Phần đông những gia đình có truyền thống làm thuốc hay mang tư tưởng “gia tuyền” hoặc “bí truyền” nghĩa là làm của riêng.
Nhưng tôi thì khácquan niệm cuộc đời con người thời gian sống có là bao, khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang theo được cái gì, để lại cho con cháu chưa chắc nó đã làm được, mà nếu nó có làm được thì cũng chẳng bao lâu. Thôi thì “Cứ cho tất cả, thì sẽ có lại tất cả”.
Nhưng có lại thì sẽ có lại cái gì ?
Xin thưa, đó là có lại cái Phước đức !
“ Thuốc trường sinh ở trong tay người ích kỷ sẽ biến thành độc dược!” Vì nếu tôi ích kỷ làm của riêng thì bệnh nhân đến với tôi nhiều, tôi không tu hạnh bố thí thì tôi sẽ có nhiều tiền, nhiều tiền thì con cháu tôi sẽ ỷ lại, có tiền nó sẽ sinh nhiều tệ nạn. “Tệ nạn đến với con cháu tôi đó là độc dược” .
Vào thập niên 70, 80 , hai tỉnh Quảng Ngãi-Bình Định gọi chung là tỉnh Nghĩa Bình, tôi công tác các huyện trong tỉnh. Khi đến huyện Phù Mỹ tôi thân thiện với bà con nhân dân ở xã miền núi Mỹ Trinh. Tôi đã được người dân truyền lại phương thuốc chữa hóc xương qua câu chuyện như sau :
Một nhà nông dân có cặp bò cày to khỏe lực lưỡng, mỗi mùa cày ruộng ông nhờ cặp bò đó mà thu hoạch được nhiều lúa thóc và tiền bạc, bỡi nó cày tốt nên ai cũng đến thuê.
Bỗng một hôm nó ăn cỏ sao đó lại mắc cổ cây gai, đang bước vào đầu mùa cày cấy mà con bò bị “hóc xương cổ” nên không ăn uống gì được, nó gầy nhom ốm nhách, bao nhiêu ngày qua nó cứ khạc mãi.
Người nông dân ( chủ con bò) lòng nóng như lửa đốt, ngày nào cũng có chủ ruộng họ đến gọi đi cày mà con bò thì đang trong trình trạng thập tử nhứt sinh (十死一生 nghĩa là 10 phần chết, còn chỉ 1 phần sống) vậy chắc là phải chết thôi.
May thay trong thôn có người biết và chỉ cho ông đi từ Phù Mỹ qua bên kia ngọn đèo đến huyện Hoài Ân để gặp một thầy lang vườn chuyên chữa hóc xương cổ.
Sau khi người nông dân trình bày con bò cày quý giá của ông mắc nạn hóc xương, ông Lang mới hỏi “ Trị giá con bò của ông là bao nhiêu ?”
Người chủ bò đáp rằng “Con bò cày của tôi giá trị đến 10 triệu” ( ví dụ vậy đi ).
Thì ông Lang mới nói: : Nếu tôi đến cho nó uống thuốc mà lấy được cái gai ra khỏi cổ con bò, ông trả tôi giá trị 1 nửa con bò là 5 triệu, ông đồng ý không ?”
Nghe qua ông chủ con bò toát cả mồ hôi hột, vì ông thầy Lang đòi giá quá cao, nhưng nghĩ đến những đường cày giỏi giang của con bò, những giạ lúa, những đồng tiền đang chờ ông trong mùa này và những mùa sau, nên ông bấm bụng chấp nhận. Vì nếu không chấp nhận thì con bò cũng sẽ chết.
Khi ông Thầy Lang đến vừa cho con bò uống chai thuốc vô khỏi cổ là lúc con bò khạc ra 1 khúc cây gai mắc mèo.
Khi thấy thuốc hay và sự tài tình của ông lang già và con bò thoát nạn ai nấy đều rất vui.
Sau khi trả tiền cho Thầy Lang với món tiền lớn đó xong , lão nông dân bồi dưỡng ăn uống cho con bò mấy ngày sau người ta đã thấy nó đã tiếp tục kéo cày trên những thủa ruộng đang mùa gieo cấy.
Bẵng đi thời gian dài , trong vùng quê ấy lại đến mùa cày cấy, cha mẹ nào cũng lo làm ruộng lũ trẻ mặc sứ tự rông chơi chẳng ai trông ngó, thì có một bé gái con của một gia đình nông dân nọ mới 2-3 tuổi gì đó bò chơi dưới đất cát moi móc cái gì cũng cho vào miệng, rủi thay không biết cái gì mà nó bị mắc cổ trợn trắng con mắt thoi thóp mấy ngày không ăn không uống mà cứ khạc hoài không ra.
Trong cơn quẫn, gia đình chẳng biết phải làm sao, thì hàng xóm đến thăm nhắc lại chuyện con bò năm xưa nhờ ông thầy Lang huyện kế bên mà cứu sống, tại sao ông bà không đi tới đó để cầu đến Thầy lang kia ?
À há ! Thế là cha đứa bé tức tốc qua đèo tìm đến thầy lang trình bày việc trên. Sau khi mang chai thuốc về cho con bé uống, thuốc vừa vào đến cổ thì bé khạt ra 1 cục đờm.
Ối trời đất ơi, xem kỹ nó là cục xương cá có gai nhọn bằng lóng tay út ( ai ăn vứt bỏ từ lúc nào ).
Sau khi con gái thoát chết người cha hoàn hồn ngồi suy nghĩ mãi đến phương thuốc ấy là những gì mà hay đến thế ?
Quyết tâm tìm hiểu, hôm sau một lần nữa ông băng rừng lội suối đến nhà Thầy Lang tạ ơn xong , ông lại nói :
“ Thầy ơi thuốc hôm qua cho cháu uống ra được 1 cục xương, nhưng còn 1 cục nữa vẫn mắc ở cần cổ, Thầy cho 1 liều nữa để cứu cháu nó”
Thầy Lang bảo :
-“ Thế à, vậy ông ngồi đợi tôi 1 lát!”
Ông cố tình rình xem thì thấy Thầy Lang ra sau vườn đang lúi húi hái lá sống đời (loại lá tròn), vào nhà bếp cạo lọ nghẹ dưới đít nồi đồng ( hoặc cái chảo đồng thau nấu bằng rơm, bằng củi). 2 thứ giã nhỏ thành 1 loại thuốc sền sệt cho vào chai nhỏ bảo về cho cháu uống.
Học được bài thuốc chỉ có 2 thành phần là lá sống đời và lọ nghẹ chảo đồng giã nhỏ trộn đều khiến ông vui mừng khôn xiết.
Về sau hễ trong làng xã có ai hóc xương cổ (hoặc bất cứ vật gì) ông chỉ cho họ dùng 2 thứ trên đều bật ra khỏi cổ trong thời gian không đầy 1 phút mà không tốn đồng xu cắc bạc nào.
Thời gian qua tôi: Lương y Phan văn Sang (số ĐT: 0902323549) đã phổ biến “Trái Sung chữa tan sỏi mật” sau đó đã nhận được rất nhiều những thông tin phản hồi có nhiều kết quả tốt.
Tôi sẽ lần lượt cống hiến quý vị những bí phương khác mà tôi đã học được và áp dụng hiệu quả như cách chữa hóc xương trên để khi quý vị gặp phải mà cứu giúp cho tất cả mọi người.
Lương y Phan Văn Sang