Ông còn tiết lộ rằng : “Mỗi ngày tôi đã dành thời gian 40 phút để tĩnh tọa. Và tôi đã thực tập Quán niệm hơi thở theo thói quen ảnh hưởng Phật giáo thay vì lặp đi lặp lại lời cầu nguyện theo Chính thống giáo”.
Ngoài ra, Ông còn dành thời gian đi tới đi lui theo cách thiền hành và liên tục lễ lạy một mình như một phần của nghi lễ buổi sáng sớm sau giờ Tỉnh tọa và cầu nguyện.
Cựu Tổng giám mục Rowan Williams rất tự tin khi đưa ra một cái nhìn thông thoáng qua sự sùng kính cá nhân của mình trong một bài viết cho Tuần san New Statesman (một tạp chí Chính trị & Văn hóa Anh, xuất bản hàng tuần ở London) đó là việc Ông giải thích sức mạnh của nghi lễ tôn giáo trong thế giới mới ngày nay.
Ông nói rằng trong quá khứ, thời tuổi thanh xuân của mình, Ông đã từng dự tính trở thành một tu sĩ cũng như tham gia vào nhà thờ Chính thống giáo. Ông giải thích rằng: “Tôi lấy cảm hứng hàng ngày từ thực tế. Dùng thiền định thay cho việc liên tục trì tụng ‘Cầu nguyện đức Chúa Giêsu’, thay cho lời khấn vái "Đức Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót khi con, một kẻ có tội".
"Trong những năm qua, khi sự tiếp xúc ngày càng nhiều và có niềm tin vào thế giới Phật giáo đã giúp cho tôi có được nhận thức thực tiễn, không giống như việc cầu nguyện đức Chúa Giêsu. Và tôi đã giới thiệu với các ngành v�%8 những cảm xúc ".%3� thực tập tĩnh lặng và tập trung tâm ý mà không qua lời cầu nguyện", Ông giải thích.
Đi hành Thiền, bách bộ từng bước chân an lạc, nhịp nhàng thư thái, từng bước kết hợp với hơi thở ra, hơi thở vào là một cái gì đó giúp tôi đã tìm thấy ngày càng quan trọng hơn trong đời sống thường nhật.
Vì vậy : “Nghi lễ thường xuyên để bắt đầu một ngày mới của tôi khi đang ở nhà là một buổi Tọa thiền ngắn hoặc đôi khi một vài lễ lạy chậm. Trước khi Tỉnh tọa trong 30 hoặc 40 phút (trên một chiếc ghế thấp để hỗ trợ đùi và giảm trọng lượng trên chân), tôi đã thay lời cầu nguyện với đức Chúa Giêsu bằng việc lặp đi lặp lại (thường là âm thầm) hơi thở ra-vào, và tập dừng lại một lúc giữa các lần lặp lại để nhận thấy nhịp đập của trái tim hầu sẽ làm chậm lại những cảm xúc ".
Ông cho rằng việc theo dõi hơi thở giống như một sự "huyền diệu". Ông còn giải thích rằng thói quen này giúp tách mình khỏi "bị phân tâm, chạy theo hình ảnh lang thang và suy nghĩ". Ông hình dung cơ thể con người như một "hang động" mà qua đó hơi thở luồng qua.
Ông tiếp tục giải thích rằng những người thực hiện các nghi lễ như vậy thường xuyên có thể đạt được "trạng thái cao cấp" trong sự nhận thức của một "ánh sáng liên tục bên trong không gián đoạn".
Thích Vân Phong