09:21 26/11/2011
Phật dạy rằng tánh giác tất minh, vọng vi minh giác nghĩa là do vọng tưởng phát khởi mà sinh ra phân biệt rồi chấp mắc hiện tượng vạn hữu. Cái phân biệt của con người trở thành năng minh để chống lại cái tánh giác diệu minh của hiện tượng vạn pháp và chấp thủ sai lầm về cái bản giác minh diệu của chính mình. Do vọng tưởng sai lầm đó mà dẫn đến những nhận thức sai lầm để có mừng, giận, thương, yêu, sợ, ghét…
10:12 21/11/2011
Tai nghe tiếng đừng để tiếng lôi cuốn, đừng dính nhiễm với tiếng. Mũi ngửi mùi đừng bị mùi trói cột, đừng dính mắc với mùi. Lưỡi nếm đừng bị vị trói buộc, đừng dính mắc với vị. Thân xúc chạm dù cho êm ái nhẹ nhàng vui thích hay thô nhám bực bội cũng không bị dính cột trói,...
10:14 31/10/2011
Trong vài lời, chúng ta có thể thấy rằng không có những nguyên nhân độc lập trong chính hạnh phúc của một người. Nó tùy thuộc trên nhiều nhân tố khác. Nên kết luận là nhằm để có một tương lai tốt đẹp hơn cho chính mình, chúng ta phải chăm sóc mọi thứ liên hệ đến chúng ta. Tôi nghĩ, đấy là một quan điểm hoàn toàn lợi lạc.
22:00 28/10/2011
Hãy tưởng tượng rằng ta và một số người bạn đang mắc kẹt trong một căn nhà bị bốc cháy. Những thanh lửa thay phiên rơi xuống từ trần nhà. Có phải tốt nhất là chúng ta cần ý thức được tình trạng hiểm nguy và cùng giúp nhau thoát ra, hay ta cứ đứng đấy mà tìm những cái hay đẹp của nó, "Xem kìa, cũng đâu đến nỗi nào đâu. Ngọn lửa hồng có màu tím hoa cà trông đẹp làm sao..."?
12:08 28/10/2011
Đối với người tu thì “xả phú cầu bần” là một trong những điều kiện cần để góp phần tích lũy, thăng hoa gia sản tinh thần. Tài sản tinh thần tuy vô hình nhưng rất đồ sộ và không khó để tạo dựng
20:51 24/10/2011
Vạn vật sống dậy, vươn lên, đi tới vạn nẻo đường bằng ánh sáng mênh mông. Ánh nắng cho con người sự sống. Dệt nên cuộc đời biến dịch từng thời khắc. Chúng ta đang hòa nhập với những khổ đau, và hạnh phúc đan xen.
13:15 20/10/2011
Thật là thông tuệ để có một cái nhìn vào trong thế giới tâm thức của chúng ta và làm một sự phân biệt giữa những thể trạng lợi ích và tổn hại của tâm thức. Một khi chúng ta có thể nhận ra giá trị của những thể trạng tốt lành của tâm thức, chúng ta có thể củng cố hay nuôi dưỡng chúng.
09:43 02/10/2011
Hãy suy nghĩ như sau: “Nếu như tôi sẽ không bao giờ lành bệnh, tôi vẫn có thể tiếp tục thiền quán nhận tất cả khổ đau của mọi chúng sanh vào tôi và ban cho họ sự an bình – đây là một pháp tu thù thắng hơn tất cả. Do đó tôi hạnh phúc tuyệt đối khi nằm liệt nơi đây với cơn bệnh này.”
22:25 22/09/2011
Đức Phật Thích Ca trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp tế độ chúng sinh. Ngài thuyết trên ba trăm hội và nói trên mười hai bộ đại tạng kinh, nhưng quan trọng nhất vẫn là kinh Thủ Lăng Nghiêm. Kinh Thủ Lăng Nghiêm được Phật thuyết giảng vào thời kỳ Phương Đẳng (phương là phương tiện rộng khắp và đẳng là bình đẳng) và lúc đó Đức Phật vừa được 62 tuổi.
10:32 12/09/2011
Cõi đời này thường, tàn độc nhẫn tâm, thiện ác bất phân! Con người thường hay, nhân danh công lý, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ Chánh pháp, đấu tranh tự do, lo cho nhân quyền, đòi hỏi công bình, thực thi pháp trị, thực chất chỉ là, gieo rắc khổ đau, cho bao kẻ khác, chan rải thù hận, khắp các nơi nơi. Nếu như con người, biết rõ điều thiện, sẵn sàng tha thứ, cho các người khác, cũng như đã từng, nhiều lần trong đời, đã tha thứ cho, chính bản thân mình, cảnh giới thiên đàng, niết bàn cực lạc, chính là nơi đây!