đậu tương đen hữu cơ

Tham luận - Sách - Tài liệu

08:47 17/02/2012

Phần 22: Những hạt ngọc trí tuệ Phật giáo (Thích Tâm Quang)

(TG&DT) - Một đệ tử có thể trở thành bậc A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa không bao giờ dùng cụm từ Arahant-Yana, Cỗ xe A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa dùng ba từ: Bodhisatvayana (Bồ Tát Thừa), Prateka-Buddhayana (Duyên Giác Thừa), và Sravakayana (Thinh Văn Thừa). Trong truyền thống Nguyên Thủy, ba từ trên được gọi là Bodhis (Giác ngộ).
VI.  TỔNG QUÁT (tiếp theo)



NGUYÊN THỦY - ÐẠI THỪA PHẬT GIÁO


          - Hòa Thượng Tiến Sĩ W. Rahula


Hãy để cho chúng ta bàn luận về câu hỏi thường được hỏi bởi nhiều người: Sự khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy Phật Giáo như thế nào? Muốn nhìn sự vật theo đúng toàn cảnh, chúng ta hãy quay về lịch sử Phật Giáo và truy nguyên sự hình thành và sự phát triển của Ðại Thừa và Nguyên Thủy Phật Giáo.



Ðức Phật sanh vào thế kỷ Thứ 6 trước Công Nguyên. Sau khi đạt giác ngộ vào năm 35 tuổi cho đến khi Ngài Nhập Niết Bàn vào năm 80 tuổi, Ngài thuyết giáo và giảng dạy suốt những năm tháng đó. Chắc chắn Ngài là một trong những người nhiều nghị lực nhất chưa từng thấy: 45 năm trường Ngài giảng dạy ngày đêm, và chỉ ngủ khoảng 2 giờ một ngày.



Ðức Phật tiếp xúc với tất cả mọi hạng người, vua và hoàng tử, Bà La Môn, nông dân, kẻ ăn xin, người học thức người bình thường. Giáo lý của Ngài được thực hiện theo kinh nghiệm, mức hiểu biết và khả năng tinh thần của người nghe Pháp. Ðiều Ngài dạy gọi là Vicana hay lời Phật dạy. Không có cái gì gọi là Nguyên Thủy hay Ðại Thừa thời bấy giờ.



Sau khi thành lập Ðoàn Thể Chư Tăng và Chư Ni, Ðức Phật đặt ra một số luật lệ gọi là Giới Luật để hướng dẫn các Ðoàn Thể này. Phần còn lại giáo lý của Ngài gọi là Pháp gồm có những bài giảng, những bài thuyết pháp cho các tăng, các ni và người cư sĩ.



Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Nhất

 

Sau khi Ðúc Phật nhập Niết Bàn được ba tháng, những đệ tử thân cận của Ngài triệu tập một hội nghị tại Rajagaha (Thành Vương Xá). Ngài Ma Ha Ca Diếp, người được trọng vọng nhất mà cũng là bậc trưởng lão, là chủ tịch Hội Nghị. Hai nhân vật quan trọng chuyên về hai lĩnh vực khác nhau - Pháp và Luật - đều có mặt. Một người là Ngài Ananda (A Nan), người đệ tử thân cận nhất (thị giả) của Ðức Phật trong suốt 25 năm. Thiên phú với một trí nhớ xuất sắc, Ngài A Nan có thể đọc lại những gì Ðức Phật nói. Nhân vật kia là Ngài Upali (U Bà Li) nhớ được tất cả những Giới Luật.



Chỉ hai phần - Pháp và Luật được đọc lại tại Ðại Hội Lần Thứ Nhất. Tuy không có nhiều ý kiến dị biệt về Pháp (không nói đến Vi Diệu Pháp), có một số thảo luận về Luật. Trước khi Ðức Phật nhập Niết Bàn, Ngài có nói với Ngài A Nan nếu Ðoàn Thể Tăng Già muốn tu chính hay thay đổi một số luật thứ yếu, họ có thể làm được. Nhưng vào lúc đó, Ngài A Nan vì quá lo lắng vì Ðức Phật sắp ra đi nên không hỏi những luật thứ yếu ấy là gì. Vì các thành viên trong Hội Nghị không đi đến thỏa thuận những luật nào là luật thứ yếu nên Ngài Ma Ha Ca Diếp quyết định không có luật lệ nào đặt ra bởi Ðức Phật được thay đổi, và cũng không luật lệ mới nào được đưa ra. Không có lý do thực chất nào được đưa ra. Tuy nhiên Ngài Ma Ha Ca Diếp có nói một câu: "Nếu ta thay đổi luật, người ta sẽ nói đệ tử của Ðức Cồ Ðàm thay đổi luật lệ trước khi ngọn lửa thiêu Ngài chưa tắt".



Tại Hội Nghị này, Pháp được chia ra làm nhiều phần và mỗi phần được trao cho một vị trưởng lão cùng với đệ tử của vị ấy để ghi nhớ. Pháp được truyền khẩu từ thầy đến trò. Pháp thường được tụng niệm hàng ngày bởi một nhóm người thường được phối kiểm lẫn nhau để bảo đảm không có sự thiếu sót cũng như không có gì thêm vào. Các sử gia đều đồng ý truyền thống truyền khẩu đáng tin cậy hơn văn bản của một người viết lại vài năm sau Hội nghị dựa theo trí nhớ của mình.



Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Hai

 

Một trăm năm sau, Ðại Hội Kiết tập lần thứ hai đẻ bàn luận về một số giới luật. Không cần thiết phải thay đổi những giới luật ba tháng sau khi Ðức Phật nhập Niết Bàn vì lẽ không có gì thay đổi nhiều về chính trị, kinh tế và xã hội trong khoảng thời gian ngắn này. Nhưng 100 năm sau, một số các thầy tu nhận thấy cần phải có sự thay đổi với một số giới luật thứ yếu. Những nhà sư chính thống nói không có gì phải thay đổi trong khi những nhà sư khác khăng khăng xin thay đổi một số giới luật. Cuối cùng, một số nhà sư bỏ Ðại Hội và thành lập Mahasanghika - Ðại Chúng Bộ. Dù được gọi là Mahasanghika, cũng không phải là Mahayana (Ðại Thừa). Trong Ðại Hội Kiết Tập lần thứ hai, chỉ có những vấn đề liên quan đến giới luật được đem bàn cãi và không có gì tranh cãi về Pháp như đã được ghi nhận.



Ðại Hội Kiết Tập Lần Thứ Ba

 

Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, trong thời Hoàng Ðế A Dục, Ðại Hội Kiết Tập lần thứ ba được triệu tập để bàn thảo về những ý kiến dị biệt giữa những tỳ-kheo của nhiều phái khác nhau. Tại Ðại Hội này những dị biệt không chỉ hạn hẹp trong Giới Luật mà cũng liên quan tới Pháp nữa. Lúc kết thúc Hội Nghị, Ngài Moggaliputta Tissa, tổng hợp vào một cuốn sách gọi là Kathavatthu bác bỏ những quan điểm và lý thuyết dị giáo và sai lầm của một số giáo phái. Giáo lý được phê chuẩn và chấp thuận bởi Ðại Hội được biết là Theravada (Nguyên Thủy). Vi Diệu Pháp được bao gồm trong Ðại Hội này.



Sau Ðại Hội Kiết Tập lần thứ ba, người con Vua A Dục, Ngài Hòa Thượng Mahinda, mang Tam Tạng Kinh Ðiển đến Sri Lanka, cùng với những lời bình luận được đọc tại Ðại Hội này. Những kinh điển được mang về Sri Lanka vẫn được gìn giữ cho tới ngày nay không mất một trang nào. Những kinh điển này được viết bằng tiếng Pali căn cứ vào ngôn ngữ của Magadhi (xứ Ma Kiệt Ðà) là ngôn ngữ của Ðức Phật. Không có cái gì gọi là Ðại Thừa vào thời bấy giờ.



Ðại Thừa Xuất Hiện

 

Giữa thế kỷ thứ nhất truớc Công Nguyên và thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, hai cụm từ Mahayana (Ðại Thừa) và Hinayana (Tiểu Thừa) xuất hiện trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay Kinh Pháp Hoa.



Vào khoảng thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, Mahayana (Ðại Thừa) được định nghĩa rõ ràng . Ngài Long Thọ triển khai triết học tánh "Không" của Ðại Thừa và chứng minh tất cả mọi thứ đều là "Không" trong một bộ luận ngắn gọi là Madhyamika-Karika (Trung Quán Luận). Vào khoảng thế kỷ thứ tư, Ngài Vô Trước và Thế Thân viết nhiều tác phẩm về Ðại Thừa. Sau thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, những nhà Phật Giáo Ðại Thừa, giữ vững lập trường rõ ràng này, và rồi cụm từ Ðại Thừa và Tiểu Thừa được nói đến.



Chúng ta không nên lẫn lộn Hinayana (Tiểu Thừa) với Theravada (Nguyên Thủy) vì những từ ngữ này không đồng nghĩa. Theravada (Nguyên Thủy) Phật Giáo nhập vào Sri Lanka vào thế kỷ thứ ba trước Tây Nguyên lúc đó không có Ðại Thừa gì cả. Phái Tiểu Thừa phát triển tại Ấn Ðộ có một bộ phận độc lập với dạng thức Phật Giáo tại Sri Lanka. Ngày nay không có phái Tiểu Thừa hiện hữu tại nơi đâu trên thế giới nữa. Cho nên, vào năm 1950 Ðại Hội Phật Giáo Thân Hữu Thế Giới khai mạc tại Colombo, đồng nhất trí quyết định bỏ hẳn từ ngữ Hinayana (Tiểu Thừa) khi nói đến Phật Giáo hiện hữu tại Sri Lanka, Thái Lan, Miến Ðiện, Cao Miên, Lào vân vân... Trên đây là sơ lược lịch sử Nguyên Thủy, Ðại Thừa và Tiểu Thừa.



Ðại Thừa và Nguyên Thủy

 

Bây giờ, sự khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy như thế nào?



Tôi đã nghiên cứu nhiều năm Ðại Thừa và càng nghiên cứu bao nhiêu tôi lại càng thấy khó có khác biệt giữa Ðại Thừa và Nguyên Thủy khi nhìn vào giáo lý căn bản.


  • Cả hai đều công nhận Ðức Phật Thích Ca là Bậc Ðạo Sư.
  • Tứ Diệu Ðế đếu đúng như vậy với cả hai trường phái.
  • Bát Chánh Ðạo cũng y như nhau ở hai trường phái.
  • Lý Duyên Sinh hay Lý Duyên Khởi cũng y như nhau tại hai trường phái.
  • Cả hai đều bác bỏ ý kiến về một đấng tối thượng sáng tạo và thống trị thế giới này.
  • Cả hai đều công nhận Vô thường, Khổ, Vô Ngã, và Giới, Ðịnh, và Huệ như nhau không có gì khác biệt.


Trên đây là những giáo lý quan trọng nhất của Ðức Phật và đều được chấp nhận bởi cả hai trường phái không thắc mắc.



Cũng có một vài điểm khác biệt. Một điều dị biệt ấy là lý tưởng Bồ Tát. Nhiều người nói rằng Ðại Thừa chỉ con đường Bồ Tát Ðạo đẫn đến Thành Phật (Giác Ngộ) trong khi Nguyên thủy dẫn đến A La Hán. Tôi phải nhấn mạnh là Ðức Phật cũng là một A La Hán. Bích Chi Phật cũng là một A La Hán. Một đệ tử có thể trở thành bậc A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa không bao giờ dùng cụm từ Arahant-Yana, Cỗ xe A La Hán. Kinh Ðiển Ðại Thừa dùng ba từ: Bodhisatvayana (Bồ Tát Thừa), Prateka-Buddhayana (Duyên Giác Thừa), và Sravakayana (Thinh Văn Thừa). Trong truyền thống Nguyên Thủy, ba từ trên được gọi là Bodhis (Giác ngộ).



Một số người nghĩ rằng Nguyên Thủy ích kỷ vì Nguyên Thủy dạy ta nên tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình. Nhưng một người ích kỷ làm sao có thể đạt giác ngộ? Cả hai trường phái đều chấp nhận ba Thừa hay Giác Ngộ nhưng coi Bồ Tát là lý tưởng cao nhất. Ðại Thừa tạo nhiều Bồ Tát huyền bí trong khi Nguyên Thủy coi Bồ Tát như một người như chúng ta nhưng hiến dâng cả đời mình để đạt toàn thiện, chủ yếu trở thành một Ðức Phật giác ngộ hoàn toàn cho phúc lợi và hạnh phúc của thế giới.



Tam Ðẳng Phật



Có ba đẳng Phật: Samma Sambuddha (Ðức Chánh Ðẳng Chánh Giác) đạt giác ngộ hoàn toàn bằng nỗ lực của chính mình, Pacceka Buddha (Bích Chi Phật) phần đức hạnh kém hơn Ðức Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác, và Savaka Buddha (Thinh Văn Phật), môn đồ của A La Hán thành Phật. Ðạt Niết Bàn giữa ba đẳng Phật này hoàn toàn giống nhau. Ðiều khác biệt duy nhất là Ðức Phật Chánh Ðảng Chánh Giác có nhiều Ðức Tính và khả năng hơn hai Ðức Phật kia.



Một số người nghĩ rằng tánh Không hay Sunyata bàn luận bởi Ngài Long Thọ là giáo lý hoàn toàn Ðại Thừa. Nó căn cứ vào tư tưởng vô ngã hay không có cái ta, trong Lý Duyên Sinh hay Lý Duyên Khởi, tìm thấy trong những Kinh Ðiển Nguyên Thủy bằng tiếng Pali. Một dịp Ngài A Nan hỏi Ðức Phật: "Người ta nói tiếng Không, Vậy Không là gì, thưa Ðức Thế Tôn?" Ðức Phật trả lời "Này A Nan, không có cái ta, không có gì của ta trên thế giới này. Cho nên, thế giới rỗng không". Ngài Long Thọ lấy ý kiến này khi Ngài viết tác phẩm nổi tiếng, bộ "Trung Quán Luận". Ngoài ra tư tưởng tánh Không là quan niệm "A lại gia thức" của Phật Giáo Ðại Thừa mà mầm giống của nó từ những kinh điển Nguyên Thủy. Những nhà Ðại Thừa đã triển khai tư tưởng này thành một tâm lý và triết lý sâu sắc.



Còn nữa...

Thích Tâm Quang dịch
Theo Gems of Buddhist Wisdom

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp