Hai mạng tin tức Phật giáo lớn nhất thế giới gần đây đã ký một Bản ghi Thỏa thuận để chính thức trao đổi tin tức và cung cấp thông tin cho nhau. Theo đó, BTN (có trụ sở tại Seoul, Hàn quốc) và Buddhist Channel (trụ sở ở Kuala Lumpur, Mã Lai) bây giờ sẽ có một phương tiện truyền thông kết hợp để tiếp cận với hơn 20 triệu người xem.
Biểu tượng của Mạng Truyền hình Phật giáo (BTN) và Kênh Phật giáo (Buddhist Channel) Photo: The Buddhist Channel
|
MÃ LAI - HÀN QUỐC: Mạng Truyền hình Phật giáo (Buddhist Television Network - BTN) và Kênh Phật giáo (The Buddhist Channel) hợp tác để trao đổi tin tức
Hai mạng tin tức Phật giáo lớn nhất thế giới gần đây đã ký một Bản ghi Thỏa thuận để chính thức trao đổi tin tức và cung cấp thông tin cho nhau. Theo đó, BTN (có trụ sở tại Seoul, Hàn quốc) và Buddhist Channel (trụ sở ở Kuala Lumpur, Mã Lai) bây giờ sẽ có một phương tiện truyền thông kết hợp để tiếp cận với hơn 20 triệu người xem. (Không biết khi nào mới có được kênh Truyền hình Phật Giáo Việt Nam Hải ngoại 24/24 để cho chương trình truyền hình Phật Giáo - Tu Viện Hộ Pháp có cơ duyên kết nối ? - Our Dream!)
Để làm nổi bật sự hợp tác, Buddhist Channel đã thiết lập một trang web tin tức chung gọi là "BTN-Buddhist Channel".
Trang web tiếng Anh này đặc biệt dành cho các tin tức và bài báo chuyên đề liên quan đến Phật giáo từ Hàn quốc. Mục đích của sự hợp tác là tạo ra một nền tảng để dành riêng và giới thiệu về tin tức Phật giáo Hàn quốc, chủ yếu bằng tiếng Anh cho khán giả toàn cầu.
Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Buddhist Channel, ông Lim Kooi Fong, nói: "Buddhist Channel có 75% độc giả từ phương tây, chủ yếu là Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc Đại Lợi. Với việc dành một trang web tin tức về Hàn quốc, chúng tôi hy vọng Phật tử các nơi khác sẽ biết đến bạn bè của chúng tôi tại Hàn quốc rõ hơn". ( The Buddhist Channel - July 1, 2011)
ANH QUỐC: Thời trang lấy cảm hứng từ Phật giáo
Islington, Anh quốc - Tại một show diễn thời trang tổ chức ở thành phố Islington vào cuối tháng 6-2011, các sinh viên thời trang của trường Cao đẳng Islington đã trình diễn các mẫu thiết kế lấy cảm hứng từ triết học Phật giáo.
Sinh viên Jelena Stepanenko, người hy vọng trở thành một nhà thiết kế thời trang độc lập, nói rằng triết học Phật giáo và thiền định đã truyền cảm hứng cho bộ sưu tập của cô.
Lớp vải lót một số áo khoác của cô có những bức tranh màu sắc tươi sáng, khi mặc vào thì không nhìn thấy được nhưng chúng có ý nghĩa phản ánh những quan niệm của đạo Phật. Stepanenko nói: "Mọi người đều có một hào quang và năng lượng. Bạn có thể thực sự không nhìn thấy nó, nhưng nó có ở đó".
(Islington Tribune - July 1, 2011)
Thời trang lấy cảm hứng từ Phật giáo
Photo: Charlotte Sundberg
NHẬT BẢN: Các di tích Phật giáo tại Tỉnh Nara
Nara là kinh đô của Nhật Bản từ năm 710 đến 184. Tại khu vực Chùa Horyu của tỉnh này có khoảng 48 di tích Phật giáo, trong đó có một số di tích có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ thứ 8. Được xếp hạng là một di sản thế giới UNESCO, chùa Horyu với cổng, chánh điện và ngôi chùa là những công trình bằng gỗ cổ xưa nhất thế giới còn tồn tại. Những kiệt tác của kiến trúc bằng gỗ này minh họa cho sự thích nghi của nền kiến trúc và cách trình bày của Phật giáo Trung hoa đối với văn hóa Nhât Bản, cũng như đối với sự du nhập của đạo Phật từ Trung Hoa qua bán đảo Triều Tiên đê đến nước Nhật.
Tỉnh Nara cũng là nơi tọa lạc của ngôi chùa 5 tầng Kofuku và chùa Todai - ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất thế giới có tôn trí tượng Phật lớn nhất của Nhật Bản. Hai chùa này cũng là di sản thế giới UNESCO.
(tipsfromthelist.com - July 5, 2011)
Ba trong số những di tích Phật giáo tại tỉnh Nara, Nhật Bản:
Photos: Wikipedia
Chùa Horyu, chùa bằng gỗ cổ nhất thế giới (tỉnh Nara, Nhật Bản)
Chùa Kofuku 5 tầng (tỉnh Nara, Nhật Bản)
Chùa Todai, chùa bằng gỗ lớn nhất thế giới (tỉnh Nara, Nhật Bản)
HOA KỲ: Sở Bảo tàng Hàng vải dệt hoàn thành việc bảo tồn các tranh cuộn (Thangka) Tây Tạng
Andover, Massachusetts - Vào tháng 8-2011, Sở Bảo tàng Hàng vải dệt sẽ chuyển giao bức tranh cuối cùng của 18 tranh cuộn Tây Tạng cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Mead tại trường Cao đẳng Amherst. Các thangka này là trọng tâm của dự án bảo tồn kéo dài 2 năm.
Một cuộc triển lãm với tên gọi "Hình dung Giác ngộ: Thangka trong Viện bảo tàng Nghệ thuật Mead tại trường Cao đẳng Amherst" sẽ mở cửa vào ngày 26-8-2011. Đây sẽ là lần đầu tiên tranh Thangka được trưng bày để công chúng thưởng lãm kể từ năm 1953.
Để các hiện vật mỏng manh này không bị những tác động của ánh sáng có khả năng gây hại, bộ sưu tập sẽ được trưng bày thành 2 phần: Nhóm 10 tranh thangka thứ nhất sẽ được triển lãm từ ngày 26-8-2011 đến 1-1-2012. Và 8 tranh còn lại sẽ trưng bày từ 20-1 đến 3-6-2012.
Tháng 8 năm nay, tranh cuối cùng của số Thangka này sẽ được trả lại cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Mead.
(PRLog - July 6, 2011)
Một tranh Thangka Tây Tạng thế kỷ 18 đang được làm sạch
Photo: PRLog
HOA KỲ: Hàng nghìn người dự lễ sinh nhật thứ 76 của Đức Đạt lai Lạt ma
Ngày 6-7-2011, hàng nghìn ngoại kiều Tây Tạng đã tham dự lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 76 của Đức Đạt lai Lạt ma, vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo. Ngài đã nói với các tín đồ rằng ngài hạnh phúc và tự hào về việc từ bỏ quyền lực chính trị của mình.
Đức Đạt lai Lạt ma đến Washinton D.C vào ngày 5-7 để chủ trì nghi lễ Phật giáo Kalachakra (Thời luân) trong 11 ngày. Sự kiện này thu hút các tín đồ đến từ châu Mỹ, châu Á và châu Âu.
Đây là chuyến thăm Washington dài ngày nhất của Đức Đạt lai Lạt ma từ trước đến nay. Ngài sẽ gặp gỡ các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Nhưng Tòa Bạch Ốc chưa công bố Tổng thống Barack Obama sẽ gặp ngài hay không.
(urbandharma.com - July 7, 2011)
Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: AP
Diệu Âm lược dịch (www.phapvan.ca)
Nguồn link: http://tuvienhuequang.com/news/world-buddhism/1788-2011-07-09-21-55-07.html