đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

13:15 20/10/2011

Sân hận và cảm xúc (Tuệ Uyển)

Thật là thông tuệ để có một cái nhìn vào trong thế giới tâm thức của chúng ta và làm một sự phân biệt giữa những thể trạng lợi ích và tổn hại của tâm thức. Một khi chúng ta có thể nhận ra giá trị của những thể trạng tốt lành của tâm thức, chúng ta có thể củng cố hay nuôi dưỡng chúng.

Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta.  Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.  Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ.  Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hổ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận.


Theo kinh nghiệm của riêng tôi, rõ ràng rằng nếu mỗi cá nhân thực hiện nổ lực ,sau đó người ấy có thể thay đổi.  Dĩ nhiên, thay đổi không phải ngay lập tức mà nó cần nhiều thời gian.  Nhằm để thay đổi và đối phó với những cảm xúc, phân tích tư tưởng là lợi lạc, xây dựng và hữu ích cho chúng ta một cách thiết yếu.  Tôi muốn nói một cách chủ yếu đối với những tư tưởng làm cho chúng ta tĩnh lặng hơn, thư thái hơn, và những điều ban hòa bình cho tâm tư chúng ta, chống lại những tư tưởng tạo nên băn khoăn, sợ hãi và thất vọng.  Sự phân tích này tương tự với điều mà chúng ta có thể sử dụng cho những thứ ngoại tại, như thực vật.  Một số cây cỏ, bông hoa, và trái cây là tốt lành cho chúng ta, vì thế chúng ta sử dụng và trồng trọt chúng.  Những thứ cây cỏ nào độc hại hay tổn thương chúng ta, chúng ta nghiên cứu,nghe biết để nhận ra và đôi khi tiêu trừ chúng.


Có một sự tương tự với thế giới nội tại.  Thật đơn giản để nói về "thân thể" và "tâm thức".  Trong thân thể có hàng tỉ hạt [vi tế].  Tương tự thế, có nhiều tư tưởng khác nhau và một sự đa dạng thể trạng của tâm thức.  Thật là thông tuệ để có một cái nhìn vào trong thế giới tâm thức của chúng ta và làm một sự phân biệt giữa những thể trạng lợi ích và tổn hại của tâm thức.  Một khi chúng ta có thể nhận ra giá trị của những thể trạng tốt lành của tâm thức, chúng ta có thể củng cố hay nuôi dưỡng chúng.


Đức Phật đã dạy về những nguyên tắc của Bốn Chân Lý Cao Quý[1] và những điều này hình thành nền tảng của Phật Pháp.  Chân Lý Thứ Ba là sự chấm dứt (diệt đế).  Theo Long Thọ, trong phạm vi chấm dứt này có nghĩa là thể trạng của tâm thức hay phẩm chất tinh thần qua sự thực tập và nổ lực, chấm dứt tất cả mọi cảm xúc tiêu cực.  Long Thọ xác định sự chấm dứt chân thật như một tình trạng mà trong ấy cá nhân đã đạt đến một thể trạng toàn hảo của tâm thức tự do khỏi những tác động của các phiền não đa dạng của những cảm xúc và tư tưởng tiêu cực.  Một thể trạng chấm dứt thật sự như vậy, theo Đạo Phật, là Giáo Pháp chân thật và vì thế là nơi nương tựa mà tất cả những sự thực hành Phật Pháp tìm cầu.  Đức Phật trở thành một đối tượng nương tựa, đấng tôn kính, bởi vì Đức Phật thực chứng thể trạng ấy.  Do thế, sự tôn kính của một  người đối với Đức Phật, và lý do mà người ta tìm cầu sự quy y với Đức Phật, không phải bởi vì Đức Phật là một người đặc biệt từ lúc đầu, nhưng bởi vì Đức Phật thân chứng thể trạng chấm dứt chân thật (diệt đế).  Tương tự thế, cộng đồng tâm linh, hay Tăng Già, được xem như một đối tượng để nương tựa bởi vì những thành viên của cộng đồng tâm linh là những cá nhân hoặc là đã hay đang dấn thân trong con đường đưa đến thể trạng diệt đế ấy.


Chúng ta thấy rằng thể trạng chân thật ấy có thể được hiểu chỉ trong những dạng thức của một thể trạng tự tại khỏi những cảm xúc tiêu cực hay là điều đã được tịnh hóa những tư tưởng bất thiện qua việc áp dụng những sự đối trị và năng lực đối kháng.  Sự chấm dứt chân thật là một thể trạng của tư tưởng  và những nhân tố đưa đến điều này cũng là những chức năng của tâm thức.  Cũng thế, căn bản mà trên ấy sự tịnh hóa có thể diễn ra là sự tương tục của tinh thần.  Do vậy, một sự thấu hiểu về bản chất tự nhiên của tâm thức là thiết yếu cho sự thực hành Phật Pháp.  Bằng việc nêu lên điều này, tôi không muốn nói rằng mọi thứ hiện hữu đơn giản là sự phóng chiếu hay phản chiếu của tâm thức và rằng tách rời khỏi tâm thức thì không có gì tồn tại.  Nhưng do bởi tầm quan trọng của sự thấu hiểu về bản chất tự nhiên của tâm trong sự thực hành Phật Pháp, nên người ta thường diễn tả Đạo Phật như một "khoa học của tâm thức".


Nói một cách tổng quát, trong kinh luận Đạo Phật, một cảm xúc hay tư tưởng tiêu cực được định nghĩa như "một tình trạng tạo ra quấy nhiễu trong tâm thức con người."  Những cảm xúc và tư tưởng phiền não này là những nhân tố tạo nên khổ sở và rối loạn trong chúng ta.  Cảm xúc trong tổng quát không nhất thiết là điều gì đấy tiêu cực.  Tại một hội nghị khoa học mà tôi tham dự cùng với nhiều nhà tâm lý học và thần kinh học, đã kết luận rằng ngay cả những vị Phật cũng có cảm xúc, theo sự định nghĩa cảm xúc thấy trong những nguyên tắc khoa học đa dạng.  Vì thế bi mẫn (karuna - lòng ân cần tử tế vô hạn) có thể được diễn tả như một loại cảm xúc.


Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực.  Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ,v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.  Cảm xúc tiêu cực là những thứ tạo ra một loại khổ sở hay không thoải mái ngay lập tức, và là những thứ về lâu dài, tạo nên những loại hành động nào đấy.  Những hành động này căn bản đưa đến tồn hại người khác, và điều này mang đau đớn hay khổ sở đến chính người ấy.  Đây là những gì chúng tôi muốn nói qua cảm xúc tiêu cực.


Một cảm xúc tiêu cực là sân hận.  Có lẽ có hai loại sân hận.  Một loại sân hận có thể chuyển hóa thành cảm xúc tích cực.  Thí dụ, nếu một người có một động cơ từ bi chân thật và quan tâm đến người nào đấy, và người ấy không lưu ý đến cảnh báo của mình về hành vi của người ấy, rồi thì không có lựa chọn nào ngoại trừ việc sử dụng một loại sức mạnh nào đấy để chấm dứt hành vi sai lầm của người ấy.  Trong sự thực hành Mật tông tantra, có những loại kỷ năng thiền quán cho phép chuyển hóa năng lượng của sân hận.   Đây là lý do ẩn tàng phía sau những bổn tôn phẩn nộ.  Trong căn bản của động cơ từ bi, sân hận có thể hữu ích trong một vài trường hợp bởi vì nó cho chúng ta năng lượng bổ sung đặc biệt và có thể cho phép chúng ta hành động một cách nhanh chóng.


Tuy nhiên, sân hận thường đưa đến thù oán và thù hận luôn luôn là tiêu cực.  Thù hận nuôi dưỡng ý chí bệnh hoạn.  Tôi thường phân tích sân hận trong hai cấp độ: trên cấp độ căn bản của loài người và trên cấp độ của Đạo Phật.  Từ cấp độ của con người, không có bất cứ sự liên hệ nào với một truyền thống hay lý tưởng tôn giáo, chúng ta có thể nhìn vào căn nguyên sự hạnh phúc của chúng ta: thân thể mạnh khỏe, phương tiện vật chất thuận lợi, và những người đồng hành hữu hảo.  Bây giờ từ vị thế của sức khỏe, những cảm xúc tiêu cực như thù hận là rất tệ hại.  Vì con người thông thường cố gắng chăm sóc sức khỏe của họ, một kỷ năng người ta có thể dùng là thái độ tinh thần của họ. 


Tình trạng tinh thần của chúng ta phải luôn luôn trầm tĩnh.  Ngay cả nếu một sự băn khoăn nào xảy ra, như nó luôn luôn ràng buộc với đời sống chúng ta phải luôn  luôn tĩnh lặng.  Giống như sóng sinh khởi từ nước, và hòa tan trở lại trong   nước, những sự quấy nhiễu này rất ngắn, vì thể chúng không ảnh hưởng thái độ tinh thần căn bản của chúng ta.  Mặc dù chúng ta không thể loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực, nếu thái độ tinh thần căn bản của chúng ta là lành mạnh và trầm tĩnh, nó sẽ không bị ảnh hường nhiều.  Nếu chúng ta duy trì tĩnh lặng, áp suất của  máu, v.v... sẽ duy trì ở mức độ bình thường và như một kết quả sức khỏe của chúng ta sẽ cải thiện.  Trong khi tôi không thể nói một cách khoa  học tại sao điều này là như vậy, thì tôi tin tưởng rằng điều kiện thân thể của chính tôi đang cải thiện khi tôi già hơn.  Tôi đã và đang dùng cùng một loại thuốc, cùng một bác sĩ, cùng một thứ thức ăn, vì thế điều này phải là xuyên qua tình trạng tinh thần của tôi.  Một số người nói với tôi, "Ngài phải có một loại thuốc men đặc biệt của Tây Tạng."  Nhưng tôi không có!


Như tôi đã đề cập phía trước, khi tôi còn trẻ, tôi khá dễ nổi nóng.  Đôi khi tôi xin lỗi điều này bằng việc nói rằng tại vì cha tôi hay nổi giận, giống như nó là một loại di truyền.  Nhưng thời gian trôi qua, tôi nghĩ rằng bây giờ tôi hầu như không có thù hận đối với bất cứ người nào, kể cả những người Trung Cộng đang tạo nên khốn khó và khổ đau cho đồng bào Tây Tạng của tôi.  Thậm chí đối với họ, tôi thật sự không cảm thấy bất cứ loại thù oán nào.


Một số người bạn thân của tôi bị áp huyết cao, tuy thế sức  khỏe của họ chưa bao giờ đi đến tình trạng nghiêm trọng và họ chưa bao giờ cảm thấy mệt mõi.  Trải qua nhiều năm, tôi đã gặp một số hành giả rất tinh chuyên.  Trong lúc ấy, có một số người bạn khác có tiện nghi vật chất rất tốt, nhưng khi chúng tôi bắt đầu nói, sau một vài lời lịch sự khởi đầu, họ bắt đầu phiền hà và đau buồn.  Mặc cho sự giàu có vật chất của họ, những người này không có sự tĩnh lặng hay bình an của tâm hồn.  Như một kết quả, họ luôn luôn lo lắng về sự tiêu hóa, giấc ngủ của họ, mọi thứ!  Do thế, rõ ràng rằng sự tĩnh lặng của tâm tư là một nhân tố rất quan trọng cho sức khỏe tốt lành.  Nếu quý vị muốn sức khỏe tốt, đừng hỏi bác sĩ, mà hãy nhìn vào chính quý vị.  Hãy cố gắng sử dụng khả năng nào đấy của quý vị.  Điều này thậm chí không tốn tiền gì cả!


Nguồn gốc thứ hai của hạnh phúc là những phương tiện vật chất.  Thỉnh thoảng khi tôi thức giấc vào buổi sáng sớm, nếu tâm trạng của tôi không quá tốt đẹp, sau đó khi nhìn đồng hồ, tôi không cảm thấy thoải mãi, do bởi tâm trạng của tôi.  Rồi thì trong những ngày khác, có lẽ qua kinh nghiệm của ngày trước, khi thức dậy, tâm trạng của tôi dễ chịu và an bình.  Vào lúc ấy, khi tôi nhìn đồng hồ đeo tay của tôi, và tôi thấy nó như cực kỳ đẹp đẻ.  Nhưng đấy cùng là một đồng hồ thôi, có phải không?  Sự khác biệt đến từ thái độ tinh thần của tôi.  Việc sử dụng các  phương tiện vật chất cung cấp sự hài lòng chân thật hay không tùy thuộc vào thái độ tinh thần của chúng ta.


Phương tiện vật chất của chúng ta sẽ là tệ hại nếu tâm tư chúng ta bị khống chế bởi sân  hận.  Để nói một lần nữa về kinh nghiệm của chính tôi, khi tôi còn trẻ, đôi khi tôi sửa chửa những đồng hồ đeo tay.  Tôi cố gắng và thất bại nhiều lần.  Đôi khi tôi đánh mất sự kiên nhẫn của mình và đập chiếc đồng hồ!  Trong những thời  khắc ấy, sự giận dữ làm thay đổi thái độ của tôi hoàn toàn và sau đó tôi lấy làm tiếc vì những hành động của tôi.   Nếu mục tiêu của tôi là sửa chửa đồng hồ, thế thì tại sao tôi đập nó trên bàn?  Một lần nữa, quý vị có thể thấy thái độ tinh thần của một người là thiết yếu nhằm để sử dụng những phương  tiện vật chất cho sự toại nguyện hay lợi ích chân thật của chúng ta.


Nguồn gốc thứ ba của hạnh phúc là những người đồng hành của chúng ta.  Rõ ràng rằng khi chúng ta tĩnh lặng tinh thần, chúng ta lịch sự và cởi mở tâm tư.  Tôi sẽ cho một thí dụ.  Có lẽ 14 hay 15 năm về trước, có một người Anh Quốc tên là Phillips, người có một mối liên hệ với chính quyền Trung Cộng, kể cả Chu Ân Lai và những lĩnh tụ khác.  Ông ấy biết họ trong nhiều năm và ông là bạn thân của những người Hoa.  Một lần nọ vào năm 1977 hay 1978, Phillips đã đến Dharamsala để gặp tôi.  Ông mang đến một số phim và nói  với tôi về những khía cạnh tốt đẹp của Trung Hoa.  Vào lúc mở đầu cuộc gặp gở, có một sự khác biệt lớn lao giữa chúng tôi, vì chúng tôi đã có những ý tưởng khác biệt nhau.  Trong quan điểm của ông, sự hiện diện của Trung Cộng ở Tây Tạng là điều gì đấy tốt đẹp. 


Trong ý kiến của tôi, và theo một số báo cáo, tình trạng là không tốt.  Như thông thường, tôi không có cảm giác tiêu cực đặc thù gì với ông ta.  Tôi chỉ cảm thấy là ông ta giữ những quan điểm này qua sự thiếu hiểu biết.  Với sự cởi mở, tôi đã tiếp tục cuộc đối thoại của chúng tôi.  Tôi tranh cải rằng những người Tây Tạng đã tham gia Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào đầu năm 1930 và những người đã tham dự trong cuộc chiến tranh Hoa - Nhật và đã chào mừng sự xâm lược của Trung Cộng và nhiệt tình hợp tác với những người Trung Cộng đã làm như thế vì họ tin rằng đấy là một cơ hội bằng vàng để phát triển Tây Tạng, từ quan điểm của tư tưởng Marxist. 


Những người này đã hợp tác với người Hoa vì hy vọng chân thành.  Sau đó, khoảng những năm 1956 hay 1957, hầu hết những người ấy đã bị gạt bỏ khỏi đủ loại cơ quan của Trung Cộng, một số bị cầm tù, và những người khác bị mất tích.  Do thế, tôi đã giải thích rằng chúng tôi không chống người Hoa hay chống Cộng.  Trong thực tế, đôi khi tôi nghĩ chính mình như một người phân nửa Marxist và phân nửa Phật tử.  Tôi đã giải thích tất cả những thứ khác nhau đến ông ta với một động cơ chân thành và cởi mở và sau một thời gian thái độ ông ta hoàn toàn thay đổi.  Thí dụ này cho tôi một sự niềm tin nào đấy rằng nếu có một sự khác biệt ý kiến lớn lao, chúng ta vẫn có thể đối thoại trên trình độ con người.  Chúng ta có thể đặt qua một bên những ý tưởng khác nhau và đối thoại như những con người.  Tôi nghĩ rằng đấy là một cách để tạo nên những cảm giác tích cực trong tâm tư những người khác.


Cũng thế, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu vị Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn này cười ít hơn, có lẽ tôi sẽ có ít bạn bè hơn ở những nơi khác nhau.  Thái độ của tôi đối với người khác là luôn luôn nhìn vào họ từ trình độ loài người.  Trên trình độ ấy, cho dù tổng thống, nữ hoàng hay hành khất, không có gì khác biệt, những con người biểu lộ rằng có  cảm giác con người chân thành với một nụ cười con người chân thành tác động.


Tôi nghĩ rằng trong cảm giác con người chân thành có giá trị hơn là trong thân phận[2],v.v... Tôi chỉ là một con người giản dị.  Qua kinh nghiệm và nguyên tắc đạo đức tinh thần, một thái độ quan điểm mới nào đấy đã phát triển.  Điều này không có gì đặc biệt.  Quý vị, những  người tôi nghĩ đã có một nền học vấn tốt hơn và kinh nghiệm hơn chính tôi, có khả năng hơn để thay đổi chính quý vị.  Tôi đến từ một làng quê nhỏ bé không có sự giáo dục hiện đại và không có sự tỉnh thức sâu xa về thế giới.  Cũng thế, từ lúc mười lăm  hay mười sáu tuổi tôi đã mang lấy một gánh nặng không thể tưởng được. 


Do vậy, mỗi người quý vị phải cảm thấy rằng quý vị có một khả năng lớn và đấy, với sự tự tin và một ít nổ lực hơn, có thể thật sự  thay đổi nếu quý vị muốn.  Nếu quý vị cảm thấy rằng lối sống hiện tại của quý vị là không vui hay có những khó khăn nào đấy, thế thì đừng nhìn vào những thứ tiêu cực này.  Hãy thấy phía tích cực, năng lực, và thực hiện một nổ lực.  Tôi nghĩ rằng ở điểm ấy đã có một loại nào đấy bảo đảm thành công từng bộ phận.  Nếu chúng ta sử dụng tất cả năng lượng tích cực của con người hay những phẩm chất của con người, chúng ta có thể vượt thắng những vấn nạn này của loài người.


Do vậy, cho đến khi mà sự tiếp xúc của chúng ta với đồng loại con người được quan tâm, thái độ tinh thần của chúng ta là rất quan yếu.  Ngay cả đối với những người không tín ngưỡng, chỉ là một con người giản dị ân cần, cội nguồn căn bản của hạnh phúc là trong thái độ tinh thần của chúng ta.  Thậm chí nếu quý vị có sức khỏe tốt, những phương tiện vật chất được sử dụng trong cung cách thích đáng, và những mối quan hệ tốt với những con người khác, nguyên nhân chính của một đời sống hạnh phúc là ở trong ấy. Nếu quý vị có nhiều tiền đôi khi quý vị lại có nhiều lo lắng hơn và quý vị vẫn cảm thấy thèm muốn hơn nữa.  Một cách căn bản, quý vị trở thành nô lệ của tiền của.  Trong khi tiền của là rất hữu ích và cần thiết, nó không  phải cội nguồn quan yếu của hạnh phúc.  Tương tự thế, học vấn, nếu không quân bình hợp lý đôi khi có thể tạo nên nhiều rắc rối hơn, băn khoăn hơn, tham lam hơn, thèm khát hơn, và tham vọng hơn - nói tóm lại, khổ đau tinh thần hơn.  Bạn bè cũng thế, đôi khi rất phiền phức.


Bây giờ quý vị có thể thấy giảm đến mức tối thiểu sân hận và thù oán như thế nào.  Đầu tiên, điều cực kỳ quan trọng là nhận ra tính tiêu cực của những cảm xúc này trong phổ quát, đặc biệt là thù oán.  Tôi xem thù oán là kẻ thù chính yếu.  Bằng chữ "kẻ thù" tôi muốn nói cá nhân hay nhân tố trực tiếp hay gián tiếp phá hoại sự quan tâm của chúng ta.  Sự quan tâm của chúng ta là những gì căn bản tạo nên hạnh phúc.


Chúng ta cũng nói về kẻ thù ngoại tại.  Thí dụ, trong trường hợp của riêng tôi, những anh chị em Trung Cộng đang tiêu diệt những quyền của người Tây Tạng và trong cách ấy, khổ đau và khoắc khoải hơn tăng trưởng.  Nhưng bất chấp điều này mãnh liệt như thế nào, nó không thể phá hoại cội nguồn siêu việt hạnh phúc của tôi, đấy là sự tĩnh lặng tâm thức của tôi.  Đây là điều gì đấy mà một kẻ thù bên ngoài không thể phá hủy.  Non sông tôi có thể bị xâm lược, tài sản tôi có thể bị phá hủy, bạn bè tôi có thể bị giết, nhưng đây là những điều thứ yếu trong niềm hạnh phúc tinh thần của tôi.  Cội nguồn chủ yếu của hạnh phúc tinh thần là sự tĩnh lặng tâm thức của tôi.  Không điều gì có thể phá hoại điều này ngoại trừ sự sân hận của chính tôi.


Hơn thế nữa, chúng ta có thể đào thoát hay lẫn trốn khỏi kẻ thù bên ngoài và đôi khi chúng ta ngay cả có thể lừa đảo kẻ thù.  Thí dụ, nếu có ai đấy quấy  nhiễu sự hòa bình tâm hồn tôi, tôi có thể trốn tránh bằng việc đóng cửa phòng và ngồi yên lặng một mình.  Nhưng tôi không thể làm như thế với sân hận!  Bất cứ nơi nào tôi đi đến, nó vẫn luôn luôn ở đấy.  Mặc dù tôi khóa cửa phòng, sân hận vẫn ở bên trong.  Ngoại trừ chúng ta áp dụng một phương pháp nào đấy, bằng không thì không thể trốn thoát.  Do thế, thù oán hay sân hận - và ở đây tôi muốn nói về giận dữ tiêu cực - là kẻ tàn phá chủ yếu niềm hòa bình tinh thần của tôi và vì vậy là kẻ thù thật sự của tôi.


Một số người nào đấy tin rằng đè nén cảm xúc là không tốt, rằng tốt hơn là để nó bộc lộ ra ngoài.  Tôi nghĩ rằng có những sự khác biệt giữa những cảm xúc tiêu cực đa dạng.  Thí dụ, với chán nãn thất vọng, có một loại thất vọng nào đấy phát triển như một kết quả của những sự kiện quá khứ, chẳng hạn như ngược đãi tình dục, rồi thì điều này vô tình hay cố  ý tạo nên những rắc rối.  Thế nên, trong trường hợp này, tốt hơn là bày tỏ sự chán chường và bộc lộ nó ra ngoài.  Tuy vậy, theo kinh nghiệm của tôi với sân hận, nếu quý vị không thực hiện một cố gắng để giảm thiểu nó, nó sẽ vẫn duy trì với quý vị và thậm chí gia tăng.  Rồi thì ngay cả với một sự việc nhỏ nào đấy quý vị sẽ nổi giận ngay lập tức.  Một khi quý vị cố gắng để kiểm soát hay rèn luyện sự sân hận của quý vị, sau đó cuối cùng thậm chí những sự việc lớn lao cũng sẽ không làm quý vị giận dữ.  Qua rèn  luyện và tu tập chúng ta có thể thay đổi. 


Khi sân hận đến, có một kỷ năng quan trọng để hổ trợ quý vị duy trì sự hòa bình tĩnh lặng của tâm thức.  Quý vị không nên bất mãn hay chán nãn bởi vì đây là nguyên nhân của giận dữ và thù hận.  Có một sự nối kết tự nhiên giữa nguyên nhân và hậu quả.  Một khi những nguyên nhân và điều kiện nào đấy hội ngộ một cách đầy đủ, thi cực kỳ khó khăn để ngăn chặn tiến trình quan hệ nhân quả ấy đi đến đơm hoa kết trái.


Thật là quan yếu để thẩm tra hoàn cảnh vì thế vào lúc giai đoạn trứng nước sơ khởi chúng ta có thể xếp đặt một sự dừng lại của tiến trình nhân quả.  Rồi thì nó không thể tiếp tục đi đến giai đoạn xa hơn.  Trong tác phẩm Phật Giáo Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát, đại hành giả Tịch Thiên đề cập rằng thật quan trọng để bảo đảm rằng chúng ta không đi vào một tình trạng đưa đến sự bất mãn chán chường, bởi vì bất mãn là hạt giống của sân hận.  Điều này có nghĩa rằng chúng ta phải áp dụng một quan điểm nào đó đối với tài sản vật chất của chúng ta, đối với những  người đồng hành cùng bạn bè, và đối với những tình huống đa dạng.


Những cảm giác của chúng ta về bất mãn, khốn khó và tuyệt vọng, v.v... trong thực tế liên hệ đến tất cả những hiện tượng.  Nếu chúng ta không tiếp nhận một quan điểm đúng đắn, có thể bất cứ điều gì và mọi thứ đều làm cho chúng ta chán chường.  Thí dụ đối với một số người nào đấy ngay cả tên Đức Phật có thể cũng tránh khỏi làm họ giận dữ hay thất vọng, mặc dù có thể không là trường hợp khi ai đấy có một sự gặp gở trực tiếp với Đức Phật.  Do thế, tất cả mọi hiện tượng có khả năng tạo nên sự chán nãn và không hài lòng.


Tuy vậy, những hiện tượng là bộ phận của thực tại và chúng ta là đối tượng của những quy luật hiện hữu [nhân quả, luân hồi,...].  Vì thế, điều này chỉ cho chúng ta một lựa chọn duy nhất: thay đổi thái độ của chúng ta.  Bằng việc đem đến sự thay đổi trong quan điểm của chúng ta đối với mọi sự vật và sự kiện, tất cả những  hiện tượng có thể trở nên bằng hữu hay cội nguồn của hạnh  phúc.  Thay vì trở thành những kẻ thù hay nguồn gốc của thất vọng. 


Trong trường hợp đặc biệt là một kẻ thù.  Dĩ nhiên, có một kẻ thù là rất tệ hại.  Nó quấy nhiễu sự hòa bình tinh thần và tàn phá một số thứ thánh thiện của chúng ta.  Nhưng nếu chúng ta nhìn vào nó từ một  khía cạnh khác, chỉ có kẻ thù mới cho chúng ta cơ hội để thực tập sự kiên trì (nhẫn nhục).  Không ai có thể cho ta cơ hội để bao dung. 


Thí dụ, như một Phật tử, tôi nghĩ Đức Phật hoàn tòa thất bại trong việc cung ứng cho chúng ta một cơ hội để thực tập bao dung và kiên nhẫn.  Một số thành viên của tăng đoàn có thể cung cấp cho chúng ta điều này, nhưng nói khác hơn thật là hiếm hoi.  Vì chúng ta không biết đại đa số năm tỉ người trên trái đất này, do thế, đại đa số con người cũng không cho chúng ta cơ hội để biểu lộ bao dung hay nhẫn nhục.  Chỉ có những người nào mà chúng ta biết và những người tạo ra rắc rối cho chúng ta thực sự cung ứng cho chúng ta một cơ hội tốt để thực hành nhẫn nhục và bao dung.


Thấy từ khía cạnh này, kẻ thù là một vị thầy vĩ đại cho sự thực hành của chúng ta.  Tịch Thiên Tôn Giả biện luận một cách rất sáng tỏ rằng những kẻ thù, hay những thủ phạm gây tổn hại cho chúng ta, trong thực tế là những đối tượng xứng đáng cho sự tôn kính và đáng để xem như những vị thầy quý báu của chúng ta.  Ai đấy có thể phản đối rằng các kẻ thù của chúng ta không thể được xem xứng đáng cho sự tôn kính của chúng ta bởi vì họ không có xu hướng trong việc giúp đở chúng ta; sự thật rằng họ rất hữu dụng và lợi ích cho chúng ta chỉ đơn thuần là một việc ngẫu nhiên. 


Tịch Thiên nói rằng nếu đây là trường hợp thế thì tại sao chúng ta, như những Phật tử, xem thể trạng ngừng dứt (diệt đế) như một đối tượng xứng đáng để nương tựa khi sự ngừng dứt chi là một thể trạng đơn thuần của tâm và về phần nó không có khuynh hướng để hổ trợ chúng ta.  Chúng ta có thể nói rằng mặc dù điều này là đúng, ít ra với sự ngừng dứt thì cũng không có khuynh  hướng làm tổn hại chúng ta, trái lại những kẻ thù, đối nghịch khuynh hướng giúp đở chúng ta, trong thực tế có khuynh hướng làm tổn hại chúng ta.  Do thế, một kẻ thù không phải là một đối tượng đáng để tôn trọng.  Tịch Thiên nói rằng chính khuynh hướng làm tồn hại chúng ta là điều làm cho kẻ thù trở nên rất đặc biệt.  Nếu kẻ thù không có khuynh hướng làm tồn hại chúng ta, thế thì chúng ta sẽ không  phân loại người ấy như một kẻ thù, do thế thái độ của chúng ta sẽ hoàn toàn khác biệt.  Chính vì khuynh hướng làm tồn hại chúng ta làm cho người ấy là một kẻ thù, và do bởi điều ấy kẻ thù đã cung cấp cho chúng ta một cơ hội để thực hành nhẫn nhục và bao dung.  Vì vậy, một kẻ thù quả thực là một vị thầy quý báu. Bằng việc suy tư trong những dòng này chúng ta cuối cùng có thể giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là thù oán.


Đôi khi người ta cảm thấy rằng giận dữ là hữu ích bởi vì nó mang đến một năng lượng phụ trội và tính táo bạo.  Khi chúng ta chạm trán với những khó khăn, chúng ta có thể thấy sân hận như một kẻ hộ vệ.  Nhưng mặc dù giận dữ đem cho ta thêm năng lượng, năng lượng ấy một cách chủ yếu là mù quáng.  Không có gì bảo đảm rằng sự giận dữ và năng lượng ấy sẽ không trở thành tàn phá đối với những sự quan tâm của chúng ta.  Do vậy, thù oán và giận dữ hoàn toàn không lợi ích gì cả.


Một câu hỏi khác là nếu chúng ta luôn luôn giữ sự khiêm tốn thì người khác có thể lợi dụng chúng ta và chúng ta phản ứng như thế nào?  Điều này khá giản dị: chúng ta nên phản ứng với tuệ trí hay cảm nhận thông thường, không có sân hận  hay thù oán.  Nếu hoàn cảnh đến nổi chúng ta cẩn một loại hành động nào đấy về phần mình, chúng ta có thể có một phản ứng chống lại giới hạn mà không sân hận.  Sự thật là, những hành động như vậy theo chiều hướng tuệ trí hơn là giận hờn trong thực tế hiệu quả hơn.  Một phản ứng đối phó xảy ra giữa sự giận dữ có thể thường sai lầm. 


Trong một xã hội rất ganh đua, đôi khi cần có một phản ứng đối phó.  Chúng ta hãy thẩm nghiệm tình trạng của Tây Tạng một lần nữa.  Như tôi đã đề cập trước đây, chúng tôi đang tiến hành một phương cách bất bạo động và bi mẫn chân thành, nhưng điều này không có  nghĩa là chúng tôi nên phải cúi mình xuống với hành động của những kẻ xâm lược và chịu thua.  Không sân  hận và không thù oán, chúng tôi có thể xoay sở một cách hiệu quả hơn.


Có một loại thực hành khoan dung liên hệ một cách ý thức thể hiện trên khổ đau của những kẻ khác.  Tôi đang nghĩ về những hoàn cảnh mà trong ấy, bằng việc dân thân trong những hành vi nào đấy, chúng ta cảnh giác về những thử thách gay go, khó khăn, và rắc rối liên hệ trong thời gian ngắn hạn, nhưng được tin rằng những hành động như vậy sẽ có một tác động lợi ích rất lâu dài.  Do bởi thái độ của chúng ta, và cố gắng cùng nguyện ước của chúng ta nhằm mang đến lợi ích lâu dài ấy, đôi khi chúng ta ý thức và cẩn trọng gánh lấy những thử thách khó khăn và các rắc rối liên hệ nhất thời.


Một trong những phương tiện hiệu quả mà nhờ nó chúng ta có thể vượt thắng các năng lực của những cảm xúc tiêu cực như sân hận và thù oán là bằng việc trau dồi những năng lực đối kháng của chúng, chẳng hạn như những phẩm chất tích cực của tâm như từ ái và bi mẫn.



Tác giả:  Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ:  Tuệ Uyển - 24/08/2011


Ẩn Tâm Lộ ngày 31/08/2011

Bài liên hệ

1- Sống Vui, Sống Khỏe và Toại Nguyện

2- Đối Diện với Cái Chết và Chết An Lành



[1]BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ His Holiness the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ

[2] Chúng tôi là những con người với những cảm giác chân thành của con người trọn vẹn chứ không chỉ là thân phận những con người mà không có cảm nhận con người. "Ngay trong văn hóa quần chúng điều này được diễn tả trong nhận xét rằng cho đến bao giờ tình thương và sự quan tâm cho những người khác trưởng thành mà một người mới được xem là “tính người trọn vẹn.”http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-81_4-13695_5-50_6-4_17-162_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark  hay:

http://old.thuvienhoasen.org/nhungyogataytang-01.htm#02

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp