đậu tương đen hữu cơ

Nghiên cứu

11:35 12/06/2011

Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam Phần I - CHƯƠNG BA: Nền Tảng Đạo Gia Tô Trong Việc Thiết Lập Thuộc Địa Pháp Ở Nam Kỳ

Nam kỳ sẽ là một đế quốc chứ không phải là một thuộc địa, bởi vì đó là một sứ mệnh thiêng liêng, một sứ mệnh Gia tô và phải là nơi tỏa ánh sáng văn minh Thiên Chúa ra khắp viển đông

Các tỉnh đã chiếm được rồi làm sao tổ chức và cai trị ? Làn sao duy trì ? Làm sao biến vùng đất Việt Nam thành “Nam Kỳ thuộc Pháp” ? Trong khi họ xâm lăng được đất đai nhưng lại bất lực việc cải đổi con tim và khối óc của dân tộc bị xâm lăng : đó phải là công trình của tôn giáo và văn hóa.


Dưới sự thúc đẩy của Chasseloup Laubat , các Đô đốc toàn quyền đầu tiên tại Nam kỳ đã áp dụng chính sách đồng hóa với sự giúp sức của đạo Thiên Chúa.


I – CÁC HUẤN LỆNH CỦA CHASSELOUP LAUBAT


Đối với viên Thượng thư của nền đế chế thứ hai này mà M. Albert Duchêne gọi là “người khai sáng thực sự chính sách thực dân” [1],vấn đề không phải biến Nam kỳ thành một thuộc địa mà là một đế quốc. Tư tưởng mà Chasseloup Laubat  trình bày nhiều lần trong những chỉ thị mà ông đã gửi cho các vị Đô đốc toàn quyền Nam kỳ hoặc trong những thư từ mật gửi đến các người hợp tác thân cận.


“ Tại đây, y viết cho Đô đốc Bonard, không phải chúng ta lập một thuộc địa theo kiểu các đảo Antille, đảo Réunion hay cả như Algérie nữa . Vì làm như thế tốn một công trình to lớn và phải nói rõ là sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Chúng ta tìm thấy ở Nam kỳ một vùng đất phì nhiêu nhất và nếu tin tức chúng ta chính xác thì nơi ấy rất phong phú về đủ thứ : gổ quý, gạo nhiều, mía và việc nuôi tằm rất thịnh. Sau rốt, các mỏ vàng  chắc ở không xa vùng đang chiếm đóng. Dân An Nam lại hiền lành, dễ dãi, họ không thiếu can đảm , họ có tài bắt chước và khá cần cù. Với những yếu tố như thế, có lẽ thật là điên rồ nếu ta định chiếm xứ đó để rồi đưa dân chúng  Âu Châu vào hoặc, có thể nói, chiếm đoạt tài sản  với hy vọng biến dân bản xứ thành người lao động dù là bằng tiền lương hay bằng một phần sản phẩm…”[2]


“…Không nên biến Nam kỳ thành một thuộc địa như các thuộc địa mà chúng ta đã có. Phải dựng lên một thứ đế quốc được một số lực lượng Châu Âu và các lực lượng bản xứ, lập nên một cách thích đáng để bảo vệ và cai trị đế quốc nấy bằng các phương tiện sẵn có[3]


Y lập lại các ý tưởng đó với viên giám đốc thuộc địa  “…Tôi cũng muốn (và đây là một ý tưởng dứt khoát của tôi ) rằng ông Zoepffel chống mãi và chống mạnh lại tất cả những gì trong nha ông, có thể lôi kéo chúng ta biến Nam kỳ thành một thuộc địa được tổ chức như các thuộc địa hiện nay chúng ta có . Phải xây dựng ở Nam kỳ một Đế quốc chứ không phải một thuộc địa, và đế quốc này phải do chính Nam kỳ tự cai trị lấy “ [4]


Đâu là sự khác biệt giữa một thuộc địa và một đế quốc trong đầu óc của Chasseloup Laubat ? Do những gì đã tạo niềm tin sâu xa ở viên thượng thư này của Napoléon III , vốn là kẻ xem “ Nam kỳ thuộc Pháp ” là công trình riêng của y ?


Nam kỳ sẽ là một đế quốc chứ không phải là một thuộc địa, bởi vì đó là một sứ mệnh thiêng liêng, một sứ mệnh Gia tô và phải là nơi tỏa ánh sáng văn minh Thiên Chúa ra khắp viển đông , Chasseloup Laubat đã công bố niềm tin đó cho đổng lý văn phòng của y  và cho Đô đốc Bonard : “ Tôi cảm thấy có một trách nhiệm to lớn tại đó , tôi muốn tạo lập cho xứ sở tôi một đế quốc thật sự ở viễn đông. Tôi muốn nền văn minh Thiên Chúa có được một căn cứ to lớn trong vùng đất mới chiếm của chúng ta, để tỏa chiếu trên những vùng đất còn các tập quán man rợ đó. Nhiều người nghi ngờ đến khả năng đạt tới mục đích, nhiều người khác lo lắng về chi phí, sau nữa tôi còn nhiều trở ngại lớn cần phải vượt qua, nhưng tôi tin tưởng làm như thế  chắc chắn sẽ thành công. Kiến trúc huy hoàng mà tôi mơ ước, dẩu tôi sẽ không được thấy sự hoàn thành , nhưng tôi sung sướng là đã đặt nền tảng ; viên đá mà tôi đặt  xuống có lẽ sẽ bị chôn vùi, không ai còn biết đến, nhưng nào có sao nếu nó được phục vụ  ? Trong tâm tư, thấy mình có ích cho một công trình mà chỉ có Thượng Đế mới biết được sự vĩ đại và bí mật ;trong tình cảm, chúng ta có khi phụng sự cho chính nghĩa vĩ đại của văn minh và điều thiện. Trong tình cảm đó, có một sự hoan lạc, một sức mạnh bù trừ cho mọi hy sinh “[5] . Với người tiếp nối Bonard, La Grandière, người hực hiện trung thực ý tưởng của y, Chasseloup Laubat lại dùng một giọng thân mật hơn, trữ tình hơn và say sưa hơn : “Tôi muốn được thấy lan tràn ảnh hưởng Thiên Chúa mà theo tôi, được kêu gọi đến để làm nền tảng cho văn minh chúng ta trong các vùng đất đó. Đối với tôi, hình như một món mà trời ban cho nước Pháp, Phải ở lại đây, ở các tỉnh này không có những đám dân chống lại Thiên Chúa Giáo như người Hồi giáo, và trong niềm hy vọng  về tương lai, tôi thất chính từ Sài gòn tỏa đi khắp viễn đông ảnh hưởng hết sức tự do của xứ sở tôi…”[6]


“….Chính từ đó mà một ngày kia  văn minh Thiên Chúa và Pháp quốc chiếu rạng . Chúa trời hình như đã chuẩn bị sẳn vùng đất đó cho chúng ta, vì tại đây chúng ta đã gặp một dân tộc không chống lại tôn giáo cũng như không chống lại phong tục chúng ta, xứ họ ở là một trong những xứ giàu nhất trên trái đất . Nhưng, Đô đốc thân mến, ít người biết, hiểu được lý do tại sao chúng ta không hăng hái, nổ lực cho công trình đã vạch; nếu chúng cũng gặp phải điều mà người Anh đã gặp trong sự cuồn tín đạo Hồi của người Ấn. Vì thế chúng ta phải làm tất cả những gì làm được  để chứng minh cho những kẻ dồn kéo mọi cái về trong bản tiêu tích sản . Nhưng than ôi ! họ lại thường không hiểu rằng vụ đầu cơ to lớn nhất của dân tộc nằm ở chổ hy sinh và phục vụ cho chính nghĩa văn minh lớn lao…Đô đốc thân mến, thật là một trang sử lớn và đẹp đẽ, nếu một ngày kia người ta viết rằng nước Pháp không vị lợi, đã xây dựng lên một đế quốc to lớn trên, những điêu tàn của xứ Monteguma ; tôi hy vọng trang sử chúng ta viết ở Nam kỳ cũng là một trang sử đẹp ”[7]


Như thế, rõ ràng ngưới ta muốn áp dụng chính sách Gia tô ở Nam kỳ. Không còn phải là một chính sàch thuộc địa thế tục như năm 1840, một đằng phải đem tất cả sức mạnh của nhà nước ủng hộ các phái bộ truyền giáo hoạt động từ lâu tại đây [8] và một đằng khác kết hợp chúng vào công trình thực dân của nhà nước. Nói cách khác, đạo Thiên Chúa là mục đích và nổ lực của chính quyền thực dân nhằm đến, vừa là phương tiện dùng để cũng cố sự xâm lăng và thống trị của thực dân. Trong cái nhìn sau, người truyền đạo không còn là một nhà tôn giáo mà đã thành một nhân viên chính trị, có một công tác chính trị rõ rệt cần phải thực hiện . Để đóng trọn vai trò đó, y cần phải được giới chức tu sĩ hợp tác chặc chẽ với giới chức chính trị lãnh đạo và điều khiển, do đó cần phải thành lập một giới tăng lữ vừa lo việc thờ phụng, vừa lo việc truyền bá ảnh hưởng Thiên Chúa và Pháp trong thuộc địa mới, dưới sự kiểm soát và canh chừng của chính quyền, sẽ nhận tiền trợ cấp của chính quyền.


Làm thế nào để lập một giới tăng lữ ở Nam kỳ ? Viên Thượng thư Bộ hải quân đã trả lời khi Đô đốc La Grandière hỏi về điều đó như sau :


“Theo tôi thấy, đạo Thiên Chúa phải đóng một vai trò lớn trong việc làm của chúng ta, vì thế, tội rất thích thú đọc những điều mà ông viết cho tôi về vấn đề lập ra một giới tăng sĩ. Chỉ có điều là việc đó đòi hỏi nhiều thời gian, chúng ta cần phải thương thuyết với La mã, sau hết, tổ chức chưa được rõ rệt, chúng ta chắc còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, trong tình trạng hiện tại, tôi nghỉ rằng chúng ta phải sắp đặt thế nào để có lợi nhiều nhất. Tôi có yêu cầu cha bề trên của các phái bộ Truyền Giáo Ngoại Quốc đến gặp tôi, và nếu quy chế của hội không cho phép trả lương cố định cho những Linh mục được các hội truền giáo phái đến Nam kỳ, thì cũng không có gì ngăn cản chúng ta trợ cấp cho vị Giám mục và các Linh mục ở trong những vùng do ông chỉ định, dù sao họ cũng sẽ là các Cha Xứ hay các thầy trợ tế, những số tiền trợ cấp này dùng trong việc truyền đạo và tế tự. Theo lời cha bề trên nói với tôi, Giám mục Miche sắp thay thế Giám mục Lefèbre, từ đó ông sẽ có được một sự ủng hộ lớn laocho các kế hoạch của ông, tạm thời, chúng ta có được một tổ chức còn khá tốt. Trong tinh thần đó chúng tôi sẽ cho lên đường vào cuối năm các Linh mục truyền giáo, các sư huynh nh ưông đã nói, và ngân sách về tôn giáo sẽ có một số tiền khá lớn cho công tác tối quan trọng nầy ở Đông Dương ”[9]


Các Đô đốc ở Nam kỳ đã gặp rất nhiều kgó khăn đối với những vị truyền giáo, để không còn bị dè dặt khi sử dụng họ trong mục đích chính trị. Vì thế vấn đề còn lại là tổ chức thế nào có một chức sắc để họ nắm vững được trong tay. Giải pháp tốt nhất, theo Chasseloup Laubat là bắt đầu bằng các thầy Dòng, các sư huynh, các chị dòng thánh Vincent de Paul :


“ Quả thật,một giám mục như ở đảo Réunion hay ở Antilles là một việc khó khăn, phiền phức, vì cần phải thương thuyết vớt La mã, để rồi chúng ta không làm chủ được. Các nhà truyền giáo thường là những tay đáo để, nhưng, chúng ta có lã bắt đầu bằng các Thầy Dòng. Tôi nghỉ rằng không có gì phải sợ họ ở Nam kỳ cả. Dù sao, tôi cũng gởi cho ông các sư huynh, các chị, điều nầy không nguy hiểm gì, vì ngoài sự tận tụy trong công việc họ còn có cái gì cao thượng nữa. Thật ra nên cho họ hưởng một phần trong cuộc chinh phục của chúng ta, mà theo tôi việc này hình như nhân danh nước Pháp, nhưng chỉ có nuớc Pháp mới thực hiện được”[10]


Sau cùng, còn có một yếu tố rất quan trọng mà viên Thượng thư cho rằng có thể và phải dựa vào những người Thiên Chúa giáo Việt Nam .


“ Có một vấn đề mà tôi không hề nghi ngờ. Tôi muốn nói với ông ít tiếng, vì tôi tin rằng rất quan trọng và vì căn cứ vào những điều tôi được biết. Tôi nghỉ rằng chúng ta đã khinh thường. Tôi muốn nói thái độ chúng ta sống đối với dân An Nam, nhất là đối với “con chiên ”. Trong số con chiên, chúng ta sẽ tìm được những người giúp việc rất sẵn sang nếu chúng ta biết lôi kéo họ về với chúng ta. Ở họ, chúng ta cũng có cả những công dân trung thành ; vì đối với họ việc quay về dĩ vãng đều không thể được. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta cần phải công bình đối với người An Nam, không kể họ thuộc đạo nào, nhưng chúng ta có thể quy tụ chung quanh ngọn cờ chúng ta, tất cả đều cúi đầu trước thánh giá mà không hề phạm đến văn minh chúng ta, đến sự bao dung của chúng ta ”[11]


Như thế, sau khi chiếm Việt Nam, phần đất giàu có nhất xứ sở, bấy giờ người Pháp cố cướp một phần dân chúng ra khỏi di sản thiêng liêng và văn hóa. Vì muốn biến Nam kỳ thành một đế quốc gia tô, kẻ thù cần triệt hạ là tôn giáo và văn hóa cổ truyền .


Nhưng có dễ không ? Có làm được không ? Đối với một dân tộc rất tự hào về lịch sử mình, rất thiết tha giữ lấy văn hóa mình, há không phải là một sự điên rồ khi muốn thay đổi tư tưởng và văn minh của họ sao ?


Chasseloup Laubat không nghỉ thế mà tin rằng giấc mơ của mình sẽ thực hiện được với điều kiện là tiến hành khéo léo, bền bỉ và đừng đè nén một cách quá lộ liễu phong tục và tín ngưỡng dân chúng. Điểm cốt yếu hiện nay là phải biết hòa giải quyền lợi và hành động của tôn giáo mới và sự tôn trọng tập tục của dân chúng : các tiến bộ mà “không tí nghi ngờ nào ” sau nầy đạo thiên chúa sẽ làm được, sẽ tiêu diệt những gì cần phải tiêu diệt.[12]


Biến Nam kỳ thành một đế quốc Thiên Chúa và Pháp hóa, tất cả những chương trình hành động đã ghi trọn trong công thức duy nhất đó. Để dùng giọng lưỡi thực dân đó mà thực hành chính sách đồng hóa. Đừng quên rằng vào thời kỳ đó người ta không quan niệm nổi một chính sách thực dân mà không có việc đồng hóa làm mục đích ; năm 1848 người ta đã áp dụng chính sách đồng hóa này một cách có hệ thống vào các thuộc địa Pháp thời đó[13], Chỉ có điều chính sách đồng hóa của Chasseloup Laubat  không hoàn toàn giống như những người chủ trương năm 1848. Điểm độc đáo mà viên Thượng thư của Napoléon III đã thi hành – Y lại cũng được Giáo hoàng Pie VII ban phúc cho- là ở chổ quyết liệt nhấn mạnh đến vai trò Thiên Chúa trong hoạt động thực dân, theo y, chính sách đồng hóa phải do và cho đạo Thiên Chúa.


II - ĐẠO THIÊN CHÚA và CHÍNH SÁCH ĐỒNG HÓA


Nguyên tắc của Chasseloup Laubat đề ra tuy giản dị nhưng việc áp dụng cho thấy vô cùng khó khăn, nhất là trong những ngày đầu cuộc xâm lăng. Vào thời Charner và Bonard, không chỗ nào yên tỉnh cả, rối loạn cứ gia tăng vấn đề tiên yếu cho người Pháp chỉ là có thể mang lại trật tự, thanh bình, và chinh phục cảm tình dân chúng. Một chính sách tự do và tôn trọng phong tục xứ sở hình như vô cùng thích hợp với tình hình lúc ấy, hơn là một chính sách đồng hóa đến cùng. Đó là ý kiến Bonard. Trái lại, bắt đầu từ thời La Grandière trật tự đã vãn hồi, bộ máy cai trị đã vững chắc, việc đồng hóa trở thành khuôn vàng thước ngọc cho chính quyền thuộc địa. Nhưng không có gì cho thấy việc xâm lăng tinh thần cũng dễ như việc xâm lăng đất đai. Đành rằng tôn giáo là yếu tố mạnh mẽ nhất cho chính sách đồng hóa, nhưng còn phải cần điều kiện tinh thần dân bản xứ hoặc ít hoặc nhiều sẵn sang tiếp tụ. Trong trường hợp đó chỉ tạo nên một thứ bệnh “trúng thực tinh thần” tôn giáo làm hại hơn làm lợi cho chính sách đồng hóa.


1/- CHÍNH SÁCH “TỰ DO” CỦA BONARD


Trước Bonard, Charner khi muốn củng cố việc chiếm đóng các tỉnh Nam kỳ, đã giao cho các sĩ quan công tác tiếp xúc với các nhân sĩ trong nước : “Quý vị nói với họ rằng luật pháp và tập quán của họ được tôn trọng, họ được an ninh hoàn toàn khi cày cấy, buôn bán cùng chuyên chở sản phẩm đến Sài Gòn. Họ phải tin rằng triều đại quan lại biến mất nhường chổ cho triều đại của Pháp”


Đến Sài Gòn năm 1861, Bonard biết rõ đời sống Việt Nam, y biết được sức mạnh của truyền thống Nho Giáo, sự vững chắc của chế độ quan liêu và xã ấp. Là kẻ chủ trương cải đổi tối thiểu và thu lợi tối đa, bộ máy chính trị được dựng lên do kinh nghiệm lâu đời của những nhà lãnh đạo Việt Nam cũ. Bonard nghỉ đến việc cai trị xứ sở bằng phong tục, tập quán việt Nam, bằng quan Phủ và quan Huyện người Việt, nhưng dưới sự kiểm soát của các công sứ Pháp đóng ở một vài trung tâm ít người nhưng được lựa chọn kỹ và chung quanh có lực lượng khá lớn để bất cứ lúc nào cũng có sẵn phong khi xử dụng các đội lưu động, sẵn sang can thiệp khắp nơi.


“Cai trị bằng người bản xứ dưới sự kiểm soát của chúng ta” y trình bày lên Thượng thư, “theo ý tôi, là phương cách duy nhất để giải quyết vấn đề. Nếu đột ngột đem thay thế vào từng chổ nhỏ nhặt của nền hành chánh Việt Nam, một số lớn sĩ quan và phần đông thổ ngữ, không biết phong tục xứ sở, là chúng ta đã tạo ra sự hổn loạn ”[14]


Thiếu tá Auraret, phụ tá và cố vấn cho Bonard, cũng viết một bản trần tình gửi lên Thượng thư :


“Nền hành chánh luôn luôn đặt dân chúng dưới sự giám sát nầy, áp dụng cho các quốc gia phương Đông thật sự đầy cuồn tính đối với quyền bính. Chúng ta gần như có lòng cuồn tính trái ngược.Nói chung, chúng ta biết rất ít về tinh thần các dân tộc nầy vá chúng ta thường làm thương tổn khi chúng ta nghỉ rằng đã làm điều tốt cho họ… Do đó, chúng ta nên xem như là một cơ hội may mắn khi gặp một dân tộc quen thuộc với một lề lối mà một nền hành chánh biết tiên liệu tất cả ; thật là một lỗi lầm và một tai họa nếu muốn đụng đến ngay cả đi đến chổ sửa đổi nó, vì thường sửa đổi khó hơn làm.” [15]


Được Chasseloup Laubat ủng hộ, Bonard lại có quanh mình một toán sĩ quan trẻ rất xuất sắc : Luro, Philastre, Aubaret, Landes …Ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên với dân chúng Việt Nam, họ đã bị nền văn minh mới mà họ chỉ vừa đến bên rìa quyến rũ, họ cố gắng tìm hiểu bằng cách nghiên cứu phong tục, tiếng nói và thể chế. Vì muốn đặt quyền hành thực dân trên sự hiểu biết tường tận xứ sở với mục đích cai trị hữu hiệu. những người nầy đã bị lôi cuốn vào các sưu khảo khoa học quan trọng : Aubaret dịch luật Gia Long và bản chỉ dẫn về lịch sử tỉnh Gia Định viết dưới triều Minh Mạng, ông còn soạn một tập tiếng Việt và một tập văn phạm Pháp Việt, Philastre ghi chú và bình phẩm luật Gia long trong một bản dịch mới đầy đủ, Luro khảo sát và viết trong “Bài Giảng Hành Chánh An Nam” tổ chức hành chánh và xã hội Việt Nam, Landes viết các bản nghiên cứu về ngôn ngữ học, văn chương Chàm và Việt Nam.


Bonard cũng nghỉ đến việc lập lại các kỳ thi ba năm, cùng tổ chức cũ về giáo dục đi từ trường làng đến trường làng đến trường tỉnh, Ngoài ra y còn ra lệnh nghiên cứu kỷ “phong tục dân gian và tôn giáo để thích hợp và coi chừng đừng xúc phạm” Y tuyên bố trong báo cáo chính thức của đoàn quân viễn chinh, muốn “tôn trọng luật pháp và phong tục bản xứ của người An Nam” Có một nhà Nho gởi cho y một bức thư tỏ bày những nỗi sợ dệt củ đồng bào mình, Bonard liền phát hành tuyên cáo trả lời từng điểm một cho các lý lẽ của các nhà Nho nọ :


“1-……………………………

2- Nếu thỉnh thoảng phong tục trong nước không được tôn trọng hoàn toàn, đó chỉ vì người Pháp không hiểu các phong tục mà ngày nào họ cũng nghiên cứu để cố tránh không làm thương tổn ….


3- Người Pháp cũng như người An Nam, kính trọng tổ tiên mình : chỉ có chiến tranh trong lúc lộn xộn không thể tránh được, mới đưa đến vi phạm ngoài ý muốn các nguyên tắc đó…


4- Còn về đạo của người Pháp, nguyên lý là không ép buộc ai theo cả, vì thế mọi người An Nam, không kể đạo nào, đếu có quyền hành đạo theo ý mình mà không sợ hãi gì cả…


5- Người Pháp tôn trọng chữ nghĩa, văn chương và những người có học…thay vì xua đuổi các người có học, chính phủ chỉ mong muốn được dùng họ để phục vụ hạnh phúc dân chúng …Từ chối việc phục vụ của những người có học, thì cũng như mua đất mà nhổ hết cây cối và hoa lợi…


6- Chổ nào mà tổ chức cũ của nước An Nam có thể lập lại được, thì chính quyền An Nam đều đã khôi phục lại. Mong rằng các bậc hiền giả đã cai trị dân chúng hãy xuất hiện! những chức vụ chưa có người hay chưa có người xứng đáng, chắc chắn sẽ giao cho người xứng đáng hơn, chính trực hơn …” [16]


Phái bộ Thiên Chúa thấy việc quay về thể chế cũ và chính sách Nho Giáo của Bonard nguy hiểm cho công việc truyền đạo, họ không dấu diếm nỗi bất bình của mình đối với Bonard, Linh mục Louvet, ngưới viết sử phái bộ truyền giáo, nói Bonard “là một đầu óc sai lạc và ảo tưởng, cho rằng cách cứu nguy duy nhất cho thuộc địa là trao trọn chính quyền cho các nhà Nho, là những kẻ thù tệ hại nhất của đạo Thiên Chúa và của nước Pháp.”[17]


Trong thái độ tự do của Bonard đối với người Việt Nam không kể đạo nào và các cố gắng của y trong việc thiết lập cho họ các hình thức chính quyền quốc gia, Linh mục Louvet chỉ thấy đầy óc bè phái và tuyên bố rằng chính sách Bonard đã gây “nhiều tai hại cho đạo Thiên Chúa” và “chân đứng hẳn các điều ích lợi người ta có thể chờ đợi ở cuộc viễn chinh của Pháp”. [18]


“ Các nguyên tắc nổi tiếng của chúng ta, ông nói tiếp, đã từng làm cho chúng ta có bộ mặt khá bi thảm ở Âu Châu…. Là một điều vô nghĩa và là một chuyện hoang đường khổng lồ cho xứ An Nam, là nơi không hề chuẩn bị cho dân chúng bản xứ theo chế độ đó. Đối với họ cũng như đối với người Phương Đông khác, vấn đề tôn giáo và vấn đề quốc gia chỉ là một, do đó đối với kẻ tà giáo, Pháp và người Gia tô là hai danh từ đồng nghĩa. Nếu những nhà cai trị chúng ta hiểu được sứ mệnh họ ở xứ này, họ phải ủng hộ phong trào này (đổi đạo) và bày tỏ cảm tình với những người vì theo đạo Thiên Chúa mà cắt đứt một cách dứt khoát với triều đình Huế và gắng liền với nước Pháp bằng sợi dây có khả năng giữ chặt người lại nhất, đó là việc cùng đồng quyền lợi. Thật vậy, một khi thành con chiên, người bản xứ không còn phản bội chúng ta, vì họ rất sợ một cuộc nỗi loạn thắng lợi. Vì thiếu đi một tình cảm cao thượng hơn, việc chăm sóc đến an ninh của họ sẽ bảo đảm lòng trung thành của họ đối với chúng ta. Đó là điều Đô đốc Bonard không muốn hiểu …”[19]


Còn về lời tuyên bố của Bonard, Linh mục Louvet cho đó chỉ là một “lời mời chính thức ở lại trong tà giáo” là một biểu hiệu hết sức “vụng về và tầm thường “[20]


Chúng ta cũng gặp những lời chỉ trích tương tự ở một nhà văn viết sử truyền giáo khác, Trưởng Tu viện Launay : “Bonard tổ chức lại việc học chử Nho và thiết lập các bằng cấp tiến sĩ, cử nhân cũ mà không tự hỏi là tốt hơn có nên tách biệt người An Nam ra khỏi tất cả những gì có thể giữ họ lại trong tư tưởng quốc gia và vì đó mà chống Pháp không ?” [21]


Nhà viết sử Chesneaux đã viết đúng khi nhận xét rằng sự phản đối của các người truyền đạo chống lại chính sách Bonard đồng thời cũng được thúc đẩy do sự lo lắng tìm cách bảo vệ tốt chế độ thực dân. [22]


Kết quả của chính sách Bonard là gí ? Y có thành công trong bước đầu bảo hộ không ? Phải thừa nhận rằng cái nhìn của Bonard không xấu. Nhưng muốn thực hiện chưa dủ mà còn phải có khả năng thực hiện nữa . Dù Bonard có cố gắng và toán người của ông có giá trị đến đâu, cuộc bảo hộ cũng chỉ thành công với sự hợp tác của các cán bộ An Nam. “Những người An Nam có học, tầng lớp trí thức trung thành với luật pháp xứ sở họ, chỉ có thể xem chúng ta như kẻ thù : tầng lớp có khả năng cai trị thì vắng mặt hay có ác cảm” [23] Tuân lệnh triều đình Huế, nhà Nho và quan lại biến mất, vì thế đa số không chịu hợp tác. chỉ có giới thân hào trong làng, các địa chủ. Tóm lại, giai cấp khá giả, các nhà buôn, mệt mỏi vì cảnh hổn loạn, bất cứ giá nào cũng muốn thanh bình để kiếm những món lời kếch sù nhờ sản phẩm tăng giá do cảng Sài Gón mở cửa, [24] chỉ có họ là thành phần quy thuận theo chế độ thống trị của Pháp ngay khi viên Đô đốc hứa tôn trọng tài sản, luật pháp và phong tục họ. [25]. Vì thiếu người có khả năng, Bonard bắt buộc phải giao các chức vụ cai trị cho những ngưòi mà ông buộc phải tuyển dụng hơi bừa bãi và chỉ đóng vai trò vô dụng. Thật vậy, “ Dưới mắt dân chúng, các người có học còn có uy tín gì khi họ mới đầu hôm sáng mai từ bỏ chính phủ quốc gia để đi nhận một chức vụ làm tiền ! Học vấn, kinh nghiệm công việc, tận tụy cho công việc tất cả đều là chuyện không có thật ở họ. Dư luận chỉ có thể tha thứ vai trò bạc bẻo cho các người An Nam công giáo, họ đả cung cấp hai hay ba công chức mà ít nhất thì cũng không ai có thể nghi ngờ được lòng nhiệt thành”[26]


Những người Việt Nam hư đốn đó có khả năng làm m61t giá người Pháp trước con mắt đồng bào họ hơn là làm cho họ chấo nhận nền thống trị ngoại bang. Rồi khi các triệu chứng loạn lạc và nổi dậy đầu tiên hiện ra, người Pháp đâm ra ngần ngại không chịu tin các người đó và đặt họ dưới sự giám thị và phụ thuộc các người chỉ huy quân sự các tỉnh Gia Định và Biên hòa đến độ họ chỉ còn cái danh là quan và lập tức bị đồng bào họ cũng như người Pháp khinh bỉ hết sức. Vì thế, đó là hậu quả tất nhiên việc chuyển quyền cai trị sang tay các viên chức quân sự, các ranh giới đất đai cũ biến mất nhường chổ cho các mảnh mún thu hẹp lại vì các lý do thuần túy quân sự, không cón gì là tổ chức Việt Nam mà người ta tuyên bố giữ nguyên.[27]


Vì thế,  cố gắng của Bonard thất bại, Tháng 8 năm 1862, Y giao tất cả mọi quyền hành chánh và tư pháp lại cho các viên thanh tra người Pháp và họ thành các ông chủ thật sự của xứ nầy. Một ngạch “thanh tra các vấn đề bản xứ” được thành lập và tuyển dụng ngay trong các sĩ quan hải quân để thay thế các quan lại bất lực. Vì thế, Bonard bị lôi cuốn ra ngoài ý muốn con đường cai trị trực tiếp đầy hiểm nghèo, con đường mà nhất định những người kế tiếp y sẽ theo và rồi cũng như y, họ sẽ gặp thái độ chung là thái độ bất hợp tác của sĩ phu Việt Nam .


Vì tình thế mà sự cai trị trực tiếp trở thành thể chế vĩnh viễn, có hiệu nghiệm gì hơn hệ thống của Bonard hay không ?


Phương pháp nầy chỉ co giá trị do những người chịu trách nhiệm thi hành, Nhưng “nhiều nhà cai trị không có tí thủ đoạn nào cả; khi họ ở một trung tâm nào đó, thì chắc chắn loạn lạc nỗi dậy”[28]. Nhiều người không quên được rằng họ là những kẻ chiến thắng và không thể không thấy các người bị trị là những kẻ chiến bại. Họ luôn luôn dùng chính sách đàn áp, ít khi họ nghỉ đến việc cảnh cáo” [29]


Mặt khác, việc cai trị trực tiếp chỉ cần dùng một số rất ít mgười bản xứ thôi. Chỉ có những phần tử có ít ỏi giá trị nhất trong dân chúng Việt Nam mới chịu đóng vai trò đó .


“ Chúng ta chỉ có, Sau nầy Phó Đô đốc Rieunier thừa nhận, các con chiên và phường vô lại làm việc với chúng ta. Những phường lêu lỏng, Đại tá Bernard ghi, vì đói khổ, vì phạm tội mà phải bỏ làng, xương sống họ rất mềm, bị lòng ham muốn chế ngự, không nghỉ gì đến cuộc chiến đấu của dân tộc. Họ sẵn sàng thờ mọi ông chủ. Chúng ta tuyển mộ toàn thể nhân viên cần thiết cho sự cai trị hay cho việc nhà, trong đám người đó : bồi, cu ly, tùy phái, và cả những người thông dịch, người sao chép, họ đã được dạy sơ sài trong các trường của hội Truyền Giáo. Qua những lần tiếp xúc với kẻ đê tiện đó, các Pháp kiều hay công chức vừa mới cập bến làm quen với dân tộc An Nam ….Ở Nam kỳ người ta tuyển dụng người giúp việc đầu tiên cho chính quyền Pháp trong số người An Nam công giáo, một tên quan Việt Nam, Phạm Quỳnh đã viết thư như thế. Họ có giá trị gì ?...Phần đông chỉ là những thầy truyền đạo, bị các Giám mục đuổi vì vô hạnh, và dưới một tên La Tinh ( vì họ biết qua loa tiếng La tinh), họ là hiện thân thu gọn của sự ranh mảnh, sự không tròn trách vụ, và sự đồi bại của Á Châu.”[30]


Những nguy hiểm của tình trạng như thế không thể lọt khỏi mắt những người quan sát thực dân sáng suốt nhất. Người ta chỉ trích rất nhiều về cách cai trị đó ; khi đem so sánh, chẳng hạn, với phương pháp mà người Anh dùng ở Ấn độ, là cai trị xứ sở nhờ vào sự giúp đở các người hợp tác bản xứ. Nhưng các Đô đốc có thể làm gì để chống lại sức mạnh và nhất trí về sự từ chối của người Việt Nam ? Mặt khác, tư tưởng của họ khác hẳn tư tưởng những tên thực dân Anh. Họ muốm áp đặt lên dân tộc dưới quyền họ không những nền thống trị mà còn là văn minh, tôn giáo, văn hóa và cách sống của họ. Khi họ tin rằng nền thống trị chỉ vững chắc được khi dân bản xứ bị đồng hóa hẳn. Để đi đến mục đích đó, họ tin rằng không có con đường nào khác hơn là cai trị trực tiếp, phương tiện nào hữu hiệu hơn là đạo Thiên Chúa, người giúp việc nào nhiệt thành hơn là các người truyền đạo ! Vì quả thật làm sao có thể tạo nên những tôi tớ trung thành nếu không tấn công trước hết vào tư tưởng họ ?


“Không nên quên lời của Đại úy hải quân Ansart, phụ ta và cố vấn cho La Grandière, Thượng đế đã giao cho chúng ta một dân tộc mà chỉ cần có thêm đạo Thiên Chúa là đủ ngang hàng với đạo đức công cộng và nền văn minh của chúng ta. Không có gì chung giữa chúng ta và người Hòa Lan, giữa các dân tộc bị bốc lột và các dân tộc mà chúng ta chinh phục…Vã lại, quả đã phạm một lỗi lầm nặng nề và không biết gì đến tinh thần dân tộc An Nam nếu không làm cho họ theo đạo chúng ta, vì chỉ có như thế mới tách rời vĩnh viễn dân tộc An Nam ra khỏi quan lại và triều đình của họ, tất cả đã cho chúng ta tin rằng tiếng nói của vi lãnh tụ chúng ta đã được họ nghe theo, hơn nữa, nếu các lời tuyên bố bất cẩn, có vẻ khuyến khích dân bản xứ đừng theo đạo.” [31]


Như thế, cai trị trực tiếp và đồng hóa không thể tách rời nhau. Thật vậy, không thể quan niệm một chính sách đồng hóa có hệ thống mà không có việc nắm giữ trực tiếp quyền cai trị trong xứ. Không có phương pháp trự tiếp “chúng ta vẫn mãi mãi xa lạ với xứ sở; không có hoạt động tinh thần phủ lên đám dân đen đang trị vì mà không cai trị, và biến thành một thứ cảnh binh đóng trong xứ, hộ vệ cho các quan lại. . những người này sẽ trở thành trọng tài giữa dân chúng và chúng ta …với chế độ quan liêu, xứ sở đó sẽ không bao giờ thuộc về chúng ta…”[32]


Như thế, rõ ràng với đầy đủ ý thức, chứ không phải do sai lầm như một số nhà viết sử nghỉ, các Đô đốc toàn quyền đã dấn mình vào con đường cai trị trực tiếp. Vì chỉ có phương pháp này mới giúp họ thực hiện kế hoạch lâu dài : biến dân Nam kỳ thành con chiên và thành người Pháp .


              2/- BIẾN DÂN CHÚNG VIỆT NAM THÀNH CON CHIÊN VÀ THÀNH NGƯỜI PHÁP


Khi đọc về Linh mục Louvet và trưởng tu viện Launay, chúng ta có cảm tưởng rằng Bonard đã phiêu lưu quá xa trong chính sách tự do và chống Gia tô. Sự thật không phải vậy. Phương pháp “dùng người bản xứ cai trị người bản xứ’ của y là do tình thế bắt buộc, vì đó là giải pháp thay thế duy nhất có thể cứu vãn tình thế tồi tệ do người tiền nhiệm của y gây ra, là Charner. Sauk hi chiếm được Kỳ Hòa và Gia Định, năm 1861, y quyết định tỉnh nàu phải do sĩ quan Phq1p vì các quan lại Viêt Nam đã trốn khỏi vùng bị chiếm đóng. Hệ thống này có hai điều bất lợi, trước hết là phải phân tán các lực lượng Pháp vì tại mỗi trung tâm cần có ít nhất là một số quân nhân để cho viên sĩ quan giám đốc không đến nổi quá cô lập ; kế đến là khá tốn kém vì phải phân ra nhiều trung tâm cai trị.[33] Ngoài ra nó còn gây ra nhiều hổn loạn trầm trọng nhất :”Việc gia tăng các chức vụ một cách hơi bừa bãi, quyền hành lớn lao cần phải giao cho các sĩ quan ở xa trung tâm lãnh đạo chính trị nên đã tạo nhiều hậu quả đáng than phiền …Nhiều đồn bót phải đi hộ tống các tỉnh trưởng và phó tỉnh trưởng chỉ có kết quả là tạo nên khoảng trống chung quanh họ. Dù có gần 1400 binh sĩ dùng trong việc ấy. Trong tỉnh này, lúc nào cũng có các chánh tổng và lý trưởng thừa nhận quyền hành của chúng ta bị ám sát ngay cửa ngỏ dẫn vào Sài Gòn nữa…Khi lật đổ quyền hành những vị quan lại và thay thế vào đó quyền hành có danh không thực của Pháp, chúng ta tạo nên một tình trạng hổn loạn và loạn lạc khó mà chấm dứt được …”[34]


Hệ thống cầm quyền và bị trị bị cắt đứt, thật khó lập lại trật tự ở một dân chúng đã rơi vào tình trạng vô chính phủ. Không có sự giúp đở các quan, người Pháp sẽ bất lực trong việc đề phòng và đàn áp các âm mưu nổi dậy ở chung quanh họ. Họ như bị cô lập, không có các liên lạc tiếp theo với dân chúng đã lìa bỏ đất đai gần đồn bót, không biết gì về tập tục Việt Nam, người Pháp tuyệt đối không biết những gì xảy ra ở nơi đồn trú một tầm súng, Mặc cho các chiến sĩ Việt Nam tự do hoạt động. Những người này được báo cáo rõ ràng ngay cả những thay đổi nhỏ nhặc của đồn bót. Và họ cũng phân tán mau lẹ như họ tập trung. Chỉ có các quan lại do Pháp bổ nhiệm là có thể đương đầu được, lại ít tốn hao về việc cảnh sát trong vùng, vì họ biết rõ địa phương và tâm lý dân chúng.


Đó là những lý do khiến Bonard ưa thích phương pháp gián tiếp hơn. Như thế, chính sách có màu sắc tự do là một sản phẩm của tình thế chứ không phải của đầu óc Bonard. Xét đến cùng, ý nghỉ của Bonard không cách biệt gì với ý nghỉ của những người kế tiếp y, là những người được sự ủng hộ hoàn toàn của phái bộ Thiên Chúa.


Bonard thật sự muốn khôi phục lại giá trị quốc gia, các phong tục, tín ngưỡng của người dân bản xứ ? Không ! Hãy nghe y nói với viên Thượng thư trong một bản trần tình do Aubaret viết : “Cách chức các quan là việc đầu tiên phải làm, môt ít người An Nam trung thành với chúng ta và đảm đương việc cai trị sẽ quy tụ chung quanh họ được nhiều người hơn là sự có mặt của các quân nhân…Có nhiều điều trong bộ luật đã già nua rồi và tự biến mất, đó là công việc của thời gian. Ví dụ : tại sao chúng ta lại bận tâm đến việc thờ cúng ông bà là việc đã chiếm mất một chương trong bộ luật ? Rõ ràng là khi địa chỉ thuộc gồm toàn những con chiên, đó là điều không thể không xảy đến, tự nó, phần nầy của bộ luật sẽ không còn, nhưng bây giờ đem nó ra bàn cải thì có lẽ là một việc làm thiếu thận trọng hoặc ít ra là sự bận tâm vô ích” [35]


Bonard chống Gia tô ? Y chủ trương một chính sách chống Thiên Chúa ?  Tốt hơn đọc tiếp bản tường trình của ông :


“Nói chung người An Nam ít tôn trọng đạo của họ, họ chỉ biết nó qua loa, họ chỉ biết Phật qua cái tên, vì thế họ không có lòng cuồn tín ; nói chung, họ hăng hái theo các tư tưởng Thiên chúa và họ không luôn luôn thực hành đúng lời răng của giáo lý, ít ra họ cũng có được một căn bản ngay thực rất đáng chú ý khi chúng ta thất sát gần thói xấu phổ biến chung của họ, đó là tính dối trá, và nói láo. Người An Nam theo đạo thường tự xem mình như người Pháp và thực tế các quan cũng xem họ như thế. Việc truyền bá đạo Gia tô nhất định là phương tiện chắc chắn nhất để có một dân tộc hoàn toàn theo chúng ta .” 


Và đây là một đoạn khác do Aubaret viết : “….nhưng không thể khuyến khích thái quá mục đích chính nhằm đào tạo con chiên của các nhà truyền đạo. Chúng ta hòn toàn tin chắc rằng xứ Nam kỳ chỉ thực sự thuộc về ta ngày nào mà nó theo đạo Thiên Chúa. Trong các cách chinh phục, thì đó là cách chắc chắn nhất, lâu dài nhất ; vì thế chúng tôi sung sướng bận rộn với một dân tộc để tiếp thu các tư tưởng Thiên Chúa và sẽ tiến rất mau trên con đường này. Khi nhờ trật tự mà biến mất đi các tấm gương đáng tiếc mà chính chúng ta làm cho họ thấy. Về vấn đề dsạo Thiên Chúa nên coi chừng, đừng có tỏ vẻ ban cho những người theo đạo một sự bảo vệ đặc biệt. Tinh thần An Nam có khuynh hướng che đậy đến nỗi khiến chúng ta phạm vào những thính toán có thể gọi là sai lầm. Tốt nhất chỉ để cho các nhà truyền giáo tự do hoạt động và đừng bao giờ đề cập vấn đề tôn giáo trong các vấn đề cai trị .”[36]


Như thế dưới cái vỏ bề ngoài không thiên vị, và cố gắng hết sức tránh đi việc tuyên truyền ồn ào, người ta hoạt động để Thiên Chúa giáo hóa đất nước, trong khi vẫn dán các nhãn hiệu các “nguyên lý tự do”.


Năm 1863, trong lúc Napoléon III sắp chấp nhận đề nghị của Việt Nam xin chuộc ba tỉnh bị tạm chiếm, Bonard đang hồi bình phục tại Paris, gởi cho Vua một bản trần tình thỉnh cầu đừng có buôn Nam kỳ và đừng bỏ mặc dân chúng ở đó “cần cù và hiền lành như con cừu chỉ thiếu người chăn che chở chống lại chó sói”. Bản trần tình kết luận : “ Không cuồn tín tôn giáo như ở Algérie, Ấn Độ, và Java ..v.v….bằng thuyết phục và không cần dùng đến sức mạnh, chúng ta có thể biến người An Nam thành con chiên và thành người Pháp.”[37]


Những người nối tiếp Bonard không đề nghị gì khác hơn “biến người An Nam thành con chiên và thành người Pháp” toàn thể “chính sách bản xứ” của các Đô đốc Toàn quyền tóm thu trong mấy chử đó.


“Chúng ta cần các người truyền đạo, Đô đốc La Grandière viết cho viên Thượng thư, và cầm đầu họ phải là một người có khả năng lãnh đạo thông minh…chúng ta chắc có thể đạt ngay đến kết quả vốn là mục tiêu chính sách chúng ta : đổ đạo nghĩa là đồng hóa dễ dàng dân chúng nhờ sự giúp đỡ của các sư huynh, các trường đạo và các ‘dì phước’[38] Chúng ta đừng quên rằng, lời Đô đốc Roze tuyên bố ngày 7-4-1865, chúng ta có các bổn phận lớn lao phải hoàn tất, vì khi đồng hóa dân tộc sinh ra để thành người Pháp này, bằng gương sáng, chúng ta phải làm cho họ xứng đáng thuộc về quốc gia vĩ đại chúng ta, Như thế họ sẽ hiểu tính cách hơn hẳn của lật pháp và phong tục ; như thế một ngày kia họ sẽ cám ơn chúng ta đã chỉ cho họ con đường đưa các dân tộc đến văn minh !...Nhờ các Thừa Sai xứng đáng của đạo chúng ta, người An Nam hiểu được các lợi ích và lời dạy của Phúc Âm …[39] Chúng ta chỉ có thể đồng hóa được các dân tộc đó, Đô đốc Chier nói với viên Thượng thư, đem lại cho họ các hiểu biết cần thiết về việc phát triển trí thông minh, nếu chúng ta dạy cho họ tiếng nói, phong tục, và đạo chúng ta. Mọi chính sách thuộc địa nếu không nhằm mục đích cao cả đó là một sự chuyên chế, áp bức đáng ghê tởm ; kẻ yếu bị kẻ mạnh bốc lột…làm một cái gì theo hình ảnh mình, đó là dấu hiệu hùng tráng nam nhi, và tôi hy vọng rằng nước chúng ta còn đư xứng đáng để làm công việc sáng tạo của người cha.”[40]


Có lẽ làm một việc quá dài và quá nhàm chán, nếu kể hết những lời của các Đô đốc Toàn quyền về vấn đề nầy, lời của Đại úy hải quân Ansart, người phụ tá cho La Grandière, gởi cho một công chức cao cấp chịu trách nhiệm về chính sách Nam kỳ trong Bộ Hải quân và thuộc địa, những lời mà giọng điệu cho thấy lòng tin lớn lao của tác giả đối với chính sách của thầy mình : “Nếu muốn dân An Nam trung thành, phải đưa họ vào đạo Thiên Chúa, vì tại đây vua được xem như là cha và con không thể khác đạo với cha. Cha phải dạy dỗ các con, Đừng cưởng bức một ai, Như thế chúng ta sẽ thấy được ai theo chúng ta và ai đứng bên lề. Nhưng dân An Nam có sẵn lòng tiếp nhận kinh thánh không ?  Cùng các người có thẩm quyền, tôi tin là có. Vì thế chúng ta có thẩm quyền mà nói rằng : chúng ta đưa họ vào đạo mà không cưởng bức một ai, và chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy rằng thánh giá còn mânh hơn lưởi kiếm để xây dựng một cái gì vĩ đại, lâu dài, để tạo những công dân trung thành và về sau nầy sẽ tận tụy hy sinh. Pháp đã được giao cho một vai trò rất tốt khi xây dựng một thuộc địa trên căn bản thật của tất cả các nền văn minh trên đạo Thiên Chúa và tách xa các con đường nhớp nhúa , đê tiện mà các nhà buôn Anh và Hòa Lan đã theo đuổi với một thành công có vẻ bề ngoài hơn là lâu dài. Tôi biết, thật là tương phản biết bao với các tư tưởng tự do, triết lý cùng các tư tưởng khác của chúng ta, nếu có một vị toàn quyền nào áp dụng cho những kẻ mình cai trị, những lời tôi khuyên, nhưng hễ ai muốn nó là cứu cánh thì cũng muốn luôn phương tiện, nhất là phương tiện ngay thẳng, và mọi nhà chính trị xứng đáng với danh hiệu đó, phải vượt lên trên những lời la lối của bia mộ, ngu si, và dù tin tưởng tôn giáo của họ là gì đi nữa, họ cũng đừng khinh miệt lột phương tiên êm dịu và mânh mẽ như thế để mang lại cho nước Pháp cả một dân tộc. Hơn nữa, tôi không khuyên điều gì mới lạ, đó là chính sách đã đem Phi Luật Tân lại cho Tây Ban Nha, và một ngày nào đó, chúng ta có một cha xứ người An Nam hay người nước nào đó, trong mỗi làng, chúng ta có thể rút đoàn quân chiếm đóng, vì chưa bao giờ nước đo thuộc về ta và được giữ gìn kỹ như thế.”[41]


3/- GIÁO DỤC TRƯỜNG DÒNG, PHƯƠNG TIỆN ĐỂ THỰC HIỆN SỰ ĐỒNG HÓA


 “Truyền bá đạo Thiên Chúa nhất định là cách chắc chắn nhất để lội kéo dân chúng hoàn toàn theo chúng ta. Trong sáu tỉnh, việc truyền bá này do các trường dạy trẻ thực hiện. Những người An Nam không theo đạo Thiên Chúa, không ghê tởm đến nổi không giao con cái họ cho các nhà truyền giáo, chắc là có ích nếu chúng ta buộc các bé này muốn được nhận vào cần phải rửa tội trước, vì như thế việc cải tạo tự thực hiện lấy mà không có m5ôt trở ngại nào. Các trường học sẽ là một cơ hội tốt để cho chúng ta đồng hóa hoàn toàn dân tộc này. Ngay cùng lúc chúng ta sắp nó lên hàng các quốc gia dùng tiếng châu Âu bằng cách bãi bỏ chử Nho…”


Qua ngòi bút của Aubaret, viên phụ tá của mình, Đô đốc Bonard trình bày như trên cho viên Thượng thư, mục đích của giáo dục tại Nam kỳ [42]


Được giao phó hoàn toàn cho các người truyền đạo, đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền, nền giáo dục này chia làm : sơ đẳng và trung đẳng.


Nhờ giáo dục trung đẳng, chính quyền cung cấp cho giới tăng lữ các linh mục Việt Nam để tăng cường và đào tạo những người có khả năng để dần dần giữ các trách vụ khác nhau, các vai trò cai trị mà không tìm ra được đầy đủ người Pháp, có những hiểu biết cần thiết [43]. Khi người Pháp đến Sài Gòn, họ tuyệt đối không biết gì về tiếng nói trong xứ và không có cả thì giờ lẫn ý muốn học hỏi, tức thời họ cần đến người thông dịch : pháo bộ truyền giáo miền Tây Nam kỳ tình nguyện cung cấp rộng rãi phần lớn các chủng sinh để tạm thời giúp việc cho chính quyền thực dân. Phần đông những người trẻ tuổi này bị miếng mồi vinh hoa phú quý người Pháp ban phát quyến rũ, sau nầy không có can đảm từ chối những lợi lộc vật chất để tiếp tục chấp nhận đời sống tu sĩ. Nhưng các ông thầy cũng còn chổ an ủi : nếu họ không đào tạo ra các Linh mục, ít nhất họ cũng đào tạo ra những người dư sức giúp việc trong những chức vụ hành chánh và hoặc ít hoặc nhiều người Pháp tin tưởng nơi họ. Vì thế những người truyền đạo có ý nghĩ đề nghị với Bonard giao giáo dục trung đẳng cho chủng viện Sài Gòn.


“Khi lo đào tạo một lớp tăng lữ bản xứ, chúng tôi dự đoán chính phủ muốn mở ra cho dân bản xứ các công việc hành chánh, dân sự và chắc chắn chính phủ cũng nhìn bằng đôimắt thiện cảm khi chúng tôi cũng mở ra luôn cho họ công việc nhà tu. Không nghi ngờ gì nữa, chỉ cần chứng tỏ cho chính phủ tầm quan trọng về mặt tôn giáo của một cơ sở giáo dục, đủ làm cho chính phủ lưu ý, nhưng chúng tôi không nghỉ rằng mình lầm khi nói thêm, cơ sở đó cũng vô cùng quan trọng cho chính sách thuộc địa.”[44]


Tại sao vậy ? Vì nếu cứ mỗi năm có những học sinh vượt qua nổi các thử thách đưa đến đời sống tu sĩ, ít nhất cũng hơn một nữa rơi rớt dọc đường và bước vào nghề nghiệp thế tục. Vì thế, “mỗi năm thuộc đia sẽ gặt hái được những gì mà chúng tôi gieo trồng”[45]


Trong tinh thần đó một trường trung học lất tên là “trung học Bá Đa Lộc” được lập ra năm 1865 để cung cấp cho nhu cầu cai trị. Đầu tiên do những người truyền đạo điều khiển, rồi đến các sư huynh. Những trường Thiên Chúa, trường đó dùng để, theo lời Linh mục Wibaux “đào tạo tầng lớp trí thức và cũng là công chức nữa để đương đầu với giới quan lại, là giới vẫn luôn luôn tạo một tầng lớp, một trung tâm chống đối và phản loạn.”[46]


Nhưng chính giáo dục sơ đẳng mới là nơi tập trung mọi chú ý của các Đô đốc toàn quyền. Tương lai địa vị Pháp ở Nam kỳ tùy thuộc vào đó. Khi đào tạo một thế hệ mới, sốt sắng với những tư tưởng Gia tô, và vì thế xa lạ với văn minh tổ tiên mình, người ta đã tạo nên một căn bản vững chắc để cho nền thống trị Pháp dựa chắc chắn, vĩnh viễn vào đó. Chúng ta hãy nghe lời của Đô đốc La Grandière : “Việc đồng hóa dân bản xứ, và từ đó, sự thành công của chính sách thuộc địa của chúng ta chỉ có thể có được nhờ vào việc làm cho dân An Nam đổi đạo. Đó là một chân lý mà ngày nay các người thấy xa nhất đều chấp nhận, bây giờ mọi nổ lực của chúng ta phải hướng đến mục đích đó.


Ngoài những lý do tinh thần cao cả đã đặt lên cho nước Pháp vai trò truyền bá văn minh này, còn có những lý do ít cao cả hơn buộc chúng ta đi ngay vào con đường đó càng sớm càng tốt : trạng thái tinh thần của một dân tộc bị trị, bị chế ngự chỉ chịu khuất phục dưới sức mạnh của chúng ta, đòi hỏi cấn phải có một đạo quân chiếm đóng tốn kém, gánh nặng nầy chỉ giảm nhẹ được nhờ sự chinh phục và bình định tinh thần, chỉ có đạo Thiên Chúa mới làm được việc cải biến đó. Vì thế tôi cho rằng các món tiền dùng vào việc thờ phụng và truyền đạo chắc phải tạo ra trong một thời gian tương đối ngắn, một sự tiết kiệm to lớn cho những hy sinh mà chính quốc phải gánh chịu.


Nhưng khi đổi đạo, dân chúng phải vĩnh viễn gở thoát ra khỏi những ràng buộc họ vào nền văn minh Trung Hoa - Việt Nam  cằn cỗi. Việc thay thế chữ Trung Hoa bằng chữ La tinh, đối với tôi, có lẽ là một trong các việc chính đáng nhất để giáng một đòn quyết định cho tinh thần lý học cũ kỹ Trung hoa. Đừng quên rằng các nhà Nho là những người mà cho đến ngày nay được tuyển lựa làm quan tạo thành một tầng lớp được dân đen tin tưởng, một tầng lớp bất mãn, kiêu căng về sự hiểu biết của mình, sào huyệt thật sự của mọi chống đốivà phản loạn, họ núp đằng sau các chữ nghĩa khó hiểu, khinh khi đồng bào và những kẻ chinh phục người Âu. Những việc cần liên lạc với dân chúng, buộc chúng ta phải cầu cứu đến kẻ trung gian bất lương và phản bội đó. Việc giáo dục phổ thông các chữ cái sẽ giải thoát chúng ta vĩnh viễn ra khỏi những kẻ vô cùng nguy hiểm đó và làm cho việc liên lạc của chúng ta với dân tộc ngoan ngoản và dể đồng hóa này trở nên trực tiếp hơn, chắc chắn hơn.


Vì thế hai công tác đổi đạo và giáo dục phải đi song song với nhau, nó hổ trợ lẫn nhau để xây dựng và giữ gìn” [47]


Có lẽ các đoạn trích dẫn nầy không làm hài lòng các tác giả cố thuyết phục chúng ta về “sứ mệnh giải phóng và truyền bá văn minh” của nền giáo dục mà các nước thực dân ban cho những xứ thộc địa với tấm lòng quảng đại và không vị lợi, vì chúng lột trần vai trò thật của giáo dục trong các thuộc địa : đó là phương tiện tốt nhất cho chính sách thực dân .


Vai trò này được linh mục Wibaux, cha phó xứ tại Sài Gòn, nói rõ hẳn trong một “văn thư gởi Đô đốc Bonard về giáo dục sơ đẳng ở thuộc địa” văn thư được viết ra theo lời yêu cầu của Bonard.


“Trường học sẽ không phải chỉ là cơ sở để dạy chữ Pháp và các hiểu biết thường thức, mà còn là nơi dạy đạo cho trẻ em, và chúng ta có thể hy vọng rằng tại đó, chúng ta không những đào tạo họ thành người Pháp mà còn thành con chiên nữa. Sự vượt bực về trí thức mà giáo dục mang lại cho họ, địa vị và chức vụ mà trường học bảo đảm cho họ trong xã hội, sẽ không thể không thu hút về cho những người trẻ tuổi đó một sự trọng vọng mà rồi ra sẽ hoàn toàn quy lại có lợi cho thế lực Pháp. Vã lại không có cách nào mau chóng hơn, hiệu nghiệm hơn để tiếp xúc với người bản xứ, thần dân của Pháp. Mặt khác, các em bé đó sẽ tiếp thu một nền giáo dục và một nền học vấn tôn giáo không những có lợi cho chính các em, mà còn cho tất cả những người nào về sau nầy chịu ảnh hưởng tốt lành của ưu thế và địa vị của họ. Vì thế, việc lập các trường học là phương tiện tốt nhất cho chính sách thuộc địa và việc truyền đạo”[48] .


Cho đến năm 1863, toàn Nam kỳ chỉ có một trường trung học Pháp chưa tới 100 học sinh và một chủng viện, cả hai hợp nhau lại dưới quyền giám đốc của hai vị truyền đạo và cùng  ở trong một vòng thành. Để gia tăng và phân tán các trường học ra những điểm quan trong trên lãnh thổ, Đô đốc La Grandière yêu cầu gởi sang Nam kỳ các sư huynh các trường Thiên Chúa, các linh mục dòng thánh La Zaristes, các dì tu dòng thánh Vincent de Paul, các chị dòng thánh Paul de Charters.


Năm 1865, số trường tăng lên 20, không kể trường Bá Đa Lộc và trường Ấu Thánh, cả hai đều do tiền thuộc địa đài thọ. Có tất cả 800 học sinh.


Số trường và số học sinh gia tăng mau lẹ, Đầu năm 1868, có 56 trường với 1300 học sinh. Năm 1869 có được 104 trường với 3200 học sinh.


Đô đốc Ohier biểu lộ là “thỏa mãn về lòng nhiệt thành, sự hy sinh quên mình mà các sư huynh đạo Thiên Chúa chứng tỏ về sự thành công. Choàng vòng hoa cho các cố gắng của họ”[49]. Các kết quả tốt đẹp yấ cho phép Ohier ra sắc lệnh ấn định rằng từ nay mọi giấy tờ chính thức đều sẽ viết bằng tiếng La tinh. Biện pháp này có một lợi ích quan trọng vì nó bứng bỏ dần dần việc dùng chử Nho, vốn là “một nguyên nhân chận đứng sự đồng hóa người bản xứ và là một nguồn khó khăn cho nền cai trị của chúng ta”[50], và vì nó tiêu diệt thế lực trí thức và tinh thần của các nhà Nho, kẻ thù không đội trời chung của Thiên Chúa và nước Pháp.


Sự độc quyền của giáo dục trường Dòng kéo dài cho đến ngày giáo dục thế tục bắt đầu ở Nam kỳ. Nhưng các trường của phái bộ truyền giáo vẫn còn hưởng cho đến năm 1902 một số tiền phụ cấp quan trọng do chính phủ thực dân tài trợ để tiếp tục công việc này.


4/- VIỆC BÀNH TRƯỚNG THẾ LỰC THIÊN CHÚA TRONG DÂN CHÚNG.


Mặt khác, các Đô đốc toàn quyền, bằng mọi hành động tìm cách bành trướng thế lực Thiên Chúa trong dân chúng như xây cất nhà thờ, phụ cấp tiền bạc cho các công tác của phái bộ truyền giáo, tổ chức lễ lược tôn giáo…


Nhờ chính phủ thực dân giúp đỡ, nhiều nhà thờ mọc lên tại các trung tâm lớn trong nước. Đô đốc Charner muốn “tạo một trung tâm chiêu tập để lôi cuốn và giữ chặt các con chiên để phụng sự nước Pháp” đã không ngần ngại tì nào khi vào năm 1861 ban cấp cho họ ngôi chùa Sắc Tứ ở Mỹ tho để làm nhà thờ [51]Linh mục Louvet viết : trong ít năm nữa “thuộc địa trẻ trung này sẽ mọc đầy nhà thờ đẹp đẽ mà chắc chắn làm cho nhiều xứ đạo ở Pháp phải thòm thèm “[52] Trong số những nhà thờ này, đứng đầu là nhà thờ trung ương ở Sài Gòn. Cũng như Đô đốc Charner đã cấp cho Giám mục Lefèbvre năm 1861  một ngôi chùa ở Mỹ Tho để làm nhà thờ trung ương tạm thời, năm 1863 Đô đốc Bonard đã đặt nền móng trong chổ trủng thành phố một nhà thờ xứng đáng hơn, nhưng sau mười năm, kiến trúc đó bị mối ăn hết. Duperé biết rằng “từ nay nước Pháp đóng vững ở Sài Gòn, thế tất phải xác định lòng tin của mình và dâng hiến phần đất chinh phục được ở xứ sở xa xôi này, nên dựng lên tại đây cho Chúa một nhà thờ vĩnh cữu [53],đã ra lệnh xây cất ngay một nơi tuyệt diệu giữa trung tâm Sài Gòn, nhà thờ trung ương lộng lẫy mà chúng ta bây giờ còn thấy.


Ngoài sự giúp đở về vật liệu, Phái bộ Nam kỳ ( gôm bốn tỉnh Gia định, Biên hòa, Mỹ tho, Vĩnh long ) còn hưởng được hằng năm một trợ cấp chiếm gần 2/3 nguồn lợi của họ. Ví dụ chúng ta đơn cử các con số năm 1878 :


Tài nguyên năm đó của phái bộ như sau :


1-     Trợ cấp của chính quyền thuộc địa …26.289.72 đ ( 145.000 francs)

2-     Trợ cấp hội truyền giáo………………..10.616.36 đ

3-     Lợi tức tài sản của phái bộ…………...2.805.93 đ

4-     Của bố thí của người Việt Nam ……..503.49 đ

5-     Của bố thí của người Pháp, linh tinh .1.088.45 đ

                                      Cộng ………….42.215.05 đ [54]


Làm cho người Việt Nam biết được sự đẹp đẽ của đạo Thiên Chúa là mối bận tâm đặc biệt của các Đô đốc. Để tạo việc đó, các buổi lễ của quân nhân được cử hành linh đình tại nhà thờ trong mỗi ngày chủ nhật, những buổi lễ đó không bao giờ thiếu các sĩ quan, những viên chỉ huy địa phương, và thường lôi kéo được sự tò mò của kẻ “vô đạo” Mỗi buổi lễ đạo lớn là mỗi cơ hội trình bày sự rực rở của lễ đạo Gia Tô.


“Lễ Thánh thể vừa được cử hành to lớn uy nghi ở Sài gòn. Đô đốc La Grandière viết cho viên Thượng thư ngày 26-6-1865 ; theo số tài nguyên của phái bộ truyền giáo cho phép, một đám rước rất đông và rất đẹp đã đi qua nhiều khu phố và kéo dài dọc một phần bên mặt sông Đồng Nai đối diện với chổ neo tàu chiến của chúng ta. Nó dừng lại trước lễ đài do Hải quân dựng lên, và khi giám mục ban phúc lành cho cảng, tất cả tàu của chúng ta, theo lệnh của Duperré, nổ đại bác để chào. Tàu có cắm cờ, các ca-nô có trang bị súng ống đều ghé bến, một đám đông ghe của người An Nam theo đạo có trang hoàng hoa và biểungữ tăng thêm sự tráng lệ vĩ đại của buổi lễ quá quan trọng này. Các người bản xứ theo đám rước hay chen lấn nhau để xem, hết sức to lớn và tôi tin rằng lễ đạo Thiên Chúa này chỉ có thể gây nên một ấn tượng sâu xa và tốt lành trên đám dân chúng mà sức mạnh đã bắt khuất phục, nhưng lại sẽ vui lòng chấp thuận nền thống trị của chúng ta khi họ biết phán xét và hiểu chúng ta …[55]


Một bức tranh khác của Đô đốc  Cornulier- Lecunière :


“ Trong dịp lễ Hiện xuống hay lễ Minh thánh Chúa, theo lời yêu cầu của Giám mục, tôi sốt sắn tham dự cùng các đội binh và các công chức, các buổi lễ và các buổi rước thường lệ, trong buổi Thành Thể, tôi cấp tất cảmọi phương tiện công cộng sẵn có để thiết lập các lễ đài. Tôi đặc biệt ra sức đề cao đến cùng vẻ rực rỡ của lễ, kể cả trước hay sau mặt dân An Nam. Trong một xứ như Nam kỳ, là nơi các dân tộc Á châu sống bên cạnh nhau, ra sức thi đua cử hành lễ tôn giáo của mình, các lễ đạo của đạo Gia tô cần được biểu diễn trước mắt người An Nam bằng tất cả vẻ rực rỡ có thể làm được cho dân bản xứ khỏi có sự so sánh bất lợi với những lễ của đạo khác mà họ thướng thấy cử hành chung quanh. Về mặt này, lễ Thánh thể không có gì để than phiền. Một đám đông sĩ quan và công chức của mọi tổ chức thuộc đia đều đi theo vị Toàn quyền trong đám lễ, đi quanh ông là Hội đồng Cơ mật, là các thẩm phán mặc áo tòa, là những sĩ quan các cơ đội khác nhau mặc đồ lớn ; Tại nhà thờ Trung ương Giám mục làm lễ như Giáo hoàng.”[56]


Tất cả những điều trên cho thấy sự hợp tác chặc chẽ giữa phái bộ Gia tô và chính quyền của Đô đốc, đoàn kết với nhau trong một ước vọng chung : Cải đạo và đồng hóa một dân tộc. Nhưng đừng tin rằng sự hợp tác đó không gặp những khó khăn. Dù các Đô đốc nuôi mộng thấy xứ Nam kỳ có ngày thành xứ Thiên Chúa, các chính quyền của họ lại vẫn không có tính chất thần quyền, trái hẳn lại họ đều là những con chiên ngoan đạo, lúc nào cũng chăm lo cho sự vĩ đại của tôn giáo mình, nhưng họ cũng còn là những người cai trị, họ chịu trách nhiệm trước hết về chính sách của mình và sự thành công hay thất bại sẽ quyết định tương lai sự nghiệp của họ, Người tín đồ phụng sự tôn giáo, người chính trị luôn luôn có khuynh hướng sử dụng nó. Đến nổi Giám mục Sài gòn, đã có thể trong những thư từ riêng tư, chỉ trích nghiêm khắc Đô đốc La Grandière, người ngoan đạo nhất trong đám Đô đốc, người mà chính Linh mục Louvet cho rằng lúc nào cũng “hết sức sẵn sang giúp đở việc truyền đạo cùng các công trình đó” [57] và lòng nhân ái đối với các con chiên có tiếng đến nỡi những người này xem y là “một ân phước đặc biệt của đấng tối cao”[58]


“Đô đốc làm phiền tôi đủ mọi cách, ông ta có một đức tin sai lạc khiến ông không chịu tuân theo Giáo hội, mà muốn Giáo hội phục tùng và điều khiển theo ý mình. Ông ta muốn có một giới tăng lữ khác và các chị dòng từ thiện, chứ không muốn các chị dòng Thánh Paul là những người đã có những thành công sáng chói mà chúng ta có thể hy vọng được tại các bệnh viện hay tại các cơ sở Ấu Thánh [59]


Nhưng nếu các Đô đốc xử dụng tôn giáo cho mục đích chính trị của mình cũng không kém các người truyền giáo đã xử dụng quyền bính chính trị chung có lợi cho dôi bên , nhưng vẫn giữ quyền tự do hoạt động vàbên nào cũng muốn áp đặt cái gì của mình, bên nào cũng muốn cho bên kia thấy rằng chính mình mới là kẻ điều khiển thật sự. Chasseloup Laubat có viết về các nhà truyền giáo “là những kẻ kinh khủng “. Bonard trách Giám mục Sài gòn muốn đem nhà thờ lên làm chủ [60] mà mọi người đều đồng ý rằng các người truyền đạo bo bo giữ chặt sự độc lập của mình và quyết liệt chống lại chính quyền thực dân để giữ gìn lấy toàn quyền của họ trên giới con chiên. Đến nổi vấn đề các nhà truyền đạo lúc nào cũng là một trong các vấn đề tế nhị nhất mà các nhà chính trị thực dân phải giải quyết. Đô đốc Ohier khuyên viên sĩ quan tùy viên phải “phải hết sức cẩn thận, hềt sức dè dặt” khi giao dịch với người truyền đạo, Y viết : “không ai kính nể và tôn trọng các vị đó bằng tôi, hằng ngày họ cho thấy bằng cớ của sự tận tụy, anh dũng, nhưng nói chung, tôi không thấy họ có được sự phán xét đứng đắn, tôi chỉ chấp nhận những gì họ đề nghị với một dè dặt lớn lao, và tôi thấy rằng ở Trung hoa và ở Nhật bản cũng theo cách xử sự đó.”[61]


Theo Đô đốc La Grandière, để áp dụng tốt chính sách Thiên Chúa, điều đầu tiên phải làm là tổ chức tầng lớp tăng sĩ và điều khiển nó, Vì có người truyền đạo chưa đủ, những người này còn phải có kỷ luật và không thể đi lệch ra ngoài chính sách của chính quyền, Nhưng các người truyền đạo mà Chủng viện đường Du Bac phái sang Nam kỳ xa hẳn với lòng mong muốn của La Grandière. Đô đốc than phiền về tình trạng đó với viên Thượng Thư và y dành mọi nổ lực để cải thiện :


“Để nắm giữ dân chúng trong tay, chúng ta, bằng một dây nào đó, y viết, tất cả đều phải chỉnh đốn. Tôi thấy sự giúp đở của các nhà truyền đạo là cần thiết, để giúp chúng ta, họ không thiếu lòng tận tụy, nhưng thiếu người và thiếu sự lãnh đạo.[62]


Chúng ta cần các nhà truyền đạo và đứng đầu họ phải là một người có khả năng lãnh đạo, sáng suốt. Khổ thay, dặc biệt điểm sau cùng còn thiếu; do đó những người trẻ mà chúng ta nhận được ở Chủng viện đường Du Bac thiếu kinh nghiệm, thiếu lãnh đạo, thiếu hiểu biết ngôn ngữ và phong tục xứ sở mà hiện nay không mang lại thế lực chúng ta, thêm sự giúp đỡ hữu ích mà chúng ta có quyền chờ đợi ở sự hy sinh của họ[63]


Giới tăng lữ càng ngày càng khó chịu, không có sự lãnh đạo, các chủng sinh trẻ tuổi vừa ra khỏi trường Du Bac không có tí kinh nghiệm nào, họ lèo lái vị Giám mục khốn khổ, mọi việc họ đều tự ý từ khi thấy lòng hào hiệp và sự hy sinh của chúng ta trong việc truyền bá giáo dục và mang lại hạnh phúc cho người bệnh. Họ không muốn có sự kiểm soát nào trong việc chi tiêu trong các bệnh viện,thuốc men…Họ cho rằng số tiền 100.000 F cho họ và giáo hội . 48.000 F cho trường ốc, 20.000 F cho bệnh viện An Nam, 40.000 F cho nhà thương thí, thuốc men…18.000 F cho người dân bản xứ học tiếng La tinh, số tiền 226.000 F đó chỉ là một món nợ…. Chưa bao giờ và ở đâu mà sự vong ân, sự ngu ngốc, sự kêu ngạo lại đi xa cho bằng  ở các đầu óc khốn nạn đó.”[64]


Tóm lại, người truyền đạo là một kẻ giúp việc phụ thuộc đắc lực, là kẻ giúp việc phụ thuộc độc lập[65]. Tình trạng này không thể kéo dài mà không làm nguy hại đến sự hiệu nghiệm của kế hoạch thực dân chung. Cần phải có một sự lãnh đạo mạnh mẽ, chính muốn thực hiện sự lãnh đạo nầy mà La Grandière lo thiết lập một giáo khu Pháp ở Nam kỳ và một ngân sách cho việc tín ngưỡng. Có ba điều cần thiết : thương thuyết với La mã để bổ nhiệm một Giám mục ăn ý với Toàn quyền Nam kỳ, hầu lập một giới tăng sĩ được nhà nước trả tiền, và lập một chủng viện lớn ở Sài Gòn để tuyển dụng các linh mục Việt Nam . “Như thế, việc răng dạy xứ sở này bằng đạo Thiên Chúa sẽ có một sức thúc đẩy hợp lý và theo sự lãnh đạo của người chỉ huy ở thuộc địa, thay gì mang giao phó cho những nhà truyền đạo mà lòng tin không sợ bất cứ thử thách nào, nhưng lòng nhiệt thành của họ đã đè nén đi mọi tinh thần kỷ luật và vì thế sẽ dễ bị lôi cuốn theo các điều sơ hở, nguy hại cho chính mục đích mà họ nhắm đến.”[66]


Để thực hiện điều ấy, việc Giám mục Miche được bổ làm đại diện Tông tòa ở Nam kỳ là một thắng lợi cho La Grandière. Người lãnh đạo mới của đạo Thiên chúa ở Nam kỳ không phải là người xa lạ đối với chính quyền Pháp, ông đến Sài Gòn 1865, lúc đó ông lãnh đạo phái bộ Gia tô ở Cambodge, ông đã xử dụng lòng tin cậy về ông của nhà vua trẻ Préa Norodom, để khuyến ông này đặt mình trong tay nước Pháp và xin Pháp bảo hộ. Để tưởng thưởng công việc của ông, Pháp đã ban huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh. La Grandière muốn tôn vinh cùng một lúc người đại diện cho đạo Gia tô và cũng là kẻ phụng sự trung thành của nước Pháp, bèn quyết định đón rước Giám mục bằng tất cả vinh dự chưa từng có ở Nam kỳ. Vị đại diện Tòa thánh mới, khi đến nơi, được chào mừng bằng một loạt súng đại bác, cả đoàn quân phòng vệ Sài Gòn đứng dọc hai bên đường để dàn chào theo nghi thức quân đội. Dân chúng Sài Gòn chen chúc nhau ngoài đường phố để xem bộ máy tôn giáo và quân sự quá mới lạ đối với họ, các con chiên lấy làm tự mãn.


Những cảnh như thế không thể không gây ấn tượng mạnh mẽ đối với dân chúng . Một vài nhà tư bản xu thời và một số đông người thấy đạo được chính phủ tôn trọng công khai, bèn lật đật đổi đạo. Thành phần trước chỉ mong tìm được các chức vụ cai trị, những kẻ sau thì để được an ninh và một ít thoả mãn vật chất. Vì thế về mặt số lượng, những ngày đầu của triều đại Giám mục Miche là một thời kỳ phát triển và tiến bộ cho đạo Thiên Chúa.


“Trong phần này của xứ sở (các tỉnh miền Tây và nhất là Hà Tiên) Đô đốc Ohier viết cho Thượng thư, có nhiều người bỏ theo đạo Thiên Chúa, việc này đã giúp gián tiếp cho nền cai trị chúng ta, tôi tin chắc rằng ngài muốn biết nguyên nhân. Những người hoạt động trong vùng của phe nổi loạn, ở trong một tình thế hết sức khó khăn. nếu họ từ chối giấy tờ của những lãnh tụ nổi loạn sẽ bị trả thù, nếu họ nhận thì đối với chúng ta, họ đã tự hại mình. Để thoát khỏi tình trạng nan giải này, cả làng đều theo đạo, là đạo làm con chiên mà người An Nam cho ràng tư cách con chiên cũng giống như tư cách người Pháp và khiến cho các thám báo viên của phe nổi loạn cũng không còn có ý định phát giấy tờ cho nữa. Vì thế, những người đổi đạo mới này sẽ trung thành đến chết với chúng ta, vì nếu họ sa vào tay kẻ thù, họ sẽ bị xử tử”[67]


Mặt khác, nhờ Giám mục Miche mà giao thiệp giữa chính quyền và tăng lữ tốt hơn. “Sự hoà hợp tốt đẹp, Đô đốc Ohier viết, không ngừng ngự trị giửa nhà thờ và chính quyền. Sự giao thiệp giữa tôi và Giám mục Miche là một bảo đảm chắc chắn mãi mãi, chừng nào Giám mục còn lãnh đạo Tòa giám mục Sài gòn.”[68]


“Tôi lấy làm sung sướng, Đôđốc Cornulier-Lucinière báo cáo, có thể nói, tôi vẫn tiếp tục với Giám mục Miche các giao thiệp tốt đẹp như các vị tiền nhiệm và các giao thiệp đó cũng bảo đảm như trong dĩ vãng sự hòa hợp tốt đẹp giữa giới tăng lữ và các cấp chính quyền thuộc địa. Tình trạng này làm dễ dãi công việc của các nhà truyền đạo, họ thu được các kết quả rực rỡ cho tôn giáo và rất có ích cho chính trị .”[69]


Vào thời người An Nam cai trị, Đô đốc Dupré nói, các nhà truyền giáo Nam kỳ dù phải thường chịu nhiều nguy hiểm nhưng họ lại được rất nhiều độc lập trong cộng đồng mà họ là những thẩm phán tối cáo. Do đó, có ít nhiều khó khăn, ít nhiều chống đối trong những năm chiếm đóng đầu tiên của Pháp khi phải giao các làng đạo cũng như các làng khác qua quyền vị thmẩ phán thế tục. Tất cả đều được san phẳng nhờ vào sự giúp đở sáng suốt của Giám mục Miche và Linh mục Aussoleil, cả hai vị đều hiểu đến đâu có thể là và phải là vai trò của tăng lữ trong thuộc địa Pháp.”[70]


Vấn đề một giới tăng lữ có kỷ luật đã giải quyết xong, nhờ sự giúp đở thông minh của của vị Giám mục hết sức sẵn sàng phụ giúp chính sách Pháp, vì thế chính quyền thuộc địa ở Nam kỳ có thể tin tưởng ở những người truyền đạo, sẽ gặt hái được những kết quả về công việc của họ. “Thái độ của giới Tăng lữ rất tốt, trong thâm tâm chính quyền có thể trông nhờ vào những thiện cảm và sự giúp đở của các người truyền đạo…Dù về căn bản, chính quyền thuộc địa hoàn toàn thế tục, nó bảo vệ mọi tôn giáo và kính trọng mọi tín ngưởng, nó vẫn không thể không nhìn thấy một cách thích thú các tiến bộ của đạo Gia tô, vì chính quyền nhận thấy rằng trong những tỉnh có nhiều người theo đạo Thiên Chúa đều luôn luôn trung thành và yên tỉnh …


Tóm lại đạo Thiên Chúa tiến bước mãi mỗi ngày và trợ giúp cho chính quyền thuộc địa.”[71] “Đám kiều dân rất thích thú trông thấy số con chiên gia tăng, lòng trung thành của họ chắc chắn được bảo đảm …quyền lợi chính trị buộc chúng ta ủng hộ mọi cố gắng của các nhà truyền đạo đến mức độ chúng ta có thể làm được”[72] để bành trướng thế lực Thiên Chúa .


Và từ sự hòa hợp này việc hợp tác thân hữu mãi tiếp diển cho đến ngày thình lình người ta thấy bị một thế lực tôn giáo đã treở nên hùng mạnh đe dọa. Chúng ta sẽ thấy trong phần ba của tập nghiên cứu này , Bây giờ chúng ta hãy rời bỏ Nam kỳ để sang qua Bắc kỳ.

 

Cao Huy Thuần


Còn nữa....


Ghi Chú

 


[1] - A Duchêne. Un minister trop oublié : Chasseloup Laubat, tr 201

[2] - Chỉ thị gửi cho Đô đốc Bonard 25 hay 26 tháng 8 1861, Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại A.30  (1) hộp 10

[3] - Thư viết tay gởi Đô đốc Bonard ngày 10-10-1862 , cùng chỉ dẫn

[4] - Chỉ thị gửi Giám đốc Thuộc địa 2-12-1862 , Thư khố bộ Pháp quốc Hải ngoại , DOO , (3) hộp 48 . Cho đến ngày này trong mọi vấn đề về Nam kỳ đều do chính viên Thượng thư giải quyết  lấy ở văn phòng , Thượng thư Chasseloup Laubat giao việc nầy cho giám đốc Thuộc địa với các chỉ thị đại cương rất quan trong trong việc thi hành về sau trong vấn đề Nam kỳ

[5] - Thư gửi Dolarbre 14-2-1862 do A .Duchêne dẫn, tác phẩm đã dẫn , tr 171.

[6] - Thư viết tay 17-9-1865 . Thư khố bộ Pháp quốc Hải ngoại A.30 (1) hộp 10

[7] - Thư viết tay 18-4-64 , cùng chỉ dẫn “Văn minh Thiên Chúa giáo” các chử này xuất hiện mãi dưới ngòi bút Chasseluop Laubat. Đối chiếu với các thư viết tay gửi La Grandière. 10-7, 10-11, và 18-11-1864…

[8] - Đối chiếu Brunsch Wig , lịch sử thuộc địa Âu Châu 1815-1914 Paris , các bài giảng Luật khoa 1948-1949

[9] - Thư viết tay 17-9-1865 gởi La Grandière , cùng chiếu dẫn

[10] - thư viết tay 18-11-1864 gởi La grandière , cùng chiếu dẫn

[11] - Thư viết tay 17-6-1965  như trên

[12] - Xin xem chỉ thị gởi Bonard . 25-8-1861. Thư khố bộ Pháp quôc hải ngoại  A00 (2) HỘP 1

[13]  - A. Duchêne , tác phẫm đã dẫn tr 207

[14] - Trần tình về tình hình chính trị Nam kỳ , thư khố Bộ Pháp quốc Hải Ngoại  A00 (2) hộp 1

[15] -  như trên

[16] - Silvestre, Chính sách Pháp ở Đông Dương, kỷ yếu trường Tự Do Khoa học Chính trị 1896 tr 200

[17] - Louvet, Vie de Mgr. Puginier, Hà nội 1894 tr 91

[18] - Louvet, La Couchinchine religieuse. Paris Challamel ainé,1885 tập II tr 319.

[19] - Louvet, sđd tr 319-321

[20] - như trên

[21] - Chesneaux. Contribution à l’histoire de la nation Vietnamienne tr 115

[22]    Như trên

[23] - Cultru , sđd tr 189

[24] - Trước vụ Kỳ Hoà , gạo bán một tiền 40 lít, đem bán sĩ cho người Tàu, người Âu, rồi những người này gởi sang Trung quốc

[25] - P.Vial Les Première années de la cochinchine colonie Francaise, Paris Challamel ainé , 1874 tr 109-118

[26] - P.Vial sđd tr 196

[27] - Văn thư về thuộc địa của chúng ta ở Nam kỳ, 30-4-1864 của Đại tá hải quân J.Ariès. Thư khố bộ Pháp quốc hải ngoại A00 (3) hộp I

[28] - R. Postel, cựu thẩn phán Sài gòn, Atravers la cochinchine, Paris 1887 tr 91. Muốn biết sự bạo tàn của những sự đàn áp đó , xin xem Cultru,sđd tr 259-303 ; Le Myre de vilers, “Les Institution  civiles de la Cochinchine” tr 76

[29] - như trên

[30] - Do Chesneaux dẫn , sđd tr 115-116

[31] - Thư của Đại úy hải quân Ansart, ngày 25-4-1863, thư khố quốc gia C6 121-128

[32] -  như trên

[33] - Chỉ thị của Thượng thư gởi Đô đốc La Grandière 17-2-1863, Thư khố bộ Pháp quốc hải ngoại A.30(1) hộp 10

[34] - Văn thư Bonard gởi thượng thư, Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoạì7-2-62 A00 (2) hộp 1

[35] - Trần tình về tình hình chính trị ở Nam kỳ , thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại  A00 (2) hộp 1 Bản trần tình này do Aubaret lúc đó làm phụ tá cho Bonard viết , Bonard có phó thư và nói rõ với viên Thượng thư là nhận xét và kinh nghiệm của y hoàn toàn và phù hợp với ý kiến của Aubaret trình bày

[36] Văn thư về Nam kỳ, Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại, 27-2-1862 A00 (2) hộp 1

[37] - trần tình của Đô đốc Bonard gởi Hoàng thượng , Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại A00 (3)  hộp 1

[38] - Văn thư 30-5-1864 , Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại , A.30  (6) hộp 10

[39] -  Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại , A30 (8) hộp 11

[40] -  Văn thư 15-12-1867 , Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại , A30 (11) hộp 1

[41] - Thư của Đại Úy Aubaret ngày 25-4-1863, Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại C6 121-128

[42] - Bản trần tình về tình hình chính trị ở Nam kỳ của Aubaret sđd

[43] - Đối chiếu thư từ, báo cáo Đô đốc Bonard 1862-63 . Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại A30 hộp 10

[44] - Văn thư về giáo dục trung đẳng và trường Trung học được lập tại Sài Gòn do Linh mục Wibaux. Thư khố Trung ương về Đông dưong  (aix en Provence) Đô đốc 12203

[45] - như trên

[46] - Bá cáo về tình trạng tôn giáo và giáo dục ở thuộc địa (10-12-1863) quy chi Đô đốc La Grandière, cùng chỉ dẩn.

[47] - Bá cáo 1863  .Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại , A20 (2) hộp 4

[48] - Thư khố Trung ương và Đông dương 12203

[49] - Văn thư số 2-3-1869 . Thư khố Bộ hải quân BB4 899

[50] - Văn thư 13-9-1869, cùng chiếu dẫn (28-10-63)

[51] - Thư riêng của linh mục Gernot, truyền giáo mục vụ tong đồ gởi Đại úy Ansart, sĩ quan tùy viên của Đô đốc La Grandière , Thư khố trung ương Đông dưong , GG12196/4 . Chuông chùa Sắc Tứ ( chùa mà Vua thường đi lễ) lẽ ra phải được giao cho nhà thờ mới, nhưng Đại tá Palanca của Tây Ban Nha đã lấy gởi mang đi Mainille, ông không hay biết gì về ý đồ mà người t sẽ xử dụng chuông đó.

[52] - Louvet, Tôn giáo xứ Nam kỳ,  sđd tr 442

[53] - Louvet, tr 444

[54] - Tình hình phái bộ Tây Nam kỳ , ngày 1-1-1879 Bá cáo của Giám mục Sài Gòn , Thư khố Trung ương Đông dương , Đô đốc, 121.79

[55] - Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại , A30 (8) hộp 11

[56] - Cornulier-Lecunière gửi Thượng thư ngày 20-6-1870 . Thư khố bộ hải quân BB4 899

[57] - Louvet , sđd tr 324

[58] - Thư giám mục Alcazar, đại diện tòa thánh ở Đông Bắc kỳ gửi Đô đốc La Grandière 23-12-1863, thư khố trung ương Đông dương, Đô đốc, 12194

[59] - Thư của Giám mục Lefèbvre gửi linh mục Pernot, đại diện phái bộ ở Hương Cảng  27-7-1864 do Taboulet dẫn . một ít thư từ của giám mục Lefèbvre , BSEI 1943, tập XVIII , SỐ 4 tam cá nguyệt thứ 5.

[60] - Đối chiếu thư viết tay của Lefèbvre gửi Đô đốc Bonard 10-4-1868, Thư khố Trung ương Đông dương , Đô đốc, 12219

[61] - Chỉ thị củ Đô đốc Ohier gửi chỉ huy trưởng hạm đội trong vùng biển Trung hoa và Nhật bản 8-6-1869 , Thư khố quôc gia , (tài sản hải quân) BB4 876

[62] - Văn thư 30-4-1863 thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại A30 (6)  hộp 10

[63] - Văn thư 30-5-1864 , cùng chiếu dẫn

[64] - Thư riêng 28-8-1864 Thư khố bộ Pháp quốc hải ngoại . A30 (6) hộp 10

[65] - Báo cáo về tôn giáo và giáo dục ở thuộc địa, 1863, thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại  A20 (2) hộp 4

[66] - Tóm tắt báo cáo của Đô đốc La grandière, 2-1864 . Thư khố quôc gia (tài sản hải quân)BB4 834

[67] - Văn thư 27-10-1868 . Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại A20 (9) hộp 4

[68] -  văn thư 27-10-1869 . Thư khố quốc gia  ( tài sản hải quân) BB4  876

[69] -  văn thư 24-5-1870 , thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại , A30 (13) hộp 4

[70] -  văn thư 1-2-1873 như trên A20 (14) hộp 5

[71] - Văn thư Đô đốc Ohier 28-8-1869, A20 (8) hộp 4 và các bá cáo hàng năm A20 (7) hộp 4

[72] -  Văn thư Đô đốc Dupré 1-2-1873 đã dẫn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp