08:15 05/09/2012
Thế là ông ta chỉ căn cứ số đông theo kiểu bầu bán thế tục chứ không dùng luật Đạo tác pháp Yết Ma??? Ối trời, một chức sắc PG cấp Tỉnh mà trình độ hành chánh và giáo luật như thế sao bảo không loạn; Tăng Ni chỉ sợ quyền lực, làm sao họ kính nể những thạch trụ Phật Pháp như thế! Những vị nầy, Giáo hội nên cho thọ giới Sa Di và học hết bốn cuốn luật trước khi thọ Tỳ kheo trở lại...
08:08 05/09/2012
Đáng ra sư Thanh Giác phải hãnh diện về một đệ tử như thế, và PGHP cũng tự hào trong tỉnh có một ngôi chùa bề thế, có một tu sĩ trẻ năng động như thế, lẽ nào chỉ vì 6 điều vu vơ của một thầy gọi là bổn sư, muốn triệt đệ tử vì tự ái, mà BTS ra quyết định một cách sai nguyên tắc hành chánh,thiếu tình đồng đạo.
15:41 03/09/2012
Qua thí dụ nầy chúng ta thấy, con sông thì chỉ có một, tức Phật Pháp chỉ có một, mà thú thì có ba. Ba con thú là tiêu biểu, nói lên sự sai biệt của ba thừa. Chính vì sự sai khác đó, nên trong Phật Giáo mới tạm chia ra có ba thừa.Kỳ thật chỉ có một Thừa, tức Phật Thừa mà thôi, như trong Kinh Pháp Hoa đã nói rõ.
18:56 31/08/2012
Rất nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn điều này và cho rằng, lễ Vu Lan chỉ là tên gọi khác của ngày Xá tội vong nhân - Rằm tháng 7. Trên thực tế đây thực sự là 2 lễ khác nhau, tuy có chung nguồn gốc Phật giáo song xuất phát từ những điển tích riêng biệt.
17:27 30/08/2012
Bên cạnh những buổi Lễ, chùa còn tổ chức biểu diễn văn nghệ chủ đề Báo Hiếu do Trường Việt ngữ của chùa đảm trách, giới thiệu hai cụ bà Diệu Tiên (93 tuổi) và Chơn Niệm Hỷ (96 tuổi) sống khỏe và an vui nhờ niệm Phật hằng ngày.Đặc biệt, nhà thư pháp trẻ Đăng Học đã viết tặng cho nhiều Phật tử những từ về báo hiếu Ông Bà, Cha Mẹ.
16:22 25/08/2012
Cái chân thật này đã thôi thúc tôi đem bài thơ “Bông Hồng Dâng Tặng mẹ” phổ nên bài vọng cổ để kính tặng anh. Trong đó tôi đem tựa đề của những bài ca Huế dàn trải như cuộc đời anh như: Đời không phẳng lặng như điệu Nam Bình êm ả, không rộn rả như Lý Tiểu Khúc mà ray rức nhặt khoan như điệu Lý Tương Tư nghe thương nhớ vô cùng…”...
14:56 23/08/2012
Tự tứ là một thuật ngữ của Phật giáo. Tiếng Phạn là Pravaranà (Bát Thích Bà) cách dịch cũ là Tự tứ, cách dịch mới là Tùy ý. Buổi lễ nầy được diễn ra vào ngày cuối cùng của 3 tháng an cư kiết hạ, theo luật tiền an cư là ngày 16 tháng 7, hậu an cư là ngày 16 tháng 8, ngày đó mọi người tự nêu ra các tội lỗi mà mình đã phạm phải trước mặt các vị Tỳ kheo khác, và tự sám hối, nên gọi là Tự tứ.
09:45 22/08/2012
Dòng Vĩnh Nghiêm, ngoài cơ sở vật chất và lượng số Tăng ni khá lớn. Phả hệ tương đối tồn tục, nhưng sắc thái tâm linh vẫn chưa có một hương vị đặc thù nào để sử gia có thể phân biệt dòng Vĩnh Nghiêm khác với các giáo hệ đương đại mà Nhật Bản, Cao ly có một ranh giới rõ ràng cho các dòng phái.
13:10 20/08/2012
Thực tập thiền quán vô ngã nhằm trực nhận vô ngã tính (tánh Không) trong thân tâm cùng tất cả vạn pháp là chìa khóa để vượt thoát ngục tù sanh tử khổ đau. Vì vậy nghiên cứu, học hỏi và thực tập thiền quán để an trú vào tánh Không, thành tựu tuệ giác vô ngã là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả những người con Phật.
21:33 19/08/2012
Hình ảnh nhà sư khiêm hạ từng bước đi, chịu dầm mưa dãi nắng, kiên nhẫn suốt trên 2000km với thời gian gần 4 năm kiên trì, trở thành một biểu tượng đẹp cho hàng vạn người ngưỡng mộ; thế nhưng, ngược lại, những thành phần tháp tùng, đã có những hành động quá ư côn đồ, không thể xem đó là hộ đạo mà là phá đạo, phá hỏng hình ảnh đẹp của một hạnh nguyện khiêm cung.