Điều này thường được che giấu kỹ, tin tức bị hạn chế, nhưng đây đó trên thế giới, những lực lượng vũ trang của đạo Ca tô La Mã vẫn được ghi nhận hoạt động.
Việt Nam chúng ta cũng đã từng qua trải nghiệm này với Lực lượng “Tự vệ Công giáo” vào nửa đầu thập niên 1950, vốn được coi là một dạng quân đội tôn giáo, cùng lúc với quân đội Cao Đài và quân đội Hòa Hảo.
1. DÂN QUÂN VÀ SÚNG ĐẠNTrong thực tế, là lực lượng vũ trang do Giáo hội thành lập, không phải chuyên nghiệp nên dù sao tính chất dân quân của những lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã là điều hiển nhiên. Chúng ta nghe nói nhiều đến dân quân Thiên Chúa giáo trong cuộc chiến tranh Liban thập niên 1980, dân quân Thiên Chúa giáo chống các lực lượng Hồi giáo ở miền Nam Philippin, rồi mới đây dân quân Thiên Chúa giáo ở Syria…
Thực ra, cơ chế quản lý tín đồ chặt chẽ, kỷ luật, tập trung nhằm vào thanh niên của đạo Ca tô La Mã đã tạo thành một nền tảng tốt để hình thành lực lượng vũ trang.
Giáo xứ, giáo hạt là những đơn vị quá nhỏ để thành lập lực lượng vũ trang. Nhưng đến giáo phận, dưới sự cai quản của một giám mục, là cấp lý tưởng để hình thành lực lượng vũ trang, nếu vị giám mục có chủ trương. Vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn tín đồ đạo Ca tô La Mã nam giới, thanh niên, trung niên ngoan đạo, vâng lời ở giáo phận là nhân sự tốt để trở thành dân quân của lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã giáo phận. Kinh nghiệm Phát Diệm ở Việt Nam đã cho ta thấy rõ diễn tiến này. Chỉ cần cung cấp vũ khí đủ cho số người ngoan đạo đó là có ngay một lực lượng dân quân đông đảo, đủ mạnh để hình thành một loại địa phương quân.
Tiến trình diễn ra ở Việt Nam đối với lực lượng “Tự vệ Công giáo” cũng cho thấy vấn đề chính để thành lập lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã chính là trang bị vũ khí và huấn luyện quân sự, không phải ở vấn đề động viên nhân sự. Hiện nay, vấn đề trang bị vũ khí cũng là vấn đề quyết định để hình thành các lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã ở Syria, chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Có sẵn người trong các nhà thờ, nhưng lẽ đương nhiên là khó mà đủ súng đạn, quân trang, quân dụng, hậu cần cho từng ấy người tương ứng được nhà thờ tích trữ.
2. HOÀN CẢNH KÍCH HOẠT: KHI NHÀ THỜ THÀNH PHÁO ĐÀIĐối với các quốc gia có chủ quyền trên thế giới hiện nay, việc giáo hội một tôn giáo tổ chức lực lượng vũ trang trong lòng các quốc gia là điều không thể được chấp nhận, dù đó là lực lượng dân quân bán vũ trang. Vì vậy, việc giáo hội Ca tô La Mã tổ chức lực lượng vũ trang, vũ trang tín đồ trong hoàn cảnh bình thường là điều không thể được chấp nhận.
Như thế, tất nhiên lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã chỉ có thể hình thành trong những hoàn cảnh đặc biệt, khi chính quyền không thể kiểm soát việc trị an, năng lực của quân đội quốc gia hạn chế.
Tính chất sinh hoạt khép kín, cô lập, dễ phát sinh mâu thuẫn với các cộng đồng tôn giáo khác khiến trong một số hoàn cảnh, xung đột dễ phát sinh giữa công đồng đạo Ca tô La Mã với lực lượng khác, trong đó có các lực lượng tôn giáo. Hoàn cảnh như vậy sẽ kích hoạt việc hình thành lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã ở địa phương và lực lượng vũ trang này ngay lập tức tham gia vào xung đột vũ trang. Tiến trình đã xảy ra ở Việt Nam, Liban, Philippin đều nghiệm đúng công thức này.
Công thức này cũng cho thấy điều đã được bàn luận ở trên, Giáo hội Ca tô La Mã đã tiềm tàng trong sinh hoạt của nó khả năng hình thành lực lượng vũ trang. Và hoàn cảnh như đã được miêu tả kích hoạt tiến trình chuyển từ khả năng tiềm tàng sang tình trạng vận hành thực tế. Như đã phân tích, ở đây khâu cuối cùng chỉ là vấn đề vũ khí trang bị và huấn luyện quân sự.
3. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐẠO CA TÔ LA MÃ TRONG CHIẾN CUỘC SYRIATin tức về các lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã trong chiến cuộc Syria thường được che giấu. Những cuộc giết chóc xảy ra đối với cộng đồng người theo đạo Ca tô La Mã được coi như việc bức hại tôn giáo đối với cộng đồng đạo Ca tô La Mã thiểu số không phương tiện tự vệ. Nếu có tin tức khác đi về lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã, thì câu chuyện sẽ trở thành khác hẳn. Sẽ không có bức hại tôn giáo, mà là cuộc chiến giữa nhưng phe phái vũ trang Hồi giáo và Ca tô La Mã.
Tuy nhiên, mới đây, thông tin về các lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã ở Syria đã có thể được ghi nhận trên tuần báo “Công giáo và Dân tộc” (1).
Bản tin “Ki tô hữu Syria không nhận súng”, Báo “Công giáo và Dân tộc” số 2059, cố trình bày vấn đề theo hướng tiêu đề bản tin. Nhưng qua nội dung này, người đọc có thể thấy được những góc khuất của vấn đề.
Dự luật về kế hoạch của chính phủ Mỹ cung cấp vũ khí cho những nhóm dân quân Ki tô giáo để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS” được ghi nhận là đã được trình Quốc hội Mỹ ngày 19/5 vừa rồi.
Dù Tổng Giám mục một giáo phận ở Syria đã phê bình kế hoạch này, nhưng sự việc cũng cho thấy nhiều điều: Lực lượng Vũ trang đạo Ca tô La Mã, bản tin gọi là “các nhóm gọi là dân quân Ki tô giáo”, chúng ta chú ý ở đây là số nhiều nhiều nhóm, và đã sẵn có. Nếu không có sẵn nhân sự và khả năng, người Mỹ không tính đến chuyện trang bị vũ khí. Một điều chắc chắn là người Mỹ sẽ không phải có tầm nhìn thiển cận đối với những chuyện nhạy cảm như vậy để trình quốc hội ban hành những đạo luật không thực tế. Bản tin cho thấy Tổng giám mục cố ý đá trái banh trách nhiệm về phía Mỹ. Điều này là cần thiết vì khi nhận vũ khí Mỹ, thì tính chất cuộc xung đột sẽ khác. Còn bây giờ thì chắc chắn người Ca tô La Mã đã cầm vũ khí, nếu không thì người Mỹ không gọi họ là các nhóm dân quân theo số nhiều.
4. CÓ PHẢI LÀ CHỦ TRƯƠNG TỪ VATICAN?Điều chắc chắn, là đối với đạo Ca tô La Mã, đạo yêu cầu đức tính vâng lời cao độ ở tín đồ, thì những gì mà Vatican cấm, người theo đạo Ca tô La Mã chắc chắn không làm vì vâng lời.
Như vậy, việc ở các giáo phận các giám mục đứng ra tổ chức lực lượng vũ trang, thì điều đó tất nhiên đã được Vatican đồng ý theo một cách nào đó.
Việc cho phép ngầm như vậy dẫn đến tình trạng Vatican phải có nhiều bộ mặt, dùng tiêu chuẩn kép. Thế là một tôn giáo luôn nói đến tình yêu, lòng thường xót, chống lại bạo lực lại trở thành một bên tham gia xung đột với lực lượng vũ trang. Những người lính là tu sĩ, tín đồ, nai nịt súng đạn, đưa thánh giá, ảnh Chúa Giê su Ky tô cùng ra trận vào cuộc bắn giết là những hình ảnh mà toàn thế giới nhìn thấy qua xung đột giữa những phe cánh tôn giáo ở Li ban, ở miền Nam Philippin. Đấy thực sự là những cuộc thánh chiến mà phía đạo Ca tô La Mã được sự hậu thuẫn từ Vatican. Trong những trường hợp thánh chiến, Vatican lại vừa muốn trình bày đạo Ca tô La Mã vừa là một nạn nhân đáng thương, lại luôn vừa là bên chiến thắng. Không có bạo lực thì làm sao chiến thắng?
Do đó, tình huống tham gia xung đột của lực lượng vũ trang đạo Ca tô La Mã ở Việt Nam, ở Li ban, ở Philippin được tính toán sao cho luôn giữ một thắng lợi nhất định. Riêng ở Việt Nam, trong cuộc bại trận năm 1954, cả đội quân Ca tô La Mã “Tự vệ Công giáo” đã di cư trọn vẹn vào Nam. Họ vẫn được bảo vệ, cứu vãn, đâu rơi vào tình trạng mất trắng?
Vì vậy, lực lượng vũ trang đối với đạo Ca tô La Mã hiện nay vẫn là những nước cờ thâm sâu, những toan tính chính trị hiểm hóc và cao tay.
Ở Syria, khi đạo quân Nhà nước Hồi giáo tiến như thế chẻ tre, thì không nghe nói đến dân quân Ky tô giáo. Nhưng khi lực lượng vũ trang Hồi giáo này suy yếu, thì người ta nói đến việc có sẵn của lực lượng dân quân Ky tô giáo, chờ nhận vũ khí Mỹ trong lời bàn luận này nọ và từ chối súng AK của chính phủ Syria.
5. CẦN NHÌN THẤY NHỮNG GÌ TỪ GÓC NHÌN TÔN GIÁO HỌC ĐỐI VỚI CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG CỦA ĐẠO CA TÔ LA MÃMột người viết blog là Phật tử như tôi không phải nói chuyện Lực lượng vũ trang của đạo Ca tô La Mã như là những lời bình phẩm nhiều chuyện và thừa thải. Có nhiều điều cần lưu ý ở đây.
Trong quá trình truyền đạo, mà thực chất là cải đạo đối với tôn giáo bản địa, đạo Ca tô La Mã đã gây ra những xung đột với tôn giáo bản địa. Họ giải quyết xung đột đó bằng nhiều phương án. Trong những tình huống cần thiết, họ sử dụng đến phương án lực lượng vũ trang. Phương án này tiếp tục cho đến nay, tại chiến trường nóng nhất thế giới Syria.
Ở Việt Nam, phương án vũ trang đạo Ca tô La Mã thực ra đã có từ thế kỷ XIX, với các làng toàn tòng được được vũ trang để chống lại phòng trào Văn Thân, đối phó với sự kiện “Bình Tây sát tả”. “Tả” đây là cách gọi tắt từ “Tả đạo”, tên gọi Đạo Ca tô La Mã lúc bấy giờ do phong trào Văn Tân sử dụng để gọi.
Phương án đó được triển khai vào những năm 1950 với quy mô lớn hơn nhiều so với đầu thế kỷ XIX. Tự vệ Công giáo Phát Diệm – Bùi Chu và ở cả tại Nam Bộ ở khu vực làng đạo Cái Mơn, Bến Tre.
Đến tháng 4/1975, ở miền Nam, lại thấy có nói đến khả năng phương án đó, nhưng không thực hiện được do diễn biến quá nhanh của tình thế và tương quan lực lượng. Nhưng ở khu vực Hố Nai đã có chạm súng với những toán vũ trang Ca tô La Mã tự phát. Cuộc đấu súng mà ma xơ chết tại trận, linh mục bị bắt rồi tử hình ở Nhà thờ Vinh Sơn, quận 10, năm 1976 là sự tiếp nối phương án này.
Cho nên, khi lại nghe nói đến dân quân Ky tô giáo, dù là ở Syria xa xôi, thì nên nghĩ về quá trình lịch sử đã diễn ra ở Việt Nam.
Thận trọng còn là vì ở Việt Nam, mâu thuẫn đạo Ca tô La Mã và tôn giáo bản địa, Phật giáo đã lên đến cao điểm bùng nổ đấu tranh nóng vào năm 1963.
Thận trọng còn do vì cơ chế tổ chức đạo Ca tô La Mã là cơ chế chuẩn bị sẵn sàng cho việc lực lượng vũ trang. Tính chất chỉ huy thống nhất, tuyệt đối vâng lời, tuân phục, cố kết chặt chẽ, tách biệt, khép kín, kỷ luật nội bộ cao là nền tảng mà khi xảy ra tình thế kích hoạt, thì việc tổ chức lực lượng vũ trang không phải là điều khó khăn. Lực lượng vũ trang như thế là khả năng tiềm ẩn cao, đã chuẩn bị sẵn nhân sự và yếu tố để hình thành, trừ vũ khí.
Và cần thận trọng vì những cái đầu lãnh đạo đạo Ca tô La Mã hết sức thâm sâu, hiểm hóc, mưu mô. Bên cạnh đó là khéo léo uyển chuyển, thay đổi, phối hợp, biến hóa những bộ mặt khác nhau. Như cái cách họ đã tính vụ Syria. Vị giám mục người Syria nói thế như một cử chỉ khách sáo, lịch sự bên ngoài và làm giá, chứ người Mỹ không bao giờ ngớ ngẩn mất công đưa dự luật lên Quốc hội, khi chưa nghiên cứu kỹ tình hình, mù mờ không biết cha cố hay trùm đạo nào sẽ nhận súng, lựu đạn, trái phá của họ.
Năm 1976, Tổng Giám mục Phao lô Nguyễn Văn Bình lên TV nói ông bất ngờ về vụ đấu súng ở nhà thờ Vinh Sơn, bắn hạ công an. Chẳng qua, ông phải nói thế cho hợp vai diễn của ông trong tấn tuồng có nhiều mặt. Chứ hơn ai hết, ông hiểu rõ cơ cấu tổ chức, chỉ đạo, cách suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người trong đạo Ca tô La Mã, tiền đề để dẫn đến sự kiện đẫm máu đó. Chỉ khác với linh mục tu sĩ tín đồ trong vụ Vinh Sơn, là Tổng Giám mục ý thức được rằng súng trường thì không thể đấu lại xe tăng. Do vậy, tổng giám mục nhận một vai khác và những người ở nhà thờ Vinh Sơn nhận một vai khác, nhưng cũng trong một vở diễn. Cảnh đang diễn ở Syria cũng thế.
Minh Thạnh------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Nguyên văn bản tin đăng trên báo “Công giáo và Dân tộc”, số 2059, tuần lễ từ 3/6 đến 9/6/2016, trang 23 như sau:
“Kitô hữu Syria không nhận súng
Đức cha Jacques Behnan Hindo, Tổng Giám mục giáo phận Hassaké-Nisibi, Syria, phê bình kế hoạch của Chính phủ Mỹ cung cấp khí giới cho các nhóm gọi là dân quân Kitô giáo để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Dự luật về vấn đề này đã được đệ trình Quốc hội Mỹ từ ngày 19.5. Đức Tổng Giám mục Hindo nói: “Nếu một tín hữu Kitô muốn tham gia chiến đấu chống lực lượng IS thì họ hãy gia nhập quân đội chính quy. Giải pháp lập các nhóm dân quân phe phái tự gọi là Kitô hữu là điều trái với Tin Mừng và là một chiến thuật dẫn tới sự tự sát”. Đức Tổng Giám mục Hindo cho biết Chính phủ Syria đề nghị cấp 700 khẩu súng AK cho các tín hữu Kitô ở Hassaké và 1.000 súng thuộc loại này cho các tín hữu Kitô ở Qamishli, nhưng ngài từ chối. Đức cha xác định : “Chúng tôi chống lại bạo lực bất kỳ nó từ đâu tới. Trong tư cách là chủ chăn, chúng tôi phải đứng về phía dân và tiến bước trên con đường Tin Mừng trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Một số hình ảnh “Tự vệ Công giáo”