đậu tương đen hữu cơ

Đời sống Đạo

11:29 12/06/2011

Sự sẻ chia trong đời sống Tăng đoàn

Thường nhẫn nhịn là điều tốt, song nếu quá an phận và đóng kín tâm hồn thì không nên. Bởi sự dồn nến chỉ có giới hạn, khi vượt quá ngưỡng thì giọt nước có thể tràn ly

HỎI:


Tôi xuất gia đã khá lâu, hiện giờ đang ở chùa với buổn sư và huynh đệ. Hiện bổn sư đã già, mọi việc trong chùa đều do sư chị coi sóc, quán xuyến. Sư chị của tôi thật là giỏi giang, chuyện dù khó mấy cũng chu toàn nhưng tính tình lại rất cực đoan, gần như huynh đệ trong chúng phải tuân theo sư chị tuyệt đối, nếu sơ sót một tí là nổi “bề đề gai”. Tôi thường an phận và nhẫn nhịn nhưng theo thời gian lại sinh ra chán nản và cảm thấy buồn vì tình huynh đệ ngày một cách xa, trong khi tôi mong muốn được huynh đệ hiểu và thương thật sự. xin soi sáng thêm để tôi chuyển hoá và vượt qua khó khăn này.


ĐÁP:


Sống chung an lạc là một nhu yếu rất quan trọng của đời sống xuất gia. Chính niềm an vui khi sống trong đại chúng là chỗ dựa vững chắc nhất để tiến tu tịnh nghiệp. Khi đại chúng không còn là nơi nương tựa, xu thế tất yếu của sự sóng phải tìm một nơi khác ngoài đại chúng làm chỗ dựa và mọi rắc rối, tệ hại phát sinh từ đây. Do vậy, phải nhanh chóng thiết lập lại niềm tin, khắc phục tình huynh đệ để sống chung an lạc, hoà hợp như nước với sữa trong hải chúng tình thâm.


Trước hết, bạn phải bình tâm quán sát để thấy rằng nhu yếu được hiểu và thương không chỉ riêng tự thân mà cả vị sư chị và đại chúng. Bạn có một vị sư chị khá tuyệt vời: tháo vát, giỏi giang, cương nghị, rắn rỏi và có phận cứng rắn (chưa hẳn đã cực đoan). Tất nhiên, không ai là người toàn diện cả, được mặt này thì mất mặt kia. Hiện sư chị có thể cũng đang gặp khoá khăn, canh cánh một niềm riêng: đó là trách nhiệm nặng nề, thay mặt bổn sư gánh vác tất cả các Phật sự lớn nhỏ trong chùa. Phải chăng vì đảm đương chu toàn công việc để bổn sư an lòng mà sư chị luôn trầm tư, nghiêm nghị và khó khăn?


Bạn hẳn cũng biết rằng quá lo lắng cho công việc cũng dễ tạo ra áp lực, bức xúc và nóng chảy. Có thể trong thâm tâm của sư chị không khắt khe đến nỗi như thế nhưng muốn “chạy việc” thì phải nghiêm khắc, quyết đoàn,lạnh lùng hoặc đôi khi nhíu mày, nhăn mặt, quát tháo, thậm chí phải nổi “bồ đề gai”. Có bao giờ bạn quán sát về những khó khăn ấy của sư chị để hiểu, thông cảm rồi thương sư chị của mình hay chưa?


Cố nhiên, sư chị của bạn chưa thật sự vững chãi. Bởi làm Phật sự mà tâm chẳng thảnh thơi, hoan hỷ thì thật đáng tiếc. Nhưng nếu như bổn sư còn khoẻ mạnh thì sư chị cũng bớt nhọc nhằn và không đến nỗi “già trước tuổi” như hiện nay. Điều cần thiết nhất là đại chúng phải chung sức, chia sẻ công việc và trợ duyên, soi sáng thêm cho sư chị. Người cống hiến nhiều nhất thì càng mong muốn được hiểu nhất. Do đó, sư chị rất quán sát rõ ràng diễn biến đời sống tác động lên tâm lý sư chị rồi tự vấn lòng mình để thương bổn sư, hiểu và thương sư chị cùng đại chúng và đó cũng là cách để tự thương mình.


Thường nhẫn nhịn là điều tốt, song nếu quá an phận và đóng kín tâm hồn thì không nên. Bởi sự dồn nến chỉ có giới hạn, khi vượt quá ngưỡng thì giọt nước có thể tràn ly. Do vậy, bạn cần phải mở rộng tấm lòng, trải tâm ra “nhỏ to tâm sư” với sư chị bằng ái ngữ và thành ý để hiểu nhau. Khi chân tình được bộc bạch, tâm sự được tỏ bày thì những uẩn khúc sâu kín sẽ được tháo gỡ. một ung nhọt nếu muốn lành phải giải phẫu, cũng vậy những nội kế phải giải toả mới đem đến an hoà.Chán nản, buồn bã xuất hiện trong bạn chỉ là triệu chứng đầu tiên, nếu không khéo trị liệu thì căn bệnh chia rẽ ngày càng trầm trọng.Mỗi người sống trong một ốc đảo lạnh giá là điều bất hạnh, nhất là đối với người xuất già vốn đã “cát ái từ thân”.


Phải thiết lập được truyền thông giữa huynh đệ, kết nối được chân tình thì mới có thể hiểu nhau, bởi có hiểu mới thương và ngược lại. Để làm được điều ấy, phải nỗ lực thực tập, phát huy tuệ giác nhìn thật sâu vào những khổ đau, vướng mắc của tự thân và huynh đệ để lần lượt tháo gỡ. Vận dụng từ bi và trí tuệ soi sáng vào đời sống là liệu pháp hữu hiệu nhất để thắt chặt tình huynh đệ, tin cậy lẫn nhau. Hạnh phúc của tự thân luôn gắn liền với hạnh phúc của đại chúng. Nhận thức được điều đó sẽ giúp bạn thêm nhiều nghị lực để xây dựng, hoà hợp và đoàn kết bởi đại chúng luôn là chỗ dựa vững chắc để người xuất gia thành tựu giải thoát.



Theo Tổ tư vấn/giacngo.vn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp