đậu tương đen hữu cơ

Tôn giáo - Thời đại

15:10 24/06/2011

“Cảnh chùa”: Nét tư duy độc đáo của cha ông

Trong tiếng Việt, có một từ khá đặc biệt, là “cảnh chùa”, người Nam Bộ thường phát âm là “kiểng chùa”. Bà tôi sinh thời khi nhắc đến chùa chiền nói chung, vẫn dùng từ “kiểng chùa”, thay vì “ngôi chùa”. Khi tôi hỏi tại sao bà hay nói “kiểng chùa”, tôi nghĩ rằng bà nói vậy thì người ta không hiểu, nghĩ là cây kiểng (tức cây cảnh) ở chùa thì sao? Bà tôi chỉ trả lời, “vì ông bà mình nói vậy”. Bà bảo, chùa luôn phải đi đôi với cây kiểng, nói “kiểng chùa” thì đầy đủ hơn là ngôi chùa.

Vào dịp lễ Phật đản vừa qua, phát biểu với phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, cũng như qua những bài viết, bài giảng trước đó, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã nhấn mạnh đến vai trò của Phật giáo trong việc bảo vệ môi trường, mà cụ thể là việc trồng cây và gìn giữ cây xanh.


Trồng cây, gìn giữ cây xanh không phải là điều mới, thậm chí là điều bình thường, nhưng lâu nay trong giới Phật giáo, việc làm này ít được nhắc đến, và thậm chí có chiều hướng đi ngược lại ở một số nơi. Vì vậy, người viết bài quan tâm đến lời nhắc nhở, sách tấn của thượng tọa Bảo Nghiêm về một việc tưởng chừng như hết sức bình thường như thế, trong sự chia sẻ, đồng cảm.


Trong tinh thần đó, chúng tôi hướng đến việc tìm kiếm những đề tài cụ thể xoay quanh vấn đề cổ động, khuyến khích việc trồng cây, tạo cảnh quan cây xanh đối với giới Phật giáo.


Trong tiếng Việt, có một từ khá đặc biệt, là “cảnh chùa”, người Nam Bộ thường phát âm là “kiểng chùa”. Bà tôi sinh thời khi nhắc đến chùa chiền nói chung, vẫn dùng từ “kiểng chùa”, thay vì “ngôi chùa”. Khi tôi hỏi tại sao bà hay nói “kiểng chùa”, tôi nghĩ rằng bà nói vậy thì người ta không hiểu, nghĩ là cây kiểng (tức cây cảnh) ở chùa thì sao? Bà tôi chỉ trả lời, “vì ông bà mình nói vậy”. Bà bảo, chùa luôn phải đi đôi với cây kiểng, nói “kiểng chùa” thì đầy đủ hơn là ngôi chùa.

Tôi còn nhớ chỉ hiểu lờ mờ là bà nói “kiểng chùa”, tức phải hiểu chùa không chỉ là chính điện hay nhà tổ…, mà gồm cả phần đất của chùa chung quanh, thường là rất nhiều cây cối.


Tiếp xúc với ông bà của các bạn lúc đó, tôi vẫn nghe cách nói tương tự. Hòn non bộ, được một cụ ông nghệ nhân gắn bó với nghề nghiệp làm sản phẩm mang tính nghệ thuật này, gọi là “hòn non kiểng”, và những “hòn non kiểng” của ông làm luôn có trên đó một vài “kiểng chùa”, như cụ vẫn nói.


Lớn lên, được đi thăm viếng lễ bái ở xa hơn khu dân cư mình ở, tôi mới có dịp hiểu hơn vì sao bà tôi gọi là “kiểng chùa”, thay vì ngôi chùa. Chùa Pháp Hoa (quận Phú Nhuận, nơi Hòa thượng Như Niệm trụ trì) lúc bấy giờ, những năm 1970, vẫn là một ngôi chùa gắn liền với tuổi thơ của tôi. Tôi vẫn nhớ đến cảnh chùa rợp bóng cây xanh, với tượng Phật A Di Đà trong vườn, nơi tôi vẫn thường hay đến cúi đầu chào bái ngày trước khi đi dạo quanh chùa, để cảm thụ không gian chùa, hiểu vì sao bà tôi dùng từ “kiểng chùa” thay vì ngôi chùa.


Chùa Pháp Hoa ngày nay đã được xây lớn, nhưng vẫn giữ được không gian cây xanh chung quanh, tức vẫn là một “kiểng chùa”, giữa một vùng dân cư đông đúc. Chùa vẫn còn là hình mẫu “kiểng chùa” mà ông bà ta hay nói đến.


Nói “kiểng chùa”, vì ông bà mình nói vậy! Ngày nay, tôi hiểu đó là quan niệm truyền thống của người Việt Nam xưa về ngôi chùa. Chùa cũng là một “ngôi”, nhưng cũng là một “kiểng”.


“Kiểng chùa” hay “cảnh chùa” là một từ, không phải là một cụm từ. Thành tố “kiểng” hay “cảnh” trong “kiểng chùa” hay “cảnh chùa” chỉ có thể có nét nghĩa như vậy trong một tổ hợp cố định (tức là đơn vị từ) như thế. Người ta không nói “kiểng đền”, “kiểng miếu”, hay “kiểng nhà thờ”… Còn khi nói cảnh nhà thờ, một tổ hợp không cố định, tức cụm từ, thì cách hiểu đã hoàn toàn khác. Đó là cảnh quan một nơi, không còn nghĩa chỉ một nơi, như trông “kiểng chùa” hay “cảnh chùa”.


Đưa bạn đọc dông dài qua những kiến thức ngôn ngữ học như vậy, cuối cùng thì cùng về lại chỗ “ông bà mình nói vậy”. Trong cách nghĩ của người Việt xưa, chùa rất khác với bây giờ, nhất là kiểu chùa phổ biến ở Sài Gòn nay.


Nói “kiểng chùa” hay cảnh chùa vì chùa nhất thiết phải là một không gian cây cảnh (không nên hiểu như từ “cây cảnh” bây giờ, thường chỉ là cây nhỏ để chơi). Cây cảnh trong chùa xưa là cây cối tạo cảnh trí, cây cao, cây to, cây nhỏ đủ loại, là một phần không thể tách rời của ngôi chùa.


Chùa Nam hay chùa Trung, chùa Bắc xưa cũng thế. Kiến trúc có thể rất nhỏ. Chính điện chỉ đủ chỗ vài mươi người lễ bái cùng lúc, nhưng không gian cây cối bao quanh rộng hơn đến vài chục lần. Không bao giờ chùa cất trên một bãi đất trống, mà bao giờ chung quanh đều phải rợp bóng cây xanh.


Chùa Khmer cũng vậy.


Ngày nay, đại đa số chùa Khmer vẫn còn giữ được nét văn hóa đó. Chung quanh chánh điện chùa Khmer là một rừng cây nhỏ. Chủng loại cây thường là loại cây lớn, thuộc vào loại cao hơn cây thường thấy trong chùa của người Kinh, vốn phổ biến là loại cây thấp tán, có hoa, có trái, có hương thơm.


Tôi luôn hình dung chùa trong từ “kiểng chùa” (hay “cảnh chùa”), vì “ông bà mình nói vậy” là một ngôi chùa với kiến trúc chính điện chỉ thấp thoáng, hiện ra một phần dưới bóng cây xanh. Như cách cụ ông làm “hòn non kiểng” đặt những ngôi chùa sứ trên những giả sơn: luôn khuất sau những rặng cây thường là “um tùm” theo cách của non bộ, không bao giờ phơi trần hoàn toàn ra ngoài. Ông cụ vẫn giải thích “chùa như vậy mới là chùa”.


Chắc rằng, “ông bà mình” không quan niệm trước chùa phải trống trải hoàn toàn, để kiến trúc chùa phô ra như một tòa dinh thự.


Có phải vì ngày xưa chưa có khả năng để cất những ngôi chùa đồ sộ, hoành tráng, mà chỉ có kiến trúc là niềm hãnh diện như ngày nay, nên có “kiểng chùa”, với vườn cây sum sê, vàng rực hoa, đong đưa quả, ngan ngát hương thơm…?


“Kiểng chùa”, như ông bà mình nói vậy, được hiểu là sự cảm thụ ngôi chùa, không phải bằng mắt, mà với tất cả các giác quan.


Đến một ngôi chùa từ bề ngoài rợp bóng cây xanh, người ta không chỉ thấy chùa, mà còn nghe chùa, qua tiếng mõ tiếng chuông luồn qua âm thanh xào xạc của cây lá trong gió sớm; “ngửi” chùa qua hương hoa hòa quyện với hương trầm, hay “cảm thấy” chùa qua không khí mát lạnh trong veo từ cây cối…


Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương…”


Nếu “Tiếng chuông Trấn Võ” chỉ có một mình, độc nhất được nhắc đến, thì tiếng chuông Trấn Võ đâu có mà hay như vậy.


Người ta cảm nhận cái hay của tiếng chuông trong một cụm từ ngắn ngủi, vì trước đó, đã qua một câu dài rất đẹp, rất thướt tha hình ảnh cây lá: “Gió đưa cành trúc la đà”…


Ngôi chùa cũng vậy. Nếu chỉ có “ngôi” không, thì chưa đủ đẹp! Cần phải có bóng cây che rợp mái chùa, để bóng chùa thì thấp thoáng sau “Gió đưa cành trúc la đà”, chúng ta  mới cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của ngôi chùa…


Vì thế, “ông bà mình nói vậy”, “kiểng chùa” (hay “cảnh chùa”) thay vì… ngôi chùa!


Bây giờ, đã cho nhiều ngôi chùa chỉ còn mặt tiền chính điện tráng lệ, mà thiếu hẳn vườn cây, và nhiều người trong chúng ta đã quên từ “cảnh chùa”, “kiểng chùa” mà chỉ nhớ đến từ “ngôi chùa”.


Trong bối cảnh như vậy, lời khuyên của một vị Thượng tọa lãnh đạo giáo hội về việc nhà chùa trồng cây, gìn giữ cây xanh không nên chỉ được hiểu như một lời cổ động theo phong trào thông thường, mà cần được hiểu như là một sự kêu gọi trở về với nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.


“Kiểng chùa”, vì ông bà mình nói vậy…

Minh Thạnh
Hoangphap.info

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp