, Freethought Press Association, New York, 1967; 2. Sixty Five Press Interviews, AAP, Austin, Texas, 1983
-Manhattan, Avro, 1. The Vatican's Holocaust, Ozark Books, Springfield, MO., 1986; 2. The Vatican Billions, Paravision Books, London, 1972; 3. Catholic Imperialism and World Freedom, Watts & Co., London, 1952; 4. Vietnam: Why Did We Go?, Chick Publications, CA., 1984
-Pigott, Adrian, Freedom's Foe - The Vatican, The Pioneer Press, 1965
Ngoài ra, tôi cũng kiếm được vài cuốn trong tiệm sách cũ:
- McLoughlin, Emmet, 1. American Culture and Catholic Schools, Lyle Stuart, Inc., New York, 1960; 2. People's Padre, Beacon Press, Boston, 1961; 3.Crime and Immorality in the Catholic Church, Lyle Stuart, Inc., New York, 1962; 4. Letters to an Ex-Priest, Lyle Stuart, Inc., New York, 1965
-Peter de Rosa, Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Crown Publishers, New York, 1988
- Ide, Arthur Frederick, Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican, AA Press, TX, 1987.
Về sau, khi số sách xuất bản thuộc loại nghiên cứu về Thánh Kinh, về Ki tô Giáo, về lịch sử Công Giáo cũng như Tin Lành càng ngày càng nhiều, do đó tôi mua được một số mà tôi để trong phần Tài Liệu Tham Khảo. Tôi có một thư viện riêng gồm trên 1000 cuốn sách đủ các loại: Phật Giáo, Công Giáo, Chiến Tranh Việt Nam, Triết và Khoa học v…v…Và ngày nay tôi có thể mua một số e-books từ amazon.com.
Về Ki Tô Giáo, sau khi đọc một số sách nghiên cứu về Ki Tô Giáo trong vòng 200 năm gần đây của một số vị lãnh đạo cũng như một số học giả trong Ki Tô Giáo, cùng những khám phá trong vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học, di truyền học v..v.., cuối cùng tôi khám phá ra rằng, chẳng làm gì có Thiên Chúa để mà có “hồng ân thiên chúa”, đúng như Richard Dawkins đã nhận định trong cuốn sách mới xuất bản của ông, “The God Delusion”: Thiên Chúa chỉ là một ảo tưởng, ảo tưởng của những người tin là Thiên Chúa thực sự hiện hữu.. Nhất là theo Công giáo thì Thiên Chúa là một cái gì “vô hình”, “không ai biết được”, “không ai hiểu được” v…v… Theo Daniel Dennett thì đó là “Tin trong Niềm Tin” (Believe in belief).
4. Trong số các bạn đọc, có rất nhiều người ái mộ Giáo Sư, có ngừơi đã lập ra nhóm và gọi đó là "Hội Những Người Yêu Thích Sách của Giáo Sư Trần Chung Ngọc" https://www.facebook.com/ HoiNhungNguoiYeuThichSachCuaTranChungNgoc, chúng tôi cho rằng công việc của Giáo Sư đã đem lại thành quả. Nhưng có một số người khác, chống đối và có ác cảm đến độ căm thù Giáo Sư. Xin Giáo Sư cho biết cảm tưởng về sự thành bại của công việc qua phản ứng của bạn đọc như thế, nếu cho rằng đó là thước đo
Làm công việc văn hóa vô vị lợi này tôi chẳng bao giờ quan tâm đến chuyện thành hay bại. Thấy việc mình phải làm, có ích cho quần chúng, thì cứ làm. Đây là nhiệm vụ mở mang dân trí mà người Tây phương đã làm từ mấy thế kỷ nay chứ không phải là để chống Công giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác.
Những người lên án tôi là “Chống Công Giáo” nên tự hỏi, Công giáo có đáng chống không? Và tại sao không? Nếu Công giáo thực sự là một tôn giáo “thiên khải, thánh thiện, tông truyền” như Giáo hội tự nhận thì chẳng có ai buồn “chống Công giáo” làm gì. Nhưng vì đó chỉ là những lời dối trá, để mê hoặc tín đồ, không có một cơ sở nào trong Thánh Kinh, và vì chính cái lịch sử tàn bạo độc tôn của Giáo hội đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại qua những núi tội ác mà Giáo hội đã chính thức thú nhận ngày 12.3.2000 ở Vatican, nên những sự thật này cần phải truyền bá rộng rãi để cho quần chúng thấy bản chất và thực chất của Công giáo.
Nhưng họ cần biết rõ một điều: tôi “Chống Công Giáo” nhưng không chống người theo Công Giáo. Nghe ra thì có vẻ nghịch lý, nhưng thật ra thì tôi “Chống Công Giáo” với mục đích “giúp người Công giáo”, giúp để ngưởi Công giáo hiểu biết rõ thêm về chính tôn giáo của họ mà vì ở trong một cấu trúc quyền lực của giới giáo sĩ tiếm danh Chúa, và bị “bề trên” bưng bít, họ không có cơ hội được biết đến những sự thật về đạo Công giáo của họ. Họ có muốn tôi giúp hay không, đó không phải là vấn đề đối với tôi.
Tôi chỉ có thành ý muốn giúp, còn có nhận hay không là tùy ý họ, điều này không phải là điều chúng tôi quan tâm. Tôi chỉ muốn giúp họ nhận thức được rằng:chẳng có ai “chống Công Giáo” như họ nghĩ cả, mà chính Công Giáo đã chống Công Giáo. Ngoài “đức tin”, sự hiểu biết của họ về Công giáo vô cùng thiếu sót, cho nên họ không ý thức được điều này. Hơn nữa họ được nhào nặn trong một cấu trúc có tính cách nhồi sọ cho nên họ không dám chấp nhận sự thật. Có thể nói khi sự thật đến gõ cửa thì họ đã đóng sập cửa vào mặt sự thật ngay lập tức. Với đầu óc như vậy, và nhất là họ đã được nhồi vào óc là mọi tài liệu không hợp với sự hiểu biết của họ về chính tôn giáo của họ là để chống Công giáo vì ghen tị, ganh ghét với hội thánh của họ. Cho nên họ nảy ra lòng căm thù, sân hận, mà không biết rằng, như vậy là họ tự làm khổ họ vì chính sự vô minh của họ.
5. Cũng có nhiều người cho rằng số người Việt Nam cuồng tín vẫn còn quá đông, và công việc của Giáo Sư khó có người tiếp tục. Giáo Sư cảm tưởng như thế nào về sự bi quan này?
Chúng ta phải công nhận là tín đồ Công giáo Việt Nam là những người cuồng tín tôn giáo vào bậc nhất trên thế giới. Trước đây tôi đã viết bài “Công Giáo Tây Phương đã tỉnh, Công giáo Việt Nam còn mê” để chứng minh sự kiện này. Tôi không nghĩ rằng sẽ không có ai tiếp tục công việc đưa ra những sự thật về Công giáo. Hậu sinh khả úy, sóng sau đè sóng trước, nếu không sẽ không có sự tiến bộ. Tôi tin tưởng là trước sau gì người Công giáo cũng sẽ ra khỏi sự mê hoặc của Công giáo vì họ không thể từ chối sự thật được mãi mãi.
Qua những thời đại lý trí, thời đại khai sáng, thời đại phân tích v..v.. trí tuệ con người đã tiến bộ rất nhiều. Do đó, những điều hoang đường, huyễn hoặc, vô lý, phản khoa học, phi lý trí v..v.. không còn hấp dẫn và lừa dối được giới hiểu biết. Về vấn đề Ki Tô Giáo, Tây phương đã thoát ra khỏi cảnh tăm tối của thời Trung Cổ. Cho nên ngày nay, trong thế giới Tây phương, chúng ta thấy tràn ngập những tài liệu khảo cứu về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng, và chúng không tạo ra bất cứ vấn đề nào trong những xã hội mà Ki Tô Giáo là tôn giáo chính. Những bài tôi viết chỉ là một phần rất nhỏ trích từ những tài liệu này. Có lý do nào để cho người dân Việt Nam, trong đó có chưa tới 7% theo Ki Tô Giáo, phần lớn là tín đồ Công Giáo, không được quyền biết tới những tài liệu nghiên cứu nghiêm chỉnh của những bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo, của các học giả và chuyên gia về vấn đề tôn giáo trong các đại học?Tôi nghĩ các tín đồ Công giáo Việt Nam cần phải biết sự thực về tôn giáo của họ để thanh tẩy (purify) đức tin của họ, và bớt đi sự cuồng tín. Tôi cũng nghĩ những người ngoại đạo, nhất là những Phật tử, cần phải biết rõ về Công Giáo để tránh những quyết định hấp tấp trước những lời hứa hẹn vô trách nhiệm nhưng lại có sức cám dỗ mạnh đối với những người có đầu óc yếu kém hay những người đang khó khăn về kinh tế gia đình. . Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, con người một khi cho chân vào cái rọ Công giáo rồi thì khó rút ra lắm, vì chính sách nhồi sọ của Công Giáo rất là tinh vi, với đầy đủ phương tiện. Tôi cho rằng, muốn tránh mọi cực đoan, dân trí cần phải được mở mang, và, đối diện với sự thật và chấp nhận sự thật là điều kiện cần và đủ để đi tới sự hòa hợp trong đại khối dân tộc.
Ki Tô giáo nói chung, nhất là Công giáo nói riêng, đang suy thoái khắp nơi trong những quốc gia văn minh tiến bộ nhất. Thời buổi này, không còn mấy người có đầu óc còn tin ở những chuyện hoang đường như “tội tổ tông”, “Chúa tình nguyện leo lên thập giá để chuộc tội cho nhân loại”, “Đức Mẹ đồng trinh”, quyền năng “cứu rỗi” của Giê-su v..v.., kể cả một số giám mục, linh mục trong giáo hội. Khoa học với những bằng chứng bất khả phủ bác trong vũ trụ học, di truyền học, sinh học, sinh hóa học, cổ sinh vật học v..v.. cộng với thuyết tiến hóa đã bác bỏ toàn bộ nền thần học Ki Tô. Đặc biệt là trong thời đại thông tin điện tử này, không ai có thể dấu ai được điều gì, và con người có thể kiểm chứng những tài liệu nghiên cứu chính xác bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Làm sao giáo hội có thể thuyết phục được quần chúng bằng những lý thuyết mơ hồ không có một căn bản xác thực nào. Trí tuệ người dân Việt Nam đâu còn ở mức trí tuệ của những nông dân hay dân chài ở những vùng hẻo lánh trong thế kỷ 18, 19?
Tất cả những sự kiện này là niềm hi vọng của tôi về một quốc gia mà trong đó người dân sống chung hòa bình giữa các tôn giáo. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi người Công giáo, với sự hiểu biết đúng và chấp nhận sự thật, ý thức được mình là một thành phần của dân tộc, không thể đứng trên hay đứng ngoài dân tộc như họ đã được dạy trong quá khứ.
6. Hiện giờ sức khỏe của Giáo Sư như thế nào?
Vấn đề sức khỏe của tôi thì tôi đã cố gắng ăn uống cẩn thận và tập luyện đều đều, cho nên mới giữ được tới ngày nay.
Tôi thấy tôi làm việc như vậy cũng quá đủ rồi, chẳng có gì phải ân hận.
Với tình trạng sức khỏe hiện nay, tôi rất bình thản đón chờ mọi sự và cảm thấy lương tâm yên ổn vì đã được đóng góp cho Giao Điểm và Sách Hiếm.
7. Giáo Sư tiên đoán như thế nào về phản ứng của giới Ca-tô sau khi Giáo Sư gác bút?
Tôi không nghĩ chuyện gì lớn lao cả. Tất cả những gì tôi nghiên cứu đã được viết ra và phổ biến, hữu hiệu nhất là trên phương tiện internet. Mong rằng sẽ có nhiều người đón nhận.
Nói về phản ứng của giới Ca-tô Việt thì không có gì lạ, vẫn những bài bản như trước nay họ vẫn làm. Không thể đối diện với khối tội lỗi đã bị vạch ra, họ quay sang bôi bác Phật giáo, xem như làm nhiệm vụ "trả thù" cho chủ. Được huấn luyện bởi cuốn "thánh kinh" đầy tội ác như thế, thì việc mất lương tâm đến mấy họ làm cũng được, cho tới khi họ thực sự thức tỉnh khỏi sự mê cuồng. Nhưng với sức mạnh của truyền thông ngày nay, sự tiếp thu kiến thức sẽ dễ dàng, tôi tin rằng thế hệ trẻ ngày nay không còn dễ bị mê hoặc như thê hệ trước. Do đó, phản ứng như họ từng làm trước đây của các đại văn sĩ Ca-tô sẽ không có hại gì thêm, nếu không nói là còn có lợi cho con đường giải hoặc của chúng ta.
Cám ơn Giáo Sư và xin phép để Giáo sư nghỉ ngơi
Nguồn: sachhiem.net