15:35 18/08/2011
(TG&DT) - Niềm tin phải đi liền với trí tuệ mới là chánh tín. Cho nên người con Phật không vội tin bất cứ điều gì, họ chỉ tin sau khi thực hành và điều đó mang đến hạnh phúc, an vui cho mình và người, trong hiện tại và mai sau.
11:11 18/08/2011
Thiết nghĩ, cũng cần minh bạch trong các hoạt động mang tính từ thiện và tâm linh này. Hãy phân biệt rạch ròi giữa hoạt động mua bán trong đời thường tuân theo quy luật thị trường và hoạt động từ thiện, tâm linh mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cao cả.
11:10 18/08/2011
Khóa lễ Tụng kinh Vu Lan và cài hoa Hồng được diễn ra lúc 11 giờ, trong không khí trang nghiêm, sâu lắng của những người con Phật đang tưởng nhớ đến ân đức sanh thành và ơn của chúng sanh trong muôn một. Nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ được nhẹ nhàng siêu thoát và Cầu an cho cha mẹ hiện tiền được tăng Phước, tăng Thọ, Bồ đề tâm kiên cố, Tinh tấn tu học trong ánh hào quang của chư Phật.
11:08 18/08/2011
Dễ thấy, ở nhạc Trịnh Công Sơn là sự ảnh hưởng của triết lý đạo Phật, vốn nhạy cảm về tính hữu hạn của đời người trong quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử, trong dâu bể vô thường! Chính điều này đã chi phối mạch tư duy âm nhạc của anh để làm nên một phong cách Trịnh Công Sơn với những ca khúc nổi tiếng tiêu biểu như Cát bụi, Diễm xưa, Biển nhớ, Bên đời hiu quanh, Ở trọ, Biết đâu nguồn cội, Phôi pha, Dấu chân địa đàng, Như cánh vạc bay, Ðóa hoa vô thường, Một cõi đi về...
11:07 18/08/2011
Tham dự và chứng minh buổi lễ có Đ.Đ Thích Giác Hoàng, Đ.Đ Thích Giác Không, Ni sư Thích nữ Cảnh Liên, Sư cô Thích nữ Hiếu Liên Trú trì Tịnh xá Ngọc Chánh cùng chư Ni và đông đảo bà con Phật tử khắp nơi trên địa bàn huyện đã hoan hỷ vân tập, thành kính dâng y và cúng dường với chí nguyện đền đáp Tứ ân. Qua đó thể hiện tinh thần tri ân và báo ân của những người con Phật, một truyền thống hiếu đạo của dân tộc Việt Nam.
07:48 17/08/2011
(TG&DT) - Để an toàn trong việc bảo vệ di sản văn hóa thế giới quý báu này cho nên những nhà tài trợ đã phát tâm cúng dường xe cứu hỏa mới nhất. Và cho chư Tăng tại Bổn tự điều hành phương tiện đã diễn tập. Một số hình ảnh chư tăng thao tác phương tiện chữa cháy hiện đại, kính mời quý đọc giả cùng chia sẻ một cảnh ngoạn mục của Phật giáo xứ Kim Chi:
23:05 16/08/2011
Cụm từ mà bạn đọc Minh Ngọc dùng là “diễn biến hoà bình trong tôn giáo”. Áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể, chúng tôi xin phép sửa lại là “Diễn biến hòa bình” đối với Phật giáo”. Thực ra khi viết bài “Hoạ sĩ “tâm linh” Vi Vi đã vẽ Phật như thế nào”, chúng tôi chưa nghĩ đến “diễn biến hoà bình”, nhưng khi đọc ý kiến của bạn đọc Minh Ngọc, chúng tôi giật mình và cảm thấy đúng như vậy.
23:04 16/08/2011
Ở Sài Gòn, ông đã tỏ ra “tâm linh”, nhưng chỉ chuyên vẽ Chúa, không có Phật. Tranh ông hợp với kiểu cậu ấm cô chiêu thời bấy giờ, hơn là những nguời nghiêng về đời sống tâm linh. Nhưng thật bất ngờ với những bức trang vẽ Phật của ông, thường được dùng để khẳng định ông là họa sĩ “tâm linh” nói chung cho đủ mặt tôn giáo, và gần hơn với nguời theo đạo Phật.
20:58 16/08/2011
(TG&DT) - Trong giáo hội Phật xưa cũng như nay, các vị xuất gia nhà Phật, dù họ là Tăng hay Ni, cả hai đều có khả năng đạt được quả vị Phật như nhau, không có gì khác biệt, bởi vì họ đã biết mình phải làm gì và không nên làm gì, để cho cuộc sống của nhân loại ngày càng phát triển và hạnh phúc hơn, như Đức Phật Thích Ca đã làm.
20:56 16/08/2011
Tôi chỉ đi chùa lễ Phật vào các ngày ba mươi, rằm và những ngày lễ lớn. những ngày khác ở nhà, tôi không tụng niệm (vì nghi thức tụng niệm âm Hán-Việt rất khó hiểu) hay lễ bái trước bàn thờ Phật. Tôi chỉ đọc kinh (Tiếng Việt) nơi bàn viết, theo thời khóa cố định mỗi ngày lúc 3-4 giờ sáng. Đọc và suy nghiệm nghĩa lý rồi đem ứng dụng vào cuộc sống. Mong được hướng dẫn và góp ý thêm về “pháp môn” đọc kinh sách của tôi so với việc tụng niệm.