14:13 02/06/2011
Siêu việt thời không là giáo pháp ưu việt của đức Thế Tôn rất thâm thâm vi diệu, là con đường đưa đến yếm ly giác ngộ thắng trí, niết bàn. Nó làm cho tuyệt bặt mọi tư duy, soi rọi cái rỗng không của các pháp, dẫu tâm hay vật, làm cho vô tự tính mọi thực tại tính, làm cho vô ngã tính mọi hữu tồn dẫu là tiểu ngã hay đại ngã.
20:11 23/05/2011
Sự chết có mặt trong sự sống. Sự sống làm ra sự chết. Sống chết dính liền nhau. Nó là hai mặt của một thực tại. Như đồng tiền, kim loại là bản chất, trái phải là hai mặt không thể tách rời của bản thân đồng tiền. Không có sự mất đi mà chỉ có sự thay hình đổi dạng.
10:03 22/04/2011
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật…
19:42 16/04/2011
Bình sinh, Lê Quý Đôn có hai hoài bão lớn: kinh bang tế thế và trước thư lập ngôn. Với hoài bão thứ nhất, ông không được viên mãn và đến cuối đời vẫn còn ôm nỗi “bất đắc chí”. Nhưng với hoài bão thứ hai, ông thật sự được phỉ chí và đã trở thành nhà bác học của Việt Nam. Tiến sĩ Bùi Danh Lâm - người cùng thời với ông viết: “Lê Quế Đường người huyện Diên Hà không sách gì không đọc, không sự vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách...”( ).
10:09 13/04/2011
"Bằng lý luận đanh thép, bằng chứng nghiệm bản thân, Tôn Giả Ca Chiên Diên đã dùng ánh sáng trí tuệ chiếu rọi vào tận cùng của sự vật, những khúc mắc của chuyện đời, cội nguồn khổ đau của nhân thế, đâu là thánh thiện, đâu là bợn nhơ, đâu là đạo giải thoát rốt ráo và đâu là con đường phải theo. Và những điều đó đã thuyết phục và chuyển hóa lòng người"...
11:00 06/04/2011
Theo tôi, tác phẩm này có thể giá trị về kinh tế giới hạn, nhưng tôi tin rằng giá trị về học thuật khá cao. Nó mang tính gợi ý, giúp cho người làm công việc nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ có thêm tư liệu, và có cái nhìn chuẩn xác hơn.