09:02 27/02/2012
Sinh tử là vấn đề ai cũng phải trải qua nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất của nó. Đứng trên quan điểm nhị nguyên, sinh tử được cho là hai thái cực trái ngược nhau và do đó nhân loại luôn tìm cách kéo dài sự sống mà lý tưởng của nó là trường sinh bất tử.
18:50 26/02/2012
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế.
11:41 14/02/2012
Nếu nội dung của chữ Tâm là như vậy thì tận cùng sâu thẳm của chữ Tâm cũng chính là chữ Tài. Cái tài thu phục nhân tâm, tài đem lại hạnh phúc, tình thương cho mình và cho muôn loài.
11:39 14/02/2012
Đức Phật thành đạo đã minh chứng cho chúng ta thấy rằng: mỗi chúng sinh đều có Phật tính. Như Ngài đã từng tuyên bố: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Bằng chứng cụ thể nhất là những đệ tử của Ngài từ những dòng dõi quý tộc cho đến những người căn tính ám độn như ông Bàn Đặc, thấp hèn như Ưu Ba Li – thợ cắt tóc, tàn ác như Vô Não... Dưới sự cảm hóa và hướng dẫn tu tập của Đức Phật, họ đều được giác ngộ giải thoát.
21:45 27/01/2012
Khi đọc được tin này tôi đã biết “đây vốn không phải là lời của Hòa thượng Tịnh Không”. Vì một vị minh sư sẽ không bao giờ nói những lời “Đàm thiên, thuyết địa” một cách vô bổ như vậy. Tuy nhiên càng những ngày gần đây, tôi lại càng nghe thấy những lời bàn tán xôn sao của các quý vị Phật tử về ngày tận thế.
12:22 29/12/2011
Như thế, đạo Phật không tin vào sự cứu rỗi mà tin sâu vào nhân quả, tin vào lời tuyên bố của Đức Phật khi mới thành đạo là: "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” và dĩ nhiên tin vào câu nói sau cùng trước khi Ngài nhập diệt: "Mọi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi”...
12:18 27/12/2011
Khác hẳn với những tôn giáo lớn khác trên thế giới đã cột chặt con người vào những giáo điều cứng ngắt để thọ lãnh những thưởng phạt bất công, đạo Phật luôn khuyến khích chúng sinh tự mình chứng ngộ chân lý, tự mình thể nghiệm Niết bàn, tự mình có được giải thoát giác ngộ...
10:16 24/12/2011
Tu hành trong Phật giáo thì gọi là hồi đầu thị ngạn. Vì sao? Phật ví như người đã ở trên bờ còn phàm phu chúng sinh thì vốn cũng đã ở trên bờ như Phật nhưng họ vì sự tham đắm sắc dục và vô minh che lấp trí tuệ nên đã lên thuyền vượt ra biển cả mênh mông mà phải bị sóng dập gió biển trùng trùng.
10:15 21/12/2011
Thật ra trước khi chứng đắc, chúng sinh đâu có vô minh phiền não, nhưng dần theo thời gian cái bụi trần bám víu mỗi ngày một chút nên con người sống xa dần với chân tánh, với chơn tâm Phật tánh sáng suốt nhiệm mầu của mình.
10:11 18/12/2011
Khi đã thâm hiểu hạnh nguyện của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thì chúng sinh từ nay chỉ đảnh lễ trước tôn tượng của Ngài với tấm lòng kính ngưỡng chớ không còn cầu nguyện, van xin cái gì cả bởi vì đạo Phật không phải là đạo tín ngưỡng mà là đạo thực hành vì có thực hành rốt ráo mới có thực chứng để đạt đến những thành quả nhiệm mầu...