13:48 01/10/2011
Người tu sĩ Phật giáo luôn lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Ngoài đời vì phải còn phải vướng mắc vào tiền bạc và địa vị nên chỗ làm ngon là chỗ phải đáp ứng được hai yếu tố này, còn người tu sĩ chủ yếu là lấy trí tuệ nên sau khi học ra trường, chúng ta phải áp dụng giáo lý đó để thực hành có được trí tuệ, giải thoát và hướng dẫn mọi người hiểu được con đường giải thoát đó.
10:39 01/10/2011
Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới .
10:10 01/10/2011
Lối sống khổ hạnh đó đã trở thành một thứ khuôn mẫu cho thiên hướng của những người Thiên Chúa giáo: một thứ động cơ thúc dục họ hãy tìm lấy cho mình sự tuyệt đối trong cảnh cô đơn, biểu trưng cho một sự thách đố trước mọi khó khăn và thèm khát - nhất là thèm khát xác thịt!
21:35 30/09/2011
(TG&DT) - Chùa Phật Quang ở Philadelphia đang phục hồi lại từ nhà thờ, vì thế cần phải hoàn chỉnh cơ sở. Chương trình tu học có cả Thiền và Tịnh, Bát Quan Trai, do Thầy Kiến Như xuất thân từ giòng phái Trúc Lâm Đà Lạt, vốn là một giáo sư Trung học trước 1975, cũng là luật sư tòa Thượng Thẩm SG, đang đảm trách chương trình tái tạo cơ sở và hướng dẫn tu tập cùng thầy Chân Lý tại Philadelphia...
21:14 30/09/2011
Làm nghề đi biển, bà con ngư dân chẳng những nặng tình nghĩa mà còn rất xem trọng tâm linh. Ở các Làng ven biển Nam bộ, nơi nào cũng có ngôi miếu thờ Cá Voi mà bà con ngư dân gọi là Cá Ông - tôn sùng là Đức Ông Nam Hải hoặc Nam Hải Đại tướng quân như là Tổ nghiệp
13:58 30/09/2011
Mùi thơm khói tang yên, mùi thơm của bánh bột mì thanh khoa (món ăn chính truyền thống của dân du mục Tạng), âm thanh pháp khí, tiếng tụng chú như pha lẫn vào nhau, tạo thành một sự thiêng liêng trang trọng cho vùng núi Căn Bồi Ô Tử.
13:51 30/09/2011
Trong vòng chưa đầy 10 năm, đại đức Thích Chơn Phương đã có dịp đi tới 54 quốc gia trên thế giới. Ngay cả những đất nước có Phật giáo phát thịnh như: Nepal, Sry Lanka, Ấn Độ, Myanmar, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản... ngài cũng đã đi tới mấy lần. Và lạ kỳ thay, những lần đến những nơi này, Đại đức đều được các quý thầy hoặc Phật tử tự nguyện phát tâm cúng dường xá lợi.
13:44 30/09/2011
(TG&DT) - Trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp, Đức Phật chỉ dùng khẩu thuyết chớ không viết kinh cho nên trước khi Thế Tôn nhập diệt, ông A Nan có bạch với Phật rằng : ”Khi kết tập kinh điển, đầu kinh nên để câu gì?...” Phật dạy rằng : ”Tôi nghe như vầy, trong lúc ấy Phật ở nơi nào…có bao nhiêu thính chúng là bậc nào…” Vì thế kinh Thủ Lăng Nghiêm này ghi chép lại những lời Phật dạy ở tịnh xá Kỳ Hoàn, thành Thất La Phiệt…và thính chúng có 1250 vị đại A La Hán…
13:43 30/09/2011
Sáng hôm sau, tôi dậy sớm và bắt đầu chuyến đi “ học” của mình. Bắt đầu đi là lúc trong lòng tôi bắt đầu hồi hộp, và cảm xúc ngày một dâng trào lên. Đồng thời tính tò mò cũng được theo đó mà tăng lên. Tò mò muốn biết khóa tu ra sao? Mình sẽ học được gì ở đó? Nói chung trong tôi đầy suy nghĩ và âu lo.
13:41 30/09/2011
Ni đoàn này cũng đã gửi các vị Tỳ-kheo-ni vượt đại dương, đi thuyền đến Trung Quốc để tạo lập Ni đoàn tại xứ sở đó; và từ Trung quốc đã mở rộng đến các quốc gia khác trong vùng Đông Á cho đến ngày nay. Trưởng lão ni Sanghamitta lưu lại tại đảo quốc, tiếp tục công trình hoằng pháp