Hỏi: Chị của con hiện nay đang thân cận với phái tà giáo, mà giáo phái này giả mượn cớ là hộ pháp của Bồ Tát Địa Tạng để quảng cáo lừa bịp người. Vậy con nên làm sao cho chị con quay đầu trở lại.
Đáp:Trước hết con tự phải hiểu biết cho rõ ràng tức chị con sẽ quay đầu về.
Hỏi:Kinh A Di Đà nói - Chúng sanh mà trì niệm được danh hiệu Phật thì có thể vãng sanh mang nghiệp về thế giới Cực Lạc. Nhưng trong đạo Phật thì lại nhấn mạnh là con người nên tự lập, tự lực cánh sinh thì mới có thể thành Phật được. Vậy hai đạo lý này có phải là xung đột với nhau không?
Đáp:Khi con niệm Phật đến lúc nhất tâm bất loạn, vậy ta hỏi con: Đó là Phật đang niệm hay là con đang niệm? Ta tin rằng, thì cũng vẫn là trông cậy vào sự khổ công của riêng con thôi!
Hỏi: Làm sao để được ly khổ đắc lạc?
Đáp:Là ở ngay trong khổ mà đắc Đạo, tức phải chịu khổ nhiều thêm một chút, vì chịu khổ sẽ hết khổ.
Hỏi: Chú tâm của chú Lăng Nghiêm là gì?
Đáp: Một đoạn dài của chú tâm là “Da Zhi Tuo. Nan. E na li, pi she ti, Pi la, Ba she la, Tuo li, Pan tuo, Pan tuo ni, Ba she la bang, Ni pan. Hu xin du lu yong pan. Suo pe he.”
Hỏi:Nếu thật như con bố thí các phiền não của con cho Ngài, vậy thì con còn thừa lại gì?
Đáp:Con không còn phiền não, nhưng tôi thì có phiền não. Như vậy không phải là càng tốt hơn hay sao? Bởi vì tôi có thể chịu đựng được mà.
Hỏi: Tông Qui Ngưỡng và các Tông như: Lâm Tế, Tào Động và các tông phái khác có chi không giống nhau?
Đáp: Không có gì là không giống nhau, tất cả đều là con người chưa được thành Bồ Tát thôi.
Hỏi:Tại sao có một số người tuy không ăn chay nhưng họ lại không ăn thịt bò?
Đáp:Vì bò giúp chúng ta cày ruộng, cho nên có một số người không nỡ lòng nào mà ăn thịt chúng. “Động lòng trắc ẩn này mọi người đều có.”
Hỏi:Bổn phận tu hành của người xuất gia và người tại gia có gì là không giống?
Đáp:Người tại gia là cận sự nam và cận sự nữ; người xuất gia là quyến thuộc của Phật. Người tại gia không thể tính là quyến thuộc của Phật. Người xuất gia thì tâm phải thanh tịnh và ít dục vọng. Người tại gia có thể không quá nghiêm khắc như người xuất gia, vì người tại gia có thể kết hôn, còn người xuất gia thì phải độc thân. Cho nên, một bên là thanh tịnh và một bên là không thanh tịnh vậy.
Hỏi:Người học Phật muốn hiến cho các bộ phận trong thân thể mình sau khi chết, vậy có được không?
Đáp:Người chết mà hiến cho các bộ phận trong thân thể không bằng khi sống mà cho được, vậy mới là chân thật. Mình chết rồi, không còn dùng được nên mới hiến cho người, vậy có ích lợi gì? Cho nên gọi là: “Điều mình không muốn thì đừng thí cho người.” Những gì mà mình xả không đành mà xả được, đó mới là xả chân thật.
Hỏi:Nếu trì chú mà phát âm không đúng thì có linh nghiệm không?
Đáp:Lúc trước có một lão tu hành thường tụng sáu chữ Đại Minh Chú, nhưng vì ông tự tụng theo cách của mình, chớ không hỏi người khác, hoặc là vì trí nhớ kém cỏi, nên dù có người dạy, ông cũng quên mất. Ông đoán là: chữ khẩu dù có thêm chữ nào thì sẽ đọc theo âm chữ đó. Thí dụ như chữ Khẩu ? mà thêm chữ Bát ?kề bên thì đọc là bát ?. Chữ Khẩu? mà thêm chữ Di ? thì đọc là di ?. Chữ khẩu ?mà thêm chữ Ngưu ?kề bên thì chắc cũng đọc là ngưu ?, tức là trâu vậy.
Bởi thế mà ông niệm thành Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông niệm rất thành tâm, rất hăng hái với chữ Ngưu đó. Mỗi ngày ông ta niệm đến cả trăm vạn biến Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Rồi ông nghĩ, nếu dùng xâu chuỗi tràng để đếm thì rất là phí công, nên ông dùng một trăm vạn hột đậu nành để đếm số. Khi niệm một câu thì ông lấy một hột đậu bỏ qua một bên. Dần dần ông không cần lấy tay bóc, mà hột đậu nành cũng tự động nhảy qua. Sau đó có người bảo ông nên niệm là “Án Ma Ni Bát Di Hồng” mới đúng.
Do đó, ông đổi lại niệm thành Án Ma Ni Bát Di Hồng. Nhưng kỳ quái thay, đậu nành không tự động nhảy qua nữa. Sau đó ông lại niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu, mà hột đậu cũng chẳng chịu nhảy qua. Đó chẳng qua là do lòng tin của ông đã bị dao động, vì tự biết là mình đã niệm sai.
Hỏi:Mới phát tâm thì dễ, nhưng làm thế nào bảo trì tâm đạo được lâu dài?
Đáp:Thường đem sanh tử treo trước chặng mày thì đạo tâm sẽ được lâu bền. Nếu như thoái tâm là bởi vì quên mất cái tâm đạo mới phát lúc ban đầu.
Hỏi:Làm sao để giáo hóa các chúng sanh khó điều phục? Thế giới này thật sự có ngày tận mạt phải không?
Đáp:Nên đem hết tâm sức nhẫn nại của mình để giáo hóa họ. Cái ngày của mỗi người chết thì đó chính là ngày thế giới tận mạt của người đó.
Hỏi:Làm sao tránh được nạn động đất?
Đáp:Nếu con người không nổi nóng thì sẽ không có động đất.
Hỏi:Làm sao để dung nhập Phật pháp vào đời sống hằng ngày?
Đáp: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối.
Hỏi:Đối với tình huống Đài Loan hiện tại, Hòa Thượng nhận thấy như thế nào?
Đáp: Tôi có thể dùng hai câu nói đơn giản để hình dung về sự việc này, tức là: “Có phước mà không biết hưởng; không chuyện lại kiếm chuyện phiền.”
Hỏi:Chúng ta ăn heo biến thành heo, ăn dê thì biến thành dê, ăn bò thì biến thành bò. Vậy tại sao chúng ta ăn rau cải lại không biến thành rau cải?
Đáp:Bởi vì heo, dê, bò đều có bốn chân. Lúc quý vị muốn giết chúng, thì chúng sẽ tuôn chạy. Dù chúng đã bị quý vị giết rồi, nhưng chúng sẽ nổi lòng sân hận và muốn là trong tương lai sẽ kéo quý vị xuống bậc làm súc sanh như chúng. Con rau cải thì sao? Quý vị ăn nó, nó cũng không kêu la, cũng không khóc lóc, mà cũng không bỏ chạy, vì rau cải có cẳng giò đâu để mà chạy. Cho nên, quý vị ăn rau cải thì sẽ không biến thành rau cải được.
Hỏi: Hòa Thượng nghĩ thế nào về việc Phật giáo phân thành hai thừa Nam, Bắc?
Đáp: Đạo lý Phật giáo vốn không phân biệt giáo phái. Chỉ là vì người sau mất chân lý, mới lập ra môn phái hai thừa Nam, Bắc mà bài bác lẫn nhau. Tại sao chúng ta lại muốn cho cốt nhục tương tàn? Đại thừa nói Tiểu thừa thì quá nhỏ hẹp. Tiểu thừa cũng không tôn kính các vị sư Đại thừa. Thật ra, ai ở trong Phật giáo mà gây chuyện chia rẽ ly gián thì không phải là Phật tử rồi. Không cần phải nói là Đại thừa hay Tiểu thừa, vì ngay cả một thừa cũng không có, như: ích kỷ, tự lợi làm tổn hại người để mình được lợi, chỉ biết tự tán thán mình và phỉ báng người. Đó tức là nhân khởi của sự đấu tranh đấy.
HT.Tuyên Hóa