11:58 30/04/2011
Trường hợp tiêu biểu và nổi tiếng nhất về sự đầu thai và luân hồi chuyển kiếp có lẽ là việc đi tìm Đạt Lai Lạt Ma hay Ban Thiền Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng sau khi các Lạt Ma ấy qua đời. Những vị sư phụ trách việc này tiến hành tìm kiếm đứa trẻ nào sinh ra đúng vào thời điểm Lạt Ma qua đời.
08:35 26/04/2011
Tuy một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, 95% là đạo Phật, (3% Islam, 2% Kito giáo) thế nhưng, ngoài giờ khất thực, ít khi thấy hình bóng các sư xuất hiện ngoài phố. Một vị sư dù là bản địa hay ngoại quốc, chỉ được ở nhà dân không quá 3 hôm, phải trú ngụ tại chùa
07:40 26/04/2011
Phải. Đạo Phật là tất cả; cái gì cũng có trong đạo Phật. Nhưng nếu chỉ nghiên cứu sâu xa về một mặt mà bảo rằng đạo Phật chỉ là triết học hoặc chỉ là một luân lý hay một tôn giáo, thế là đã nhìn đạo Phật một cách phiến diện.
03:46 25/04/2011
Kinh Đại Bát Nhã, quyển 381 nói rằng: Chân tay và trước ngực của Phật đều có “Cát tường hỷ toàn” để biểu thị công đức của Phật. Đại trí độ luận, quyển thứ 89, phẩm tứ nhiếp thứ 78 có nói: Tay, chân, hông và ngực của Đức Thế Tôn có đầy đủ các tướng các tường. Nhìn chung, trong kinh văn Nguyên thủy, chữ Vạn ít được đề cập và được xem là một trong 32 tướng tốt.
08:00 18/04/2011
...Bài khảo lược này xin nói về các vị vua cuối của thời đại Gupta và hoàng đế Harshavardhana của triều kế tiếp; về các vị đại sư đã qua Tây Trúc chiêm bái cùng thời; và những liên hệ của họ với Phật Học Viện Nalanda nổi danh.
20:57 15/04/2011
Sự giảng dạy của Giê-Su ở những thành phố thiêng liêng cổ truyền của Jagannath (Puri), Banares (ở Uttar Pradesh), và Rajagriha (Bihar) và làm những người Bà La Môn phẩn nộ, họ làm áp lực ngài phải lẫn tránh khỏi Hy Mã Lạp Sơn sau sáu năm, những nhà sử học và tác giả nói thế. Giê-Su, nói trong những tài liệu lưu trữ, đã dành sáu năm khác nữa để học hỏi Phật Pháp ở Hy Mã Lạp Sơn.
13:51 10/04/2011
Ngay cả khi đức Phật Thích Ca còn tại thế, vùng đất xa xôi này đã tiếp xúc với PG rồi. Trong một bộ kinh của Thượng tọa bộ (Theravada) có ghi câu chuyện hai thương nhân, tên Tapassu và Bhallika từ xứ Bactria tìm đến viếng đức Phật và đã trở thành đệ tử. Lúc về xứ họ đã xây dựng nhiều đền đài thờ Phật.
21:29 06/04/2011
Số lượng Phật tử hiện nay trên thế giới là khoảng từ 1.2 tỉ đến 1.6 tỉ. Số lượng nầy thì gần bằng số lượng tín đồ của hai tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi giáo và Thiên Chúa giáo [gồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo và Chính Thống giáo]. Ngay cả với số lượng “bi quan” (1.2 tỉ), con số nầy cũng cao hơn rất nhiều con số “300 đến 500 triệu” thường được ghi chú trong các tài liệu trích dẫn
11:17 06/04/2011
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka (còn được ghi là Ashoka, Hán âm là A Dục Vương, hay A-du-Ca: có nghĩa là Vô Ưu) không những đối với dân-tộc Ấn, mà còn đối với nhân loại qua sự truyền bá Phật giáo (viết tắt PG) đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử Ấn độ đương thời.
11:00 06/04/2011
Theo tôi, tác phẩm này có thể giá trị về kinh tế giới hạn, nhưng tôi tin rằng giá trị về học thuật khá cao. Nó mang tính gợi ý, giúp cho người làm công việc nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ có thêm tư liệu, và có cái nhìn chuẩn xác hơn.