đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

23:05 16/08/2011

“Diễn biến hoà bình” đối với Phật giáo hay “mìn” nghệ thuật?

Cụm từ mà bạn đọc Minh Ngọc dùng là “diễn biến hoà bình trong tôn giáo”. Áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể, chúng tôi xin phép sửa lại là “Diễn biến hòa bình” đối với Phật giáo”. Thực ra khi viết bài “Hoạ sĩ “tâm linh” Vi Vi đã vẽ Phật như thế nào”, chúng tôi chưa nghĩ đến “diễn biến hoà bình”, nhưng khi đọc ý kiến của bạn đọc Minh Ngọc, chúng tôi giật mình và cảm thấy đúng như vậy.

Các chùa Việt ở hải ngoại, nếu có mời Vi Vi vẽ tranh, tạc phù điêu, dựng tượng Phật, Bồ Tát thì đối với ông họa sĩ vẽ tranh “tâm linh” nên cẩn trọng.


Bài này được viết ngay sau khi tác giả đọc ý kiến phản hồi của bạn đọc Minh Ngọc về bài “Hoạ sĩ “tâm linh” Vi Vi đã vẽ Phật như thế nào”, cũng của tác giả bài viết này.


Cụm từ mà bạn đọc Minh Ngọc dùng là “diễn biến hoà bình trong tôn giáo”. Áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể, chúng tôi xin phép sửa lại là “Diễn biến hòa bình” đối với Phật giáo”.

 
Thực ra khi viết bài “Hoạ sĩ “tâm linh” Vi Vi đã vẽ Phật như thế nào”, chúng tôi chưa nghĩ đến “diễn biến hoà bình”, nhưng khi đọc ý kiến của bạn đọc Minh Ngọc, chúng tôi giật mình và cảm thấy đúng như vậy.

 
Ngay ở trang tin Phattuvietnam.net ngày cùng đăng bài “Hoạ sĩ “tâm linh” Vi Vi đã vẽ Phật như thế nào?”, người đọc có thể tìm thấy ngay một trường hợp điển hình trong bản tin là “Chùm ảnh Đại lễ  Vu lan chùa Sơn Dược Thái Nguyên", ở đó, ngay cạnh bàn thờ Phật tranh Đức Mẹ và chúa hài đồng, tên gốc là “Đức Mẹ bồng con”, trong bản trên trang Dũng Lạc có chú thích “Bà Maria thì hàng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi, nghĩ lại trong lòng”(Lc2:19)”.
 
 
Vì vậy, thông tin nhiều chùa ở Việt Nam lấy bức ảnh đức mẹ nói trên “làm đèn lồng trang trí, tranh ảnh, thư pháp, quà lưu niệm…” như bạn Minh Ngọc nói là điều có thể hình dung.
 

Bức ảnh thứ hai, phía tay phải từ hướng nhìn vào bàn thờ Phật, đối xứng với bức ảnh Đức mẹ và chúa hài đồng đã được bàn đến, cũng là ảnh… Đức Mẹ và chúa hài đồng.

 
Do ảnh được trình bày theo phương cách ngược sáng, nên người bồng em bé hình dung là đàn ông cũng được, đàn bàn cũng được. Nhưng hình tượng trong tư thế giơ cao hài nhi như thế là cách tạo dáng phổ biến đức mẹ La Vang bồng chùa hài đồng ở nhiều nhà thờ tại Việt Nam (thường đức mẹ đội khăn đóng, mặc áo dài kiểu hoàng hậu Nam Phương, theo phong cách sáng tạo của Vi Vi).

 
Gọi theo cách của bạn đọc Minh Ngọc là “diễn biến hoà bình trong tôn giáo”cũng được. Nhưng cũng có một cách gọi khác đối với cách làm nghệ thuật tôn giáo của Vi Vi, là “gài mìn”.
 

Vi Vi là họa sĩ đi đầu trong việc địa phương hóa việc thể hiện đức mẹ và chúa hài đồng, từ địa phương hoá thành phụ nữ nông dân đồng bằng Bắc Bộ, đến bà Hoàng gốc Nam Bộ, rồi đến cả người phụ nữ sơn cước…

 
Có một câu chuyện gài mìn nghệ thuật rất chua chát mà tôi nghĩ là rất đáng tin, được một em dân quân vùng cao nguyên kể lại cho tôi cách nay đã lâu, và tôi đoán cũng từ kịch bản gài “mìn” nghệ thuật của Vi Vi.

 
Tại một địa điểm giao lộ đường lớn, dễ trở thành nơi công cộng trên một huyện cao nguyên, có người xin phép được tạc tượng gia đình miền núi, một vợ, một chồng, một bé sơ sinh và một số gia súc. Bản vẽ trình duyệt không có gia súc, vì ai cũng nghĩ là chuyện không đáng. Cặp vợ chồng và đứa con sơ sinh đều mặc trang phục người miền núi. Hai vợ chồng nâng niu trìu mến đứa con mới sinh. Một khung cảnh gia đình mới sinh con rất đẹp.

 
Cụm tượng làm xong một thời gian thì người ta mới biết có mìn nghệ thuật gài ở đó. Tượng những con lừa, con bò được mang tới, hướng về đứa trẻ sơ sinh.

 
Người có trách nhiệm cũng biết đây là cụm tượng gì rồi, nhưng khó nói ra, vì cả gia đình đều được dân tộc thiểu số hoá, kiểu bà mẹ chít khăn mỏ quạ nhưng có hào quang của Vi Vi.

 
Ít lâu sau nữa, phía sau, vuông góc với cụm tượng, người ta dựng một cái nhà rông, tất nhiên là nhìn từ hướng nhìn từ tượng sẽ có mái tạo dáng hình tam giác vươn cao, thể hiện gia đình có em bé sơ sinh trong mái liều nóc nhọn.

 
Đoạn cuối của kịch bản gài mìn nghệ thuật đó là một đèn ngôi sao màu vàng gắn trên nóc nhà. Sao vàng một biểu tượng khó mà tranh luận, nhưng chất liệu làm đèn sao được tính toán biến màu sau vài tháng trên nóc nhà, để sao vàng thành sao… trắng.
 

Thế là người ta có thể tụ tập ở mô đun cụm tượng nghệ thuật lắp ghép giai đoạn đó để cầu nguyện.

 
Style của Vi Vi là vậy, và tôi có thấy một minh hoạ dạng không khác mấy như thế trong một ấn phẩm xuất bản ở Sài Gòn trước năm 1975, có điều người cha còn được… vũ trang bằng cung nỏ.

 
Cách làm nghệ thuật Phật giáo chúng ta có bao giờ lắt léo như thế không? Có bao giờ “gài mìn” để đánh lừa trong điêu khắc tượng Phật để làm lấy được như thế không?

 
Còn người ta gài mìn nghệ thuật để phục vụ cho các lợi ích khác nhau cũng nhiều. Một ví dụ là cụm tượng trước Trụ sở Hạ Nghị viện Sài Gòn trước 1975. Các ông nghị khi thấy cụm tượng làm xong thì mới tá hỏa, vì những người lính trong bức tượng chỉa súng thẳng vào trụ sở Hạ viện trong tư thế xưng phong xông vào… đảo chính. Tệ hơn, các ông nghị mỗi khi giải lao ra tiền sảnh là thấy súng nhắm ngay mình Hạ viện, Quốc hội chế độ Sài Gòn. Cái kiểu nhắm bắn bằng nghệ thuật đó diễn ra hàng ngày cho đến tháng 4/1975 khi hạ viện bị giải tán, bức tượng bị kéo sập.

 
Các chùa Việt ở hải ngoại, nếu có mời Vi Vi vẽ tranh, tạc phù điêu, dựng tượng Phật, Bồ Tát thì đối với ông họa sĩ vẽ tranh “tâm linh” nên cẩn trọng. Nếu không có mìn bẫy gì đó theo kiểu đức Phật đỏ đen hay máu lửa như ông đã vẽ, thì e rằng cũng có kiểu Thị Kính đắp y bày vai kiểu Nam tông, tay cầm chuỗi, đầu đội mũ ni kiểu Bắc Tông không ra một kiểu nào còn chùa treo lồng đèn đỏ theo kiểu ở lầu Thiên An Môn (bức “Thị Mầu đi lễ chùa”)

 
Trong các tác phẩm tâm linh của mình,Vi Vi có một nghịch lý, vẽ chúa và đức mẹ  thành người Việt Nam, thậm chí địa phương Việt Nam, còn Phật thì đầy dấu ấn Trung Quốc.

 
Đó có phải là một thứ “mìn” nghệ thuật khác không? Mong bạn đọc cùng giúp câu trả lời.


Minh Thạnh
Nguồn link: http://www.phattuvietnam.net/diendan/15790.html

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp