08:10 15/09/2011
Tuổi trẻ thường ưa cái vui, cái lạ, cái mang tính khoa học và thực tế. Đạo Phật không những bao gồm những cái đó mà còn vượt trên khoa học và thời đại nữa. Biết áp dụng thì thịnh, không thì tàn. Lỗi tại ta. Khế lý, khế cơ, khế thời là lời Phật dạy. Từ Bi để định hướng cho hành động. Trí tuệ để là ngọn đuốc soi đường. Dũng mãnh trong việc gạn độc khơi trong. Không nên vùng vẫy trong ao tù với chiếc thuyền nang, mà phải ra khơi bằng chiếc tàu của thời đại.
19:03 10/09/2011
Khi các chùa sử dụng hình ảnh Maria và chúa hài đồng trong lễ Vu Lan, thì đây là dịp tốt, để những người muốn thu hút tín đồ Phật giáo chứng tỏ sự “mầu nhiệm” đó. Tức là, rồi thì theo họ những người theo đạo Phật cũng quy ngưỡng về “ngôi hai” (chúa con) thôi, mà việc sử dụng hình ảnh Maria và chúa con là một biểu hiện cụ thể của chúa thánh thần linh ứng.
19:00 10/09/2011
Thực ra, đạo Phật giảng dạy nhiều phương pháp hành trì, gọi là “vô lượng pháp môn”, để giúp con người tự lực, mạnh mẽ vượt lên trên mọi sóng gió phiền não, khổ đau của cuộc đời, bước ra khỏi vòng trầm luân sanh tử, tự tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình.
12:46 09/09/2011
Đại đức Thích Trí Chơn và Đại đức Thích Trí Thường đã trả lời nhiều câu hỏi, thắc mắc của bà con liên quan đến đạo Phật và nhiều vấn đề thực tế đặt ra trong cuộc sống hàng ngày. Bằng những câu trả lời đầy trí tuệ và sâu sắc, các vị đại đức đã giúp bà con nhiều điều bổ ích đối với cuộc sống còn nhiều vất vả nơi đất khách quê người.
11:22 06/09/2011
Làm thế nào để chữa trị đây? Phải chăng đã đến lúc Tây Phương cần hướng về Đông Phương để tìm hiểu triết lý sống như “tri túc thiểu dụng”, “cư trần lạc đạo” và nhất là Thiền Định để cân bằng não bộ. Triết lý Tâm-Cảnh của Đạo Phật thật khoa học. Theo Phật Giáo, Tâm và Cảnh là Một. Khi Tâm nhiễm cảnh hối hả thì tâm loạn động. Khi Tâm nhiễm cảnh yên bình thì tâm thanh tịnh.
20:18 05/09/2011
Thời nhà Trần, Đạo Phật sáng rỡ một thời; nhưng cuối đời Trần thì Đạo Phật mất dần thanh thế. Cho mãi tới thời Trịnh – Nguyễn (1576-1786), tuy có đôi lúc được hưng hiển nhưng đấy chỉ như những vì sao rời rạc lấp lánh trên bầu trời vẫn tỏa ánh sáng chiếu soi xuống cõi trần gian mù mịt tối tăm này!
20:18 05/09/2011
Thời nhà Trần, Đạo Phật sáng rỡ một thời; nhưng cuối đời Trần thì Đạo Phật mất dần thanh thế. Cho mãi tới thời Trịnh – Nguyễn (1576-1786), tuy có đôi lúc được hưng hiển nhưng đấy chỉ như những vì sao rời rạc lấp lánh trên bầu trời vẫn tỏa ánh sáng chiếu soi xuống cõi trần gian mù mịt tối tăm này!
20:18 05/09/2011
Thời nhà Trần, Đạo Phật sáng rỡ một thời; nhưng cuối đời Trần thì Đạo Phật mất dần thanh thế. Cho mãi tới thời Trịnh – Nguyễn (1576-1786), tuy có đôi lúc được hưng hiển nhưng đấy chỉ như những vì sao rời rạc lấp lánh trên bầu trời vẫn tỏa ánh sáng chiếu soi xuống cõi trần gian mù mịt tối tăm này!
08:33 05/09/2011
Chúng ta hãy thôi những cuộc tranh giành, đả kích lẫn nhau, tạo ra cảnh “trùng sư tử ăn thịt sư tử” để những “con sói” khát máu lợi dụng cơ hội lần mò từng ngỏ ngách thu phục và bắt giữ “bầy cừu” vô tội. Chung tay góp sức ngăn chặn những biến tướng của xã hội hiện nay, giúp mọi người nhận ra lẽ thật, nêu cao tinh thần sống vì chân lí, đó mới đúng là một người con của Đức Từ Phụ.
15:17 04/09/2011
Ngày nay, đạo pháp suy vong, tiền bạc nằm trong tay bậc tu hành. Giới xuất gia sống xoa hoa, phù phiếm trên sự hy sinh công sức và tiền bạc của hàng cư sĩ, phật tử tại gia phải hy sinh mồ hôi nước mắt mới kiếm được. Hàng đại tăng, cao tăng và danh tăng chân tu thì mủ ni che tai tìm tới cõi vắng mà quy ẩn tu chứng cho riêng mình. Hàng phàm tăng vọng tu thì xuất hiện khắp nơi. Kẻ tham lam, ái dục đội áo mảo nhà tu bợ đỡ giới cầm quyền