đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

13:01 19/05/2011

Giải mã bí ẩn trong tấm bia cổ đời Tây Sơn ở Lương Xá (Trúc Diệp Thanh)

Việc giải mã văn bia Tông đức thế tự bi cùng với việc khai thác các di bản có liên quan là bộ Đặng tộc phả và bản Sắc không chỉ làm sáng tỏ sự ngộ nhận trước đây về cách đọc họ tên nhân vật trong các di bản (giữa Đặng Tiến Đông và Đặng Tiến Giản), về sự khác nhau giữa 2 hai trận đánh cùng 2 Đô đốc chỉ huy quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long:

Lời nói đầu: Sử học là khoa học khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu. Bài viết này dựa trên kết quả khai thác các di bản đời Tây Sơn được phát hiện đầu những năm 70 thế kỷ trước, đặc biệt là kết quả giải mã văn bia “Tông đức thế tự bi” những năm gần đây. Đây là một bài khảo cứu thuần túy khoa học nhằm tiếp tục làm sáng tỏ thân thế sự nghiệp vị đại tướng Tây Sơn họ Đặng ở Lương Xá (Chương Mỹ, Hà Nội) ít người được biết…

I- Phát hiện và khai thác các hiện vật quý đời Tây Sơn tìm được ở Lương Xá (Chương Mỹ, Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội).


 
Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, GS sử học Phan Huy Lê đã phát hiện một số di bản, di vật quý đời Tây Sơn ở Lương Xá (huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội) gồm có Bộ Đặng gia phả ký trong đó có bộ “Đặng gia phả hệ toản chính thực lục” 6 quyển, có lời đề tựa của danh sĩ Ngô Thì Nhậm (dưới đây gọi tắt là bộ “Đặng tộc phả”), một bản Sắc phong và một tấm bia đá có khắc bài văn bia “Tông đức thế tự bi”. Ngoài ra còn có tượng gỗ, chuông đồng ở chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm tự, huyện Chương Mỹ, link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Qu%E1%BA%A3ng_Nghi%C3%AAm) có liên quan đến nhân vật được đề cập trong các di bản ở Lương Xá. Ba di bản nói trên đều bằng chữ Hán, thuộc niên đại Tây Sơn được cất giữ ở ba nơi (cùng ở Lương Xá) nhưng có liên quan mật thiết đến một Đô đốc họ Đặng có tên trên cả ba di bản..


a)      Bộ “Đặng tộc phả” do chính Đặng Đô đốc biên soạn, chép rất đầy đủ chi tiết thân thế sự nghiệp của 5 vị tiền bối thuộc 5 đời trước của Đặng Đô đốc. Cả 5 vị đều thuộc hạng đại công thần có công đầu trong sự nghiệp “phù Lê, cự Mạc”, khi sống được phong tước quận công, khi chết đều được phong Thượng đẳng đại vương (sinh vi tướng, tử vi thần). Mỗi cuốn phả chép về một vị theo thứ tự cha truyền con nối với nhiều chi tiết về gia đình, về quá trình cống hiến, cấp hàm được phong theo niên giám, phong cảnh, phong tục các địa phương các vị từng nhậm chức cùng nhiều văn bia, thơ văn, tường thuật các trận triều đình giao đánh dẹp các phong trào nổi loạn…là những nội dung có giá trị về văn học, về sử học.


Riêng đến đời Đặng Đô đốc, không có một trang nào nói về thân thế, sự nghiệp của bản thân tác giả. Sau ngày phát hiện các di bản ở Lương Xá (1973), GS Lê đã giới thiệu họ tên của Đặng Đô đốc là Đặng Tiến Đông(Ảnh: chú  ý 6  chữ  (Đông Lĩnh hầu  Đặng Tiến Giản) do chính Đặng Đô đốc chép trên trang  sách) (vốn chưa có tên trong sử sách chép về Tây Sơn từ trước cho đến 1973). Tuy nhiên đến năm 1999 qua khai thác “Đặng tộc phả” nhà sử học kiêm Hán nôm học Trần Văn Quý (Hà Nội) đã phát hiện chính tác giả để thông điệp cho hậu thế biết cách đọc chính xác tên của mình qua câu tự thuật tại trang cuối quyển 6 chép về Dận Quận công Đặng Đình Miên (Đặng Tiến Miên), thân sinh của Đặng Đô đốc, cũng là quyển cuối của bộ “Đặng tộc phả”, như sau:


 Phiên âm:“Mậu Ngọ niên, ngũ nguyệt sơ nhị, Quý Sửu thì, sinh đệ bát tử Đông hậu cải Giản, dĩ tự vựng vân: trùng âm tích vũ chi hậu, hốt kiến nhật sắc, cố tri danh yên”.


Dịch nghĩa: ”Năm Mậu Ngọ (tức năm 1738-TDT) tháng 5, ngày 2, giờ Quý Sửu, sinh con trai thứ 8 (của Dận quận công-TDT ) là Đông sau cải đổi thành Giản, ý theo tự vựng nói: sau thời tiết mây mù tích mưa, bổng xuất hiện ánh mặt trời, cho nên lấy đó đặt tên”.(1)


Tra từ điển hiện đại, tại cuốn “Từ Hải” (NXB Thượng Hải 1989-trang 1580) chữ “Giản” được định nghĩa ”trùng âm tích vũ hậu hốt kiến nhật sắc dã”, hoàn toàn trùng khớp với định nghĩa chữ”Giản”trong bộ phả biên soạn từ 200 năm về trước! Tên ông được viết bằng chữ Hán trên cả ba di bản là chữ (Giản) không nơi nào viết chữ (Đông).(chữ Giản khác với chữ Đông ở chỗ chữ Giản có kèm bộ “nhật” trong khi chữ Đông không có bộ “nhật”). Như vậy đã có cơ sở khoa học xác định tên ông phải đọc đúng theo di bản là “Giản”(Đặng Tiến Giản) không thể nào khác! Ngoài ra đáng chú ý  có một câu ghi trên trang đầu mỗi quyển trong bộ phả cho biết tên, họ chức tước của tác giả: ” Đô đốc (có quyển ghi là Đại Đô đốc) Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản thống lĩnh hai đạo quân Vũ Thắng, Thiên Hùng ở chi Giáp nhất kính cẩn biên tập” (không nói rõ chức tước này được thụ phong dưới triều đại nào). Với “Đặng tộc phả”, người đọc chỉ biết ông là một võ quan hàm Đô đốc tước Đông Lĩnh hầu, hậu duệ một dòng họ rất thành đạt thuộc đời Lê trung hưng. Tuy nhiên nhờ có bản “Sắc” và văn bia “Tông đức thế tự bi” mà hậu thế biết thêm về sự nghiệp Đô đốc Đặng Tiến Giản với tư cách là một đại tướng của Tây Sơn.      


                 

     b)- Bản Sắc được lập ngày 3 tháng 7 năm Đinh Vị/Mùi, niên hiệu Thái Đức thứ 10 (tức15/8/1787) cho biết: Đặng Tiến Giản - võ quan cao cấp thuộc nhà Lê-, giữa năm Đinh Vị/Mùi (1787) ông đã từ Bắc Hà lặn lội vào Quảng Nam xin yết kiến Nguyễn Huệ, được Huệ ca ngợi, đón tiếp trọng thị, gia phong “chức Đô đốc đồng tri tước Đông Lĩnh hầu vẫn sai giữ trấn Thanh Hoa “(vào thời điểm này Thanh Hoa còn thuộc lĩnh thổ nhà Lê). Nguyễn Huệ còn dự kiến: ”năm sau Tây Sơn tiến quân ra Bắc Hà bỏ người này (Đặng Tiến Giản) ai làm được?”. Câu trên cho thấy Nguyễn Huệ đang có kế hoạch tiến quân ra bắc và sẽ trọng dụng Đặng Tiến Giản. Văn bia ”Tông đức thế tự bi” là bằng chứng kế tiếp nói về ý đồ của Nguyễn Huệ đã sớm trở thành hiện thực. 

                               .
      c) Tấm bia đá dựng trước chùa Thủy Lâm ở Lương Xá có bài văn Tông đức thế tự bi do Phan Huy Ích biên soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc, khắc vào ngày 15 tháng 6 năm Cảnh Thịnh thứ 5 tức ngày 9/7/1797 ( 2 chữ Cảnh Thịnh bị đục bỏ). Với 2 di bản “Đặng tộc phả” và bản “Sắc” việc khai thác tương đối thống nhất trong giới nghiên cứu, không có mấy tranh cãi (ngoại trừ cách đọc tên Đông hay Giản) thì việc khai thác văn bia “Tông đức thế tự bi” lại không thế! Văn bia có trên 500 từ chữ Hán, nội dung chủ yếu ca ngợi công đức của Đặng Tiến Giản tri ân đối với các bậc tiền nhân Đặng tộc, song các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đoạn văn bia đề cập đến công trạng của Đặng Tiến Giản lập sau ngày về với Tây Sơn được phong tước Đông Lĩnh hầu. Đây là đoạn có ý nghĩa quyết định, là cứ liệu duy nhất cho đến nay để tìm hiểu về sự nghiệp của Đô đốc Đặng Tiến Giản nhưng cũng là đoạn khó dịch nhất vì người biên soạn sử dụng nhiều cụm từ ẩn dụ buộc người đọc phải giải mã. Chính vì vậy trong quá trình khai thác đoạn văn bia này, giới nghiên cứu đã có 2 cách giải thích khác nhau:



Giáo sư sử học Phan Huy Lê -người đầu tiên phát hiện và giới thiệu các di bản, di vật đời Tây Sơn ở Chương Mỹ, Hà Tây) -, sau khi giới thiệu đầy đủ ý nghĩa lịch sử của tấm bia, ông đã căn cứ vào một câu trong đoạn văn bia Năm Mậu Thân (1788), đầu đời Quang Trung (2 chữ Quang Trung bị đục-Tg), quân Bắc xâm chiếm nước Nam, ông (tức Đặng Tiến Đông-Tg) phụng chiếu cầm đạo quân tiên phong, tiến đánh làm cho quân Bắc tan vỡ, ông một mình một ngựa tiến lên trước, dẹp yên nơi cung cấm. Vũ Hoàng đế vào Thăng Long, tiến hành khen thưởng, ban riêng cho ông xã quê hương là Lương Xá làm thực ấp vĩnhviễn”(2). Từ câu  tự dịch như trên (không kèm nguyên tác hoặc phiên âm chữ Hán), GS Lê giải thích “quân bắc là quân Thanh”và đưa ra kết luận: văn bia “Tông đức thế tự bi” ghi lại trận do Đô đốc Long chỉ huy đánh thắng quân Thanh ở Đống Đa, tiến trước vào Thăng Long dịp Tết năm Kỷ Dậu (1789), sau chiến thắng Đô đốc Long đã được vua Quang Trung hậu thưởng, do đó nhân vật nói đến trong văn bia Đô đốc Đặng Tiến Đông ở Lương Xá chính là Đô đốc Long. Nhận định của GS Lê kèm theo gia phả, Sắc phong, tượng gỗ chuông đồng…đã nhanh chóng thuyết phục các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa chấp nhận.



 - Đến năm 1999, cũng trên cơ sở tiếp cận và khai thác các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá, một nhóm nhà sử học, Hán nôm học đã viết bài tranh luận đăng trên cuốn “Đối thoại sử học”(tạm gọi là nhóm “đối thoại sử học”)) lại cho rằng đoạn văn bia nói trên ghi lại trận quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long đầu năm Mậu Thân(1788) không phải trận đánh quân Thanh đầu năm Kỷ Dậu (1789), Đặng Tiến Đông phải đọc đúng là Đặng Tiến Giản và Đặng Tiến Giản là một tướng Tây Sơn khác không phải Đô đốc Long. Nhận định của GS Phan Huy Lê mới chỉ là một giả thuyết cần được xem xét lại (3). Lập luận của nhóm“đối thoại sử học” được nhiều nhà khoa học trong nước và  ngoài nước đồng tình nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm giải quyết. Điều này đã được cảnh báo trước. Năm 2001, sử gia Tạ Chí Đại Trường (nhà nghiên cứu về Tây Sơn quê ở Bình Định, hiện định cư ở Mỹ) cho rằng nhân vật “Đăng Tiến Đông” là không có thực trong lịch sử Tây Sơn nhưng “con cháu họ Đặng cứ yên tâm. Sai lầm đã gắn liền với một chế độ, một quyền lực thì không dễ gì xóa bỏ mà không làm mất mặt người đương quyền”(5 ). Cũng trong năm 2001, sử gia Bùi Thiết, nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, trong một bài phỏng vấn  đăng trên trang Web Thụy Khê đã tỏ thái độ đồng tình với các vấn đề “phản biện” đưa ra trên cuốn “Đối thoại sử học” trong đó có vấn đề “Đặng Tiến Đông” nhưng cũng đều cho rằng việc giải quyết không dễ dàng vì:”giới sử học Việt nam, do những điều kiện nào đó lãng tránh nó. Tại sao vậy? Bởi vì giới sử học VN hơi giống khuôn khổ các nhà trường, tức là có hệ thống thầy trò. Thế hệ thầy có những người có kết quả không còn đứng được nữa, nhưng những người đó vì có một thế lực nào đó nên những thế hệ sau ngại việc thay đổi, tức là ngại đụng chạm đến thầy hơn là bảo vệ những điều đúng đắn hơn trong nghiên cứu…”  Thực tiễn những năm sau đó diễn ra đúng như vậy!” Đối thoại sử học”đã rơi vào sự im lặng kéo dài. Mặt khác nhóm “đối thoại sử học”, vì tuổi tác, bệnh tật (riêng học giả Trần Văn Quý đã mất năm 2003) không tiếp tục cuộc tranh luận.



   Để một nghi vấn lich sử không bị chìm xuống, chúng tôi (nhóm thứ ba) tuy không phải là những nhà sử học có tên tuổi nhưng đều là chuyên viên cao cấp có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, đã nhận trách nhiệm tiếp nối làm sáng tỏ đúng sai về những vấn đề đang tranh cãi xung quanh các di bản ở Lương Xá. Theo chúng tôi, vấn đề có ý nghĩa quyết định để đạt mục đích là phải có trong tay các bản gốc (hoặc bản sao) nguyên tác chữ Hán của các di bản để có cơ sở khách quan đối chiếu hai cách khai thác khác nhau như trên. Viêc thu thập các bài báo của GS Phan Huy Lê và của nhóm “đối thoại sử học” không mấy khó khăn nhưng phải qua nhiều năm sưu tầm chúng tôi mới có trong tay nguyên bản chữ Hán, bản “Sắc” và văn bia “Tông đức thế tự bi”(riêng bộ “Đặng tộc phả” đã có bản dịch của Viện Hán nôm in thành sách “Đặng gia phả ký”năm 2000).


   Được sự hỗ trợ phần biên dịch của một số bạn thân là các nhà Hán nôm học ở Hà Nội, Huế, Ninh Thuận, chúng tôi đã tìm ra toàn văn đoạn văn bia có câu GS Phan Huy Lê đã dịch và khai thác như sau:             


                      

    Phiên âm:”Kim triều đại tướng thống Vũ Thắng đạo Thiên Hùng đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản hệ xuất lệnh tộc giáp nhất chi,Yên quận công chi tôn, Dận quận công chi tử (mất một chữ) thì, hoàng triều Thái tổ Vũ hoàng đế nghĩa thanh chấn bạc quy trú Quảng Nam, công nhất kiến quân môn, mật mông tri ngộ, sủng ban ấn kiếm, ủy thống nhung huy, ngưỡng lại thiên uy, nhất cử đãng định. Mậu Thân (2 chữ tiếp theo bị đục) sơ, bắc binh nam mục, phụng chiếu tiên phong đạo tiến chiến nhi bắc binh hội công đương kỵ đương tiên, túc thanh cung cấm. Võ Hoàng đế giá lâm Thăng Long sách huân ban hành thưởng đặc tứ bản quán Lương Xá vĩnh vi thực ấp”. (Câu in chữ đậm là câu GS Lê đã khai thác và dịch-TDT).


   Đối chiếu nguyên tác chữ Hán với lời dịch của GS Lê, chúng tôi thấy có mấy điểm đáng chú ý: về niên đại trận đánh văn bia chỉ có 2 chữ Mậu Thân (1788), không có 2 chữ Kỷ Dậu(1789). Hai chữ “Quang Trung” GS Lê lắp vào 2 chữ bị đục chỉ là sự phỏng đoán, hơn nữa Mậu Thân Quang Trung sơ mà dịch Mậu Thân đầu đời Quang Trung cũng thiếu chuẩn xác. Bắc binh nam mục GS Lê dịch là quân bắc xâm chiếm nước nam cũng không chuẩn, ”mục“ chữ Hán không có nơi nào định nghĩa là “xâm lăng, xâm lược”! Nói “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” chỉ là sự suy diễn, hoàn toàn không có trong di bản. Được một số nhà nghiên cứu Hán nôm giúp đở, chúng tôi đã dịch đoạn văn bia trên như sau:   

                                          

     Dịch nghĩa: ”Vị đại tướng triều ta là đô đốc Đông Lĩnh Hầu Đặng Tiến Giản thống lĩnh về Thiên Hùng trong đạo Vũ Thắng, xuất thân từ chi thứ nhất một họ lớn, cháu cụ Yên quận công, con cụ Dận quận công (mất một chữ). Bấy giờ tiếng tăm nghĩa khí của Thái tổ Vũ Hoàng đế lừng lẫy khắp nơi, ngài đang đóng quân ỏ Quảng Nam, ông một lần vào ra mắt trước cửa quân, nhờ ơn tri ngộ, yêu ban ấn kiếm, giao cho cầm quân. Ngữa nhờ oai trời, một lần cất quân là quét sạch giặc giả. Mậu Thân, năm đầu niên hiệu Quang Trung (2 chữ Quang Trung bị đục) quân bắc nhòm ngó phương nam, ông vâng chiếu lãnh đạo tiên phong tiến đánh quân bắc tan rã, ông một mình một ngựa đi trước vào dẹp yên cung cấm. Vũ Hoàng đế đến Thăng Long xét công phong thưởng, đặc biệt ban cho ông làng quê Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn…”(câu in đậm để đối chiếu với câu dịch của GS Lê với 2 cụm từ có gạch dưới là 2 điểm khác biệt). Tuy nhiên chỉ với lời dịch như trên cũng chưa đủ làm sáng tỏ văn bia nói đến trận đánh nào,vị tướng Tây Sơn tham dự trận đánh này là ai? Do đó cần có sự “giải mã” tiếp theo.



       Trước hết đoạn văn bia nêu trên cho thấy mối liên quan giữa ba di bản (Đặng Tiến Giản có tước Đông Lĩnh hầu được chép trong “Đặng tộc phả”là từ bản “Sắc” năm 1787; chi tiết xuất thân của Đặng Tiến Giản như trong văn bia cũng chính là lai lịch của Đặng Tiến Giản đã chép trong”Đặng tộc phả”) đồng thời cũng cho thấy việc diễn biến nối tiếp giữa việc Nguyễn Hụệ phong tước Đông Lĩnh hầu và sau đó đã giao ấn kiếm cho Đặng Tiến Giản cầm quân đánh giặc chỉ cách nhau thời gian ngắn trong năm Đinh Vị/Mùi (1787). Văn bia không nói rõ Đặng Tiến Giản là đại tướng thuộc triều đại nào,(chỉ những ai đã đọc bản “Săc”mới rõ tước Đông Lĩnh hầu là do Nguyễn Huệ phong cho Đặng Đô đốc), đối tượng tác chiến cụ thể là lực lượng quân sự của nước nào? Đây chắc chắn không phải là “sơ suất” của 2 ông Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm vốn là những danh sĩ nổi tiếng hay chữ, học rộng vào loại nhất xã hội đương thời.



   Để lột tả những điều các tác giả biên soạn văn bia gửi cho hậu thế, đương nhiên phải biết đọc chữ Hán nhưng chưa đủ, còn phải có kiến thức sử học nhất là sử Tây Sơn. Hai ông Phan, Ngô lập bia để tưởng nhớ Đặng Tiến Giản, người bạn đồng hương, đồng triều, đồng chí hướng mà 2 ông rất kính mến vào năm 1797, vào thời điểm vua Quang Trung băng hà đã 5 năm, nội tình triều Tây Sơn đang xuống dốc, vua Cảnh Thịnh hèn yếu, gian thần lộng quyền, nhiều công thần thời vua Quang Trung đã bị vu oan, bị sát hại, trong lúc thế lực Nguyễn Ánh không ngừng lớn mạnh. Là những danh sĩ nổi tiếng, hai ông Phan, Ngô đã lường thấy trước số phận không mấy sáng sủa của nhà Tây Sơn. Trong bối cảnh đó, để tấm bia tưởng niệm người bạn lớn có thể tồn tại trước mọi biến cố của thời cuộc, 2 ông phải tìm cách ngụy trang tung tích của nhân vật. Bia ca ngợi chiến công của một vị đại tướng Tây Sơn nhưng thoạt đọc không mấy người nhận ra! Toàn văn bia không có 2 chữ “Tây Sơn”, không có các tên:“Nguyễn Huệ”, “Quang Trung”! Chính vì thế buộc người đọc phải động não để tìm ra thông điệp trung thực ẩn chứa trong văn bia. Ý đồ của tác giả biên soạn văn bia đã thành công giúp cho tấm bia tồn tại qua những năm tháng nhà Nguyễn tận diệt các di vật, di sản có liên quan đến “ngụy Tây Sơn” nhưng cũng đã gây không ít khó khăn cho giới nghiên cứu sau này. Tuy nhiên sự “ngụy trang” đó dù tinh vi cũng có những dấu hiệu giúp giới nghiên cứu tìm ra sự thật ẩn bên trong.



   Văn bia ca ngợi “Thái tổ Vũ (Võ) Hoàng đế” là ai? Được biết Thái tổ Vũ Hoàng đế là “miếu hiệu” của vua Quang Trung sau ngày nhà vua băng hà. Như vậy Vũ Hoàng đế, vua Quang TrungNguyễn Huệ chỉ là một người với ba danh xưng khác nhau. Văn bia được soạn và khắc năm 1797 tức sau 5 năm vua Quang Trung qua đời. Nguyễn Huệ, lúc trú quân ở Quảng Nam vào năm 1787 còn là Bắc Bình vương chưa phải là Hoàng đế, vì vậy không thể dùng danh hiệu “Quang Trung” để nói về Nguyễn Huệ vào thời điểm này. Hai ông Phan, Ngô dùng “miếu hiệu” của vua Quang Trung để nói về Nguyễn Huệ (cách gọi tiên đế) là rất chính xác đồng thời tránh được lộ liễu: không nêu tên Nguyễn Huệ mà người đời sau vẫn biết tác giả nói về Nguyễn Huệ. Hai nhóm trước cũng đã phát hiện đúng Võ Hoàng đế là Nguyễn Huệ. Điều khó nắm bắt hơn là các cụm từ “bắc binh nam mục”, ”bắc binh hội”. Vào thời điểm lập bia (1797) có 2 cách hiểu về “bắc binh”. Người nước Việt thường gọi quân các triều đại phong kiến Trung Quốc ở phương bắc là “bắc binh”(lúc này là quân nhà Thanh). Song ở thời Tây Sơn trong hoàn cảnh đất nước chia đôi, phía nam là Nam bang (Đàng Trong) do Tây Sơn quản lý, phía bắc là Bắc Hà (Đàng Ngoài) do nhà Lê quản lý. Trong bối cảnh đó, quân Tây Sơn gọi quân bắc triều (Bắc Hà) là “bắc binh”. Vậy “bắc binh, bắc binh hội” trong văn bia, hai ông Phan, Ngô dùng để chỉ quân “Tàu”(quân nhà Thanh) hay để chỉ quân Bắc Hà của nhà Lê? Chìa khóa để giải mã bí ẩn này là ở hai chữ Mậu Thân là năm xảy ra trận đánh của quân Tây Sơn. Sau 2 chữ Mậu Thân có 2 chữ bị đục bỏ. Chỉ cần nắm bắt 2 chữ Mậu Thân không cần biết 2 chữ bị đục cũng nhận thức được niên đại trận đánh trong văn bia là năm Mậu Thân (1788).



Song cũng có thể từ 2 chữ Mậu Thân mà xác định 2 chữ bị đục là “Quang Trung” vì lẽ:



- Thứ nhất: thông thường khi chép sử dưới các triều đại phong kiến viết năm theo âm lịch cần kèm theo niên hiệu của đời vua để tránh nhầm lẫn.(ví dụ: năm Đinh Vị/Mùi Thái Đức 10 tức năm 1787). Năm Mậu Thân(1788) là năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đặt niên hiệu Quang Trung năm đầu. Vì vậy “Mậu Thân Quang Trung sơ” dịch đúng là: ”Mậu Thân năm đầu niên hiệu Quang Trung”.



- Thứ hai: chỉ có những từ có khả năng làm lộ tung tích nhân vật thuộc đời Tây Sơn như “Quang Trung” hay “Cảnh Thịnh” (cũng là niên hiệu ở đoạn lạc khoản của văn bia) mới phải đục bỏ. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đặt niên hiệu Quang Trung vào ngày 22 tháng 11 Mậu Thân nhưng “niên hiệu Quang Trung năm đầu” được áp dụng cho cả năm Mậu Thân thay thế cho niên hiệu Thái Đức 11 hoặc Chiêu Thống 2.



   Trước đây GS Lê dịch “Mậu Thân, đầu đời Quang Trung”có dụng ý nói đến trận đánh năm Kỷ Dậu thuộc về “đầu đời Quang Trung”! Song hai chữ “Quang Trung” trong văn bia chỉ “niên hiệu” của năm Mậu Thân, không có liên quan gì đến trận đánh năm Kỷ Dậu (1789)! Giải thích “bắc binh” (bắc binh nam muc) trong văn bia không phải là quân Thanh mà là quân nhà Lê (Bắc Hà) đã được nhóm ‘Đối thoại sử học” phát hiện từ năm 1999. Còn “nam mục” GS Lê dịch là “xâm lăng” cũng đã từng được ông Đổ Văn Ninh chê là dịch không chuẩn nhưng chưa ai đưa ra cách dịch có sức thuyết phục về 2 chữ “nam mục” và đây cũng là 2 chữ bí ẩn cuối cùng của đoạn văn bia cần được giải mã. Người đầu tiên đưa ra cách dịch ”nam mục” là ”nhòm ngó phương nam”là anh N. ngườì chủ biên của nhóm.thứ ba. Không phải là nhà nghiên cứu Hán nôm nhưng anh N. cũng có một lưng vốn chữ Hán qua bốn năm học chữ Hán với linh mục Thích (cha Thích) ở bậc trung học trường Khải Định (nay là trường Quốc học Huế). Qua thời gian trăn trở, một hôm anh N.chợt đọc trên báo một cái “tit”: ”Nga-Trung nhìn về một hướng”, anh chợt thức tỉnh: ”mục” là mắt, là nhìn, có cái nhìn lương thiện, cũng có cái nhìn bất lương (nhìn đểu), có cái nhìn bình thường của một cá nhân, cũng có cái nhìn mang ý nghĩa chiến lược của một quốc gia; nhìn cũng là “nhòm ngó”, một tên trộm nhòm ngó gia sản của ai đó cũng có thể gây xung đột, một đội quân “nhòm ngó” lĩnh thổ quốc gia láng giềng là một âm mưu khiêu khích khơi mào cho một cuộc chiến tranh giữa 2 quốc gia. Anh N. dịch “bắc binh nam mục” là “quân bắc triều nhòm ngó phương nam”và khẳng định “bắc binh nam mục” cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc Nguyễn Huệ điều binh đánh ra Thăng Long lần thứ 2 tức trận năm Mậu Thân (1788).



   Sử sách chép về Tây Sơn đã nói đến và phân biệt rất rõ ba trận đánh của Tây Sơn ra Bắc tiến phạm Thăng Long. Đó là các trận: năm Bính Ngọ (1786), năm Mậu Thân (1788) và năm Kỷ Dậu (1789), mỗi trận gắn với một sự kiện lịch sử khác nhau. Về sự kiện lịch sử gắn với năm Mậu Thân (1788), Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 9) và Khâm định Việt sử cương mục tường thuật tóm tắt như sau: “Nguyễn Hữu Chỉnh -vốn là một tướng Tây Sơn bị Nguyễn Huệ bỏ lại ở Nghệ An khi rút đại quân về nam vào giữa năm Bính Ngọ (1786). Cuối năm Bính Ngọ, Chỉnh có công đưa quân ở Nghệ An ra bắc dẹp tàn dư quân Trịnh do Án Đô Vương (Yến Đô vương) Trịnh Bồng chỉ huy đã tái lập phủ chúa uy hiếp vua Lê. Chỉnh được vua Lê tin dùng giao cho nắm binh quyền ở Thăng Long. Đầu năm Đinh Vị/Mùi (1787) vốn sẵn bất mãn với Nguyễn Huệ, giờ đây gây dựng được thế lực, Chỉnh âm mưu chống lại Nguyễn Huệ. Chỉnh xúi dục vua Lê gửi quốc thư cho Nguyễn Huệ đòi lại đất Nghệ An. Huệ rất tức giận. Mùa đông năm Đinh Vị/Mùi (1787) Huệ sai Võ Văn Nhậm thống lĩnh quân thủy bộ Tây Sơn đánh ra Bắc để trừng phạt Chỉnh. Cuối năm Đinh Vị/Mùi (1787), quân Tây Sơn chiếm Thăng Long, Chỉnh cùng Lê Chiêu Thống chạy về Hải Dương. Tháng giêng Mậu Thân, quân Tây Sơn truy kích bắt được Chỉnh giải về Thăng Long, bị Nhậm giết chết. Lê Chiêu Thống chạy thoát, cử người sang cầu viện vua nhà Thanh. Sau chiến thắng, Vũ Văn Nhậm nắm binh quyền ở Thăng Long nảy sinh tự kiêu, lộng quyền. Được tin báo, mùa hạ năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ ở Phú Xuân bất ngờ ra Thăng Long bắt giết Nhậm, bố trí lại phòng thủ Bắc Hà, khen thưởng tướng sĩ, thu nhận và trọng dụng nhiều sĩ phu Bắc Hà về với Tây Sơn trong đó có Phan Huy Ích, Ngô thì Nhậm”.



   Thực tiễn lịch sử như trên, giúp giải mã ý nghĩa các cụm từ ẩn dụ mà hai ông Phan, Ngô đã sử dụng trong văn bia: “bắc binh nam mục” là “quân bắc triều (nhà Lê) nhòm ngó về phương nam” (lăm le đòi lại đất Nghệ An). Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Nguyễn Huệ nổi giận cử quân Tây Sơn đánh ra Bắc Hà vào cuối đông năm Đinh Vị/Mùi để trừng phạt bè lũ phản nghịch Lê Chiêu Thông-Nguyễn Hữu Chỉnh (bắc binh hội). Trong trận này Đông Lĩnh Hầu Đặng Tiến Giản được Huệ giao ấn kiếm lãnh đạo tiên phong. Đầu năm Mậu Thân Giản đã đánh tan quân Bắc Hà, tiến trước vào Thăng Long (dẹp yên nơi cung cấm, có ý nghĩa là dẹp nội phản). “Vũ Hoàng đế giá lâm Thăng Long…” mô tả trường hợp Nguyễn Huệ ra Thăng Long bắt giết Nhậm, khen thưởng tướng sĩ trong đó Đặng Tiến Giản được ban thưởng làng quê Lương Xá làm thực ấp.(“Tây Sơn thuật lược” nói rõ chi tiết trong trận năm Mậu Thân: “Huệ khiến Tiết chế Nhậm đốc xuất bộ quân, Thái úy Điều đốc xuất thủy quân, Đô đốc Đặng Giản làm tiên phong…(Giản là người Lương Xá hậu duệ của Đặng Nghĩa Huấn”). Giải mã đoạn văn bia như trên là căn cứ khoa học để bác bỏ giả thuyết “Đô đốc Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”.



        Vậy Đặng Đô đốc ở Lương Xá là ai? Việc giải mã văn bia Tông đức thế tự bi cùng bản “Sắc”và bộ “Đặng tộc phả” đã phác lộ chân dung khá đầy đủ một đại tướng Tây Sơn từ hơn 200 năm qua vẫn nằm ẩn trong các di bản ở Lương Xá. Đó là Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản quê ở Lương Xá (nay là thôn Lương Xá, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) sinh năm Vĩnh Hựu thứ tư (18/6/1738) hậu duệ đời thứ 5 của Nghĩa Quốc Công Đặng Huấn, cháu của Yên Quận công Đặng Tiến Thự, con của Dận Quận công Đặng Đình Miên (Đặng Tiến Miên).

 


       Đặng Tiến Giản từng là võ quan cao cấp của nhà Lê và là  sĩ phu có tiếng tăm ở Bắc Hà. Mùa thu năm Đinh Vị/Mùi (1787), vì ngưỡng mộ anh hùng Nguyễn Huệ, khí thế chính nghĩa của Tây Sơn, cùng với việc chán ghét sự hèn yếu của Lê Chiêu Thống, sự lộng quyền của Nguyễn Hữu Chỉnh, ông đã bỏ vào Quảng nam đầu quân dưới trướng Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, ông được Huệ đón tiếp trọng thị, gia phong chức Đô đốc đồng tri tước Đông Lĩnh hầu. Với thiên tài dùng người, sẵn có ý đồ tiến quân ra bắc để trừng trị Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ đã nhận thấy Đặng Tiến Giản sẽ có vị trí không ai thay thế trong việc thu phục các sĩ phu Bắc Hà. Mùa đông năm Đinh Vị/Mùi (1787) ông được Huệ tin yêu giao ấn kiếm lãnh đạo tiên phong trong đội quân Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm làm Tiết chế đánh ra Thăng Long để trừng trị bè lũ phản nghịch Lê Chiêu Thống-Nguyễn Hữu Chỉnh. Đầu năm Mậu Thân (1788), Đô đốc Giản xông xáo đánh bại quân nhà Lê do Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy, tiến trước vào kinh thành Thăng Long, vua Lê cùng Nguyễn Hữu Chỉnh chạy về Hải Dương. Quân Tây Sơn truy kích giết tại trận Hữu Du (con Hữu Chỉnh), bắt sống Nguyến Hữu Chỉnh giải về Thăng Long, Nhậm hạ lệnh giết chết. Sau chiến thắng, Đặng Tiến Giản được giao trị nhậm trấn Thanh Hoa (như đã ghi trước trong bản Sắc) được Nguyễn Huệ ban thưởng làng quê Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn. Sau trận này nhiều sĩ phu Bắc Hà theo gương Đặng Tiến Giản về đầu quân Tây Sơn trong đó có các danh sĩ nổi tiếng: Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm cũng là những người bạn cố tri của Đặng Tiến Giản.



         Theo “Tây Sơn thuật lược”, năm Canh Tuất (1790), niên hiệu Quang Trung năm thứ 3, vua Quang Trung sai con thứ là Nguyễn Quang Bàn về làm trấn thủ Thanh Hoa. Đặng Tiến Giản về Thăng Long được phong “Đại Đô đốc coi giữ Đại Thiên Hùng binh”. Trong những năm sau này, ngoài công việc triều chính, ông dành thời gian để biên soạn bộ “Đặng gia phả hệ toản chính thực lục”thể hiện tấm lòng hiếu thảo, sùng kính, tri ân tổ tiên. (Bộ phả này không ghi năm tháng biên soạn nhưng căn cứ vào chức tước Đặng Tiến Giản chép trên đầu mỗi quyển phả là “Đô đốc Đông Lĩnh hầu thống lĩnh Thiên Hùng” là chức tác giả được phong năm Quang Trung 3 (1790) thì việc tiến hành biên soạn bộ phả phải sau năm 1790). Vốn là người hâm mộ đạo Phật, năm 1794 ông đúc chuông đồng cung tiến chùa Trăm Gian, hiện chùa còn lưu giữ bức tượng truyền thần bằng gỗ của ông (dân gian gọi là tượng quan Đô). Đặng Tiến Giản mất ngày 15 tháng 4 dưới triều vua Cảnh Thịnh (chưa xác định năm mất). Mộ táng tại xứ Đồng Trê, nay thuộc thôn Đầm Dền, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội). 


                              .
       Như vậy Đặng Tiến Giản, một đại tướng của Tây Sơn, văn võ toàn tài, hội đủ các đức tính Trung, Nghĩa, Trí, Dũng, Nhân, một trung thần của nhà Lê, khi về với Tây Sơn cũng rất được vua Quang Trung tin dùng, đồng nghiệp kính mến. Có thể ông về với Tây Sơn muộn và thời gian phục vụ cũng chưa dài (chưa quá 10 năm) nên sử sách chép về Tây Sơn các đời trước không thấy nói đến tên ông (trừ cuốn “Tây Sơn thuật lược”) nhưng với sự phát hiện các di bản, di vật đời Tây Sơn ở Lương Xá, chùa Trăm Gian đã cho thấy: hiếm có một đại tướng Tây Sơn nào còn được lưu giữ sắc phong, gia phả, bia đá, tượng gỗ, chuông đồng cùng phần mộ cho đến ngày nay sau những năm nhà Nguyễn chủ trương truy sát tàn dư, tận diệt mọi di vật, di sản có liên quan đến “ngụy Tây Sơn”. Thân thế, sự nghiệp của ông rất rõ ràng, minh bạch với những bằng chứng lịch sử không thể bàn cãi nhưng nó trở nên phức tạp kể từ năm 1973 (TK XX) khi giáo sư Phan Huy Lê quàng cho Đặng Tiến Giản cái tên “Đặng Tiến Đông”với lời quảng bá có cánh: đây chính là Đô đốc Long, một đại tướng lừng danh của Tây Sơn đang khuyết lai lịch (?).


 

II- Giải mã văn bia Tông đức thế tự bi, giúp sáng tỏ một số nghi vấn đang tồn tại xung quanh Đặng Tiến Giản và một số nhân vật lịch sử cùng thời.



      Việc giải mã văn bia Tông đức thế tự bi cùng với việc khai thác các di bản có liên quan là bộ Đặng tộc phả và bản Sắc không chỉ làm sáng tỏ sự ngộ nhận trước đây về cách đọc họ tên nhân vật trong các di bản (giữa Đặng Tiến Đông và Đặng Tiến Giản), về sự khác nhau giữa 2 hai trận đánh cùng 2 Đô đốc chỉ huy quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long: Đô đốc Đặng Tiến Giản (trận năm Mậu Thân-1788) và Đô đốc Long (trận năm Kỷ Dậu-1789) mà còn giúp sáng tỏ một số sự kiện lịch sử khác.


       -Về năm mất của Đặng Tiến Giản: trên các trang sử giới thiệu về tiểu sử “Đặng Tiến Đông” tức Đặng Tiến Giản đều xác định năm sinh của nhân vật là năm 1738. Riêng năm mất của nhân vật còn có nhiều ý kiến khác nhau. Từ điển “Nhân vật lịch sử của Việt nam” của Nguyễn Quang Thắng-Nguyễn Bá Thế (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh tái bản năm 2006) ghi ”Đặng Tiến Đông mất năm 1787”, có nơi ghi ”năm 1803”, có nơi ghi ”mất vào cuối triều Tây Sơn”…Văn bia “Tông đức thế tự bi” tuy không ghi rõ ngày mất của Đặng Tiến Giản song đây là văn bia do 2 ông Phan Huy Ích, Ngô thì Nhậm soạn để tưởng nhớ Đặng Tiến Giản thì năm 1797 -năm lập bia, chính là cột mốc xác định tuổi thọ tối đa của Đặng Tiến Giản. Những nơi ghi ông mất năm 1787 hoặc 1803 đều không có căn cứ cần loại bỏ. Xác định ông mất vào cuối triều Tây Sơn là có căn cứ song đã có cơ sở xác định cụ thể hơn là ông mất trong khoảng giữa năm 1794 (năm đúc chuông tặng chùa Trăm Gian) và năm 1797 (năm lập bia) dưới triều vua Cảnh Thịnh.

 

Gác chuông chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm tự) thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương,
huyện Chương Mỹ,
 Hà Nội

 

       - Về năm mất của Nguyễn Hữu Chỉnh:  Trên các trang sử giới thiệu tiểu sử Nguyễn Hữu Chỉnh (Wikipedia,Vinhanonline…) đều ghi năm mất của Chỉnh là 1787 (căn cứ vào năm quân Tây Sơn đánh ra ra Bắc Hà để hỏi tội phản thần Nguyễn Hữu Chỉnh). Văn bia Tông đức thế tự bi cho thấy xác định năm mất của Nguyễn Hữu Chỉnh vào năm 1787 là không chính xác! Các sách Hoàng Lê nhất thống chí, Khâm định Việt sử cương mục đều chép quân Tây Sơn dưới sự thống lĩnh của Vũ Văn Nhậm bắt đầu tiến quân ra Bắc Hà vào tháng Một năm Đinh Vị/Mùi (mùa đông năm 1787). Song việc đánh ra Bắc Hà  không phải là một cuộc hành quân dễ dàng nhanh chóng! Bắc triều còn đầy đủ binh hùng tướng mạnh để chống lại cuộc bắc tiến của quân Tây Sơn trên từng đoạn đường dẫn đến kinh thành. Riêng phòng tuyến sông Thanh Quyết (Gia Viễn) cha con Nguyễn Hữu Chỉnh huy động đến 3 vạn quân có trọng pháo, thủy quân để ngăn chặn quân của Vũ Văn Nhậm. Nguyễn Hữu Chỉnh cùng vua Lê buộc phải rút chạy khỏi Thăng Long sau khi phòng tuyến này bị quân Tây Sơn đánh tan vỡ..Các sách sử không ghi  chính xác ngày tháng quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long: Hoàng Lê nhất thống chí, Khâm định Việt sử cương mục ghi cuối đông năm Đinh Vị, Tây Sơn thuật lược, Quang Trung anh hùng dân tộc (Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm) ghi đầu năm Mậu Thân. Văn bia “Tông đức thế tự bi” chép “đầu năm Mậu Thân Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản đánh tan quân bắc triều tiến trước vào Thăng Long” là thông điệp đáng tin cậy về thời gian quân Tây Sơn tiến phạm Thăng Long. Hơn nữa, khi quân Tây Sơn vào chiếm Thăng Long Nguyễn Hữu Chỉnh cũng chưa chết! Chỉnh cùng vua Lê đã chạy lên Hải Dương tổ chức phòng thủ. Võ Văn Nhậm phải sai bộ tướng Nguyễn Văn Hòa truy kích và Hòa đã giết tại trận Nguyễn Hữu Du (con Chỉnh), sau đó bắt sống Chỉnh tại Mục Sơn (tên xã, thuộc huyện Yên Thế nay là thôn Mục Sơn, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên, Bắc Giang). Giải Chỉnh về Thăng Long, Vũ Văn Nhậm hỏi tội và giết chết. Lúc này là tháng giêng năm Mậu Thân (1788).


         - Đô đốc Long quê ở đâu? Việc xác định lai lịch Đô đốc Đặng Tiến Giản không có nghĩa là người viết phủ nhận sự tồn tại của Đô đốc Long. Cũng đã có người nói Trúc Diệp Thanh (đăng trên Giao điểm online tháng 4/2010) chỉ căn cứ vào văn bia Tông đức thế tự bi để phủ nhận vai trò của Đô đốc Long là thiếu sức thuyết phục!(Duy Phương-Wikipedia). Đây là sự ngộ nhận của người đọc. Bài viết của TDT không nhằm phủ nhận thân thế sự nghiệp của Đô đốc Long mà chỉ nhằm đính chính giả thuyết: ”Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”. Đúng ra bài viết của TDT nhằm 2 mục đích:


1- Trả lại sự thật cho Đô đốc Long. Đúng như sử gia Tạ Chí Đại Trường từng nêu: giả thuyết “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” là “chôn Đô đốc Long lần thứ hai”.(5) Sự thật là từ sau thập kỷ 70 (TK XX) đến nay, với sự xuất hiện tên“Đặng Tiến Đông”, tên “Đô Đốc Long” hầu như không còn được nhắc đến!


2- Trả lại cho lịch sử đất nước, lịch sử Thủ đô Thăng Long, lịch sử Đặng tộc ở Lương Xá một đại tướng Tây Sơn văn võ toàn tài, có đức hạnh xứng đáng dược tôn vinh là Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản.  

   

         Bài viết này chỉ cung cấp bằng chứng bác bỏ giả thuyết nói về Đô đốc Long là người quê ở Lương Xá. Hiện nay Đô đốc Long quê ở đâu còn nhiều nghi vấn khác:


        -Sách Tây Sơn lương tướng ngoại truyện”của Nguyễn Trọng Trì xác minh Đô đốc Long là Đặng Văn Long  tự Tử Vân quê huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.


         -Sách “Quảng nam đất nước và nhân vật” của Nguyễn Quang Thắng xác minh: Đô đốc Long chính là Lê Văn Long con trai Thủ Tài hầu Lê Văn Thủ, người làng Phú Xuân Trung, huyện Lê Dương, châu Thăng Hoa (nay thuộc thị xã Tam Kỳ, Quảng nam)


          -Tạp chí Cẩm Thành số1 (Sở VHTT tỉnh Quảng Ngãi-1994), cùng một số nhà nho cao tuổi ở Quảng Ngãi phát hiện: Đô đốc Long là Nguyễn Tăng Long  quê làng Đông Thành  nay thuộc xã Tịnh Thọ huyên, Sơn Tịnh , tỉnh Quảng Ngãi.


          Phạm vi bài viết này không có tham vọng bàn luận về quê Đô đốc Long ở đâu với các nghi vấn như trên, nhưng qua nghiên cứu thấy nổi lên 2 điểm khác thường của Đô đốc Long là “Đặng Tiến Đông” so với ba nhân vật còn lại:


         - một là: quê quán ba nhân vật Đặng Văn Long (Bình Định), Nguyễn Tăng Long (Quảng Ngãi), Lê Văn Long (Quảng Nam) phản ảnh Đô đốc Long có quê quán ở các tỉnh miền trung nơi xuất phát phong trào Tây Sơn và căn cứ địa của quân Tây Sơn cũng là quê quán của hầu hết các danh tướng cận kề với Nguyễn Huệ: nữ tướng Bùi Thị Xuân (quê Bình Định), Đặng Văn Bảo-đô đốc Bảo (quê Bình Định), Thái phó Trần Quang Diệu (quê Bình Định), Nguyễn Văn Tuyết-Đô đốc Tuyết (quê Bình Định) v.v…Riêng Đô đốc Long với cái tên Đặng Tiến Đông là quê ở Lương Xá (Chương Mỹ, Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội) ?


         - hai là: ba nhân vật nghi vấn là Đô đốc Long: Đặng Văn Long, Lê Văn Long, Nguyễn Tăng Long chỉ khác nhau về dòng họ, quê quán nhưng hầu như đều có chung đặc điểm chứng tỏ Đô đốc Long là người tham gia phong trào Tây Sơn sớm, từng lập nhiều công trạng trước khi tham dự trận đại phá quân Thanh ở Đống Đa dịp Tết Kỷ Dậu(1789). Riêng Đô đốc Long là Đặng Tiến Đông ở Lương Xá lại có đặc điểm khác: vốn là võ quan nhà Lê, tham gia Tây Sơn từ năm1787 (giai đoạn cuối triều Tây Sơn) chỉ tham dự một trận đánh duy nhất (?).



Chú thích

(1)-“Phải gọi là Đô đốc Đặng Tiến Giản”, Trần Văn Quý (Đối thoại sử học-trang 359-365).

(2)- -Đặng Tiến Đông -một tướng Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa, Phan Huy Lê (Tạp chí Nghiên cúu lịch sử số 1054 (01-1974).                

(3)-“Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Đặng Tiến Giản?” Đỗ Văn Ninh-(Đối thoại sử học, tr.353…) -“Xin trả lại công đánh trận Đống Đa cho Đô đốc Long”, Lê Trọng Khánh- (Đối thoại sử học, trang 366…).

 (4) -“Thông tin tư liệu” đăng trên Tạp chí “Huế Xưa và Nay” (Hội Khoa học Lịch sử TT-H số 90-tháng 12/2008)                                                                                                

(5)-“Đối thoại sử học-Tây Sơn, lại nhìn từ bên trong”-Tạ Chí Đại Trường.

 

*  *  *

 

Sách tham khảo:                               

-“Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thứ 9), (Nxb Văn học-2010).      

-“Khâm định Việt sử Cương mục”.

-“Tây Sơn thuật lược”xuất bản dưới triều Nguyễn, có đăng trong Tạp chí Nam Phong. Bài viết này sử dụng bản dịch của Tạ Quang Phát đăng trên Tạp chí Sử Địa Sài Gòn số Xuân Mậu Thân (1968).

-“Quang Trung-anh hùng dân tộc” của Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (Nxb Văn hóa-Thông tin tái bản 1998).

-“Tư liệu điền dã vùng Huế về thời kỳ Tây Sơn” (Nxb Thuận Hóa 1998).

-“Đặng gia phả ký”sách dịch của Viện Hán nôm (2000). 

-“Đối thoại sử học” (Nxb Thanh   Niên 2000).

 


 

PHỤ LỤC- Các đoạn bằng chữ Hán (có phiên âm, dịch nghĩa trong bài).

1-Câu tự thuật của Đặng Tiến Giản
ở trang cuối quyển 6 bộ Đặng gia phả hệ toản chính thực lục

Nguyên văn:   "戊午五月初二,癸丑時,生弟八子“東”,後改“”,以字彙云   重阴积雨之后忽見日色,故知名焉.

2-Đoạn nói về chiến công của Đặng Tiến Giản, trích văn bia “Tông đức thế tự bi”.
Nguyên văn:

:今朝大將統武勝道天雄都督東嶺侯鄧進系出令族甲支燕郡公之孫胤郡公之子 (…) 時皇朝太祖武皇帝義聲震礡歸駐廣南公一見軍門密蒙知遇寵頒印劍委統戎麾仰賴天威一舉盪定戊申初北兵南牧公奉詔先鋒道進戰而北兵潰公單騎當先掃清宮禁武皇驾臨昇龍策勳行赏特頒本貫良舍社永為食邑

3-Sắcphong:

Nguyên văn:

Phiên âm:




仍 清
.-泰德十年七月初三日


Sắc: Thường Tín phủ, Phú Xuyên huyện, Thạnh Phúc xã Đặng Tiến Giản.Trượng phu khí khái, Nam tử hung khâm. Sĩ hoạn tao phùng, dịch kiến vương thần chi vĩ tích; Thủy chung ngộ báo, bất vong quốc sĩ chi thù tri. Kinh đông khẳng nhiễu vu hàn tùng,Hành đạo chính vi vu tú mạch.Tần sư vô viện, vị khôi phục Sở chi âm; Hán kiệt hữu mưu, nan tắc vi Hàn chi trách. Cẩu y thê chi vô đạo, Sĩ cộng đái chi hữu thiên. Bốc nhất lộ chi khả nan, đại bang vu khống; Cự bán hà chi dĩ bắc, nghĩa sĩ hội vô.Tương dụng xử ư niên lai , xả tư nhân kì thục khả. Khả gia đô đốc đồng tri chức, Đông Lĩnh hầu, nhưng sai Thanh Hoa trấn thủ. Ư tư: Quy Hạ thần vu Thang ngự, ninh câm đái cựu chi tố y; Tương Ân sĩ vu Chu kinh, miễn hấp duy tân chi cảnh mệnh. Khánh nãi tâm lực,Tế ngã sự công. Khâm tai. Thượng trật. Cố sắc-Thái Đức thập niên thất nguyệt sơ tam nhật.


Dịch nghĩa: Sắc cho Đặng Tiến Giản người xã Thịnh Phúc, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín.Trượng phu hăng hái, Nam tử hào hùng. Gặp gỡ quan trường, công cả quân thần từng gây dựng; Trước sau báo đáp, biết nhau quốc sĩ phải khắc ghi. Trải qua đông, thông rét chẳng nao; Thi hành đạo, lúa tươi cũng ủ. Quân Tần không tới, lòng khôi phục Sở chưa thành;Tướng Hán có mưu, việc thiết lập Hàn khó chặn. Tạm nương náu không tìm được đất; Luống hổ ngươi cùng đội chung trời.Một nẻo đường ở cõi nam, đại bang ngăn giữ; Nửa bên sông về đất bắc, nghĩa sĩ vắng tênh. Đem dùng để cho năm sau, bỏ người này ai làm được? Vậy, thêm cho chức đô đốc đồng tri, tước Đông Lĩnh hầu, vẫn sai làm trấn thủ xứ Thanh Hoa. Bầy tôi Hạ theo về Thang ngự, chớ cậy nhờ ơn đội chúa xưa; Kẻ sĩ Ân đem đến Chu kinh, hãy gắng gỗ tuân theo mệnh mới. Hết lòng hết sức, Giúp việc cho ta. Hãy kính đấy! Đây là sắc thăng trật. Ngày mồng 3 tháng bảy năm Thái Đức thứ 10 (1787). (Người dịch: Lê Nguyễn Lưu).

 

Trúc Diệp Thanh

Hà Nội tháng 5-2011


Nguồn: http://giaodiemonline.com/2011/05/giaima.htm

Tags:

web, biên tập, công việc, có người, niên giám, nhân vật, dưới đây, bất ngờ, chắc chắn, đặc điểm, đường dẫn đến, là, giới thiệu, đánh trận, gắn liền với, dưới trướng, công, điều, chỉ có, anh, bên trong, triều đại, đầu quân, cột mốc, bát, danh xưng, cái tên, gây dựng, anh hùng, chế độ, ghi lại, đoạn văn, bàn cãi, bài báo, chiến thắng, tướng, con trai thứ, lưu giữ, khi, danh hiệu, cầu, bàn luận, giờ đây, đúng là, đầu tiên, bắc giang, nẻo đường, hậu duệ, đánh bại, trận đánh, chìa khóa, cận kề, năm học, hành quân, nhà vua, chân dung, nghi vấn, tưởng nhớ, trang đầu, bắt được, giết chết, ngài, năm sinh, làm sáng tỏ, nguyên bản, đem đến, nhòm ngó, cung, bản sao, được tin, lừng danh, dân tộc, tin dùng, xâm chiếm, có thể, cụm từ, học lịch sử, toàn văn, bảo vệ, đáng tin cậy, cho, hà tây, bí ẩn, cung cấp, , cách đọc, bản gốc, đi trước, lời nói, cao cấp, thân sinh, bỏ vào, diễn ra, ca ngợi, người đọc, chuẩn xác, giải mã, đức, chi tiết, bằng chữ, cảnh báo, năm, dễ dàng, tên trộm, dịch nghĩa, cao tuổi, tin yêu, bất lương, ngụy trang, bài viết, nhà thanh, huế, cá nhân, bản dịch, biên dịch, khác nhau, gia viễn, cuối năm, đăng trên, gửi cho, động não, biên soạn, sưu tầm, giúp việc, đón tiếp, bạn, quang trung, gia phong, bác bỏ, mục đích là, nhà phê bình, ai đó, sắc không, người hâm mộ, chiến công, âm lịch, quê quán, bộ, viết chữ, đời sau, tử vi, đội quân, đầy đủ, bàn, chán ghét, áp dụng cho, bắt đầu, định nghĩa, phần mộ, thầy trò, âm mưu, bằng chứng, gọi là, chỉ huy, bạn thân, ẩn chứa, chống lại, tra từ điển, cuộc chiến tranh, sinh con, để, hoàng đế, dòng họ, đây, đầm, khớp với, phong tục, bình định, lai lịch, uy hiếp, hào hùng, sắc phong, tung tích, ẩn, dịch, chỉ, đoạn cuối, 10, chính, ba, đưa quân, một hôm, đã có, đại, di, tường thuật, đã từng, an, ban, lắp vào, đồng chí, đại đô, chí đại, gặp gỡ, 3, chia đôi, định, gia sản, chuyên viên, gọi tắt, các vị, 2, người dịch, nguyên tác, ngưỡng mộ, chữ hán, cống hiến, theo gương, hăng hái, ban hành, đạo phật, đồng nghiệp, bệnh tật, vật quý, tây sơn, loại nhất, đến, đã thành, họ tên, đầu, cho biết, tiền bối, cuối cùng, văn học, hiện vật, dùng để, các địa phương, có vấn đề, đánh tan, hải dương, cách nhau, tái bản, lột tả, có giá, trung hưng, ánh, đại tướng, bản sắc, phả hệ, cơ quan, hết lòng, bậc trung, dấu hiệu, chí hướng, có chung, ngày tháng, đụng chạm, có thực, cao thượng, tấm lòng, có tiếng, thân thế, đống đa, sùng kính, cơ sở, nhất thống, dân gian, im lặng, nêu tên, khảo cứu, 5, chủ biên, giả thuyết, gồm có, hai nhóm, báo trước, chiến lược, đối chiếu, quét sạch, đồng hương, nữ tướng, cất giữ, từng đoạn, thế hệ sau, biến cố, có ý, ghi rõ, cách giải, thủy chung, bài văn, cha con, thượng đẳng, thu phục, bình thường, đoạn đường, binh hùng tướng mạnh, được biết, khí thế, đối thoại, linh mục, đồng tình, cuộc tranh luận, 11, chi, đến ngày, di sản, sử sách, 15, tiến, quốc học, đánh, mùa hạ, dễ gì, bố trí, báo đáp, cuối đông, đúng đắn, bỏ lại, rút chạy, đầu năm, khơi mào, nam phong, có kế hoạch, với tư cách là, nguyên văn, đã nhận, phong kiến, tàn dư, ẩn dụ, mối liên quan, trung hậu, kiện lịch sử, nhất kiến, làm lộ

Tags Translate:

web, biên tập, công việc, có người, niên giám, nhân vật, dưới đây, bất ngờ, chắc chắn, đặc điểm, đường dẫn đến, là, giới thiệu, đánh trận, gắn liền với, dưới trướng, công, điều, chỉ có, anh, bên trong, triều đại, đầu quân, cột mốc, bát, danh xưng, cái tên, gây dựng, anh hùng, chế độ, ghi lại, đoạn văn, bàn cãi, bài báo, chiến thắng, tướng, con trai thứ, lưu giữ, khi, danh hiệu, cầu, bàn luận, giờ đây, đúng là, đầu tiên, bắc giang, nẻo đường, hậu duệ, đánh bại, trận đánh, chìa khóa, cận kề, năm học, hành quân, nhà vua, chân dung, nghi vấn, tưởng nhớ, trang đầu, bắt được, giết chết, ngài, năm sinh, làm sáng tỏ, nguyên bản, đem đến, nhòm ngó, cung, bản sao, được tin, lừng danh, dân tộc, tin dùng, xâm chiếm, có thể, cụm từ, học lịch sử, toàn văn, bảo vệ, đáng tin cậy, cho, hà tây, bí ẩn, cung cấp, , cách đọc, bản gốc, đi trước, lời nói, cao cấp, thân sinh, bỏ vào, diễn ra, ca ngợi, người đọc, chuẩn xác, giải mã, đức, chi tiết, bằng chữ, cảnh báo, năm, dễ dàng, tên trộm, dịch nghĩa, cao tuổi, tin yêu, bất lương, ngụy trang, bài viết, nhà thanh, huế, cá nhân, bản dịch, biên dịch, khác nhau, gia viễn, cuối năm, đăng trên, gửi cho, động não, biên soạn, sưu tầm, giúp việc, đón tiếp, bạn, quang trung, gia phong, bác bỏ, mục đích là, nhà phê bình, ai đó, sắc không, người hâm mộ, chiến công, âm lịch, quê quán, bộ, viết chữ, đời sau, tử vi, đội quân, đầy đủ, bàn, chán ghét, áp dụng cho, bắt đầu, định nghĩa, phần mộ, thầy trò, âm mưu, bằng chứng, gọi là, chỉ huy, bạn thân, ẩn chứa, chống lại, tra từ điển, cuộc chiến tranh, sinh con, để, hoàng đế, dòng họ, đây, đầm, khớp với, phong tục, bình định, lai lịch, uy hiếp, hào hùng, sắc phong, tung tích, ẩn, dịch, chỉ, đoạn cuối, 10, chính, ba, đưa quân, một hôm, đã có, đại, di, tường thuật, đã từng, an, ban, lắp vào, đồng chí, đại đô, chí đại, gặp gỡ, 3, chia đôi, định, gia sản, chuyên viên, gọi tắt, các vị, 2, người dịch, nguyên tác, ngưỡng mộ, chữ hán, cống hiến, theo gương, hăng hái, ban hành, đạo phật, đồng nghiệp, bệnh tật, vật quý, tây sơn, loại nhất, đến, đã thành, họ tên, đầu, cho biết, tiền bối, cuối cùng, văn học, hiện vật, dùng để, các địa phương, có vấn đề, đánh tan, hải dương, cách nhau, tái bản, lột tả, có giá, trung hưng, ánh, đại tướng, bản sắc, phả hệ, cơ quan, hết lòng, bậc trung, dấu hiệu, chí hướng, có chung, ngày tháng, đụng chạm, có thực, cao thượng, tấm lòng, có tiếng, thân thế, đống đa, sùng kính, cơ sở, nhất thống, dân gian, im lặng, nêu tên, khảo cứu, 5, chủ biên, giả thuyết, gồm có, hai nhóm, báo trước, chiến lược, đối chiếu, quét sạch, đồng hương, nữ tướng, cất giữ, từng đoạn, thế hệ sau, biến cố, có ý, ghi rõ, cách giải, thủy chung, bài văn, cha con, thượng đẳng, thu phục, bình thường, đoạn đường, binh hùng tướng mạnh, được biết, khí thế, đối thoại, linh mục, đồng tình, cuộc tranh luận, 11, chi, đến ngày, di sản, sử sách, 15, tiến, quốc học, đánh, mùa hạ, dễ gì, bố trí, báo đáp, cuối đông, đúng đắn, bỏ lại, rút chạy, đầu năm, khơi mào, nam phong, có kế hoạch, với tư cách là, nguyên văn, đã nhận, phong kiến, tàn dư, ẩn dụ, mối liên quan, trung hậu, kiện lịch sử, nhất kiến, làm lộ

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp