đậu tương đen hữu cơ

Tôn giáo & Đối thoại

09:16 19/02/2014

Không đáng là lãnh đạo Phật giáo

(TG&DT) - Phật pháp vốn được coi là bất định pháp. Đức Phật tùy theo quốc độ, giai cấp, giới tính, nghề nghiệp, trình độ, xuất thân, hoàn cảnh gia đình của người nghe pháp mà thuyết pháp. Vì vậy, nội dung các bộ kinh, có khi trong chính nội dung của từng bộ kinh, có thể có những yếu tố khác biệt nhau, trái ngược nhau, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau. Đây là điều có thể giải thích được.
Phản hồi bài viết “Kinh Phật đề cập đến xung đột tư tưởng và quyền lực” của tôi, giới thiệu bài kinh “Chuyện hiền giả Đại Bồ Đề”, trong Kinh Tiểu Bộ, tập IX, trong Đại Tạng Kinh Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2004, có bạn đọc ký tên là “Một Phật tử” đã nêu câu hỏi toàn văn như sau: “Ôi, khi bọn Taliban đánh sập hai bức tượng Phật cổ ở Afghanistan, người Hồi giáo cực đoan xâm hại thánh tích Phật giáo..phỉ báng giáo lý nhà Phật, chư vị Tôn túc lãnh đạo Phật giáo Thế giới vẫn cứ khoan hòa, tha thứ cho những hành vi vô minh, mê muội của họ với tinh thần bất bạo động, Từ Bi-Hỷ Xả, có phải vì quý Ngài chưa biết bài kinh này? Chưa biết phân biệt chánh tà, không thấy có "xung đột tư tưởng" thiện ác.? hoặc vì quý Ngài không thông hiểu ý nghĩa lời Phật dạy trong đó? Hay là quý Ngài không yêu kính Đạo Phật, không muốn Phật giáo trường tồn? Bạn Minh Thạnh giải thích giùm. Cảm ơn.”

Xin trả lời bạn đọc như sau:

1. Nếu quả thật có vị được gọi là “Tôn túc lãnh đạo Phật giáo thế giới” (từ “Tôn túc bạn đọc viết hoa”) nào đó, làm như bạn đọc mô tả, thì người đó không thể xứng đáng là một người Phật tử bình thường, huống chi là “Tôn túc lãnh đạo Phật giáo thế giới”. Nếu làm như thế, chẳng những là phản bội đạo Phật, mà còn vô văn hóa, không có được trình độ văn minh tối thiểu của con người, nữa chi là của người tu hành Phật giáo. Nói theo từ ngữ được dùng trong bài kinh “Chuyện hiền giả Đại Bồ Đề”, thì đó là “tà sư ngoại đạo”, “đại đạo tặc”, “sói đội lốt cừu”, “dùng chiếc áo gạt lương dân”, “phường bất thiện”, “truyền bá ác hành”, “lũ bất lương” (đều là lời của Bồ tát trong tiền kiếp đạo sĩ Đại Bồ Đề).

Việc Taliban hủy hoại thánh tích Phật giáo, đánh sập tượng Phật vĩ đại và có giá trị nghệ thuật cao ở Afghanistan là điều làm cả thế giới phẫn nộ, lên án, phản ứng mạnh mẽ, kể cả người thuộc những tôn giáo khác. Tăng ni Phật tử Phật giáo Việt Nam cũng đã đều có những tiếng nói phê phán, phản đối việc mỗi khi xảy ra xâm phạm thánh tích, tượng Phật, chứ không riêng gì đối với sự việc ở Afghanistan (thí dụ gần đây với vụ đặt bom Bồ đề Đạo tràng).

Nếu có tôn túc lãnh đạo Phật giáo thế giới nào làm chuyện đi ngược lại với ý chí Phật tử như thế, thì đó là việc làm tự hủy hoại danh dự, đạo nghiệp của mình, tự bôi nhọ hình ảnh của mình trước tu sĩ tín đồ Phật giáo. Đương nhiên, làm như thế thì không thể còn mặt mũi lãnh đạo ai hết nữa. Tôi tin là không có vị tôn túc lãnh đạo Phật giáo thế giới nào làm như thế cả. Nếu bạn đọc ký tên “Một Phật tử” đã nêu câu hỏi dẫn trên biết đến cú đó thì xin nêu cụ thể, chi tiết, với dẫn chứng xác đáng, tin cậy, tránh gây hoang mang cho người theo đạo Phật với tập thể hàng lãnh đạo.

2. Bài kinh dẫn trên nêu một trường hợp Bồ tát tiền thân Đức Phật phản ứng mạnh mẽ trước xung đột tư tưởng, xung đột chánh/tà, thiện/ác, chân/nguy. Tuy nhiên, trong đạo Phật vẫn có những trường hợp trái ngược như thế, người theo đạo Phật mà lại thể hiện tinh thần nhu nhược, tiêu cực, thụ động, trốn chạy phản ứng. Chúng tôi nghĩ rằng, để giải đáp thấu đáo thắc mắc của bạn đọc thì cần làm sáng tỏ điểm này.

Phật pháp vốn được coi là bất định pháp. Đức Phật tùy theo quốc độ, giai cấp, giới tính, nghề nghiệp, trình độ, xuất thân, hoàn cảnh gia đình của người nghe pháp mà thuyết pháp. Vì vậy, nội dung các bộ kinh, có khi trong chính nội dung của từng bộ kinh, có thể có những yếu tố khác biệt nhau, trái ngược nhau, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau. Đây là điều có thể giải thích được.

Việc tiếp nhận nội dung kinh Phật cũng tùy thuộc hoàn cảnh riêng của từng người. Quan điểm lịch sử cụ thể không những chỉ vận dụng cho bối cảnh thuyết giảng kinh, mà còn trong bối cảnh tiếp nhận kinh. Có nghĩa là việc đặc biệt lưu ý đến một số kinh theo nội dung nào đó tùy thuộc rất lớn vào người có trình độ học thuật khác biệt. Nếu đó là mẫu người thụ động, ngại va chạm, mâu thuẫn xung đột thì ắt sẽ khó mà tiếp nhận bài kinh “Chuyện hiền giả Bồ Đề”. Còn những người tích cực chống lại cái ác, muốn thưởng phạt công minh, chánh tà phân định, thì sẽ lưu ý nhiều hơn đến bài kinh “Chuyện hiền giả Đại Bồ Đề”.

Cái cách mà Bồ tát im lặng, không ngăn cản đức vua xử phạt 5 vị tà sư một cách nặng nề, với các hình phạt:

-    Tịch thu tài sản
-    Làm nhục bang cách buộc tóc họ thành 5 chòm
-    Xiềng họ lại
-    Đuổi ra khỏi nước

Có thể là nặng đối với một số người theo đạo Phật, nhưng có thể là rất phù hợp với những người theo đạo Phật khác (vì Bồ tát đã can ngăn vua không xử tử hay chặt tay chân những người gây nên cái chết cho hoàng hậu).

Cần nhấn mạnh ở điểm này để giải thích những quan điểm có thể rất khác biệt nhau trong Phật giáo, đồng thời cũng xác định rõ Phật giáo không phải là tôn giáo yếm thế, tiêu cực, thụ động, nhu nhược, mà còn là tôn giáo tích cực, chủ động, mạnh mẽ, hùng lực, yêu cầu phân định rõ ràng trắng/đen, đúng/sai, thiện/ác, chánh đại, quang minh, xử sự công bằng, xứng đáng là một trong những tư tưởng tiến bộ, ưu việt hơn cả của thế giới.

Kinh “Chuyện hiền giả Đại Bồ Đề” mang đến cho người phật tử một hình mẫu để chủ động đối trị với những kẻ theo tà kiến. Những “lũ bất lương”, “đại đạo tặc”, “sói đội lốt cừu”, “phường bất thiện”… đó (từ Bồ tát gọi 5 tà sư), khi chúng lấn lướt cái thiện (trong kinh là việc đuổi được Bồ tát khỏi hoàng thành) là khi chúng nó gây nên tội ác (trong kinh là việc xúc xiểm để giết chết hoàng hậu).

3. Bạn đọc trong lời phản hồi có nêu câu hỏi: “Có phải vì quý ngài chưa biết bài kinh này?”. Cụm từ “Quý ngài” ở đây là chỉ các vị “tôn túc lãnh đạo Phật giáo thế giới”. Câu hỏi có vẻ vô lý, phần nào hơi mỉa mai, vì lý do đã là tôn túc lãnh đạo Phật giáo thế giới mà lại không đọc hết kinh Phật!

Chuyện Phật giáo thế giới thì tôi không dám bàn luận, nhưng ở Phật giáo Việt Nam thì điều đó rất có thể.

Bản Tiểu bộ kinh tập IX được trích dẫn ở đây chỉ mới được dịch và xuất bản ở Việt Nam vào năm 2004, tức là gần 2000 năm sau khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Như vậy, rất nhiều thế hệ tu sĩ và tín đồ Phật giáo Việt Nam đã không được biết đến kinh này. Theo trang thủ tục xuất bản, kinh chỉ in 1500 bản, và dường như từ năm 2004 đến nay chưa tái bản lần nào. Với có lẽ khoảng gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, vài chục ngàn tăng ni, thì bản kinh này với số in như thế chỉ có thể có tỷ lệ rất ít tu sĩ tín đồ Phật giáo đọc qua. Đó là chuyện các con số khách quan.

Về mặt chủ quan, việc tiếp nhận Pháp bảo ở Việt Nam cũng như nhiều nước có vấn đề. Tăng ni Phật tử không được khuyến khích để tiếp nhận toàn bộ kho tàng kinh điển mà Đức Phật để lại, mà hầu hết được khuyến khích tiếp nhận cục bộ, tức chỉ giới hạn một số kinh.

Có kinh được coi là “vua” của các bộ kinh. Như thế còn các kinh khác cũng đều do Phật thuyết thì sao kinh “quan”, kinh “tướng” hay kinh “lính”, kinh “dân”?

Vì vậy, có người có thể tụng một bộ kinh hàng ngàn lần, nhưng chưa đọc hết số kinh trong Đại tạng đã xuất bản. Tình trạng chưa hoàn thành trọn vẹn xuất bản Đại tạng kinh Việt Nam cũng là một biểu hiện cho tình trạng này.

Hồi đi chùa Ấn Quang năm 1979, tôi có hỏi một vị lãnh đạo Phật giáo lúc đó về một bài kinh trong kinh Tiểu bộ khi đó gọi là chuyện tiền thân, thì vị đó chưa đọc. Vì vậy, tình trạng và hệ quả của câu hỏi “có phải vì quý ngài chưa biết bài kinh này” là một vấn đề nghiêm túc.

Có thể nhiều vị lãnh đạo Phật giáo chưa biết đến kinh “Chuyện hiền giả Đại Bồ Đề” thật.

Nhất là trong bối cảnh 2/3 số sách tất nhiên phần lớn là sách Phật giáo của Thư viện Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM bị đóng thùng bỏ dưới hầm, thì hỏi như thế quả là không thừa. Xử sự với kinh sách như thế, thì có những bài kinh không được đọc đến là chuyện bình thường.

Xin cảm ơn bạn đọc đã nêu câu hỏi, tạo cho tôi nhân duyên tìm hiểu sâu hơn vấn đề có liên hệ đến việc học Phật để trả lời. Mong bạn đọc hãy nêu câu hỏi trong phần phản hồi, hoặc email: vinasat132@yahoo.com, hoặc facebook.com/cusiminhthanh.

Minh Thạnh

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp