11:11 07/05/2012
Tôi nghiệm ra một điều, chỉ khi nào sống lại được với tâm đó, mình mới thật sự yên bình. Bởi sự yên bình đó bắt nguồn từ trong chính mình. Nó không lệ thuộc vào con người và thế giới bên ngoài, một thế giới với những hoàn cảnh, hiện tượng và con người rất dễ thay đổi.
22:48 18/03/2012
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể. Các khoa học gia hàng đầu trên thế giới bắt đầu hiểu rằng chỉ có vật ở trong tâm thức, không có vật ở ngoài tâm thức, cho nên trong thực nghiệm khoa học không thể tách riêng chủ thể và đối tượng. Vô hình trung, khoa học cũng đề cập tới lý bất nhị.
14:53 04/02/2012
Tất cả những Giới và luật lệ hạnh kiểm đều căn cứ duy nhất vào nguyên tắc của một nền công lý toàn hảo. Chúng cho thấy sự kính trọng đời sống, nhân quyền, tài sản,... của Phật Giáo với mọi người. Ðó là sự thật thế gian hay quy ước. Nếu Ðức Phật thiết lập Giới linh động và có thể áp dụng theo lời mong ước của đại chúng, thì giới ấy không phù hợp với bản chất của một nền công lý toàn hảo.
14:20 14/12/2011
Nói tóm lại, sáu trần thì trần nào cũng là dữ kiện để tạo ra thành quả viên thông, chứng đắc Niết bàn tự tại. Con người thường nhận thức sai lầm rằng khi nói đến trần là nói đến nhiễm ô, bất tịnh, nhưng thật ra nó chỉ nhiễm ô chỉ khi nào nó tác động vào sáu căn của những ai chưa tự chủ.
11:00 01/11/2011
Ngôn ngữ không phải là chân lý tuyệt đối, nhưng cũng chính ngôn ngữ vốn là biểu tượng của chân lý tuyệt đối. Nếu vậy, không chỉ riêng ngôn ngữ, mà bất cứ một sự thể nào cũng là biểu tượng của chân lý tuyệt đối. Tức là, theo một khẩu quyết của Đại thừa: sinh tử tức niết bàn.
19:58 23/05/2011
Sống đúng tinh thần Đạo Phật, giới trẻ không những trang bị cho mình niềm tự tin, tinh thần khoa học, tinh thần trách nhiệm với thế giới bên ngoài, mà còn ý thức rõ tương quan của mỗi người đối với môi trường cộng sinh, sống tinh tấn và khoẻ mạnh.