đậu tương đen hữu cơ

GĐPT & CLB Trẻ

12:58 29/03/2012

Yếu chỉ của Tịnh Độ là gì? (Khải Thiên)

(TG&DT) - Do vậy, yếu chỉ của Tịnh Độ là niệm Phật để chuyển hoá các phiền não nhiễm ô (tham, sân, si) trong tâm của mình thành công đức trang nghiêm cho cả đời này và đời sau; đấy là ý nghĩa tâm tịnh Phật độ tịnh
Sám hối là gì ?

 
Từ Sám, trong Phạn ngữ (Sanskrit) được gọi là Ksamayati, tiếng Anh dịch là repentance—ăn năn, hối hận, Hán dịch là hối quá—hối hận vì những lỗi lầm đã làm (sám kỳ tiền khiên) và ăn năn chừa bỏ (hối kỳ hậu quá). Do vậy, trên căn bản, sám hối bao gồm hai phần: Sám—ăn năn lỗi cũ, và hối—nguyện chừa bỏ lỗi sau (tức là hứa với lòng mình rằng sẽ không tái phạm nữa). Nói một cách ngắn gọn khi bạn sám hối có nghĩa là bạn ý thức rằng mình đã làm điều lỗi lầm; do ý thức như vậy, bạn ăn năn và hẹn với lòng mình rằng mình sẽ không bao giờ tái phạm hay làm điều tội lỗi nữa.



Đó là ý nghĩa căn bản của sám hối. Tuy nhiên, khi thực hiện nghi thức sám hối, bạn phải trang nghiêm thân và nhất tâm cầu sám hối trước ba ngôi Tam Bảo. Với lòng thành kính thực thụ của bạn, sau khi sám hối, ba nghiệp—thân, miệng, và ý—của bạn sẽ được thanh tịnh. Mức độ chí thành của bạn càng sâu thẳm chừng nào thì tâm của bạn sẽ được nhẹ nhàng chừng đó, bất kể khi sám hối bạn đối trước Tam Bảo hay đối diện với chính mình. Đức Phật dạy rằng trên đời có hai hạng người cao qúy: một là hạng người vô tội, sống thánh thiện và không phạm phải bất kỳ một lỗi lầm nào, dù nhỏ nhoi; một hạng khác, là người có ý thức về tội lỗi, có nghĩa là khi phạm lỗi thì biết ăn năn và chí thành sám hối. 



 
Sám hối có được tiêu nghiệp không?


 
Khi bạn chí thành sám hối những lỗi lầm của mình theo đúng cách, bạn có thể chuyển hoá nghiệp lực của mình qua hai lĩnh vực: không tạo thêm các nghiệp xấu ác và vun trồng các công đức lành. Còn những gì bạn đã gieo trồng trong quá khứ, khi đến thời dị thục (chín muồi) nó vẫn trổ quả. Tuy nhiên, với tâm an tịnh, điều chế, và xả ly, (tâm thức giải thoát) thì tác dụng của quả, dù khổ hay lạc, không còn đủ sức mạnh để chi phối cuộc sống an tịnh của bạn nữa. Cho đến khi nào tâm của bạn đã thực thụ trong sạch như băng tuyết, tội lỗi đã không còn, ý niệm về ăn năn cũng không còn, lúc ấy bạn đã siêu việt mọi đối đãi tương quan trong dòng sinh tử; với một tâm thức như thế, vấn đề nhân qủa và nghiệp báo không còn được bàn đến ở đây nữa.


 
 Niệm Phật để làm gì?

 
Niệm Phật là một pháp môn tu tập để tịnh hoá ba nghiệp của thân, miệng, và ý. Khi bạn đem hết tấm lòng thiết tha niệm Phật, bạn có thể phát triển các đức tính thanh tịnh từ trong cuộc sống nội tâm của mình đồng thời tiêu trừ những phiền não ô nhiễm trong tâm. Khi tâm của bạn thanh tịnh, thì bất cứ nơi nào bạn trú ngụ cũng trở nên thanh tịnh. Do vậy, có nhiều cách để niệm Phật như: thành tâm đọc lớn tiếng hoặc đọc thầm các danh hiệu chư Phật; quán tưởng hình ảnh thanh tịnh của chư Phật; xưng tán và đảnh lễ danh hiệu của chư Phật.



Trên thực tế, bạn có thể chọn một danh hiệu của chư Phật và Bồ Tát để niệm như Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô A Di đà Phật, Nam Mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .v.v. Điều quan trọng trong khi niệm Phật là phải đạt được sự nhất tâm trong từng tiếng niệm Phật. Nếu như trong thiền định, khi thực tập, thân và tâm phải hợp nhất với nhau, thì trong niệm Phật, tâm và tiếng niệm phải hợp nhất với nhau. Ở đây, tiếng niệm bao gồm cả niệm lớn tiếng hoặc niệm thầm. Khi chuyên chú niệm Phật như thế, tâm của bạn sẽ trở nên an tịnh, sáng suốt, các đức hạnh thanh tịnh và vô nhiễm sẽ tự nhiên được nuôi lớn, và cuộc sống của bạn sẽ được an lạc, hạnh phúc.



 
Xin cho biết thêm về tông Tịnh độ và pháp môn niệm Phật?


 
Niệm Phật là pháp môn tu tập chính của tông Tịnh Độ (jìngtǔ-zōng) được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam. Pháp môn này do Đại sư Huệ Viễn (334-416) sáng lập tại Trung Hoa, được truyền vào Nhật Bản do Đại sư Viên Nhân (Ennin, 793-864) và đến thế kỷ thứ 12, Đại sư Pháp Nhiên (Hōnen, 1133-1212) chính thức thành lập tông Tịnh Độ tại Nhật Bản. Tại Việt Nam, pháp môn Tịnh Độ được nhắc đến trong Lục Độ Tập Kinh của Ngài sơ Tổ Khương Tăng Hội (K'ang-Sen-Houci 200? - 280) ở cuối thế kỷ thứ hai và được truyền bá sâu rộng qua các thời đại Phật giáo cho đến ngày nay. Kinh điển nền tảng của tông Tịnh Độ bao gồm: Kinh Vô Lượng Thọ (Sukhāvatī-vyūha), kinh A Di Đà (Amitābha-sūtra), và Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Amitāyurdhyāna-sūtra). Niềm tin căn bản của tông Tịnh Độ là hành giả nhất tâm niệm Phật, sau khi chết sẽ được vãng sinh về cõi Tịnh Độ (Pure Land) của Đức Phật A Di Đà, đấy là cõi của vô lượng thọ, vô lượng quang, và vô lượng công đức. Do vậy, Đức Phật A Di Đà, vị giáo chủ của cõi Tịnh Độ, đồng thời là biểu tượng của từ bi (vô lượng công đức), trí tuệ (vô lượng quang), và vĩnh hằng (vô lượng thọ).


 
Yếu chỉ của Tịnh Độ là gì?


 
Người tu tập pháp môn Tịnh Độ cần phải có đầy đủ ba đức tính căn bản đó là: tín, hạnh, và nguyện. Tín là niềm tin kiên cố, sâu sắc đối với ba ngôi Tam Bảo, nhất là đối với pháp môn mà mình đang hành trì. Hạnh là chuyên cần niệm Phật, nuôi lớn tâm Phật của chính mình, và tu tập các công đức. Nguyện là phát nguyện từ bỏ các việc xấu ác, làm các việc lành và hồi hướng vãng sinh về cõi Tịnh sau khi mãn báo thân của đời hiện tại. Do vậy, yếu chỉ của Tịnh Độ là niệm Phật để chuyển hoá các phiền não nhiễm ô (tham, sân, si) trong tâm của mình thành công đức trang nghiêm cho cả đời này và đời sau; đấy là ý nghĩa tâm tịnh Phật độ tịnh. Do vậy, người tu Tịnh Độ phải xây dựng cho chính mình một bản tính Di Đà, đấy là bản tính của đời sống vô lượng thọ, vô lượng quang, và vô lượng công đức. 



Khải Thiên
                                                                                                                          

Bình luận (1)

day la mot bai viet rat hay.   ngan gon suc tich.day suc thuyet phuc.xin tran trong cam on tac gia
thich tam thien ( 30/03/2013 20:55:31)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp