đậu tương đen hữu cơ

SOS & Suy ngẫm

09:21 06/12/2012

Thiền sư Nhất Hạnh và "bí tích Thánh thể"

Đối với các hệ phái Ki-tô giáo khác ngoài giáo hội Rô-ma, như các giáo phái Tin lành, họ không chấp nhận tín lý trên, không thừa nhận “mầu nhiệm”, “bí tích Thánh Thề” này. Họ chỉ xem sự kiện và lời nói của Chúa Giê-su trong buổi tiệc chia tay mà sách vở Ki-tô giáo gọi là “tiệc ly”
          “Lễ ăn bánh thánh là một thực tập chánh niệm. Khi Chúa Ki-Tô bẻ bánh mì và chia cho các đệ tử. Ngài nói:" Này, các con ăn đi, đó là xương thịt và máu huyết của ta đó". Ngài biết là nếu các đệ tử Ngài ăn miếng bánh mì một cách tỉnh thức thì họ mới thực sự đang sống. Hàng ngày họ có thể ăn bánh mì trong thất niệm, do đó miếng bánh mì không có thật, nó chỉ là một bóng ma.

          Hàng ngày chúng ta thấy biết bao nhiêu người quanh ta, nhưng nếu ta không có chánh niệm, ta thấy họ như những bóng ma, không phải những con người thật, và chính tự thân chúng ta cũng là những bóng ma.

          Khi có chánh niệm, ta là một con người thật, nhờ vậy ta mới thấy được những con người thật chung quanh ta, thấy được sự sống với muôn cái đẹp và giàu sang của nó. Thực tập ăn bánh mì, ăn trái quít hay ăn cái bánh in trong chánh niệm thì cũng giống nhau.

          Khi ta thở có chánh niệm, khi ta đưa cái nhìn quán chiếu sâu sắc vào thức ăn thì đời sống có mặt ngay trong lúc ấy. Cho nên đối với tôi, lễ ăn bánh thánh là một phép thực tập chánh niệm rất tuyệt diệu. Chúa Ki-Tô đã muốn đánh thức các đệ tử của Ngài bằng tiếng gầm sư tử ấy.”

(Tác giả: Thích Nhất Hạnh)


 
Đó là những dòng mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết trong tập sách “An lạc từng bước chân”. Tôi tự hỏi: Ngài viết cho ai?. Tín đồ Công giáo?, Phật tử?, hay viết cho chính bản thân Ngài?...

Chúng ta biết rằng: “Bí Tích Thánh Thể” là một “mầu nhiệm” đặc thù của Giáo hội Công giáo La-mã. Các giáo phái Tin Lành không có “mầu nhiệm” này.

Trong Thánh lễ Mi-sa, Linh mục cầm bánh và rượu rồi “truyền phép”: “Này là Thịt ta… Này là Máu ta…”. Lập tức bánh và rượu biến thành Máu Thịt Chúa!. Giáo quyền Rô-ma khẳng định: đó là Thịt thật Máu thật, không thể là một nghi thức mang tính biểu tượng…

Giáo Hoàng Urbano IV (1262-1268) đã ban hành tự sắc lệnh Transiturus Ngày 8-9-1264, thành lập lễ kính “Mình Thánh Chúa Giê-su”, nhân “phép lạ” xảy ra tại nhà thờ Sainte Catherine, thành Bolsène nước Ý, khi một Linh mục “truyền phép”, lại có tâm nghi ngờ về chuyện bánh và rượu lại có thể biến thành thịt và máu thật?. Lập tức “phép lạ” xảy ra: máu chảy lênh láng, thấm đẫm khăn trải bàn thờ!(?)…

Đối với các hệ phái Ki-tô giáo khác ngoài giáo hội Rô-ma, như các giáo phái Tin lành, họ không chấp nhận tín lý trên, không thừa nhận “mầu nhiệm”, “bí tích Thánh Thề” này. Họ chỉ xem sự kiện và lời nói của Chúa Giê-su trong buổi tiệc chia tay mà sách vở Ki-tô giáo gọi là “tiệc ly”, được danh họa Leonardo da Vinci mô tả sinh động trong họa phẩm nỗi tiếng “Bữa ăn tối cuối cùng”, chỉ là sự tưởng nhớ, hoài niệm về thời khắc chia ly của Giáo chủ Giê-su với các môn đệ của Ngài. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến tranh cãi giữa các nhà Thần học Công giáo và Tin lành. “Dicens” trong tiếng La-tinh là đề tài tranh luận giữa họ với nhau.

Đối với Thần học Tin lành, từ “Dicens” đơn thuần chỉ có nghĩa là “nói”, một lời nói bình thường ai muốn nghe thì nghe… Ngược lại, Thần học Công giáo khẳng định từ “Dicens” mang nội hàm thần bí như một “mệnh lệnh”, “lệnh truyền”,  “lời Chúa phán” phải được thực hiện: “Hoc est enim corpus meum. Hic est enim calix sanguinis mei”. Nghĩa xác định : “Đây là (Hoc) Thịt Ta”, “Đây là (Hic) Máu Ta”… Ngay chính tại lúc ấy, bánh và rượu đã trở thành máu thịt thật của Chúa!.

Công đồng Trento đã xác định và kết án tất cả những ai phi bác tín điều này. Với bản chất “chuyên chính Công giáo” thời trung cổ, không loại trừ nguy cơ kẻ chống lại tín điều này bị đẩy lên giàn hỏa!... Nghi thức “truyền phép” làm cho rượu và bánh trở thành “thịt thật, máu thật” của Chúa được các Linh mục Công giáo thực hiện hôm nay, và mãi mãi về sau không thể thay đổi cả về ý nghĩa nội dung lẫn hình thức, chừng nào Giáo hội Công giáo La-mã còn tồn tại trên hành tinh này…

Sở dĩ tôi phải dài dòng như trên vì muốn xác định một điều: Nếu Thiền sư Nhất Hạnh cũng có lòng tin vào “Bí Tích Thánh Thể”. Tôi xin chúc mừng và tuyệt đối tôn trọng niềm tin của Ngài như một quyền căn bản về tự do tín ngưỡng cần phải được tôn trọng. Và nếu đúng thế thì bài viết này có thể đặt dấu chấm hết tại đây. Nhưng nếu Ngài không tin chuyện bánh và rượu có thể biến thành máu thịt thật chỉ sau một lời “truyền phép” của Linh mục, và tín đồ tham dự bữa “tiệc thánh” này đã thật sự được ăn và uống thịt máu thật của Chúa! Nếu không tin, sao Ngài không thẳng thắn phủ nhận? Lấy thuật ngữ đạo Phật như “chánh niệm” chế tác lại rồi gán ghép gượng ép vào “bí tích” Công giáo là việc làm thiếu thận trọng, liều lĩnh và nguy hiểm…

“Bí Tích Thánh Thể” mà Thiền sư Nhất Hạnh đã viết trong tập sách “An lạc từng bước chân” chắc chắn không phải dành cho người Tin lành vì các giáo phái Tin lành đã phủ nhận “bí tích” này lâu rồi… Đối với tín đồ Công giáo, họ cũng không thể chấp nhận điều mà Thiền sư đã viết, không chấp nhận tầm thường hóa “Thánh Thể” với việc ăn bánh mì, quýt, bánh in!… Tôi tin chắc rằng người Công giáo, sẽ không cảm ơn và không cần lời “giáo huấn” ấy. Khi tham dự “tiệc thánh” bằng “máu thịt Chúa”, họ đã được đầy ắp ân sủng Chúa trong người, đâu cần Ngài “chế tác năng lượng” giúp họ, đâu cần đến cái gọi là “chánh niệm” gì đó của Ngài. Ngược lại, Thiền sư có thể bị họ kết án báng bổ một “mầu nhiệm” cốt tủy của đạo Công giáo.

“Ăn thịt uống máu Chúa” như đã nói trên, đó là “thịt thật, máu thật” được xác định bởi Huấn quyền Rô-ma bằng các văn bản pháp quy từ các Công đồng. Sẽ không bao giờ có sự đồng thuận của Giáo hội Công giáo về việc đánh đồng “bí tích” mà họ cho là “siêu việt” này, với sự tầm thường của việc “ăn bánh mì, ăn trái quít hay ăn cái bánh in trong chánh niệm” như Thiền sư đã viết…

Ngoài ra, có thể họ cảm thấy bị xúc phạm khi bị xem như những “bóng ma”, nếu thực hiện “bí tích” mà thiếu cái gọi là “chánh niệm” do Thiền sư chế tác!... Lịch sử giáo hội còn ghi chép lại những hình phạt rùng rợn nhãn tiền về tội bổ báng Thánh Thể.  Rất may, “chuyên chính Công giáo” ngày nay chỉ còn được duy trì trong phạm vi nội bộ Giáo hội, bằng hình phạt “rút phép thông công” đối với những trường hợp bổ báng tương tự. Nếu ở thời trung cổ, có thể Thiền sư đã bị đưa lên giàn hỏa, chứ không phải lời phê bình nhẹ nhàng “antichrist” mà đương kim Giáo hoàng Benedict XVI khi còn là Hồng y Ratzinger đã nói: “Thich Nhat Hanh is the antichrist…”

Người Công giáo dứt khoát không cần sự “giáo huấn” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về “Bí Tích Thánh Thể” thay cho Huấn quyền Giáo hội  của họ ở Vatican.  Vậy thì lời “giáo huấn” ấy Ngài dành dạy ai? Phật tử chăng?

Thật tình tôi không dám nghĩ người Phật tử có thể đến nhà thờ “ăn thịt và uống máu Chúa” để thực hành “chánh niệm” theo lời dạy của Thiền sư Nhất Hạnh, ngoại trừ một số Phật tử bị cải đạo vì lý do hôn nhân… Trở lực lớn ngăn cản bước chân người Phật tử đến tham dự “tiệc thánh” chính là Giới Sát…

Qủa thực, sát tế trong truyền thống Ki-tô giáo thật rùng rợn!. Cái chết của  Chúa Giê-su trên thập giá được gọi là “Hy lễ hiến tế”, bắt nguồn từ truyền thống tín ngưỡng xa xưa của người Do Thái.

Theo Lê-vi ký, quyển sách thứ 3 trong Cựu Ước. Thiên Chúa buộc Mô-sê phải dạy cho dân Do Thái nghi thức “dâng của lễ toàn thiêu” bằng những con vật béo tốt trong bầy gia súc của họ. Họ giết con vật, lấy máu rưới quanh bàn thờ, rồi lột da, chặt ra từng miếng, thiêu trên củi lửa đang cháy, hương thơm của mùi thịt nướng bay lên tận thiên đường, Nếu Thiên Chúa ngữi được mùi hương, Ngài sẽ chấp nhận của lễ và tha tội cho họ!..

Theo sách Xuất hành (Xh 29,38-46) thì tại đền thờ, các tư tế Do Thái đều sát tế mỗi ngày hai con chiên làm của lễ toàn thiêu: sáng sớm một con, chập tối một con, để dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội cho dân... Chương 22 sách Sáng Thế còn viết Thiên Chúa ra lệnh cho tổ phụ Abraham mang con ruột của mình là Igiaác trên núi Morigia sát tế làm của lễ toàn thiêu dâng lên Ngài….

Liệu có Phật tử nào dám chấp nhận tín lý giết hại chúng sinh để đền tội thay cho mình không?

Tín lý Ki-tô giáo ngày nay dạy rằng: của lễ toàn thiêu bằng những con chiên béo tốt không đủ để xóa hết tội lỗi nhân loại. Thiên Chúa vì thương yêu con người nên đã sai Con Duy Nhất của Ngài là Giê-su xuống trần gian tự nguyện làm vật sát tế thay cho những con chiên béo tốt. Chỉ có Con Duy Nhất của Ngài làm vật hiến tế mới có thể cứu chuộc hết tội lỗi của nhân loại… Để thực hiện sứ mệnh ấy, Giê-su phải bị đóng đinh trên thập tự giá cho đến chết. “Của lễ toàn thiêu” bằng những con chiên bốn chân được thay thế bằng “Hy lễ hiến tế” với một con chiên duy nhất hai chân, chính là Giê-su với danh xưng: “Chiên Thiên Chúa”.

“Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Đó là câu nghi thức bắt buộc mà các Linh mục phải đọc khi mời gọi tín đồ đến tham dự “tiệc thánh”. Triết học và Thần học hiện đại đều ca tụng đó là một thứ Tình Yêu (viết hoa) tuyệt đối, siêu việt, vĩnh cữu… “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Ngừoi xuống thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Jn. 3,16-17). Đó là câu Thánh Kinh trên cửa miệng của nhiều tín đồ Ki-tô giáo. Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Kỳ XI Về Bí Tích Thánh Thể Rôma 2007 cũng đã xác định “Bí Tích Thánh Thể” là “Bí Tích Tình Yêu”

Dù sao mặc lòng, Người Phật tử cũng khó chấp nhận thứ tình yêu phải trả giá bằng những cuộc sát tế đẫm máu… Giới cấm sát không cho phép họ làm tổn hại, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến bất kỳ chúng sanh nào, dù đó chỉ là con sâu, cái kiến… Vì lý do ấy mà người viết bài này tin rằng, sẽ không có một Phật tử dám tham dự “tiệc thánh” để “thực tập chánh niệm” như lời dạy của Thiền sư.

Để tạm kết bài này, tôi xin nhắc lại câu hỏi được đặt ra ở phần đầu bài: “Bí Tích Thánh Thể” mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết trong tập sánh “An lạc từng bước chân” là viết cho ai? Cho tín đồ Công giáo?, cho Phật tử?, hay viết riêng cho bản thân Ngài và Tăng thân Làng Mai?

Như đã trình bày trong bài, Người Công giáo dứt khoát không cần sự “giáo huấn” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về “Bí Tích Thánh Thể” thay cho Huấn quyền Giáo hội  của họ ở Vatican. Người Phật tử cũng không dám thực hành “chánh niệm” trong “tiệc thánh” vì phạm giới.

Thế thì chắc chắn rằng, Thiền sư chỉ viết riêng cho Ngài và để dạy cho Tăng thân Làng Mai pháp môn “Chánh niệm trong nghi lễ hiến tế”. Điều này càng được khẳng định trong câu viết của Ngài: “Cho nên đối với tôi, lễ ăn bánh thánh là một phép thực tập chánh niệm rất tuyệt diệu. Chúa Ki-Tô đã muốn đánh thức các đệ tử của Ngài bằng tiếng gầm sư tử ấy.”

Dĩ nhiên người Phật tử có quyền đặt vấn đề: “Chánh niệm” mà Thiền sư đang dạy có đúng là “Chánh niệm” của Phật dạy, tức lớp thứ 7 trong Bát Thánh Đạo không?. Hay chỉ là một thứ “chánh niệm” do Ngài tự chế tác…

Như Pháp/Nguồn link: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-149_4-17313_5-50_6-1_17-29_14-1_15-1/

Bình luận (4)

Bạch Thầy Nhất Hạnh kính mến , con nghỉ Thầy ko nên so sánh Bí tích Thánh Thể của Kito giáo với việc ăn bánh mì thực hành chánh niệm của Thiền môn         nammo A Di Đa Phat
Tieu anh Tuan ( 22/08/2014 17:47:14)
Bạch Thầy Nhất Hạnh kính mến , con nghỉ Thầy ko nên so sánh Bí tích Thánh Thể của Kito giáo với việc ăn bánh mì thực hành chánh niệm của Thiền môn
Tieu anh Tuan ( 22/08/2014 17:45:47)
Bạch Thầy Nhất Hạnh kính mến , con nghỉ Thầy ko nên so sánh Bí tích Thánh Thể của Kito giáo với việc ăn bánh mì thực hành chánh niệm của Thiền môn
Tieu anh Tuan ( 22/08/2014 17:45:12)
Hãy ứng xử theo tinh thần của Đức Phật và Chúa Jesus đã chỉ dạy.
TATUANTAN ( 28/12/2012 18:35:57)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp