Các khó khăn gây nên do cuộc kháng chiến tại Việt nam kéo dài làm gia tăng việc mất tín nhiệm trong dư luận Pháp về vấn đề Bắc kỳ. Hơn mười năm sau khi có hiệp ước bảo hộ, lúc nào ở Pháp, ngưới ta cũng tự hỏi có nên bỏ hẳn đi việc xâm lăng Bắc kỳ vì quá tốn kém cho nước Pháp.
Chính để đánh đổ dòng thác “chủ bại” đó Giám mục Puginier đã thảo “các văn thư và tin tức”, đây là những chương trình thực dân thật sự.
I- CUỘC KHÁNG CHIẾN VÕ TRANG.
Việc thất thủ kinh đô không ngăn cản việckháng chiến tiếp tục trong dân chúng. Giới chức Việt nam tại bắc kỳ không chịu công nhận hiệp ước do Nguyễn trong hiệp ký, mặc dù đã có những cố gắng xa gần của những sứ giả Huế[1] Đồng minh của họ là quân đội Trung Hoa do tướng Từ Diệm Húc đóng ở Sơn Tây, Bắc kinh và quân Cờ Đen của Lưu vĩnh Phúc . Các đoàn quân chí nguyện được thành lập. Một phong trào kháng chiến có tính dân tộc và nhân dân được tổ chức. Ngay từ 1883, Tôn Thất Thuyết đã quyết định là triều đình sẽ rút lui vào một thành trì được dựng lên trong vùng núi non nội địa, hàng chục ngàn công nhân đã bắt đầu ngay từ tháng 8 năm đó được dựng lên tại Tân Sở, “Thủ Đô mới”, trong tỉnh Quảng Trị, đồng thời các kho lúa, gạo cũng được tổ chức trong miền Thượng du.
Về phần thế lực đối nghịch, các cộng đồng Thiên Chúa Giáo Việt nam, được các kẻ truyền đạo hàng ngủ hóa vững chắc, đã cung cấp cho quân đội Pháp những thông dịch viên, phu thợ, dân vệ, mà nếu không có, Pháp sẽ bị thiếu thốn nghiêm trọng. Quân cờ vàng bị Harmand cho giải ngủ ngày 15-9-1883, khí giới của chúng được Pháp trao lại cho quân đội Thiên Chúa giáo Việt nam, được tuyển mộ với sự giúp đở của các kẻ truyền đạo.
Tháng 4-1884, triều đình Huế cho dựng tại Thanh Hóa và Nghệ An những trại quân quan trọng và ra lệnh cho các quan tỉnh, phủ, huyện tổ chức việc mộ binh to tát, các công tác cho tu sửa con đường Đong Vang để quân tiếp viện đi vào những tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Tại những nơi nầy đã chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp nhà vua và triều đình . Một kế hoạch tổng nổi dậy đã được chuẩn bị tỉ mỉ.
Khốn thay, kế hoạch đó đã bị Puginier vạch trần, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt cho viên tổng chỉ huy đoàn quân viễn chinh trong thư đề ngày 6-11-1884.
Ngày 12-4-1885 , viên thiếu tướng De Courcy được Paris lựa chọn để thực hiện một chính sách quyết liệt tại Việt nam, đến Bắc kỳ với tất cả quyền hành dân sự và quân sự. Là kẻ chủ trương chiếm đóng toàn vẹn, De Courcy quyết định loại trừ Tôn Thất Thuyết, Thượng thư Bộ binh, người lãnh đạo phong trào kháng chiến. Ông nầy biết được ý đồ thực sự của De Courcy, liền tăng cường lực lượng phòng vệ. Nhưng các chuẩn bị nầy lại bị tiết lộ và các giám mục Puginier và Caspar lại loan tin cho Courcy biết.
Ngày 3-7-1885 , Courcy đến Huế với một đạo quân hộ vệ gần 1000 người, với thái độ hổn xược, khiêu khích, y đòi đoàn quân hộ vệ được cùng đi với y đến cung vua để trình ủy nhiệm thư lên vua Hàm Nghi.
Trước thái độ thù nghịch rõ rệt của tên đại diện nước Pháp và nguy cơ một cuộc tấn công cấp kỳ, Tôn Thất Thuyết ra tay trước bằng cách tấn công quân đội De Courcy vào đêm 4 rạng 5-7.
Mưu toan bị thất bại, trước đó vài giờ, có một tên Thiên Chúa giáo báo trước cho Courcy, Đến trưa quân Pháp đẩy lui được liền chiếm thành trì và cung vua rồi cho cướp bóc thả dàn. Ông Tôn Thất Thuyết liền chạy ra Tân Sở cùng Vua Hàm Nghi và toàn thể triều đình Huế. Từ nơi đó, nhân danh vua Hàm Nghi, quan phụ chánh đưa ra lời kêu gọi, “người giàu đóng góp tiền của, người mạnh khoẻ dóng góp sức lực, người can đảm đóng góp cánh tay, để lấy lại đất nước trong tay quân xâm lăng”. Đặc biệt ông kêu gọi mọi người yêu nước quay lại chống đối tín đồ Thiên Chúa vì sự đóng góp tích cực của họ đã làm cho hành động những kẻ xâm lăng được dễ dàng: “Nếu giặc Pháp đến được đây, nếu chúng biết được đường sá, song ngòi, núi non, tất cả những gì trong nước chúng ta, đó chỉ là do những giáo dân và các linh mục. Vì thế mọi người phải bắt đầu hành động, phải tiêu diệt các giáo dân. Nếu việc đó thành công, giặc Pháp sẽ bị đẩy vào thế bất động hoàn toàn, cũng giống như con cua đã bị bẻ hết càng không còn cựa quậy được”[2]
Trước lời kêugọi của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân hưởng ứng đông đảo, Là những nhà ái quốc nhiệt thành, tự ý không chịu ra làm quan cho một triều đình đầu hàng giặc, có một uy tín lớn lao đối với người nông dân mà họ sống chung đụng với, đa số họ là những người nghèo, thật sự văn thân đại diện, theo chữ dùng của Lanassan là “đảng dân tộc” (parti national) và trở thành người dấy khởi cuộc kháng chiên ngày càng rộng lớn.
Do văn thân lãnh đạo, cuộc kháng chiến ngày càng được toàn thể dân chúng ủng hộ một cách rộng rãi, tổ chức thật phi thường . Mỗi chiến khu tại địa phương có một lãnh tụ. Ở Nghệ An, cuộc nổi dậy do Nguyễn Xuân Ôn lãnh đạo, ông là một “quan to, một trong những nhà trí thức lớn nhất trong nước, trước kia làm quan thị đốc học sĩ.”[3] tại Quảng Bình các người khởi nghĩa tôn Đề đốc Lê Trực lên làm lãnh tụ, ông là người yêu nước chân thành, tính tình đơn giản, thuần phát, chức vụ cao mà vẫn thanh liêm, con người đáng phục về mọi mặt.[4] Tại Quảng Trị phong trào do Trương đình Hội và Nguyễn Tư Nhu lãnh đạo. Tại Thanh Hóa và Hà Tỉnh cuộc khởi nghĩa rất mạnh, cuộc chiến đấu được đặt dưới quyền điều khiển của hai lãnh tụ nổi tiếng : Cai Mao và Đinh Công Tráng.[5] Nguyễn Duy Hiền là người lãnh đạo cuộc nổi dậy rộng lớn ở Quảng Nam, “Con người đó còn trẻ và có tánh cương nghị hiếm có, dần dần được bao phủ bằng tính chất anh hùng vang dội, gần như hoang đường, đã đem lại cho phong trào khởi nghĩa tỉnh nầy tầm mức rộng lớn và uy thế của một phong trào dân tộc.”[6] Tại Bình Thuận, quân đội Mai Xuân Thưởng, Bùi Diệm và Nguyễn Đức Nhuậnchỉ huy đã đe dọa mau cjhóng các tỉnh miền Tây Nam kỳ. Một cuộc khởi nghĩa cũng bùng nổ ngay tại Sài Gòn và vùng phụ cận (đốt nhà tù trung ương, tấn công làng mạc, ám sát Đốc phủ Ca và dân vệ của y).
Cuộc kháng chiến nhân dân nầy đồng thời cũng là cuộc kháng chiến hợp pháp và nó muốn như thế. Trong khi chạy trốn, Tôn thất Thuyết đã mang theo ấn tín nhà vua, tượng trưng cho uy quyền và sự hợp pháp, các bản tuyên ngôn mang dấu nầy có một uy thế lớn đối với dân chúng, lúc nào cũng xúc động vì cái tên Hàm Nghi.
Về cuộc kháng chiến đó, ba năm đầu do Hàm Nghi và tôi trung của ông lãnh đạo thuộc giai đoạn đầu. Không bao lâu, việc bảo vệ Tân Sở cho thấy là không thể được vì nó không thể liên kết với Bắc Kỳ vì con đường bi cắt đứt khi Pháp chiếm Đồng Hới (19-7) . Vị vua trẻ qua Lào lập lại một thứ bộ tổng chỉ huy lưu động trong núi non các tỉnh Hà Tỉnh, Quảng Bình. Thuyết liền rời vua qua Trung Hoa xin viện trợ và cầu cứu. Nhưng hai con ông là Tôn thất Đạm và Tôn thất Thiệp điều khiển văn phòng liên lạc trung ương khiến họ vẫn còn tiếp tục có bên cạnh vua Hàm Nghi.
Chỉ đến tháng 11-1888 Vua Hàm Nghi bị một tên người mường làm phản, bắt nạp cho Pháp. Khi bị bắt ngài mới được 17 tuổi 7 tháng.
Việc Vua, mà người Việt nam coi như là linh hồn cuộc kháng chiến bị bắt, đã giáng một đòn quyết liệt xuống phong trào dân tộc. Nhưng không vì thế mà nó đánh dấu sự chấm dứt phong trào, mà phong trào vẫn còn tiếp tục tới gần 20 năm sau.
Trong những vùng cố cựu, nông dân nghèo nàn ở phía bắc Trung bộ, văn thân vẫn tiếp tục chiến đấu do sự thúc đẩy của một nhà Nho bậc nhất tỉnh Hà Tỉnh là ông Phan Đình Phùng. Cuộc khởi nghĩa mở ra vào tháng 12-1893 và mau chóng đi đến mức độ đáng ngại. Nó được lãnh đạo do một lãnh tụ mà chức vụ cùng đạo đức cá nhân khiến mọi người phải khâm phục. Nhưng chính núi non chung quanh đã đem lại cho cuộc kháng chiến những điều lợi nhất. Chính đó là chổ mà quân Pháp gặp phải sự mất an toàn. Trong số những lãnh tụ nổi tiếng còn phải kể đến cuộc nổi dậy của Đề Thám trong rừng núi Yên Thế (1892), của Ba Cao ở Thái Bình (1883-87) của Lãng Giang và Đốc Khoát ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tuyên Quang (1891-93), của Lãnh Pha ở Đông triều (1892-93), của Lãnh Táng ở Phú Thọ (1890-93) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hải Dương (1885-91) của Đề Kiêu ở Sơn Tây (cùng thời gian đó), của Đốc Ngự ở Hưng Hóa .v.v….
Chiến tranh du kích là hình thức chiến đấu võ trang giúp cho người Việt nam sử dụng được một cách tốt nhất con bài tẩy của họ ở Trung Châu cũng như ở miền rừng núi : “nhiều người dân ban ngày cần cày, tối cầm sung. Một toán quân không chống đỡ gì được các quân ăn cướp đó, khi quân đội ta đến gần, chúng phân tán trong làng, và không thể tìm thấy được, nhờ sự đồng lõa của dân làng, và các viên chức bản xứ.”[7] “Hoạt động quân đội chúng ta bị tê liệt vì thiếu tin tức. Phải nhắm mắt mà đi trong một xứ thù nghịch.”[8]
Cuộc kháng chiến võ trang nầy, thực tế chỉ ngừng với cái chết năm 1913 của một nhà cách mạng nổi tiếng : Đề Thám, ông đương đầu với Pháp trên 20 năm trong vùng rừng núi Yên Thế, môt “vấn đề An Nam thật sự.”[9] với đồi núi rậm rạp, hiểm trở đã là một nơi trú ẩn tuyệt hảo cho ông.
Mặc dù đầy năng lực, cuối cùng cuộc kháng chiến võ trang cũng thất bại. Nó thất bại không phải vì hiệu lực của sự đàn áp, của các chuyên viên có giá trị cao như Servière, Pennequin, Galliéni, Lyautey mà chính sự yếu kém cùng mâu thuẩn nội bộ.
Để được dân chúng ủng hộ, cuộc kháng chiến phải có tính cách dân tộc và nhân dân. Về mặt nầy việc thiếu lãnh đạo trung ương, thật sự, là một nhược điểm. Không nghi ngờ gì, các người phụ tá của vua Hàm Nghi cố gắng thúc đẩy và điều hợp. Cố gắng của các nhóm như Đề Kiêu, nhưng thực tế trong các nhóm đều có khuynh hướng cục bộ hay địa phương. Nói chung, các lãnh tụ có ảnh hưởng mạnh ở nơi phát tích của mình, tự giới hạn lại trong địa phương, tìm cách thiết lập giữa họ và những người theo họ các giây liên lạc trung thành và tính cách cá nhân, tự bằng lòng về những thắng lợi địa phương. Việc họ chết hay bị bắt đưa đến sự tan rã hay đầu hàng của cả nhóm. Ngoài ra, họ có khuynh hướng vì tính chất địa phương cphong trào, chấp nhận các thỏa hiệp trên căn bản địa phương và cá nhân , ví dụ họ ký với giới chức Pháp các thỏa ước cam kết không đi ra khỏi địa phương để đổi lấy quyền thu thuế và giữ lấy quân đội (đèo Văn Tri 1890, Lương tam Kỳ 1893 và cả Đề Thám nữa 1894)
Mặt khác, trong tình trạng chính trị và xã hội nước Việt nam xưa, chỉ có chế độ quân chủ là đóng được vai trò lãnh đạo trung ương cuộc kháng chiến. Nhưng chế độ quân chủ nhà Nguyễn, vì mất long người, đã khiến cho nhân dân nổi dậy chống nó từ lâu. Nghiêm trọng hơn nữa, triều đình Huế chia rẽ sâu sắc giữa kẻ chủ trương đầu hàng và kẻ chủ trương kháng chiến, các kẻ đó lại lo cãi vã tranh chấp lẫn nhau mà làm hại quyền lợi đất nước. Thiếu mất một luồng gió yêu nước mạnh mẽ từ triều đình thổi lên, phần đông quan lại, sau những ngày sôi sục và phân vân nối tiếp sau ngày Huế bị thất thủ năm 1885 lại muốn theo vua mới Đồng Khánh mà Pháp vừa mới đưa lên ngôi sau khi Hàm Nghi trốn đi.
Chỉ có văn thân là tiếp tục theo đuổi cuộc kháng chiến, Là những người yêu nước nồng nàn, đại diện chân chính cho đất nước, các nhà Nho đó đồng thời cũng lại là các phần tử quân chủ xác tín, đó là nguyên nhân sự thất bại của họ, vì sự mất lòng dân của nền quân chủ nhà Nguyễn cùng sự đầu hàng của triều đình Huế đã đặt họ trong một sự mâu thuẩn khó gỡ ra được. Thật vậy, họ đề nghị gì đây với người nông dân bất mãn và bị bốc lột từ hàng bao thế kỷ để đưa họ vào cuộc chiến đấu nếu không phải là trông ngày độc lập, để lập trở lại nền quân chủ đó cùng chế độ quan liêu mà đã bị họ hạ nhục ?
Sau cùng, việc bành trướng phong trào kháng chiến lại đụng phải khó khăn trầm trọng, gây ra do sự bám víu của tín đồ Thiên Chúa giáo và óc chia rẽ của các dân tộc ít người.
“ Sự giúp đở của người Thiên Chúa giáo cho quân đội Pháp ngay khi mới đến thật là to lớn và các cộng đồng Thiên Chúa vẫn tiếp tục hợp tác, lại cón gia tăng hơn nữa sau năm 1885. Chính nhờ sự giúp đở của các phu thợ của các làng Thiên Chúa giáo mà quân đội Pháp chiếm được Ba Đình . Đại úy Gosselin, một trong những người đuổi bắt vua Hàm Nghi kể lại : ông ta đã được giúp ich rất nhiều trong những tin tức của các nhà truyền đạo, các tin tức mà các người nầy thu thập được qua lời xưng tội của con chiên họ, Mặc dù thiểu số, người Thiên Chúa Giáo Việt nam cũng tạo nên được một trở ngại có tính cách quyết định cho sự thành công của cuộc kháng chiến và họ đã làm cho quân đội Pháp khỏi bị cô lập”[10]
Vì thế, dần dần quân đội Pháp làm chủ cả nước Việt Nam . nhưng các khó khăn mà họ gặp phải đã đánh dấu ngay từ đầu một vết hằn không thể nào mờ được ,nói chung, cho chủ nghĩa thực dân.
II- VẤN ĐỀ BẮC KỲ VÀ DƯ LUẬN TẠI PHÁP
Trước cũng như sau hiệp ước bảo hộ Bắc kỳ đã gây nên trong dư luận Pháp một phong trào chống đối chính sách của chính phủ.
Trước 1884, đường lối thực tiển với nền tảng là kinh tế và đế quốc của Ferry gặp phải sự chống đối mạnh mẽ ở trong nước. Chính sách nầy đã tạo một dư luận thù nghịch với các cuộc xâm chiếm thuộc địa. Nước Pháp muốn người ta không chú ý đến các tỉnh bị mất cùng tư tưởng phục thù. Họ căm ghét cuộc viễn chinh hải ngoại, họ nhắc nhở đến các cuộc phiêu lưu đáng ghét của nền đế chính thứ hai, đã tiêu hao không phải binh lính nhà nghề mà là các toán lính quân địch bắt buộc và còn p[hải chịu nhiều phí tổn làm cho thuế mà nặng nề. Các nhà kinh tế tự do chứng minh cho thấy rằng người ta đã làm cho nước Pháp thêm nợ nần vì những lợi lộc hảo huyền, không đâu.
Mọi dị biệt của dư luận được phản ảnh trong nghị viện. Cánh hữu, đại diện cho dân quê hiếu hòa và tằn tiện, lại càng căm ghét sau khi những đạo luật thế tục được thông qua. Cánh tả, yêu nước và cộng hòa, tố cáo chính sách làm suy yếu quân đội, làm hại tình hửu nghị có ích như đối với Ý, nước nầy vì việc Tunisie đã quay ra đồng minh với Đức và gây ra điều ước Bismarck. Cánh cực tả, lên án chính sách đế quốc thực dân đã chạy theo giới nhà băng và giới kỹ nghệ đã làm hỏng sựđã làm hỏng sự phát triển của nền Cộng Hòa trẻ trung bằng cách phục hồi chính sách cá nhân trì hoãn các đạo luật xã hội, những bổ túc cần thiết cho luật chính tr, bắt các dân tộc tự do làm nô lệ, trái với các nguyên tắc 1879. Sau cùng, mọi phe đối lập đoàn kết chống Ferry để bảo vệ quyền tuyên chiến hiến định. Chính vì lòng căm ghét chế độ thực dân phát sinh từ một tình cảm mạnh mẽ và gần như toàn thể mà Ferry không dám tấn công thẳng v àcố gia tăng hoạt động đến tối đa ngoài vòng kiểm soát của quốc hội. Nhưng mỗi lần y phải đụng độ với quốc hội để thông qua một biện pháp cần thiết cho kế hoạch thực dân, y phải nhờ ai giúp đở đây ? Dĩ nhiên trông chờ vào các dân biểu Thiên Chúa giáo.
Năm 1883, cuộc chiến tranh xẩy ra ở Bắc kỳ, Ferry cần Thượng và Hạ viện thông qua các món tiền để y có được những phương tiện quân sự đầy đủ, cần thiết bao hàm cả sự đồng ý của quốc hội về việc gửi những lực lượng tăng viện to lớn. Ngày 18-12-1883 trước mội hội nghị quá đổi lạnh nhạt, hoàn toàn bế tắt về vấn đề Bắc kỳ, Ferry đã được Giám mục Freppel cứu thoát, ông nầy làm giám mục ở Angers, một tên bảo Hoàng xác tín, ủng hộ triều Bourbon, nhất là ủng hộ Giáo hoàng, nghị sĩ hạt Maine-et-Loire, chống đối quyết liệt chính sách đối nội nhưng lại ủng hộ chính sách hải ngoại của nội các. Freppel đã cứu Ferry, không có gì làm sáng tỏ hơn nữa cho sự liên kết giữa tôn giáo và chính sách thực dân bằng cuộc đồng minh thần thánh nầy : giữa con yêu tinh của nền Cộng hòa và con yêu tinh của giáo hội.
Giám mục Freppel tuyên bố : “ Lý do thứ nhất, điều khiến tôi bỏ phiếu thuận cho các món tiền, vì nếu không hậu quả sẽ là rút quân ra khỏi Bắc kỳ ngay lập tức, chỉ nay mai thôi. Thế có nghĩa là sự đổ vở hoàn toàn của uy tín, của thế đi lên, của ảnh hưởng nước Pháp trong toàn vùng viễn đông. Không bao giờ tôi theo một chính sách như thế mà tôi gọi là một chính sách tháo bỏ, diệt vong và trốn chạy. Lý do thứ nhì, là ở đó nước Pháp có một vấn đề công lý và danh dự đối với các nhà truyền giáo cũng như đối với con chiên Bắc kỳ và An Nam.”
Đúng lúc đó, Glémenceau ngắt lời ông ta, ông nầy là đối thủ cương quyết của Ferry, chống lại cuộc viễn chinh Bắc kỳ, chống lại mọi sự khởi phát thực dân, y thét lên : “Tốt lắm, đó là câu trả lời đích thực !”
Nhưng Freppel vẫn tiếp tục lý luận. ông ta ca ngợi những viên chỉ huy dân sự và quân sự đã thừa nhận và khen thưởng sự can đảm của các đại diện Giáo hoàng và kết thúc bằng cách nói lên lý do thứ ba của việc thông qua những món tiền : “để đưa lại cho lục quân, hải quân can đảm của chúng ta một dấu hiệu của sự tin cậy và cảm tình sâu xa…”
Được đa số khá lớn quốc hội lắng nghe, nhờ khả năng và tài hùng biện, Freppel đã làm cho đa số thông qua các món tiền bằng sự can thiệp chấn động của mình.[11]
Nhưng vì Bắc kỳ mà Ferry bị lật đổ sau đó 15 tháng.
Các thắng lợi về quân sự và ngoại giao mà y đạt được tại Bắc kỳ và Bắc kinh đã bị hỏng đi vì một biến cố Thiên Tân,[12] vì sự mở rông các cuộc hành quân đã đưa y đến chiến tranh với Trung quốc, mà không đạt được kết quả về quân sự quyết định nào, cũng không được quốc hội đồng ý.[13]sau chót là vì sự thất rận ở Lạng Sơn (27-3-1885) do sự bất cẩn của bộ chỉ huy Pháp mà tin tức đã khiến cho mọi người tin đó là một tai họa, đã làm chấn động mạnh mẽ trong dư luận và làm cho người cầm đầu chính phủ bị mất lòng dân đến chổ không còn cứu gỡ được.[14] Phiên họp 30-3-1885 thật là bi thảm, ngay trước phiên nhóm, đa số đã không chịu tín nhiệm. Bị đánh ngã bởi lời buộc tội của Clémenceau và sự phủ nhận của Ribot, Ferry bị lật nhào bởi 300phiếu chống 149, và không bao giờ còn được làm bộ trưởng nữa. Bên ngoài quốc hội, đám đông reo hò phản đối “tên Bắc kỳ” mà ch1nh sách cá nhân bị quét sạch nư cơn lốc.
Sau hôm lật đổ Ferry, quốc hội lại thông qua một món tiền chiết khấu 50 triệu cho ngân khoản Bắc kỳ. Sự đầu phiếu hôm trước nhằm đúng vào cá nhân Ferry.
Vấn đề Bắc kỳ đã đóng vai trò lớn trong các cuộc bầu cử quốc hội tháng 9-1885, trong lịch sử chính tyrị Pháp đây là lần đầu tiên , vấn đề thuộc địa chiếm một địa vị chính trong một cuộc tuyển cử. Phe cấp tiến, phát ngôn viên cho những nỗi lo âu tài chính của giới cấp tiểu tư sản đứng lạitrong hàng ngủ đối lập chống thực dân bên cạnh phe bảo thủ cố tâm không chịu quên đi “con đường xanh của dãy núi Vosges”, với phe xã hội, vì nguyêntắc đã chống đối mà cuộc chiến tranh thuộc địa đã bị chiến dịch tuyển cử ám ảnh, chính phủ ra lệnh cho De courcy ngưng ngay mọi cuộc hành quân cùng các hoạt động quan trọng tại Huế. Những cuộc bầu cy73 tháng 9 đã tăng cường thêm phe chống đối cánh hữu, không ưa chính sách thực dân.
Cuối năm 1885, khi chính phủ Brisson yêu cầu chuyển sang 1886 các món tiền Bắc kỳ không dùng đến (79. triệu), chủ tịch ủy ban, Georges Pénin, báo cáo cùng đa số nhân viên ủy ban chống đối lại và tuyên bố tán thành giải pháp từ bỏ Bắc kỳ. Suốt 4 ngày, các cuộc thảo luận đả làm hai phe : từ bỏ và chiếm đóng Bắc kỳ, chống đối nhau một cách cuồng nhiệt.
Dân biểu De Lafosse nói : “Chúng tôi tin rằng Bắc kỳ là một hiện tượng dở sống dở chết, là cái mụt nhọt nằm cạnh sườn nước Pháp mà lúc nào cũng lở loét và ngang qua đó những giọt máu tột của pháp chảy qua, chúng tôi tin rằng việc chiếm đóng vĩnh viễn bằng quân sự tại Bắc kỳ là một sự tàn phá tài chánh, sự thâm thủng càng gia tăng của ngân sách, sự gia tăng thuế má, sự suy tàn của quân đội.”[15]
Phe chủ trương sự chiếm đóng mà người cầm đầu là giám mục Freppel. Lên tiếng ngày 21-12 Freppel đã bác bỏ một cách quyết liệt, đến khinh bỉ nữa, việc rút khỏi Bắc và trung kỳ, chứng minh rằng sẽ đưa dến việc rút khỏi nam kỳ và Cambodge, Ông nầy tuyên baố rằng “Nước Pháp không gởi dân biểu dến điện Bourbon để làm nhục nó” lên án giải pháp nửa vời khi chủ trương tại Bắc kỳ là chỉ chiếm đóng giới hạn ở vùng đồng bằng sông Hồng , lên tiếng chống lại việc bỏ rơi hàng trăm nghìn con chiên đã tự hiến mình cho nước Pháp, ông đã qui những khó khăn trong vụ Bắc kỳ cho các “biện pháp nửa vời,chậm chạp, dọ dẫm, do dự khiến cho Trung Hoa và An Nam có thể đưa ra mặt trận những lực lượng mà lúc đầu họ không có” , tố giác moot hành vi khiếp nhược ở Châu á ảnh hưởng đến địa vị nước Pháp trong các thuộc địa Phi Châu “ảnh hưởng một thất bại như thế trên các thuộc địa của chúng ta” công kích những mưu mô của những kẻ ở chính quốc “đã ngụy tạo một dư luận gian dối chung quanh vấn đề này”, trong khi”xứ sở sẽ không bao giờ tha thứ cho quốc hội khi ra quyết định rút lui và đầu hàng” và cuối cùng ông ta kết thúc bằng một lời tán dương đúng điệu cho sự bành trướng thuộc địa :
“người ta khuyên nước Pháp nên tự khép kín, tự nhốt mình lại, người ta hết sức muốn tự hạn chế mình, tự khép mình trong Châu âu hẹp hòi nầy mà người Pháp, người Anh, người Đức v.v…sống chồng chất lên nhau… như thế há không phải sống chật chội, dồn đống trong rẻo đất nầy chăng ?...Từ nay, muốn được đáng kể ở Châu Âu, phải được đáng kể trong phần còn lại trên thế giới,và tùy thuộc vào sự mở rộng liên lạc về buôn bán và kỷ nghệ. Hơn nữa, há không phải là qúi vị, những người anh cả của nền văn minh, quí vị không mong món nợ ánh sáng đối với những kẻ lạc hậu sao ?...Và khi chúng ta có dịp làm họ tiến lên vài bước …lẽ nào quí vị có thể tránh được nhiệm vụ đó, sứ mệnh đó mà thượng đế và nhân loại đã quy định cho nước Pháp ? ”[16]
Các món tiền mà Freycinet yêu cầu chỉ được thông qua có hơn 4 phiếu (274 chống 270) Cho rằng không có đủ đa số cần thiết, nội các từ chức ngày 28-12-1885 , Chính Freycinet phải tổ chức nền bảo hộ Bắc kỳ.
Từ 1895, tình hình chính trị ở phía Bắc kỳ đã vững chắc, có lợi cho quân Pháp trong thực tế. Nhưng chế độ không vì thế mà ổn định. Vì cuộc kháng chiến Việt Nam không những là một mối lo âuchính trị của nhà cầm quyền Pháp, mà còn tạo cho chính phủ bảo hộ những khó khăn tài chánh . Việc duy trì sự xâm lăng cũng tốn kém như cuộc xâm lăng vậy.
Từ 1885-1897, tổ chức ngân sách của chính phủ bảo hộ trải qua ba giai đoạn kế tiếp. Cho đến 1-1-1887, ngân sách chính quốc phải chịu các món tiền chi phí dân sự và quân sự. Từ 1-1-1887, ngân sách địa phương phải gánh lấy hết mọi chi phí, chính quốc chỉ còn can dự vào bằng một số tài trợ nhất định, các món tiền trợ giúp hay bất thường. Niên khóa 1892 đánh dấu sự bắt đầu của một chế độ mới : ngân sách địa phương không còn nhận tiền tài trợ, nhưng chính quốc lại gánh hết mọi chi phí quân sự. Những ngân sách đầu tiên của chính phủ bảo hộ chịu một sự thâm thủng mà số tài trợ của chính quốc không lấy hết được. Nhưng từ 1885-86 người ta ước lượng số chi phí tổng cộng của Pháp ở miền Bắc Việt Nam là 550 triệu frances vàng. Sự thiếu hụt của ngân sách bản xứ khiến chính phủ phải yêu cầu, vào tháng 12-1895 quốc hội cho phép chính phủ bảo hộ ở Trung kỳ và Bắc kỳ mượn 80 triệu để thanh toán dứt khoát tình hình tài chánh. Sự vay nợ nầy đã phơi bày trước dư luận chính quốc “những sự phung phí lạm chi mà trong đó lịch sử tài chánh ở Bắc kỳ được tóm gọn lại ”, nói theo ngôn ngử của dân biểu Krantz, thuyết trình viên ủy ban điều tra của quốc hội.[17]
Năm 1897, tình hình Đông Dương vẫn còn xa vời với việc đáp ứng đầy đủ nhũng mục tiêumà phe Ferry nhằm đến thuộc địa vẫn còn quá tốn kém và không phải là nơi đầu tư khá vững chắc cho tư bản Pháp.
Chính để cải đổi tình trạng đó mà năm 1897, chính phủ Pháp phái Paul Doumer đến Đông Dương. Làm toàn quyền trong 5 năm (1897- 1902) Doumer chấm dứt sự mất quân bình tài chánh và mở ra một kỷ nguyên cho Pháp bóc lột kinh tế ở Việt Nam. Nhưng nếu viên bộ trưởng tài chánh cũ trong nội các Bourgeois thành công trong việc xóa mờ hình ảnh ảm đạm mà vụ Bắc kỳ đã gây nên và giữ lại trong dư luận chính quốc, thì chính sách bóc lột và đàn áp đến cùng của y đã tạo trong dân chúng Việt nam một nổi bất mãn to lớn mà hậu quả phải đến trong những năm trước chiến tranh 1914.
III - KẾ HOẠCH CỦA GIÁM MỤC PUGINIER
Phải theo chính sách nào để đối đầu với cuộc kháng chiến Việt nam và với dòng thác bi quan ở chính quốc ? Làm thế nào để đặt chế độ thống trị Pháp trên một căn bản vững chắc.
Hai giải pháp hiện ra cho thực dân Pháp : hoặc cai trị với xứ bị trị, hoặc chống lại xứ bị trị. Trong trường hợp đầu, nó vẫn để nguyên các định chế của xứ bị trị, nó tôn trọng luât pháp, phong tục, nhất là tìm cách liên minh với tôn giáo bản xứ, khuyến khích sự phát triển, dùng nó làm trung gian giữa dân bản xứ và giới chức thuộc địa. Do đó, mà trong những thuộc địa các chính sách thân Hồi Giáo, thân Phật Giáo, thường hay đổi. Nó vẫn nắm quyền lãnh đạo cũng như mọi chính sách[18]
Trong trường hợp hai, cố tiêu diệt cá tính của xứ thuộc địa, biến đổi xứ này theo quan niệm của mình, biến xứ này thành một vùng đất Pháp, có “dân Pháp da màu” sống. Trong trường hợp này, cần có tôn giáo hổ trợ.
Mọi cố gắng của Giám mục Puginier đều để ngăn chận không cho chính sách Pháp bước vào con đường thứ nhất : Thật vậy, đạo Thiên Chúa không được hưởng gì với chính sách “nguy hiểm” đó. Theo giám mục, chỉ có con đường thứ nhì mới có thể bảo đảm cho nước Pháp và đạo Thiên Chúa một tương lai tươi sáng.
Xậm lược, thống trị, đồng hóa, đó là ba ý tưởng chủ chốt tỏa lên từ nhiều văn thư, điều trần mà giám mục Hà Nội gửi cho các giới chức Pháp ở Hà Nội cũng như ở Paris
1- CHÍNH SÁCH XÂM LĂNG VÀ SỨC MẠNH
Trước khi ký kết hiệp ước 1884, một luồn dư luận muốn rằng Pháp chỉ cần một hiệp ước đem lại lợi íchthật sự và trả nước Việt nam cho Việt nam, nhưng vẫn giữ một số lính thật cần thiết để bảo vệ sự vinh dự của lá cờ Pháp và quyền lợi các nước Châu Âu. Puginier đứng dậy chống chính sách đó mà ông ta cho là một “nổi nhục nhã của nước Pháp, một sự bất công đối với dân chúng, nhất là đối với các con chiên và là một hành động phi chính trị ”
“Chúng ta đã tốn công vô ích khi điều đình với triều đình Huế và với nước Trung Hoa, đòi hỏi nước nầy không còn gởi quân qua An Nam, chúng ta sẽ không bao giờ thành công trong việc ngăn chận các hoạt động âm thầm và ủng hộ các cuộc nổi loạn ở Bắc kỳ, nhất là khi nó thấy số binh sĩ Pháp giảm đi rất nhiều… Trước khi nghĩ đến việc giảm quân, cần phải tiêu diệt tối đa các mầm móng nổi loạn… Muốn cuộc chinh phạt tiến hành tốt sẽ còn phải chi tiêu nhiều nữa nhưng phải có những hy sinh đó . Danh dự, quyền lợi và công lý nước Pháp đòi hỏi điều đó. Pháp phải nhớ rằng mình còn là một nước vĩ đại, tóm lại, nó vẫn luôn luôn là nước Pháp…”[19]
Nhưng Bắc kỳ có thật xứng đáng cho cuộc xâm lăng đã quá tốn kém cho Pháp không ? Sự tiếp cận của Trung quốc há không phải là một mối nguy rất lớn và đầy đe dọa có thể đưa đến các thảm họa ? Người ta do dự, người ta bàn cãi để biết là tốt, nhất là có nên rút ra khỏi bắc kỳ không, và cuối cùng người ta quyết định ở lại, nhưng thu hẹp hoạt động và hạn chế đoàn quân viễn chinh.
Trong một văn thư gửi Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa mà Puginier cho là “rất quan trọng”[20] tên nầy cố chứng minh rằng Bắc kỳ xứng đáng với mọi hy sinh của Pháp.
Trước hết, đây là một xứ cung cấp được rất nhiều tài nguyên to lớn. Đất tốt, có thể trồng được nhiều thứ như lúa, bắp, mía, .v.v…Cao nguyên thì rất nhiều, lại cho nhiều sản phẩm không kém phần quý giá như gỗ quí, sơn, cánh kiến, long não.v.v… sau cùng, lại còn thấy mỏ than, mỏ vàng, antimoine, các nguồn tài nguyên phong phú vô giá.
Thứ nhì, nhờ có sông, Bắc kỳ sẽ mở cho Pháp các đường lưu thông dễ dàng để mang sản phẩm sang Lào, sang tây nam Trung quốc, và mua lại của các vùng rộng lớn nầy các sản phẩm thương mại rất có lợi như đồng, thiếc, kẽm, thủy ngân, chì,…
Thứ ba, dân chúng ở Bắc kỳlà một “dân tộc rất đáng chú ý, và có thể biến thành bạn nếu chúng ta biết đào tạo, lãnh đạo và cai trị” Điều nầy rất quan trọng vì “vấn đề dân chúng chiếm một phần lớn trong nhận xét về giá trị thực sự của một thuộc địa. Nếu gặp một miền đất tốt, mà chỉ có ít dân hay dân cư biến nhác, khnôg thể đào luyện được và phải đem công nhân từ nước ngoài vào, và nhất là nếu gặp ở dân bản xứ sự căm ghét có tính chất tự nhiên, chỉ nhường bước trước sức mạnh, thì chắc chằn giá trị vật chất của đất đai bị giảm rất nhiều… Về mặt nầy, Bắc kỳ cho ta những lợi lộc vô giá vì bản tính người dân phù hợp tuyệt xảo với sự mầu mở của đất đai.”
Thứ tư, Bắc kỳ đã cống hiến một lực lương manh mẽ và đã thành bạn bè rồi : thật vậy, nó có 400.000 con chiên “đã cho thấy lòng hy sinh cùng cảm tình của nó đối với Pháp”. Thật là một điều đáng phấn khởi đối với nước Pháp khi “ biết rằng tại Bắc kỳ có một lực lượng quan trọng và thân hữu mà nếu nó biết xử dụng thì lực lượng nầy sẽ giúp cho nó được dễ dàng trong việc bình định xứ nầy cũng như trong việc xây dựng ảnh hưởng và góp phần cho nó dần dần thu phục toàn thể dân chúng.”
Thứ năm và là chót hết, không thể chấp nhận được việc một nước như nước Pháp mà lại đi đến chổ bỏ hết tất cả những gì đã phải tốn kém rất nhiều để chinh phục được. Đừng quên rằng, ngay khi nước Pháp vừa rút khỏi Bắc kỳ, một nước Châu âu khác sẽ đến thế ngay.
Báo chí Thiên Chúa giáo, cùng báo chí giới kinh doanh đã phổ biến rộng rãi ở chính quốc các ý kiến của Puginier, để trình bày trước dư luận Pháp một bộ mặt khác của Bắc kỳ, hoàn toàn đối nghịch với bộ mặt đã được các phe chống thực dân đưa ra :
“Bắc kỳ, Lanessan viết với giọng châm biếm, nếu tin theo lời họ, đó là một thiên đàng trần thế. Tại đó, lúa tự mọc mà không cần gieo, tại đó, mía to và cao như cột buồm , tại đó, vàng bạc chỉ cần lấy xẻng mà xúc như sỏi sạn trên tỉnh lộ và quốc lộ nước ta, tại đó, trời không mây và đất không sình lầy gây bịnh, tại đó, người ta chạy xô đến các nhà kinh doanh và trút sản phẩm lao dộng vào miệng túi mở rộng của người nước ngoài mà không cần phải xin xỏ, tại đó, đàn bà buôn mình theo ái tình thuần túy và say đắm không vị lợi.
Chạy mau đến Bắc kỳ ! Không có Bắc kỳ nước Pháp không phải là nước Pháp, không có Bắc kỳ người Pháp không còn là người Pháp. Không có Bắc kỳ, con gái ta không còn có chồng, binh sĩ ta chết không vinh quang, thủy quân ta trở thành bộ binh và các ông chủ ngân hàng ta chết treo lủng lẳng và chạy dưới vòm thị trường chứng khoán với cái dây của túi rỗng…”[21]
Theo Puginier, mặt khác, cuộc xâm lăng phải tiến hành mạnh mẽ và mau lẹ. Phải đuổi theo kẻ thù và tiêu diệt trước khi nó gầy dựng lại được. Chính vì thiếu sự chớp nhoáng và cương quyết của Pháp mà Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết tổ chức lại được phong trào kháng chiến. Làm sao kết thúc được cuộc kháng chiến đó ?
Puginier đề nghị đánh Trung kỳ một đòn mạnh và theo gót vài tiểu đoàn Pháp, là các toán ngườiBắckỳ đông đảo dưới quyền chỉ huy của sĩ quan Pháp. “Tôi thấy đồng thời bình định cả Bắc kỳ và Trung kỳ còn dễ hơn là chỉ bình định có Bắc kỳ. Kẻ thù không có sẳn lực lượng và phương tiện to lớn lắm, sẽ đồng thời bị tấn công khắp nơi và không thể kịp tiếp viện cũng như chỉnh đốn lại, sẽ phải kiệt lực. Dân chúng đã tranh thủ được theo mình và là nạn nhân và bị mệt mõi vì tình trạng vô chánh phủ sẽ bỏ rơi ngay khi nào có thể mà không tự hại và sẽ theo phe Đồng Khánh và chính phủ bảo hộ.”[22]
Dù không nói ra, Puginier đặc biệt chủ trương dùng tín đồ Thiên Chúa giáo để thực hiện việc săn đuổi lớn lao nầy từ Bắc đến Nam, nghĩa là từ Ninh Bình tiến vô Huế.[23] Nên chú ý là đồng thời Nam kỳ cũng định sai Tri phủ Lộc cùng với các dân vệ tuyển mộ ở địa hạt y tất cả lính khố đỏ cũ ở Nam kỳ, khởi hành từ Nam ra Bắc để quét sạch xứ Trung kỳ, đến tận Huế.
Puginier chống đối quyết liệt mọi sự giảm bớt quân đội Pháp ở Bắc kỳ. Theo ông ta, cần phải có một chính sách tích cực hơn, hăn hái hơn, không ngừng hành quân để làm mệt mõi dân chúng đanh ủng hộ quân “quân phiến loạn”, nếu không, sẽ không bao giờ kết liểu được “phe kháng chiến”.
Ông ta viết năm 1891, “tình hình cứ trầm trọng mãi lên, một cách đều đặng nhưng mau lẹ. Hôm nay, nó trở nên cực kỳ khó khăn cho dân chúng và nguy hiểm cho quyền lợi chính phủ bảo hộ. Theo tôi, tuồng như trước hết một hoạt động toàn diện, một cuộc săn đuổi thực sự rất cần thiết. Một cuộc hành quân phối hợp do các toán quân nhỏ phối hợp nhau, đồng thời tiến vào nhiều làng trong vùng sẽ làm cho bọn trộm cướp rối loạn. Việc tiếp tục các cuộc hành quân sẽ làm chúng mất can dảm và khiến cho chúng đào ngủ đông đảo. Dân chúng không còn chịu ảnh hưởng của chúng nữa. Họ sẽ tố cáo và bắt chúng để nộp.
Nhưng cần phải hành động mạnh, quyết liệt, liên tục, cho đến khi thắng lợi hoàn toàn. Nếu muốn được dân chúng giúp đở và cung cấp tin tức cần thiết, nhất thiết phải kéo họ ra khỏi ảnh hưởng của quân cướp. Phải mang lại cho họ lòng tin tưởng và can đảm đã bị mất đi, một đàng vì thiếu sự bảo vệ và đàng khác vì sự khủng bố của quân cướp.
Khi kết quả nầy đã đạt được rồi, thì kế đó là vai trò của bộ máy cai trị. Nó cần phải tìm kiếm kỹ lưởng và bền bĩ, nhưng phải sáng suốt, làng nào đồng lòng với quân phiến loạn và kẻ nào thực sự bước theo phe kháng chiến. Khi đã biết được, nhờ vào các tin tức chắc chắn, nhất đnịh phải nghiêm trị và các tấm gương nầy sẽ gây nên một tác dụng tốt trong dân chúng, đó là chưa kể việc thanh lọc được môt phần những kẻ làm bậy, nguy hiểm ra khỏi vùng.
Trước kia, chúng ta đã có thói quen ân xá cho những kẻ làm loạn và chúng ta không chịu lhó tìm kiếm kẻ khác một cách đầy đủ. Dù những người nầy khôn khéo đã tìm các lẫn tránh để khỏi bị bắt khi hoạt động, nhưng chúng ta biết được một số tên đó, nhưng khi nguy hiểm qua đi, chúng ta lại quá mau quên là trong vùng còn nhiều kẻ nguy hiểm sắp hoạt động nay mai để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng mới.”[24]
Một vấn đề đặt ra là tại sao giám mục Puginier lại chủ trương chính sách xâm lược và sức mạnh ? Câu trả lời thuật là giản dị : chính là để cho, sau rốt, tín đồ Thiên Chúa Giáo sẽ giữ một vai trò trọng yếu trong đời sống chíng trị, hành chánh và quân sự ở Bắc Kỳ.[25] Các báo, văn thư, tin tức, điều trần của ông giám mục nầy đều nhằm mục đích nhất định : Chứng minh cho giới chức Pháp thấy rằng, ngoài tín đồ thiên Chúa giáo ra, tất cả đều là kẻ thù. Vì thế, không phải với bộ máy hành chánh Việt nam hiện giờ mà Pháp bình định rồi cai trị được xứ nầy, nhưng mà là với tín đồ Thiên chúa giáo, “những người bạn tự nhiên của nước Pháp”. Đưa người Thiên Chúa giáo lên nắm quyền bính, đó là kế hoạch ngắn hạn của Puginier. Nhủng để chuẩn bị cho tầng lớp thống trị mới ra đời,việc đầu tiên phải làm là tiêu diệt tầng lớp thống trị hiện có, tức là quan lại và Văn thân. Như thế có nghĩa là chính sách đàn áp chứ không phải hợp tác.
2- CHÍNH SÁCH ĐÀN ÁP.
Quả thật làm sao thi hành được chính sách hợp tác khi mà theo Puginier, kẻ thù ở khắp nơi, còn bạn bè thì không có đâu cả, ngoại trừ tín đồ Thiên Chúa giáo.
Sau đây danh sách các “thủ phạm” mà Puginier lập nên :
1- Đầu tiên, chính là triều đình Huế. Năm 1884, hai quan Nhiếp Chính Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết là tác giả các cuộc “phiến loạn”.
2- Những quan lớn các tỉnh ( như Tổng Đốc, Bố Chánh, Án sát, Lãnh binh..).
3- Phần đông quan lại dù tại chức.
4- Tất cả nhà Nho
5- Chánh Tổng, Lý Trưởng.
6- Các làng không Thiên Chúa Giáo, láng giềng của các khu giáo dân.[26]
Tóm lại, toàn thể đất nước.
Kẻ thù chính, dĩ nhiên, là quan lại và văn thân, các tác giả của phong trào khởi nghĩa. Những người trước có mối tử thù với Pháp, vì sự thiết lập thế lực Pháp báo hiệu sự sụp đổ của nền thống trị, của uy tín, của quyền bính, và tài sản họ. Những người sau mà nước Pháp luôn luôn xem là kẻ thù trong tư thế cá nhân, là linh hồn của “phe kháng chiến”
Sai lầm của giới chức Pháp là quá tin tưởng vào số đông quan lại, những người nầy rất khôn khéo khi tỏ ra trung thành. Người Pháp không biết rằng các quan, nhờ hoạt động âm thầm, chậm chạp mà hữu hiệu, nhờ hoạt động bí mật và hằng ngày, họ không ngừng vận động dân chúng mà không ai biết được họ đã gây ảnh hưởng.
“Rõ ràng là đa số viên chức thuộc mọi cấp đều căm thù người Pháp. Ngoài tinh thần yêu nước mà một số người có thể có, mà sự hiện diện của người Pháp đã làm thương tổn, chúng ta làm họ khó chịu, chúng ta đã làm giảm uy tín họ trước đồng bào họ. Mặc dù vì chính trị, họ che đậy tình cảm và vì quyền lợi, bề ngoài họ cũng tỏ rat rung thành nhưng không vì thế họ không tư thù chúng ta, họ lợi dụng chức vụ để moi móc tiền bạc của những người bị họ cai trị. Họ làm việc nầy còn hơn xa dưới chế độ cũ, và rất nhiều trường hợp họ làm dưới bbóng chính quyền Pháp. Nhiều người đã làm trắng trợn việc đó, nhưng không lúc nào có bằng chứng giấy tờ hay công khai nào. Họ che dấu những âm mưu và các cuộc tụ hợp chống đối, trong khi họ biết quá rõ. Họ giảm bớt tội trạng của những tội nhân mà họ biết là kẻ thù của chúng ta, và nếu không thể tha bổng, họ thường kết tội tương đối nhẹ.
Họ lợi dụng các cuộc thay đổi thường xuyên trong giới chức Pháp để ân xá một cách khéo léo những kẻ bị kết án, những kẻ nầy nguy hiểm nhưng họ lại cho là không đáng gì.
Họ liên lạc bí mật với các kẻ làm loạn trong những vùng mà những kẻ nầy hoạt động . Họ cho những người nầy biết những gỉ giới chức Pháp làm. Họ kịp thời báo tin cho bọn nầy biết các cuộc tuần thám hay tấn công mà chúng ta định làm.
Họ thêu dệt và làm biến tính những hành vi hay các mệnh lệnh của những vị đại diện chính phủ bảo hộ để mọi người oán ghét, nhưng họ không để ai thấy được ý đồ của họ, bằng cách họ hết sức vui vẻ, họ khéo léo phá hoại ảnh hưởng Pháp. Vì quyền lợi riêng tư cũng như vì căm thù nước Pháp, họ tiếp tục có những hành đông chống đối. Đó là cả một âm mưu mà ngày nào người ta cũng trù liệu đến tận chi tiết nhỏ, với một sự kiên trì không ai nghi ngờ được, nhưng bề ngoài thì trông như không có gì. Không có bằng chứng chính thức nào, và những ai không quen với các mưu mẹo đó hay không có ý định quan sát những thủ đoạn đó sẽ không nhận thấy có cái gì đáng khiển trách cả. Tôi đoan chắc những gì tôi nói đã có.”[27]
Làm thế nào để hợp tác với một guồng máy cai trị gồm những “nhân viên hai mặt” như chúng ta vừa thấy ? Dưới mặt nạ chính thể bảo hộ, người ta cần thực hiện sự thôn tính đơn thuần, nếu muốn duy trì ảnh hường Pháp ở Bắc kỳ.
Bảo hộ hay thôn tính chỉ là hai cách gọi khác nhau cho cùng một sự việc, và tận căn bản, chúng chỉ là một sự vật mà thôi. Chế độ bảo hộ có thể hoặc ít hoặc nhiều có thực và thực có, tùy theo ý muốn của người lập ra và tùy theo sự khôn khéo, sự cương quyết và sức mạnh của người thực hiện. Một quốc gia đã còn tin rằng mình có quyền thôn tính một nước khác huống chi là quyền sắp đặt một nền bảo hộ chặc chẽ và hiệu nghiệm đến độ mà nó cho là thích đáng. Họ chỉ cần quy định trước rằng họ tự dành lấy quyền lập và điều khiển quân đội, quyền thiết lập và phân phối các thứ thuế, sử dụng lấy các món thu nhập của thuế quan, quyền bổ nhiệm quan lại, công chức mọi ngành với sự thỏa thuận của triều đình, quyền cách chức các chức sự nếu cần, quyền điều hành tòa án, quyền xử dụng hầm mỏ và những tài nguyên khác cho hạnh phúc xứ sở .v.v…Ngoài người đại diện cho nền bảo hộ nước Pháp cũng sẽ có hai viên chức cao cấp khác, người lo về tài chánh, người lo về tư pháp. Ở mỗi tỉnh cũng sẽ có một viên công sứ để lo mọi việc.v.v… Tóm lại, chỉ cần phải quy định những điều như trong một vụ sát nhập.
“Khi sắp đặt sự việc một cách thông minh và thực tế, chúng ta có thể lập một nền bảo hộ mà tự bản chất chỉ là một sự thôn tính được giảm thiểu và che đậy dưới chiếc áo choàng quân chủ Việt Nam. Chúng ta sẽ giữ lại pháp luật của Vua và của xứ đó để khỏi phải đụng chạm đến, cảm tình chính thống và lòng yêu nước của mọi người, để từ đó lôi kéo dân chúng dễ dàng hơn. Nhờ chế độ bảo hộ chúng ta có thể có được mọi tiện lợi của sự thôn tính mà nếu muốn và biết cách làm, chúng ta không phải gánh chịu mọi bất tiện của sự thôn tính . Sự thực, đó chỉ là vấn đề từ ngữ, vấn đề khôn khéo, nhạy bén, và thông minh, thực tế.”[28]
Nhưng một chế độ bảo hộ như thế chỉ có thể thiết lập được với điều kiện thay đổi hàng ngủ cai trị : cần phải “dùng một lực lượng mới mà số phận phải phụ thuộc vào nước Pháp và đo đó, sẽ tự hại mình, sẽ sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện, bị buộc vào quốc gia bảo hộ để có thể đứng vững. Ngoài ra, có được một chính phủ mới ít kêu ngạo, ít chống đối hơn, chúng ta sẽ có được một nước trung thành và hy sinh hơn.”[29]
Vậy thì mục đích của Pháp tại Bắc kỳ là “thiết lập vững vàng thế lực của Pháp và dựng ở đó một thuộc địa tạm mang danh là xứ bảo hộ.”[30]
Làm sao để thực hiện mục đích đó ? Làm sao để bảo đảm cho mưu đồ đó thành công và duy trì vĩnh viễn các lợi lộc đã thu được ? Làm sao loại trừ những nổi lo sợ mà sự tiếp giới với Trung quốc có thể gây ra và khiến cho nước nầy phải kính nể ?
Người ta không thể làm được điều gì tốt và lâu dài ở Bắc kỳ nếu người ta không muốn tiêu diệt có hệ thống nền đạo đức xưa của Khổng Giáo vốn là căn bản của xã hội Việt Nam và thay vào đó bằng một sức mạnh tinh thần khác “mà người ta có sẵn” trong xứ đạo Thiên Chúa. nhờ vào sức mạnh nầy, người Pháp đần dần đồng hóa được dân chúng Bắc kỳ và thiết lập trong một tương lai gần “một nước Pháp nhỏ” ở Bắc kỳ.
3- CHÍNH SÁCH ĐỒNG HÓA.
Đây là những phương tiện dùng để lập ra nuớc Pháp nhỏ và thịnh vượng. Puginier bảo đảm là chúng “rất hiệu nghiệm” và xem là “tuyệt đối cần thiết ”[31]
- a. Công Giáo hóa xứ sở.
Không có mối dây nào mạnh để liên kết người ta và các dân tộc cho bằng sự đồng nhất tín ngưởng, và khi một quốc gia Thiên Chúa giáo đã đăt được tôn giáo mình vào những thuộc địa, là có thể an tâm. Sẽ có những kẻ bất mãn vì lạm dụng, nhưng không phải sợ những sự phản bội và nổi loạn. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy một thuộc địa Thiên Chúa giáo nào bỏ nước mẹ để liên minh với một nước láng giềng vô thần đánh lại nó. Nếu chúng ta đã Thiên Chúa giáo hóa được Algérie thì việc chinh phục và bình định xứ nầy có lã ít tốn kém hơn nhiều, và có lẽ chúng ta đã không phải chứng kiến nhiều vụ làm loạn quá đắt giá đối với nước Pháp. Nhưng dân Á Rập cuồng tín, không dễ gì làm họ đổi đạo.
“tại sao cho đến ngày nay các con chiên của các phái bộ đã chứng tỏ được sự tận tụy và cảm tình với nước Pháp ? Nguyên nhân chính là sự đồng nhất tôn giáo. Họ không quên rằng chính nhờ những nhà truyền đạo nước Pháp cử sang mà họ có được tín ngưỡng và dù không phải là dân Pháp chính cống, lòng họ vẫn tự xem như thế. Chính phủ An Nam biết rõ điều đó, nếu đã đàn áp lâu dài những nhà truyền đạo và con chiên, nếu họ đã có những nổ lực lớn lao như thế để tiêu diệt những người nầy, chính thực họ đã vì lòng căm thù tôn giáo thúc đẩy, không bằng bị nỗi sợ hãi khi khi thấy ảnh hưởng nước ngoài đặt để lên xứ sở họ, sau khi giá chử thập cắm lên đó.
“Tôi xác định rằng khi nào Bắc kỳ thành Thiên Chúa giáo thì nó cũng sẽ thành một nước Pháp nhỏ, hoàn toàn giống như các dảo Philippines là một nước Tây Ban Nha nhỏ.”
Về vấn đề Philippines, Puginier thuật lời lại một viên toàn quyền của đảo nầy, một viên tướng trẻ thuộc đảng cấp tiến và do Prim Y Prats phái sang có phần để trục xuất các giới chức truyền giáo. “Tôi rất muốn, viên toàn quyền nói, nhưng hãy gởi cho tôi 40.000 lính cộng thêm lính quân địch của thuộc địa để thay thế họ.”
Puginier kết luận, Đó là một bài học mà mọi người nên lợi dụng và sau nầy đừng có hối tiếc.
“Chắc chắn các nhà truyền đạo là một sức mạnh tinh thần to lớn nhất trong một thuộc địa. Chính họ đã làm cho thuộc địa biết chân tướng nước mẹ để yêu mến. Thế lực h ọcũng mạnh, sự duy trì trật tự càng vững chắc. Dù có cố để không công nhận điều đó, người ta cũng không thay đổi được sự thật. Người ta có thể chắc chắn rằng những kẻ dèm pha những nhà truyền đạo, tìm cách cướp đi ảnh hưởng tốt và chính đáng của họ trên dân chúng, là những kẻ có đầu óc bè phái hay là những kẻ thiển cận, có một đường lối sai lầm và làm hại rất nhiều cho quyền lợi thực sự của tổ quốc.”
Puginier tuyên bố rằng ông ta không hề có ý định tuyên truyền cho đạo khi viết như thế. Mục đích ông ta, ông ta minh định “chỉ là thi hành một chính sách tốt, chính sách thực tế, và thật sự yêu nước để đưa đến kêt quả tốt nhất, hữu hiệu nhất cho nước Pháp.”
Nhưng làm thế nào để Thiên Chúa giáo hóa xứ nầy ? Sẽ truyền đạo với lưỡi gươm ?
Không phải vậy, Puginier trả lời. Chỉ có những kẻ ngu mới cưỡng chế lòng người, dân Bắc kỳ đã sẵn sàng tiếp thu đạo Thiên Chúa. Họ không còn là những cá nhân thuộc các cộng đồng hổn hợp yêu cầu đổi đạo như ngày xưa mà ngày nay cả làng đều muốn theo đạo Thiên chúa. Vì thế không có sức ép nào buộc kẻ ngoại đạo phải đổi đạo. Ủng hộ bí mật việc làm các kẻ truyền đạo và để mặt họ làm việc, đó là thái độ khôn ngoan nhất mà chính phủ bảo hộ nên theo :
“Nếu chính phủ hiểu rõ quyền lợi thật sự của nước Pháp mà ủng hộ chúng tôi một cách bí mật dù có che đậy một tí để khỏi đụng chạm dự luận, tôi cả quyết rằng, trong sứ mạng của tôi, mỗi năm chúng ta có thể thu về cho nước Pháp khoảng 20.000 người bạn bằng cách làm cho họ theo đạo mà không cần cưỡng bách tí nào. Chắc chắn tỷ lệ nầy sẽ gia tăng hàng năm, và có dủ lý do mạnh mẽ để hy vọng sau 30 năm, gần hết xứ Bắc kỳ sẽ theo đạo, nghĩa là thành người Pháp.”
Vai trò chính phủ giới hạn trong việc “ngăn cản kẻ thù của thế lực Pháp chống đối lại phong trào đổi đạo, đừng để họ dựng đứng lên các lời vu cáo chống lại những kẻ xin theo đạo” và nhất là đừng dung tha các sự phá phách chống lại những người nầy. Làm như thế, chinh phủ sẽ không thể bị một ai buộc tội là theo chủ nghĩa ủng hộ giáo sĩ.
“Điều tôi yêu cầu đó không thể làm mích lòng ai, cũng không còn phải gọi nó là sự bảo vệ, dù xa xa, đó là sự công bình sơ đẳng mà mọi người đều có quyền. Xét cho cùng, chúng ta có thể đành chịu, chúng ta can tâm biến mất đi miễn là hạnh phúc chung vì thế mà có lợi, và nếu dân chúng hiểu được rằng kẻ thù của nước Pháp không còn được tự do hành động để ngăn cản và đàn áp những người muốn theo đạo và thành bạn bè của nước bảo hộ, là chúng ta sẽ thực hiện được kết quả tốt nhất ngay cả về mặt khai thác thuộc địa.”
Vị giám mục chỉ trích sự sai lầm của những kẻ không thấy đúng mức sự giúp đở của các kẻ truyền đạo và các con chiên, những kẻ phục vụ tốt nhất mà nước Pháp có thể bắt gặp trên con đường thực dân :
“Thế là ở thời buổi chúng ta, và ngay cả ở Pháp nữa, ít người hiểu được chính sách thuộc địa, phần đông có đầu óc đầy thành kiến và không biết nhận xét tình tyrạng thực sự trong các xứ viễn đông. Chúng tôi, những nhà truyền đạo, chúng tôi có mặt lâu tại Bắc kỳ, chúng tôi sống giữa dân chúng, biết họ kỷ lưỡng, chúng tôi hiểu rõ được tình trạng và thái độ của mọi người, có thể nhận xét phương tiện nào thích đáng và hiệu nghiệm nên dùng để biến người Bắc kỳ thành bạn, chúng tôi thường than thở khi thấy nước Pháp đã phải hy sinh nhiều người và nhiều của như thế mà không đạt được một kết quả dứt khoát.
Tôi không muốn chê trách ai, dù là người của chính phủ, hay các vị chỉ huy tối cao, hay giới chức thuộc cấp bậc nào đã hoạt động ở Bắc kỳ, tôi ghét đầu óc ưa chỉ trích, và tôi là kẻ đầu tiên tha thứ lỗi lầm của chính quyền. Thật vậy, chúng ta không thể đòi hỏi một kẻ chỉ sống có mấy tháng, hoặc nhiều nhất là một, hai năm ở một xứ, ở xứ An Nam mà không biết tiếng nước nầy, vẫn cứ sống trong môi trường người Âu, tôi xin nói rằng, chúng ta không thể đòi họ có những tư tưởng thích hợp với chính trị phương Đông, cũng như với người và việc. Vì thế không tránh được lỗi lầm.
Nhưng khi suy nghỉ đến các phương tiện nên dùng, mục đích để đạt, tôi thường có những hối tiếc chua chát khi nghỉ rằng chúng ta chưa đạt được hoàn toàn, tôi tin sâu xa rằng, nếu có sự hiểu biết hơn về các người mà chúng ta hoạt động với họ, về xứ sở mà chúng ta muốn đặt dưới ảnh hưởng Pháp, có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng giảm bớt được tầm mức rộng lớn của các hy sinh và đạt được một kết quả hữu hiệu hơn, dứt khoát hơn. Chính tình cảm trung thành với đất nước và với quyền lợi chung đã khiến tôi quyết định viết các văn thư nầy với mục đích giúp những ai muốn biết sự thực được hiểu rõ hơn.
Tôi lên tiếng cả quyết rằng : nước Pháp không có bạn bè nào tốt hơn là các nhà truyền giáo và các con chiên, cũng không có kẻ nào phụng sự trung thành hơn và vô vị lợi hơn. Vừa hoạt động để tôn vinh Chúa trời, cứu rổi linh hồn, các nhà truyền giáo, tôi muốn lặp lại, tự thấy có bổn phận làm cho tổ quốc mình được hiểu biết và yêu mến, Vừa dạy con chiên kính tyrọng và trung thành với mẫu quốc, họ cũng làm cho những người nầy thành người bạn chân thật của nước Pháp.
Nếu chính phủ Pháp muốn làm tại Bắc kỳ điều gì quan trọng, lâu dài, nếu muốn dựng nên một tình trạng khiến bớt sợ sự tiếp giới với Trung quốc và khiến cho nước nầy kính nể mình, không có phương tiện nào hữu hiệu hơn là giúp đở việc Thiên Chúa giáo hóa xứ nầy. Phương tiện nầy cũng phải nên chấp nhận vì nó đơn giản, thực tế và không tốn kém gì, nó càng có ích cho nước pháp vì nước Pháp ở xa Bắc kỳ và vì trong những trường hợp cấp bách Pháp không thể gửi được các phương tiện cấp cứu quá tốn kém và nhiều khi chậm trể tai hại.”
b- Điều thứ hai phải làm là bải bỏ chử Nho và thay thế lúc đầu, bằng tiếng Việt Nam, bằng chử viết Châu Âu gọi là chử Quốc ngữ, rồi sau đó bằng tiếng Pháp. Không có phương tiện nào hữu hiệu hơn để tiêu diệt tinh thần đạo Nho và uy thế to lớn của Văn Thân trong dân chúng. Thật vậy, nếu không còn dạy và dùng chử nho nữa trong các văn kiện chính thức, thì toàn thể sự hiểu biết của các nhà Nho nào có ích lợi gì ? Vì uy thế của những người nầy chỉ được xây dựng trên trí thức cổ điển, một khi không còn cần đến nó nữa, những người nầy còn làm được trò trống gì ? và nếu người Việt nam không còn đọc được sách cổ bằng chử Nho hay bằng chử Nôm thì họ há không dần dần đi đến chổ không biết được văn hóa dân tộc cùng văn minh của họ sao ? Triết học Khổng giáo, nền tảng của tổ chức chính trị và xã hội trong nước há sẽ không bị chết dần mòn sao ?
Nhưng công việc nầy phải tiến hành chậm chạp từng bước, và cũng đừng nói gì đến vì ngại va chạm đến dân chúng quen dùng ngôn ngữ và chữ viết Trung quốc, vì lý do chính trị, để tránh làm mích lòng nước Trung Hoa.
Từ lâu, tôi chủ trương dạy và dùng chử Âu Châu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà đã sáu lần tôi đề nghị. Nhưng tôi sung sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta hoạt động teach cực cho mục đích nầy : Ngoài trường dạy tiếng Pháp của phái bộ là trường đầu tiên được thiết lập ngày 8-12-1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5-4-1885. Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam đọc và viết tiếng họ bằng chử Châu Âu, viêc nầy dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho . Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mọi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An Nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc đó, việc dạy chữ Pháp sẽ tiến bộ và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nuớc chúng ta . như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm, chúng ta sẽ có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp , do đó chữ Nho dần dà chúng ta không cần nghiên cứu nó.
Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta cướp mất của nước Trung Hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An nam, Phe trí thức An Nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, do đó bị tiêu diệt lần lần.
Vấn đề nầy có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chử Nho và thay thế dần dần, ban đầu bằng tiếng An Nam, rồi bằng tiếng Pháp, như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc kỳ một nước Pháp nhỏ ở viễn đông.”
C- Ngoài việc Thiên chúa giáo hóa xứ nầy và tiêu diệt chữ Nho, giám mục Puginier đề nghị một số biện pháp khác thực tế để củng cố nền thống trị Pháp ở Bắc kỳ : Thành lập tại ven biên giới Việt nam tiếp cận trung Hoa các dân tộc thân hữu và muốn trung thành với nước Pháp, dùng các dân tộc ít người trong việc bình định, đào tạo một đội quân Pháp theo mẩu quân đội Ấn Độ xưa kia, tạolập một nông trại kiểu mẩu do tu sỉ dòng Luyện tâm đảm đương, giảm bớt chi phí và thuế má để chinh phục “con tim và khối óc” dân chúng v.v…
Giám mục kết luận : “Gần 30 năm tôi làm việc trong phái bộ và tôi biết khá nhiều về đất nước nầy để bảo đảm được rằng nếu chính phủ Pháp chấp thuận theo kế hoạch mà tôi hân hạnh đưa ra, thì không bao lâu nữa, Bắc kỳ sẽ thành nước Pháp nhỏ ở viễn đông và tôi hết lòng tha thiết muốn lập nên.”[32]
Người cầm đầu phái bộ lớn nhất ở Bắc kỳ là giám mục Hà nội, đã giúp rất nhiều cho đoàn quân chiếm đóng Pháp, nhờ sự hiểu biết rộng lớn về đất nước nầy, lúc nào Puginier cũng là cố vấn được nghe theo nhiều nhất, là kẻ hợp tác mà giới chức Pháp tôn trọng nhất, tóm lại, ông ta là Laviegerie ở Đông dương.[33]
Trong một “văn thư dành cho Bộ trưởng” đề ngày 4-4-1884 Puginier được kể ra như là kẻ góp phần nhiều nhất cho cuộc xâm lăng Bắc kỳ :
“Trong thư từ chính thức của Thiếu tá Rivière và những người kế tiếp ông ở Bắc kỳ, giám mục Puginier thường được nêu lên vì đã có những phục vụ lớn lao cho nước Pháp. Nhờ có sức hiểu biết hoàn toàn của ông về xứ này, nhờ có nhiều tin tức do thám do các tín đồ Thiên chúa giáo Bắc kỳ cung cấp mà bộ tổng tham mưu đã có thể nhận được nhiều tin tức có ích về xứ nầy, về các tin tức ở Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa v.v…. Chính nhờ có những chỉ điểm đó mà chúng ta tìm lại được đầu của thiếu tá Rivière và các đồng đội không may của ông ta. Ở đây tôi không nói vai trò chính trị mà Giám mục Puginier đã đóng từ khi chúng ta đến Bắc kỳ. Thật vậy, ông ta đã nghe theo tiếng gọi vừa là quyền lợi của người lãnh tụ Thiên chúa vừa là tình cảm yêu nước, và chính phủ có thể đi đến chổ không tán thành hết mọi hoạt động của ông. Nhưng ngoài những nhận xét đó ra, tôi thấy tuồng như khó mà bỏ qua không nói đến công việc đặc biệt mà giám mục Puginier đã giúp cho đoàn quân Pháp chiếm đóng.”[34]
Cao Huy Thuần
[1] - Chỉ có Tổng đốc Hà Nội là Nguyễn hửu Độ là tuân theo nhà cầm quyền Pháp vào tháng 9 1883
[2] - Do A. Schreiner dẫn, Abrégé, d’Histoire Anamite, tr 427
[3] - Michelet, những kẻ nổi loạn ở Nghệ An, 1888 tr 221.
[4] - Gosselin L’Empire d’Annam, Porrin, Peris, 1904, tr 271.
[5] - “L’Annam pendant la conquête” Revue Ondochinoise, 10-12-1900 , tr1170-1172.
[6] - Beille, Souvenirs d’Annam (1886 – 1890 ) Paris 1891. tr 72
[7] - Histoire de l’Indochine, Hà Nội 1922, tr 136
[8] - De Pouvourville, La Politique Indochinoise, (1892-93) Paris 1894, tr 219
[9] - A.L.Bouchet Au Tonkin, Paris 1930, Trung tá Pérez (Hors des chemins battus, 1908)
[10] - Chesneaux Contribution à Paris histoire de la Nation Vietnam
[11] - Công báo, thảo luận quốc hội , 19-12-1883
[12] - Nhà Thanh phủ nhận rằng bản văn đã dự liệu một sự rút lui lập tức quân đội họ ra khỏi Bắc ky như người Pháp đòi
[13] - Một biến cố địa phương tại Paris ngày 23-6 làm cho quân đội nhà Thanh và quân đội Pháp chống nhau, Courbet nắm lấy cơ hội bèn tổng tấn công, Y đổ bộ Đài loan nã đạn vào Phúc Châu , một cảng lớn miền Nam Trung quốc và chiếm quần đảo Bành Hồ (?) (Pescadores) để bít đường ghe tiếp tế gạo cho miền Bắc Trung quốc
[14] - tướng Négrier theo lệnh Paris, Paris muốn đè nặng lên các cuộc thương thuyết đương tiến hành với Trung Quốc, đã xâm nhập vào đất đai Trung quốc, nhưng y không ở lại đó được, vì phải đụng độ với lực lương to lớn hơn . Trong cuộc rút lui, y bị thương, và người thay thế y, mất hết bình tỉnh, đã ra lệnh tháo chạy hổn loạn và bỏ Lạng sơn ngày 28-3.
[15] - Công báo, thảo luận quốc hội 22-12-1885 , tr 316
[16] - Do F.charles Roux trích lại, Giám mục ngày xưa và sự mở rộng thuộc địa. La Nouvelle Revue francaise d’Outre-Mar tháng 7 và 8 -1954.
[17] - Công báo, 24-1-1896, tài liệu quốc hội 1717 , tr 1906
[18] - Hardy, Les Problème religieux dans l’Empire Francaise, Paris, P.U.F 1940.
[19] - văn thư về vấn đề Bắc kỳ 3-1884 , thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại . A00 (30) hay H.F. 541
[20] - văn thư về Bắc kỳ, 3-1884 , 3-1887 cùng chỉ dẫn
[21] - De Lanessan , La Marseillaise số 14-5-1883.
[22] - Văn thư dùng để nghiên cứu một trong các giai đoạn ở Bắc kỳ : cuộc khởi nghĩa 13-9-1886, thư khố trung ương Đông Dương, đô đốc 11782.
[23] - Le temps 10-12-1886
[24] - Tình hình Bắc kỳ, ngày 15-1-1891 . văn thư gửi Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa ngày 5-2-1891, thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại A00 (30) hộp 2
[25] - Văn thư toàn quyền Picquet gửi Bộ trưởng ngày 28-6-1890 cùng chỉ dẫn.
[26] - Báo cáo 27-3-1884 , thư khố trung ương Đông Dương , đô đốc 11624 và bản nghiên cứu về tình hình Bắc kỳ ngày 10-6-1890 thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại , A00 (30) hộp 2
[27] - Bản nghiên cứu tình hình Bắc kỳ 10-6-1890 . tài liệu gửi thứ trưởng Bộ Thuộc địa 26-7-1890
[28] - Văn thư về vấn đề Bắc kỳ 3-1884. Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại, A00 (30) hay N.F 541
[29] - như trên
[30] - Văn thư về Bắc kỳ 3-1887
[31] - như trên .
[32] - Thư của Puginier gửi Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa 6-5-1887 , thư khố bộ Pháp quôc hải ngoại A00 (30) hay N.F 541
[33] - F.Julien, Đô đốc Courbet theo thư từ củ ông, Paris, Vistor Palmé, 1889, tr 264.
[34] - văn thư dành cho Bộ trưởng 4-4-1884 , thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại A00 (30) hay N.F 541. nghiên cứu các công việc của Puginier và các kẻ truyền đạotrong những năm 1883- 1884trong thư từ và báo cáo sau đây “
- Thiếu tá Rivière 14-4-1883 ; thiếu tá Berthe de Villers báo cáo ; Đại tá Badens báo cáo ; Đô đốc Mayer 23-6-1883 ; Thiếu tá Fournier 9-7-1883 ; Đô đốc Courbet 16-10-1883, 10-1-1884, 18-1-1884 ; Tướng Bouet 24-7-1883 ; tướng Bichopt 14-9-1883 và 4-10-1883.