Tôi chỉ đi chùa lễ Phật vào các ngày ba mươi, rằm và những ngày lễ lớn. những ngày khác ở nhà, tôi không tụng niệm (vì nghi thức tụng niệm âm Hán-Việt rất khó hiểu) hay lễ bái trước bàn thờ Phật. Tôi chỉ đọc kinh (Tiếng Việt) nơi bàn viết, theo thời khóa cố định mỗi ngày lúc 3-4 giờ sáng. Đọc và suy nghiệm nghĩa lý rồi đem ứng dụng vào cuộc sống. Mong được hướng dẫn và góp ý thêm về “pháp môn” đọc kinh sách của tôi so với việc tụng niệm.
HỎI:
Tôi đọc kinh Pháp Hoa, nhận thấy kinh này là bậc nhất trong các kinh. Những kinh luận Tịnh Độ tông thì nói rằng pháp môn Niệm Phật là bậc nhất. Cùng với nhiều kinh khác nữa cũng nói rằng pháp môn được giới thiệu trong những kinh ấy là bậc nhất. Tôi thắc mắc là đúng ra chỉ có một bậc nhất mà thôi, tại sao lại có quá nhiều kinh, pháp môn bậc nhất?
Tôi chỉ đi chùa lễ Phật vào các ngày ba mươi, rằm và những ngày lễ lớn. những ngày khác ở nhà, tôi không tụng niệm (vì nghi thức tụng niệm âm Hán-Việt rất khó hiểu) hay lễ bái trước bàn thờ Phật. Tôi chỉ đọc kinh (Tiếng Việt) nơi bàn viết, theo thời khóa cố định mỗi ngày lúc 3-4 giờ sáng. Đọc và suy nghiệm nghĩa lý rồi đem ứng dụng vào cuộc sống. Mong được hướng dẫn và góp ý thêm về “pháp môn” đọc kinh sách của tôi so với việc tụng niệm.
ĐÁP:
Trong phần lớn các kinh điển thuộc hệ Bắc truyền (Mahayana) đều có chung phương thức giới thiệu, triển khai một pháp tu tập và kết luận thường là kinh hoặc pháp môn này là bậc nhất, tối thăng nhất trong tất cả các kinh hoặc pháp môn. Sở dĩ có sự khẳng định bậc nhất bởi trọng tâm của các kinh này đề cập đến phương diện bản thân thể luận, giải thoát luận; giới thiệu phương thức thể nhập Như Lai tạng, Phật tính, Chân như, Niết bàn v.v… Có nhiều con đường nhưng chỉ có một đích đến, như “trăm sông điều xuôi về biển, tất cả pháp đều xuôi về Niết bàn”. Do vậy, bất cứ pháp môn nào nếu tu tập mà thể nhập Chân tâm, Phật tính… thì đó là diệu pháp, là bậc nhất.Vì lẽ ấy mà có nhiều kinh hoặc pháp môn bậc nhất.
Đọc kinh rồi suy nghiệm nghĩa lý, đem ứng dụng vào đời sống cũng là một pháp môn tu tập đầy đủ ba phương diện Văn-Tư-Tu, có tác dụng thanh lọc thân tâm, hướng đến tuệ giác và giải thoát. Đáng quý hơn nữa là bạn đã thiết lập được thời khóa đều đặn và bền bỉ trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tụng kính hay lễ sám ở gia đình vẫn có những giá trị riêng.
Nhìn chung, nếu xác định đó là một thời công phu thì tọa thiền, niệm Phật, tụng niệm và lễ bái hay hơn việc đọc kinh đơn thuần theo cách đọc sách. Bởi tụng niệm và lễ bái nhờ đối trước bàn thờ Phật cùng với tiếng chuông ngân nga, nhịp mõ trầm hung, không khí trang nghiêm, thành kính sẽ dễ dàng nhiếp tâm tịnh niệm hơn. Đọc kinh nơi bàn làm việc hàng ngày cũng rất hay nhưng vì thiếu các yếu tố trợ duyên nên tâm dễ dàng phân tán, suy tư nhiều, ý dễ chạy theo vọng cảnh, khó an trú và nhiếp niệm thanh tịnh để hướng đến nhất tâm.
Dù vậy, nếu vì muốn tôn trọng sự yên tĩnh của mọi người hay bạn có nhân duyên với pháp tu đọc kinh hơn tụng niệm và lễ bái thì cứ duy trì.Điều quan trọng là dụ tụng hay đọc kinh phải nhiếp tâm giữ ba nghiệp thanh tịnh bởi pháp môn nào cũng hướng về sự vắng lặng, sáng suốt và trong sạch thân tâm.
Đúng như bạn nói, tụng kinh âm Hán-Việt thật khó hiểu song hiện nay kinh tụng bằng tiếng Việt có khá nhiều. Tiếc rằng, chưa có một nghi thức tụng niệm được chuẩn hóa cho toàn thể Phật tử Việt Nam nhưng bạn cần thỉnh một cuốn kinh nhật tụng tiếng Việt thì rất dễ dàng tại những nơi phát hành văn hóa phẩm Phật giáo.
Theo Tổ tư vấn/Giacngo.Vn