17:23 31/03/2012
Cách nhổ cỏ phiền não là nhổ đào cả gốc quăng đi, nếu chỉ cắt trên ngọn còn gốc thì đủ duyên cỏ lại mọc nữa, nên phải nhổ tận gốc. Nhổ tận gốc nghĩa là hễ còn nhận sắc ấm là thân tôi thì nó dựng lên, còn biết là đất, nước, gió, lửa thì mặc nó, nó còn hay mất không bận gì tới mình. Ai khen cũng mặc, ai chê cũng mặc, biết mai nó sẽ tan đi, đâu có gì là thật.
12:22 29/12/2011
Như thế, đạo Phật không tin vào sự cứu rỗi mà tin sâu vào nhân quả, tin vào lời tuyên bố của Đức Phật khi mới thành đạo là: "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” và dĩ nhiên tin vào câu nói sau cùng trước khi Ngài nhập diệt: "Mọi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi”...
14:20 14/12/2011
Nói tóm lại, sáu trần thì trần nào cũng là dữ kiện để tạo ra thành quả viên thông, chứng đắc Niết bàn tự tại. Con người thường nhận thức sai lầm rằng khi nói đến trần là nói đến nhiễm ô, bất tịnh, nhưng thật ra nó chỉ nhiễm ô chỉ khi nào nó tác động vào sáu căn của những ai chưa tự chủ.
18:30 02/12/2011
Sở tri chướng là nói về vô minh mà vô minh là sự mê mờ tâm thức chẳng khác nào màn mây đen hút che đây ánh sáng mặt trời để dẫn đắt con người từ chỗ mê lầm này đến sự đam mê khác. Vô minh có hai loại là “diệt tướng vô minh” tức là cái vô minh thô và “trụ tướng vô minh” tức là vi tế vô minh.
18:10 02/12/2011
Đức Phật trong suốt 49 năm ròng thuyết pháp độ sanh, Ngài đã tùy theo đối tượng mà nói vì thế giáo pháp của Phật có lúc Ngài nói khế cơ mà có lúc Ngài thuyết khế lý. Khế cơ là tùy theo hoàn cảnh căn cơ của chúng sinh mà thuyết. Thí dụ, một người vừa mới quy y theo Phật, chưa am hiểu Phật pháp thượng thừa nên đối với họ tụng kinh niệm Phật là tốt. Đây là khế cơ.
09:21 26/11/2011
Phật dạy rằng tánh giác tất minh, vọng vi minh giác nghĩa là do vọng tưởng phát khởi mà sinh ra phân biệt rồi chấp mắc hiện tượng vạn hữu. Cái phân biệt của con người trở thành năng minh để chống lại cái tánh giác diệu minh của hiện tượng vạn pháp và chấp thủ sai lầm về cái bản giác minh diệu của chính mình. Do vọng tưởng sai lầm đó mà dẫn đến những nhận thức sai lầm để có mừng, giận, thương, yêu, sợ, ghét…
12:35 13/11/2011
Con người sống trong thế gian này cũng vì mê chấp vọng tâm mà sinh ra hai vọng kiến sai lầm khiến họ chạy theo sự tướng sinh diệt và không hòa nhập được vào thể tánh chân như nên từ đó mới tạo tác tội nghiệp mà phải chịu quả báo luân hồi.
06:02 13/11/2011
Nếu đã nói đến thuyết tự nhiên thì tất cả đều là tự nhiên đâu có lý do gì mà thuyết tự nhiên của ngoại đạo lại sai còn thuyết tự nhiên của Đức Phật lại đúng. Tại núi Lăng Già, Đức Phật đã bác bỏ thuyết tự nhiên của ngoại đạo vì trên thế gian này chẳng có cái gì tự nhiên mà có vì tất cả vạn pháp là do nhơn duyên sinh ra.
11:27 05/11/2011
Các thứ có thể trả về được, nhưng đương nhiên không phải là ông. Cái không trả về được, chẳng phải là ông thì là cái gì? Vậy nên biết tâm ông vốn nhiệm mầu, thanh tịnh sáng suốt mà ông tự mê muội, bỏ mất tánh bản nhiên, đành chịu luân hồi, mãi bị chìm đắm trong biển sinh tử. Thế nên Như Lai gọi các ông là những người đáng thương xót!
13:55 28/10/2011
Sau khi Phật chỉ sự khác nhau giữa cái tánh thấy và sự thấy của mắt thì bây giờ ông A Nan lại lý luận rằng người mù thấy tối đen thì cái tối đen đâu phải cái thấy. Phật lại dạy tiếp nếu cho rằng người mù chỉ thấy tối đen không phải là cái thấy...