09:59 20/02/2012
Một Bồ tát là một người (nhà sư hay cư sĩ) ở trong vị trí chứng đắc Niết Bàn như hàng Thinh văn hay Bích Chi Phật, nhưng vì lòng từ bi rộng lớn cho thế giới, từ bỏ tất cả và chịu khổ đau trong luân hồi để cứu người khác, toàn thiện chính mình trong một thời gian dài không kể siết và chứng đắc Niết Bàn và trở thành một Vị Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác, một Ðức Phật giác ngộ hoàn toàn.
12:06 15/02/2012
Chánh niệm là sự an trú tâm ý vào các thiện pháp, không bị các bất thiện pháp chi phối. Các niệm tưởng có chánh kiến, chánh tư duy được xem là chánh niệm.
20:37 14/02/2012
Do không tham muốn nên sự mất còn, hơn thua không bận lòng, không lo buồn. Sự mất còn hơn thua không bận lòng thì đâu có sân giận. Như vậy khi thấy thân này tạm bợ giả dối không thật là phá được si mê, si mê hết thì không còn tham, tham hết thì nóng giận đâu còn, khổ đau hết sạch.
11:39 14/02/2012
Đức Phật thành đạo đã minh chứng cho chúng ta thấy rằng: mỗi chúng sinh đều có Phật tính. Như Ngài đã từng tuyên bố: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Bằng chứng cụ thể nhất là những đệ tử của Ngài từ những dòng dõi quý tộc cho đến những người căn tính ám độn như ông Bàn Đặc, thấp hèn như Ưu Ba Li – thợ cắt tóc, tàn ác như Vô Não... Dưới sự cảm hóa và hướng dẫn tu tập của Đức Phật, họ đều được giác ngộ giải thoát.
22:55 01/02/2012
Trở về với tâm thật thì hết khổ đau. Sống với tâm chân thật, không còn giành hơn thua, phải quấy thì ngay đời này hết khổ rồi. Mai sau khi bỏ thân này được giải thoát sanh tử, đó là vui vĩnh cửu, chớ không phải vui thường.
22:49 01/02/2012
Tóm lại xưa nay, cuộc đời đổi thay, vui buồn sướng khổ, cũng tại con người, tạo phước cũng có, tạo nghiệp cũng có, tạo phước hưởng phước, hưởng phước báo lành, tạo nhân lãnh quả, nhân thiện quả hiền, nghiệp ác quả dữ. Đúng luật nhân quả, áp dụng ba đời: quá khứ hiện tại, và cả vị lai, chẳng hề sai chạy, chẳng vị nể ai...
12:22 29/12/2011
Như thế, đạo Phật không tin vào sự cứu rỗi mà tin sâu vào nhân quả, tin vào lời tuyên bố của Đức Phật khi mới thành đạo là: "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” và dĩ nhiên tin vào câu nói sau cùng trước khi Ngài nhập diệt: "Mọi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi”...
10:15 21/12/2011
Thật ra trước khi chứng đắc, chúng sinh đâu có vô minh phiền não, nhưng dần theo thời gian cái bụi trần bám víu mỗi ngày một chút nên con người sống xa dần với chân tánh, với chơn tâm Phật tánh sáng suốt nhiệm mầu của mình.
18:23 02/12/2011
Vì tâm đại từ đại bi, thương tất cả chúng sanh trầm luân trong sanh tử, Đức Phật đem Chánh Pháp, là những điều Ngài đã giác ngộ được, giảng dạy trong nửa thế kỷ, ví như để lại những bản đồ cho tất cả chúng sanh biết con đường, biết phương pháp tu tập. Bất cứ ai áp dụng đúng đắn, kiên trì, đều được giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
18:10 02/12/2011
Đức Phật trong suốt 49 năm ròng thuyết pháp độ sanh, Ngài đã tùy theo đối tượng mà nói vì thế giáo pháp của Phật có lúc Ngài nói khế cơ mà có lúc Ngài thuyết khế lý. Khế cơ là tùy theo hoàn cảnh căn cơ của chúng sinh mà thuyết. Thí dụ, một người vừa mới quy y theo Phật, chưa am hiểu Phật pháp thượng thừa nên đối với họ tụng kinh niệm Phật là tốt. Đây là khế cơ.