15:09 20/03/2012
Ở đây, chúng ta tạm gác lại vấn đề tôn giáo, mà chỉ bàn đến nhân cách của một học giả uyên bác, người đã được triều Đại Đường tôn làm Quốc sư bởi kính trọng phẩm hạnh và trí tuệ siêu việt; người đã khiến cho Đường Cao Tông phải đau đớn thốt ra câu “Trẫm nay vừa mất một quốc bảo” khi đến dự lễ tang và hạ lệnh bãi triều ba ngày để tưởng niệm.
22:49 18/03/2012
Các bạn đưa Quý Ngài ra làm trò hề… hậu quả như thế nào các bạn đã biết rồi chứ? Chẳng cần là Đức Phật, là ngài Huyền Trang nữa, Tổ tiên các bạn được gia đình các bạn đặt trên bàn thờ cao (tất nhiên là phải bên dưới bàn thờ Phật nếu có), các bạn lấy hình tượng chư vị ra để đi bán BCS! Cảm giác của các bạn như thế nào?
09:48 17/03/2012
Càng văn minh, con người càng có nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi mới: nạn nhân mãn, ô nhiễm môi trường, hủy diệt sinh thái, băng hoại về đạo đức làm mất thăng bằng giữa đạo đức và hưởng thụ. Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại...
07:42 14/03/2012
Bộ phim đã có nội dung xuyên tạc và bôi bác Phật giáo, thí dụ như hình ảnh Ðức Phật dùng thần thông chụp năm quả núi lớn đè xuống mình Tôn Ngộ Không một cách thiếu từ bi rồi liền quay lại hớn hở nhìn cô Hằng Nga ca múa và hình ảnh ngài Ca Diếp và ngài A Nan, hai đại đệ tử của Ðức Phật, đòi “hối lộ” vàng bạc mới cho thỉnh bộ kinh mang về Trung Hoa.
11:47 01/03/2012
Đương thời Ngài là một trong những Trưởng lão Thạch trụ Tòng Lâm của Phật giáo Hàn Quốc, Ngài hiện thân Vô úy đại Hùng Lực. Nhiếp phục quyền lực ngoại đạo, xương minh chánh pháp, lợi lạc quần sinh. Cuối đời Ngài thu phục cựu Tổng thống Phật tử Roh Moo-hyun (노무현 - 盧武鉉)...
14:24 23/02/2012
Vì sao không biết? Vì tâm chuyên nhất vậy. Lưng đau cũng quên đau, chân nhức cũng không biết nhức, mọi ý niệm đều tiêu vong cả. Chỉ còn có một niệm: "Ai niệm Phật?" Luôn đề khởi nó, rồi buông bỏ. Buông bỏ xong lại đề khởi. Lúc nào cũng miên mật, dụng công liên tục, không gián đoạn. Dụng công tới chỗ cực độ, thì bất kỳ một va chạm ngẫu nhiên nào cũng có thể làm bạn hốt nhiên khai ngộ.
09:58 20/02/2012
Đối với người tu tịnh độ, điều tiên quyết nhất là phải được tiếp dẫn vãng sanh. Mà muốn chứng nghiệm được khả năng vãng sanh của mình, thì ngoài công phu tu tập, chuyên tâm niệm Phật thì hành giả tịnh tu cần phải thấy được hảo tướng như đức Phật Di đà thọ ký, hay các thánh cảnh hiện ra hoặc ao báu, hoa sen năm sắc… Tất cả đó là những điềm lành, để báo hiệu rằng người đó nhất định sẽ được vãng sanh.
11:39 14/02/2012
Đức Phật thành đạo đã minh chứng cho chúng ta thấy rằng: mỗi chúng sinh đều có Phật tính. Như Ngài đã từng tuyên bố: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Bằng chứng cụ thể nhất là những đệ tử của Ngài từ những dòng dõi quý tộc cho đến những người căn tính ám độn như ông Bàn Đặc, thấp hèn như Ưu Ba Li – thợ cắt tóc, tàn ác như Vô Não... Dưới sự cảm hóa và hướng dẫn tu tập của Đức Phật, họ đều được giác ngộ giải thoát.
14:53 04/02/2012
Tất cả những Giới và luật lệ hạnh kiểm đều căn cứ duy nhất vào nguyên tắc của một nền công lý toàn hảo. Chúng cho thấy sự kính trọng đời sống, nhân quyền, tài sản,... của Phật Giáo với mọi người. Ðó là sự thật thế gian hay quy ước. Nếu Ðức Phật thiết lập Giới linh động và có thể áp dụng theo lời mong ước của đại chúng, thì giới ấy không phù hợp với bản chất của một nền công lý toàn hảo.
22:43 01/02/2012
Hãy tôn kính và đừng mạo phạm đến việc làm của những bậc vô nhiễm, không còn bụi cát. Xá-Lợi-Phất, đệ tử của Như Lai chỉ lễ bái đến ai mà nhờ đó, ông ta tìm thấy Pháp Bảo Bất Tử. Người mà ông ta đảnh lễ chính là Ðại Ðức Assaji trong nhóm năm ông Kiều Trần Như. Xá-Lợi-Phất rất biết ơn thầy, rất biết ơn người dẫn đạo đầu tiên cho mình.