10:19 19/03/2013
Đa phần sự nóng giận dẫn theo sự nghi ngờ và cố chấp. Từ đó sinh ra rất nhiều việc sai trái; nhưng cái ngã của ta không chịu thừa nhận mà lại còn kéo theo những cái liên hệ thuộc về ta nữa. Để đối trị lại vấn đề chấp ngã nầy ta nên quán sát nơi tự thân của mỗi người là cái ngã nầy không thật có. Nó chỉ là một ảo ảnh, một cảm giác.
09:56 16/06/2012
Giảng đến đây Ngài cất cao giọng và nói một cách tha thiết : - Ôi thế giới này sẽ an vui biết bao, và biết bao điều thảm khốc sẽ không còn nữa, nếu nhân loại biết thương đến loài vật mà không nỡ tâm giết chúng để cúng và để ăn. Nếu nhân loại chỉ tự nuôi sống với cây cỏ hoa trái ! Ngài nói với một giọng rất đầy thương cảm.
11:02 03/04/2012
Cho nên đã nói sám hối thì phải gắng mà ngừa lỗi trước không để tái phạm. Đó mới gọi là chân sám hối. Sám hối như thế gọi là trực chỉ sám hối, sám hối theo đường chim bay. Vì sao? Vì thế giới khổ nạn của mình là cái quả được hình thành từ những nhân xấu mình đã gầy tạo trong quá khứ
16:15 02/04/2012
Nếu lấy cái ngu si này làm căn bản tu hành thì chỉ là gốc dâm, phải trôi lăn trong tam đồ chắc gì ra khỏi, còn đường nào để cầu bồ đề? được chứng quả bồ đề là chuyện không bao giờ có. Cái mê với tỉnh như sáng với tối, có bao giờ mà đồng một lúc mà có được. Thế cho nên Đức Phật ân cần, bất luận tu pháp môn nào dù tịnh hay dù thiền mà đã muốn tu hành giải thoát thì việc đầu tiên là giải thoát gốc vô minh này.
22:48 18/03/2012
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể. Các khoa học gia hàng đầu trên thế giới bắt đầu hiểu rằng chỉ có vật ở trong tâm thức, không có vật ở ngoài tâm thức, cho nên trong thực nghiệm khoa học không thể tách riêng chủ thể và đối tượng. Vô hình trung, khoa học cũng đề cập tới lý bất nhị.
17:46 17/02/2012
Ngày nay, tuy đời sống vật chất phong phú nhưng lại thiếu kém về mặt tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương tựa. Trong khi thời xưa, đời sống tinh thần lại có phần sung túc hơn. Nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để cải thiện?
14:53 04/02/2012
Tất cả những Giới và luật lệ hạnh kiểm đều căn cứ duy nhất vào nguyên tắc của một nền công lý toàn hảo. Chúng cho thấy sự kính trọng đời sống, nhân quyền, tài sản,... của Phật Giáo với mọi người. Ðó là sự thật thế gian hay quy ước. Nếu Ðức Phật thiết lập Giới linh động và có thể áp dụng theo lời mong ước của đại chúng, thì giới ấy không phù hợp với bản chất của một nền công lý toàn hảo.
18:43 16/11/2011
Nói cách khác tất cả những hiện tượng duyên khởi trên thế gian này không ngoài bốn khoa, bảy đại tức là đều do ngũ uẩn duyên khởi mà ra. Khi nói về con người thì sắc là sắc thân thất đại, còn nói về vũ trụ vạn hữu thì sắc là núi sông, mây nước, cỏ cây, hoa lá, mặt trời, mặt trăng, chim bay, cá lặng…
18:07 02/11/2011
11:00 01/11/2011
Ngôn ngữ không phải là chân lý tuyệt đối, nhưng cũng chính ngôn ngữ vốn là biểu tượng của chân lý tuyệt đối. Nếu vậy, không chỉ riêng ngôn ngữ, mà bất cứ một sự thể nào cũng là biểu tượng của chân lý tuyệt đối. Tức là, theo một khẩu quyết của Đại thừa: sinh tử tức niết bàn.