đậu tương đen hữu cơ

Nghiên cứu

20:34 24/06/2011

Phần II: Chương 4: Những khó khăn trong việc áp dụng Điều 9

(TG&DT) - Kết hợp cố gắng của họ với các kinh doanh, họ thúc đẩy nước Pháp vào con đường xâm lăng toàn thể nước Việt Nam, bằng cách trình bày hiệp ước 1874 chỉ là một mánh khoé gian trá của triều đình Huế và mọi liên minh với triều đình nầy chỉ là ảo vọng.

Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam - Phần II: CHƯƠNG BỐN: Những Khó Khăn Trong Việc Áp Dụng Điều 9


Trong khi điều 2 của hiệp ước 1862 chỉ nêu lên nguyên tắc tự do theo đạo Thiên Chúa mà không buộc chính phủ Việt nam có nghĩa vụ cụ thể nào đối với công dân theo đạo , thì điều 9 hiệp ước 1874 . công nhận cho những người này một mức độ độc lập đối với luật pháp xứ sở, đã làm nguy hại trầm trọng uy quyền vua Tự Đức và đe dọa ngay cả nền tảng của truyền thống quân chủ của Vương quốc .


Mặt khác, các nhà Nho yêu nước không chấp nhận hiệp ước và đứng ra cầm đầu một cuộc nỗi dậy, công khai chống lại tự Đức và chống lại “người phương tây và đồng minh của chúng” . Vì việc bảo vệ các con chiên thuộc về giới chức Pháp, họ đang có quân đội, và các đại diện trong vương quốc, nên tất nhiên sự tranh chấp giữa Văn Thân và con chiên đưa đến sự căng thẳng trong mối liên lạc giữa người pháp và triều đình Huế, một sự căng thẳng mà các kẻ truyền đạo lại còn tìm cách làm trầm trọng hơn lên.


I- VẤN ĐỀ CÔNG BỐ CHỈ DỤ


Chương cuối điều 9 quy định:


“Một chỉ dụ của Hoàng đế được công bố ngay sau khi trao đổi sự phê chuẩn, sẽ tuyên bố khắp mọi thôn xã quyền tự do mà Hoàng đế đã ban cho các con chiên trong vương quốc mình “


Trách nhiệm này, trông bề ngoài quá đơn giản, đã đặt ra các vấn đề  rất tế nhị cho Vua Tự Đức.


Trước hết, theo thuyết chính trị của nước Việt Nam xưa, vua là ông chủ tuyệt đối của thần dân, không biết đến ý muốn của ai khác hơn là ý muốn của Trời mà ông đã thay mặt, và ý muốn của chính ông ấy. Nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, ý muốn của vị chúa tể lại phụ thuộc vào các điều khoản của một hiệp ước ấn định điều gì ông phải làm và điều gì ông không được làm đối với một loại thần dân của ông. Một chỉ dụ được ban bố trong hoàn cảnh như thế, do đó không còn là một văn thư long trọng diển đạt ý muốn tối cao của vị chủ tể mà nó chỉ là sự thi hành một ý muốn từ bên ngoài cưỡng bức. Không những tự ái của Tự Đức bị thương tổn, mà chính căn bản triết lý chính trị của xứ sở bị tấn công. Kế đến, một số quyền hạn cấp cho con chiên là những phá lệ thật sự của luật phổ thông và của phong tục đất nước.


Ví dụ : Hiệp ước đòi cho con chiên có quyền thi cử để làm quan nhưng không vì thế  mà “phải làm một hành vi nào bị tôn giáo cấm”. Triều đình Huế, chủ trương rằng, chúng ta sẽ thấy, khi thương thuyết, họ không biết đúng những hành vi nào bị đạo Thiên Chúa cấm đoán. Người ta sẽ giải thích cho họ là điều ấy sẽ miển, chẳng hạn cho các con chiên làm quan khỏi phải lễ bái vua cũng như khỏi lễ bái trong các nghi lễ chính thức. Nhưng chúng ta biết rằng lễ nghi chiếm một địa vị cực kỳ quan trọng trong xã hội cổ Việt nam ; chính qua lễ nghi mà Đức Khổng Tử muốn thiết lập trật tự và hòa hợp trong xã hội. Vì thế người ta tuyệt đối không thể nghỉ rằng một kẻ làm quan lại có thể lơ là, vi phạm đến nghi lễ, vì chính y ở chức vụ đó là để - trên nguyên tắc – làm gương mẩu cho dân. Cuối cùng, việc công bố một chỉ dụ thừa nhận các quyền quá đáng cho con chiên lại chứa đựng nỗi nguy hiểm gây nên làn sóng bất mãn và phản đối của các nhà Nho, họ nhất định không tha thứ được chong vua đã nhượng bộ trước những tên phản quốc. Tự Đức đã gặp nhiều khó khăn khác bằng một hành vi mà chính ông cũng ghê tởm. Vì thế tất cả đều khiến cho Tự Đức giảm thiểu tối đa tầm quan trọng của điều khoản nguy hại nầy cho uy quyền của ông cũng như cho chủ quyền đất nước.


Người Pháp phải đợi đến tháng 9 – 1875, tức là một năm sau khi trao đ63i các sự phê chuẩn. mới đạt được việc công bố chỉ dụ mà hiệp ước bắt buộc. Chỉ dụ đó như sau “


“ Tự Đức, năm 28, tháng tám, mồng một.


Chỉ Dụ,


Đạo giao tế láng giềng từ xưa đã có. Hoặc các giao tế đã có thật, hoặc chỉ là sự cộng thông tư tưởng, chúng đều củng cố các tình cảm trung thành và chân thật, và tiêu diệt các tình cảm chống đối và thù nghịch. Dù nước An Nam và nước Pháp không phải là hai nước láng giềng, nhưng hai nước đã giao thiệp với nhau từ lâu. Nhu xưa kia Bá Đa Lộc [1]Thắng, Chấn, Long[2] và nhiều người khác đều là nguời Pháp. Chính trong tinh thần hòa hợp và thân thiện mà họ phục vụ triều đình chúng ta và giúp đở trong công việc. Họ sống và ở đây lâu. Nhưng sông và núi tạo nên nhiều chướng ngại. Các điều ngày trước và các điều ngày nay không giống nhau. Trong một thời gian người ta phân lý và xa cách nhau, nhưng rồi lại gặp nhau. Đó là sự cần yếu tối cao của sự vật. Trước năm Nhâm Tuất (1862), nhiều tàu mang thư từ đến xin nối lại tình đồng minh xưa. Các vận động đó, phát xuất từ ý định chân thành và trong sáng giúp chúng ta ký một hiệp ước. Mùa đông năm Quý dậu (1873), người Pháp còn xin lập các cửa hàng ở cửa Thị Nại thuộc tỉnh Bình Định và cửa Ninh Hải thuộc tỉnh Hải Dương để buôn bán và ngược đường lên Trung Quốc đến tỉnh Vân Nam . Về buôn bán, không có con đường nào mà không mở ra. Đó là nguyên tắc của các nước. Sau khi tìm hiểu, mọi người trả lời cho chúng ta nên làm như thế. Vì thế, chúng ta đã phái sứ giả đến Nam Định để ký một hiệp ước đồng minh gồm 22 điều, và một hiệp ước buôn bán gồm 29 điều, tất cả đều được in và gởi đi. Năm nay, các sứ giả Pháp đến triều đình hai lần để trao đổi hai hiệp ước đó. Dù phong tục, tập quán của hai nước khác nhau, nhưng lễ nghi đã được tôn trọng đầy đủ, lòng Trẩm rất lấy làm vừa ý. Khi hai nước liên kết với nhau, thì có sự liên lạc với nhau. Xưa cũng như nay, Khi hai nước ký kết đồng minh, điều quý báu nhất đối với họ là giữ cho được tình hòa hợp và thân thiện. Vì thế, bắt đầu từ nay, các hiệp ước đó được tin cậy. Chúng ta phải thi hành nó với lòng tin cậy và trung thành để giữ được lâu dài mối giao hảo, thần dân của Trẩm hãy làm đúng như thế ! Không cần phải dông dài.


                                                             Khâm thử.”[3]


Nhưng việc thảo đạo chỉ dụ này không vừa lòng người Pháp và một cuộc bàn cãi nẩy lửa xảy ra giữa Rheinart, đại diện Pháp ở Huế và viên Thượng thư Ngoại giao Việt nam. Rheinart cho rằng đạo chỉ dụ phù hơp với điều 22, tức là nó cho biết rằng cò một hiệp ước, chứ không đề cập gì đến chương 2 điều 9. Viên Thượng thư cố chứng minh rằng điều 9 đã được công bố rõ, vì đạo chỉ dụ đã ra lệnh công bố toàn thể hiệp ước mà điều 9 là một phần, Viên Thượng thư nói :


“Có chỉ dụ mà ông yêu cầu, nó đó… Ông yêu cầu một đạo chỉ dụ ra lệnh thi hành một điều, chúng tôi đã làm hơn thế, chúng tôi ra lệnh thi hành cả 22 điều. Nếu ra một chỉ dụ để thi hành có điều 9 không thôi, mọi người sẽ nghỉ rằng chỉ có nó là được thi hành nếu các điều khác không được nói rõ như thế.”[4]


Phải thừa nhận rằng lý luận đó dù khéo léo, vẫn không giá trị tí nào, vì điều 9 rõ ràng buộc phải có sự công bố đặc biệt.


Về quyền của con chiên được phép đi thi và các công vụ, bộ đã xác nhận trong một báo cáo gửi cho bộ Lể nhưng đồng thời lại kèm theo một số điều kiện :


“ Theo lệnh Hoàng thượng, hội đồng nội các đã lấy một bản sao của hiệp ước để nghiên cứu từng điều và làm đúng theo hiệp ước ấy, nó đã quyết nghị như sau : Bây giờ, mọi cấm đoán đạo Thiên Chúa đều hủy bỏ, vì thế giáo dân sẽ được hoàn toàn đối đãi như dân ta. Vì thế, từ nay nếu có người nào của giáo dân muốn thi văn hay thi võ, quan sở tại sẽ tôn trọng những qui điều thuộc về việc đó; ông tar a lệnh cho lý trưởng hay phó lý cấp cho họ một chứng thư chứng nhận thân phận của họ, vì chỉ lúc đó, mới cho họ đi thi ; cũng vậy nếu người bị trưng làm lính, hopặc y muốn xin làm ký lục ở một Bộ nào, cần phải ghi rõ một bên tên y trên chứng thư thân phận hai chữ : “Dân đạo”. Nếu người nào trong bọn họ thi đậu và muốn làm quan, trong khi làm chức vụ, y phải theo đúng tất cả nghi lễ của …Quốc Gia , ví dụ, đị chầu Vua, chào Ngài, cúng tế .v.v..  Y không được lén lút phạm lễ. Nếu có quan nào làm bậy và phạm luật nước, y sẽ bị xử tử và trừng trị theo luật pháp, và không thể tự biện giải bằng cách nói rằng mình có đạo. Chúng ta tôn kính ý muốn tối thượng của Hòng thượng khi ngài tán thành quyết nghị của nội các. Vì thế bộ Lễ đã trích đăng. Mọi người hãy tuân theo.”[5]


Nên chú ý rằng báo cáo này được Giám mục Sohier, giám mục Huế dịch và gửi cho Rheinart. Các chữ mà Giám mục gạch đít đều bị dịch sai. Thật vậy, chữ “dân” phải dịch là “personne” chứ không phải là “people”: vì thế “giáo dân” chỉ muốn nói rằng  “Personners Chrétiennes” hay “Chrétiens” mà thôi, chứ không phải là “peuple Chrétien” từ nay có thể hiểu như có ác ý và kỳ thị đối với các con chiên. Chúng ta có thể tự hỏi, sự dịch sai nầy há không phải có dụng tâm sao ?


Chính báo cáo này cũng bị Rheinart chỉ trích nghiêm khắc, y cho nó đã vi phạm “công khai” và “ngu xuẩn” bản hiệp ước. Về phía Việt nam, Viên Thượng thư của Tự Đức tuyên bố rằng các con chiên đều là thần dân của vua cũng như các người không theo đạo, phải tôn trọng cùng một luật pháp và tập quán hiện hành trong nước, họ không thể, bất cứ vì lý do gì, lại tạothành một hạng dân riêng biệt, sống ngoài cộng đồng dân tộc.


Không khí cuộc thảo luận làm cho Rheinart không chịu nổi. Khi Viên Thượng thư nói với y rằng đa số dân chúng không biết đến đạo Thiên Chúa, vì thế khi thương thuyết, việc người ta không biết rằng đạo Thiên Chúa cấm các nghi lễ và các sự cúng tế trong các kỳ thi và trong các công vụ là điều rất thường và dễ hiểu, viên đại diện Pháp ở Huế đã trả lời bằng giọng lưởi không mất thích hợp với ngôn ngữ ngoại giao : “Sao, ông nói rằng ông đã cam kết những điều mà ông không biết ; vậy có phải vì sẳn ý định không tôn trọng chúng mà ông không ngần ngại ký ẩu. Ông phải tham khảo các nhà truyền giáo, họ sẽ nói cho các ông biết cái gì con chiên được phép làm hay bị cấm, và do đó, cái gì mà ông phải làm để khỏi vi phạm hiệp ước.”[6]


Triều đình Huế cố sức làm cho Rheinart hiểu rằng nếu người Pháp vì con chiên mà cố vi phạm các tập quán và nghi lễ như thế, Văn Thân sẽ nổi dậy ngay và lại chiến tranh với con chiên. Rheinart đe dọa, trong trường hợp đó y sẽ tìm cách võ trang con chiên, “Nỗi lo sợ thấy con chiên được võ trang làm cho mọi người xẹp xuống, y nói với Dupré : đó là biện pháp cực đoan không phải không có những bất lợi, nhưng có lẽ phải dùng trong trường hợp như thế .”[7]


Cuộc thảo luận lâm vào ngõ bí, Rheinart khuyên Thống đốc Nam kỳ nên dùng sức mạnh để thi hành điều 9, nên có những giao thiệp trực tiếp bằng miệng và bằng viết với ông vua, và nhất là “đừng bao giờ thảo luận gì nữa, mà là nói với giọng ông chủ và người giám hộ”[8]. Y buộc tội các quan “dối trá”, “xảo quyệt”, “thù nghịch có tính toán” cho lý luận của Viên Thượng thư của Huế như là “lời trẻ con không ngửi nổi ”, Y nói rằng nên đối xử các quan như “vị thành niên” và “buộc họ phải làm những giao thiệp mà họ không chịu chứ đừng thảo luận gì”, vì những người đó, họ không biết gì cả ngoài “những câu phù phiếm, những lời trống rỗng, các chữ tượng ý, các tục cũ kỹ, các mê tín cổ lỗ”.Há không phải bổn phận của chúng ta, những người văn minh, Rheinart hỏi, phải làm giám hộ một quốc gia kém sáng suốt, và hướng dẫn họ các nguyênlý kinh tế, chính trị mà họ không biết, và dạy họ các quyền và bổn phận của các dân tộc trong mối giao thiệp với nhau.”[9]


Triều đình Huế , tự ái bị thương tổn nặng nề vì các đòi hỏi của điều 9, lại còn bị thương tổn nhiều hơn nữa vì thái độ của Rheinart .Căng thẳng gia tăng, người ta nói đến sự đổ vỡ. Tự Đức luôn luôn chống đối. Vào đầu tháng 10, Ông công bố một chỉ dụ gởi các con chiên chịu trách nhiệm về tình thế khó khăn của xứ sở. Giọng nghiêm trọng, nghiêm khắc và buồn rầu : giọng người cha nói với đứa con có lỗi.


“…Làm sao mà lời nói của quan Khâm sứ lại ít phù hợp với hành động ông ta đến thế ?


“…Các người có đạo, dù các người theo đạo của mình, bản chất các người lại không giống của các người khác hay sao ?  Tất nhiên là giống. Nếu các người không giữ lễ và trung thành, các người không thành người được. Đạo vua tôi, cha con có đó[10]. Các ngươi nở lòng nào bỏ cha mẹ, huống chi là bỏ Trẩm, người đã tha thứ các ngươi, dạy dỗ các ngươi, nuôi nấng các ngươi, đối xử các ngươi bằng tấm lòng nhân đạo như đối với mọi người dân khác. Mới đây, các ngươi được phép đi thi để làm việc theo khả năng, và Trẩm mở rộng ra hết lòng thương đối với các ngươi. Các ngươi có thấy điều đó chăng ? Các ngươi còn dám xâm phạm đến Nghi, Lễ. Vậy thì thi cử và việc nước ra thể thống gì ? Há không phải chính tự các ngươi đứng ra bên ngoài ? Ai chịu trách nhiệm ? Lúc nào các ngươi cũng kêu gào và các ngươi kêu căng , ngạo mạn đến độ những kẻ phản loạn lấy cớ đó để đốt làng các ngươi, và các ngươi buộc Trẩm phải lo tìm đến cùng các phương tiện để cứu vớt các ngươi. Chi phí của nhà nước và tổn thất của tư nhân vì những điều đó thật lớn lao. Sau hòa bình, các ngươi không xứng đáng công ơn của Trẩm. Nhưng Trẩm vẫn không tiếc gì với các ngươi : Trẩm đã miển thuế thân, thuế ruộng đất cho các ngươi, Trẩm đã giúp đở các ngươi. Cả hai phía chỉ có những kẻ có tội. Ai phải chịu việc sửa chửa lại ? Ý muốn của Hoàng đế các ngươi đã hiện, các người chỉ có việc phải nghe theo. Nếu các ngươi không biết giữ gìn địa vị mình, mà chỉ lo tìm các chuyện tranh chấp và giành giựt  và nếu các ngươi không lo sửa mình, các ngươi sẽ là kẻ có tội, các ngươi bội bạc ơn nghĩa của Trẩm là người đã nuôi nấng các ngươi.


Qua những lời dài thế nầy, các ngươi hãy biết rằng dù có việc gì xẩy đến, các ngươi cũng là người của dân tộc. Làm sao người ta bảo vệ tất cả các ngươi , giúp đở các ngươi ?


Trẩm chỉ muốn có một điều : Không mất một con dân nào. Vì thế Trẩm đã dạy dỗ không phân biệt . Nếu các ngươi không sửa mình, liệu Khâm sứ của Tây sẽ không bực bội vì các ngươi sao ? Khi kẻ nào không trung thành và không hy sinh cho đất nước mình, thì không đâu người ta dùng nó, cũng như người con gái bị mất trinh sẽ bị bỏ và bị mọi người khinh bỉ. Nhất định phải như thế. Vì thế, làm ăn sinh sống như mọi người, hiếu hòa là đúng, và không nên làm việc gì xấu xa…”[11]


Khi gởi chỉ dụ trên cho Dupré, Thống đốc Nam kỳ, Rheinart cho rằng, y tuyệt đối không tìm ra được giải pháp nào khác hơn là dùng sức mạnh.[12]


Thái độ Dupré mềm dẽo hơn : Một đằng, y cương quyết buộc có một công bố đặc biệt cho điều 9,  y nói : “không bao giờ nước Pháp chịu hòa giải về những gì thuộc quyền lợi con chiên trong vương quốc An Nam.”[13] Mặt khác, y cho lời giải thích của triều đình Huế về chương 2 của điều đó là đúng . Y phái viên Tham mưu trưởng ra Bắc kỳ và ra Huế để dàn xếp với các kẻ truyền đạo và với triều đình Huế, và yêu cầu Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa tán thành hành động của y. “Tình thế giữa Rheinart và chính phủ An Nam căng thẳng. Việc can thiệp của ông Tham mưu trưởng  có thể dàn xếp tất cả. Ngài có nghỉ rằng nên áp dụng chặt chẽ chương 2 điều 9 nghĩa là các con chiên giữ những chức vụ cao lại khỏi phải theo ông Vua đi dự các lễ nghi công cộng  và tôn giáo mà lúc nào các công chức cao cấp cũng phải có mặt ? Theo tôi, như thế có vẻ quá đáng. Ngài há không nghỉ rằng hiện nay việc cho các con chiên đi thi và làm quan há không phải rõ ràng là một tiến bộ lớn lao đối với họ sao ? Có nên làm liều để có thể đưa đến đổ vỡ vì việc đòi hỏi cho được một con chiên làm quan đầu tỉnh khỏi phải tham dự những buổi lể thường xuyên và lúc nào cũng mang tính cách tôn giáo không ? Một sự nhượng bộ dù chỉ bằng miệng về điểm này, tôi thấy là nên. Nó làm dễ dàng cho công tác của ông Tham mưu trưởng và cho việc giải quyết các vấn đề hiện đang bàn cãi,”[14]


Bộ Hải quân và Bộ Ngoại giao “tuyệt đối tán thành” ý kiến của Dupré.[15]


Chỉ dụ khác thường được công bố ngày 26-10 ( 28 tháng 9 âm lịch) Tự Đức nhượng điểm 1 để thắng điểm 2 , điểm liên hệ đến quan lại công giáo. Chỉ dụ chỉ chứa đựng bản văn của điều 9, không bình luận, không chi tiết, không giải thích gì cả. Nó như sau :


Chỉ dụ của Hoàng Thượng  :


Điều 9 hiệp ước đồng minh viết : “đạo công giáo dạy người làm điều thiện.v.v….”


Đó là lời lẽ trong điều 9 . Hiện nay hiệp ước đồng minh đã được phê chuẩn và công bố. Các địa phương ra lệnh để dân trong làng được biết.


                                                                        Khâm thử ”[16]


Nói dông dài về sự tranh chấp giữa Rheinart và triều đình Huế, không thuộc vấn đề chúng ta. Chúng tôi tưởng đó đó là vấn đề rất lý thú cho những ai nghiên cứu các liên lạc ngoại giao đầu tiên giữa Pháp và Việt nam .


Trước khi rời Bắc kỳ trở lại Sài gòn, Philastre nhiều lấn nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc chọn nhân viên chánh trị được phái đến bên cạnh giới chức Việt nam. Theo ý người rất khâm phục nền văn minh “Hoa Việt “ này, thì ngượi đó “cần biết rõ người An Nam, có tinh thần hòa giải và cương quyết hết sức, và hiểu rõ rằng mọi vết thương tự ái mà từ lâu nay hình như người ta lấy làm thích thú gây ra cho người An Nam chỉ tạo cho chúng ta những thắng lợi phù du và khiến họ trong tương lai các giao thiệp của chúng ta với chánh phủ này càng ngày càng cùng lối”[17]


Đức tính mà Philastre hết sức mong mỏi này hầu như Rheinart không có tí nào. Tự đắc, ngạo mạn, không biết gì phong tục, tập quán Việt Nam, viên sĩ quan hải quân cũ này chỉ muốn gây khó khăn với triều đình Huế mà y muốn đè bẹp.


Ntộ hôm, y phản đối việc dùng danh từ “Lương Dân” để chỉ người không theo đạo Thiên Chúa, vì cho rằng “lương” có nghĩa là tốt lành, danh từ nầy làm thương tổn và nhục mạ con chiên, vì thế trái với tinh thần hiệp ước. Dù y biết danh từ nầy đã dùng từ nhiều thế kỷ, và các con chiên và kẻ truyền đạo cũng dùng, danh từ chỉ muốn nói là “dân”, nói chung mọi người dân đều tốt, dưới mắt người làm vua.[18]


Một hôm khác, y lại nói danh từ “Giám Quốc” mà triều đình Huế dùng đwể dịch chử “Président de la Republique” làm thương tổn người Pháp, Theo y, phải dùng danh từ “Đại Hoành đế”[19]


Lại một hôm nữa, y lại cho rằng tập quán thư từ với người Việt Nam bằng chữ của họ là một sự “quảng đại, một thứ lễ độ mà chúng ta không bị bắt buộc phải có, và người An Nam không đáng được.”[20]


Những chuyện như thế do mặc cảm tự tôn của Rheinart đã gây nên nhiều cuộc cãi vã dữ dội giữa tên nầy và viên Thượng thư Ngoại giao của Huế khiến cho các liên lạc “hòa bình và hữu nghị” mà hiệp ước mong muốn không có được.


Ngoài các chuyện bé nhỏ đó lại còn những việc nghiêm trọng hơn. Đây là một :


Rheinart không lưu tâm đến nghi lễ và tập quán của xứ này, một hôm đi với các người Việt Nam công giáo đến một điểm gần Ho-Quyên, gọi là đồi Long Thọ để chon khu đất cho tòa Khâm sứ Pháp đầu tiên tại Huế. Khu đất nầy là khu đất cấm. Mọi người ở Huế đều biết, và không ai dám động đến, vì sợ chạm đến long mạch. Ngoài ra đồi Long Thọ trấn ngữ một đoạn rất đẹp của sông Hương, nơi Tự Đức thường đi thuyền đến ngắm cảnh.


Nếu  chúng ta nhớ rằng vào thới đó chỉ có vô ý viết tên vua trong bài thi thì cũng đã là một tội phạm thượng, chúng ta sẽ hiểu rằng Rheinart và các con chiên của y đã phạm thượng đến bậc nào khi dám động đến chổ vua thường đến viếng và cắt đứt long mạch.


Khi hay tin đó, Tự Đức nổi lôi đình, ông hạ bốn trật của Thượng thư ngoại giao, hai trật của một thượng thư khác, một trật của các quan nhỏ có phần trách nhiệm trong vụ này, và các quan tri huyện thuộc huyện có số người công giáo đi theo Rheinart.


Trong một chỉ dụ công bố sau đó, Tự Đức đã chỉ trích viên đại diện Pháp bằng lời lẽ nghiêm khắc : “…Bây giờ Pháp và Việt nam giống như an hem trong một nhà, lo lắng quyền lợi của nhau. Để làm Khâm sứ, cần phải lựa một người tập theo lễ nghi và lẽ phải để bảo đảm tình thân ái. Như thế gọi là một trung thần ngoại quốc kính trọng vua nước bạn như vua mình. Nếu y không biết lễ thì lời nói nào có lợi ích gì  ?


….vì thế người ta bổ nhiệmmột Khâm sứ để lo việc hai nước chứ không phải để để lo tìm biết mọi người khác làm cái gì, họ tốt hay xấu… Nếu chúng ta không tôn trọng lẫn nhau, va chỉ vì người ấy, chúng ta muốn tìm cớ chia rẽ, tôi nghỉ rằng vị Vua hiền và các Đô đốc có kinh nghi65m của nước Pháp sẽ không nghe những lời trái với Lễ của một người để khiến cho thiên hạ chê trách sự thiếu tin cậy của các nước lớn có giao thiệp với nhau. Vị Khâm sứ ở Kinh Đô phải làm mẫu mực cho các lãnh sự ở ngoài, ông phải dạy cho theo Lễ. Trẩm còn biết ông ta đã làm những điều xấu xa. Nếu người ta không hiểu chính mình, làm sao hiểu chính được người khác ? Vị vua hiền và các Đô đốc có kinh nghiệm phải thấy thái độ đó là có lỗi và khiển trách…”[21]


Rheinart thấy những lời nói đầy nhục mạ, và y có lý của y. Nhưng ai biết rõ nước Việt Nam, các lời đó không có gì là lăng mạ : đó là ngôn ngữ quen thuộc của các Vua. Sự chống đối giữa Rheinart và triều đình, xét cho cùng, chỉ là sự chống đối giữa hai quan niệm hoàn toàn khác biệt về ngoại giao. Việc thiết lập một phái đoàn ngoại giao thường trực cùng các qui tắc và các bảo đảm rõ rệt cho nó quả thật là một điều mới mẻ áp đặc lên nền ngoại giao Hoa-Việt. Trong quá khứ, nó chỉ cứ đều đều hay bất thường vì một vấn đề quan trọng, nhưng phái đoàn ra ngoại quốc để rồi về nước ngay khi đã xong công tác. Cách thức người ta tiếp đón các phái đoàn lại còn thay đổi tùy từng nước, hay nói cho đúng hơn, tùy tương quan lực lượng giữa các nước hữu quan. Về phần nước Việt Nam, nguyên tắc là các sứ giả các nước không phải là Trung quốc, khi đến triều đình Việt nam phải cư xử như các quan thường.


Dù thua trận, Tự Đức là kẻ thừa kế phong tục đó và niềm tự hào đó, niềm tự hào đó của tổ tiên. Vì thế ông tin ông có quyền và có bổn phận “khiển trách” một viên Khâm sứ tỏ vẻ rất ít tôn trọng cá nhân uy nghi của ông ấy, cùng tập quán và luật pháp đất nước. Nhưng lời nói ông giá trị gì ? Hiện chúng chỉ còn là lời nói của một chức vị bị thương tổn, là tiếng vang của một thế lực trên đà suy vi.


Suốt đời trị vì lâu dài của mình, Tự Đức không có lấy một phút vinh quang. Ông lên ngôi lúc Pháp bắt đầu chuẩn bị gây chiến. Từ đó, ông chỉ ngồi để chứng kiến, vì bất lực, sự sụp đổ của vương quốc và uy quyền của ông ta. Ý thức được lỗi lầm và yếu đuối của mình, ông đau đớn thấm thía. Nhất là vào cuối cuộc đời ông ta, với sự thiết lập sứ Quán đầu tiên của Pháp, ông cảm thấy thực sự nỗi nhục nhã của mình .


   II - VỤ XUÂN HÒA :


               Động cơ làm nổ ra vụ đau thương nầy là do sự so xuất, vụng về và mưu mô của một linh mục Việt Nam tên Ân.


Xin tóm gọn câu chuyện như sau :[22]


Một làng không theo đạo Thiên Chúa, dưới quyền của tên ác bá là bá hộ Liêm, y rất giàu và có thế lực, người ta đồn y là bạn than của một nhân vật có thế lực trong triều . Y chiếm quyền hưởng dụng và quyền dụng ích đất công với vài tên đồng lõa, chỉ để lại cho dân bần cùng một phần rất nhỏ. Trong tình cảnh đó nhiều dân làng bổng theo đạo Thiên Chúa – Viêc đổi đạo chính yếu là một phương tiện đi tìm trong sự bảo vệ gián tiếp của người Pháp, một điểm tựa chống lại sự sách nhiểu và tự đặt dưới quyền lãnh đạo tinh thần của linh mục Ân, đồng thời họ giao cho ông ta chăm sóc quyền lợi vật chất của họ. Linh mục Ân chỉ huy các con chiên mới trong vụ họ muốn kiện chống lại bá hộ Liêm.


Việc nầy có thể bị Việt nam thời đó xem như một trọng tội và bị trừng trị nặng nề. Thật vậy, điều luật nói về bày biểu và sử dụng khiếu nại và kiện cáo có điều khoản sau đây : “ Ai bày biểu, xúi dục khiếu nại và kiện cáo, hoặc khiếu nại cho một người nào và cho người đó, và ai gia tăng hay giảm bớt tính chất tội lỗi hay vu cáo người nào sẽ bị trừng phạt như tội nhân (nếu là tôi tử hình thì giãm bớt một bậc), ai nhận vu cáo kẻ khác sẽ bị xem như chính kẻ kia đứng ra vi cáo ( nếu là tội tử hình sẽ không được giảm) nếu y nhận tiền để làm việc đó, sẽ tuyên án theo điều khoản nặng nhất và căn cứ vào giáo quyền cho hành vi bất hợp pháp gây nên theo điều khoản lien can đến trường hợp vi phạm các quy luật.”[23]


Từ đó sự việc trở nên rắc rối : Việc kiện chống bá hộ Liêm, nhiều lần cố gắng hòa giải. Sự lần lừa và lơ là của viên tri huyện ra lệnh miệng cho phép rồi lại không cho, rồi lại cho phép, gặp các đám ruộng mà hoa lợi còn đang tranh chấp. sự việc trở nên rắc rối khi linh mục Ân cho phép những kẻ mới theo đạo ở làng Xuân Hòa thuê giáo dân ở làng bên cạnh tự tiện gặt các thửa ruộng đang tranh chấp.


Ở đây, phải nhận rằng các con chiên đã có lỗi vì họ chỉ được gặt để bảo đảm khả năng được bồi thường trong trường hợp họ được phân xử như thế. Người ta thấy rằng các đám ruộng không phải do họ cày cấy, và nếu quả thật sự phân chia có không đều, thì nó cũng không cho phép họ quyền gặt hái mùa màng do người khác trồng trọt.


Chính đó là tội lớn nhất của linh mục Ân, nếu ông ta ngăn cấm các con chiên không được bạo hành, họ thấy không được ủng hộ thì chắc họ không dám đụng đến tài sản của bá hộ Liêm và nhiều người khác.


Vài ngày sau bửa gặt, gần 1000 dân không đạo, võ trang gậy gộc đến giựt lại lúa hiện đang chứa ở đình ; thấy giáo dân chống cự, họ bèn chạy trốn sau một trận ấu đả, bỏ lại độ 20 người bị bắt và bị giao cho tri huyện đang có mặt tại đó.[24]


Mặc dù giám mục Sohier cố gắng vì biết nỗi nguy hiểm, vẫn không dàn xếp ổn thỏa được đúng lúc. Rốt cục viên Khâm sứ Pháp nhúng tay vào. Một cuộc liên lạc sôi nổi xẩy ra giữa y và Thương thư ngoại giao Huế. Mọi cố gắng của y không đưa đến giải pháp hòa giải : Vấn đề quá rắc rối, và cả hai phía, con chiên và nhà Nho, đều bị sự cuồng nhiệt thái quá lôi cuốn. Những kẻ cầm đầu có viên Khâm sứ, sợ một bản án trị họ sẽ là một thắng lợi cho giới Nho sĩ, rồi sẽ khuyến khích họ gây ra các vụ khác ở Nghệ An. Những kẻ sau đợi kết quả vụ kiện để phán xét thái độ chính phủ đối với con chiên và người Pháp. Bản án được đưa ra, Tự Đức thấy bản án quá nặng, bèn ra lệnh sửa lại ; một ủy viên được phái đến tận chổ, ông phân xử khá công bình nhưng lại được lệnh sửa đổi lập trường. Viên Khâm sứ tiếp tục dùng áp lực đè lên triều đình Huế, vì sợ các vụ khác tương tự sẽ xảy ra. Thật vậy, các linh mục Việt nam tự cho mình quyền giải quyết các tranh chấp vói người khác, dù những người nầy không phải là con chiên, và rất thường thì chỉ dàn xếp được khi có phần nào đe dọa dùng áp lực các người “vô thần”. Vì thế nếu bây giờ những người này thấy rằng linh mục cũng bị xử như ai, có lẽ khui lại các vụ của họ và đưa nội vụ ra tòa vì cho rằng đã bị bức bách.[25]


Cuối cùng bản án được công bố vào tháng 7-1877. Nó nhằm đến các khiếu nại sau đây : xúi dục vu cáo ; thảo đơn kiện cho người khác ; trung gian làm các giàn xếp phi pháp; tụ tập đám phản loạn hơn 120 người để cướp hoa màu của kẻ khác mà không được lệnh ; bạo hành chống viên chức trong quận để cưỡng bức ông ta sau đó ký ngay đơn xin phép gặt hái ruộng đang tranh chấp để giữ yên hoa lợi cho đến ngày tuyên án ; cướp trâu của bá hộ Liêm .v.v…


Linh mục Ân bị xử tội xúi dục kiện cáo, là tội bị trừng phạt như kẻ có tội, chỉ giảm một bực khi bị xử tử, tội cướp tiền, bạo hành bằng đe dọa , trong trường hợp nầy và do số tiền cướp của bá hộ Liêm, phải bị xử thắt cổ với án treo; sau nữa, với các khoản 2D điều 192, sẽ bị hình phạt nặng nhất trong bộ luật, tội bị chém đầu lập tức.


Bản án được đệ lên vua phê chuẩn.


Đó là tóm tắt vụ Xuân Hòa nổi tiếng.Vụ nầy bị các phe hữu quan xem như là một trắc nghiệm đặt ra cho triều đình Huế, lại còn rắc rối vì một vấn đề liên can đến sự áp dụng điều 9 hiệp ước 1874 – và chính đó là trọng tâm vấn đề chúng ta.


Điều 9 trong chương 5 nói, nếu hành vi của linh mục Việt nam bị trừng phạt và nếu theo luật, sẽ bị đánh bằng gậy hay bằng roi, thì hình phạt này sẽ đổi ra một hình phạt tương đương.


Nhưng linh mục Ân bị đóng gong và bị đánh mấy roi trong khi xử.


Để trả lời sự phản đối của viên Khâm sứ, viên Thượng thư ngoại giao nói rằng hiệp ước chỉ nói đến roi vọt, do bản án, chứ không nói đến roi, vọt mà các tòa án trong nước đánh các bị cáo “để buộc họ nói lên sự thật “ tức là trong khi xử. Nên chú ý rằng các trận roi là phương tiện duy nhất được dùng ở tòa án Việt nam trong khi tra hỏi, và phương tiện nầy áp dụng cho mọi người, kể cả các quan và các nhà Nho, chỉ trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi.


Nếu giải thích chương 5 theo mặt chữ nghĩa lý luận của viên Thượng thư Huế vững chắc, nếu giải thích theo tinh thần của viên Khâm sứ đã làm thì có thể đến một kết luận hoàn toàn trái ngược. Đối với viên đại diện Pháp tinh thần điều 5 dùng để bảo đảm cho các linh mục Việt Nam các sự kính trọng mà chức vị linh mục đem lại cho họ bằng cách miển trừ cho họ mọi hình phạt thể xác, theo tư tưởng và tập quán Châu âu, có thể làm thương tổn phẩm cách họ.[26]


Lời giải thích có vẻ xác đáng này khó mà được triều đình huế chấp nhận, nó cho là trái tai, việc các linh mục Thiên chúa ở Việt Nam được đặt lên trên các quan và các nhà Nho, vì xét cho cùng, những người nầy có thể và phải được xem, tạm gọi thế, là các “linh mục Nho giáo”. Thật vậy, trong xã hội Việt nam xưa, không thể tách biệt nhà tôn giáo và nhá chính trị. Một viên quan hay một nhà Nho được dân chúng địa phương kính nể thì đồng thời cũng là một nhà lãnh đạo chính trị và nhà lãnh đạo tinh thần trong vùng. Ông vun trồng và dạy dổ đạo đức, ông làm gương cho dân chúng bằng cách sống của mình, ông làm đúng nguyên tắc các việc làm của một vị linh mục Thiên Chúa giáo. Đặt các ông nầy trong địa vị đặc ân hơn các quan và các nhà Nho, há không phải thừa nhận đạo Gia tô hơn đạo trong nước sao ?


Các giải thích của viên Khâm sứ, lại đụng phải một khó khăn thứ nhì liên can đến việc thi hành bản án.


Linh mục Ân đáng bị hình phạt nào ? Vì tính cách hà khắc của Bộ luật Gia Long, hình phạt có thể đi đến một trong khổ sai là hình phạt có kèm theo hình phạt bị đánh bằng gậy.


Viên Khâm sứ muốn giải thích là chương 5 cấm dùng hình phạt thân thể đối với các linh mục Việt nam trong mọi trường hợp. Nhưng, như Philastre lưu ý, bản hiệp ước Pháp văn cũng như Hoa văn không chứa đựng cách giải thích đó, và cuộc thảo luận bản hiệp ước không gây nghi ngờ gì về ý nghĩa của điều 9.


Các “hình phạt bằng roi và bằng gậy” là hai hình phạt đặc biệt, hình phạt thứ nhì từ 10 đến 50 gậy, và hình phạt thứ nhất từ 60 đến 80 roi. Đó là những hình phạt lúc nào bộ luật cũng ấn định và gần như lúc nào cũng áp dụng mà không phê án thành văn. Người ta muốn tránh cho linh mục Việt nam khỏi bi áp dụng hai hình phạt đó, vì lúc nào hai hình phạt nầy cũng có thể bị ác ý của các thẩm phántầm thường đem ra dùng, và khi thảo luận điều 9 nầy, trước khi chấp nhận nó, các vị đại diện toàn quyền của Huế không chịu thừa nhận, “vì làm thế là đặt các linh mục Việt Nam ngang hàng với các viên chức trong nước”.


Về mặt nầy không có sai lầm và ngạc nhiên nào. Việc thảo điều nầy, hay ít nhất cũng là các danh từ được dùng đều của chính giám mục Colombert, chính ông đã trao cho đại diện toàn quyền Pháp một văn thư trình bày các mong ước của các phái bộ. Các từ nấy tuyệt đối gạt bỏ ý nghỉ rằng việc cấm đoán cũng nới rộng đến các hình phạt bằng gậy đi kèm theo các hình phạt chính. Và nếu là thuộc về các hình phạt sau, chắc người ta đã ghi vào, và chắc có thảo luận, Không còn có chuyện “đặt các linh mục Việt nam ngang hàng với các thẩm phán”, thì vấn đề đặt họ lên trên hết mọi người, ngoài vòng pháp luật, bên cạnh các người trong họ vua và một vài người có đặc quyền.


Lỗi lầm là ở chổ đó, vì lẽ là người ta muốn miễn cho các linh mục Việt Nam khỏi bị hình phạt ô nhục, phải nghỉ rằng sự hành hạ đó không còn phải là một hình phạt, lại còn phải ít nhất là giới hạn các trường hợp dùng đến roi để tra hỏi. (chính Philastre cũng thừa nhận đó là việc khó khăn nếu không là không thể được).


Đòi hỏi cho một linh mục phạm tội, bị hình phạt khổ sai hay hình phạt nặng hơn, khỏi bị thi hành là hình phạt luôn luôn nằm trong hình phạt khổ sai, là trái hiệp ước.


Đòi hỏi một đạo luật tiêu hủy sự thẩm vấn hay hạn chế con số các việc làm mà nó phải dùng đến, là đòi hỏi phải thừa nhận các hậu quả Logic của điều 9.


Khi lần đầu mới nghe vụ Xuân Hòa, Philastre vừa mới đến tạm thay  Rheinart  nghỉ việc, ban đầu cho là triều đình Huế giải thích méo mó. Ngay sau đó, trái với Rheinart, y cho là không phải như vậy. Người Pháp đem bản văn minh bạch chống lại y; để ủng hộ cho sự phản đối của mình, họ chỉ viện dẫn đến công bình hay công lý.


Philastre viết : “Chúng ta gặp phải một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, những nhân vật to lớn đều bước tới, họ khó có thể lùi lại, những kẻ thân cận trong triều đều chống chúng ta. Sau hết, trong vụ nầy, chúng ta cũng không trông cậy được ở quan Thượng thư, trái lại…Hậu quả có thể rất trầm trọng… Hơn bất cứ trường hợp nào, tôi tin rằng trong trường hợp nầychỉ cần phải đòi hỏi nhửng gì nhất định đạt cho được dù phải dùng áp lực mạnh mẽ nếu cần, nếu không tôi thấy có lẽ chắc bị thất bại.”[27]


Sưựvụ kéo dàỉ năm. Cuối cùng nó kết thúc bằng sự nhượng bộ của triều đình Huế do áp lực của các văn thư hăm dọa của các soái phủ Sài Gòn cương quyết “đòi một linh mục không thể bao giờ bị đánh bằng gậy, dù như là phương pháp tra hỏi, hay như là hình phạt chính hay hình phạt phụ”[28]


Đề nghị của Huế như sau :


“Từ nay, khi các linh mục phạm một lỗi không lấy gì làm nặng và có thể bị tội đánh bằng roi hay bằng gậy, khi bản án đã tuyên rồi, họ sẽ được quyền đem tiền để chuộc đúng theo luật lệ, nhưng khi hành vi phạm tội đưa đến hình phạt nặng hơn với các bằng chứng rõ ràng, đầy đủ, hoặc tòa án có thể đưa ra các bằng cớ để chứng minh sự kiện và các trạng huống một cách chắc chắn, dù các linh mục đó không muốn thú nhận hay chịu bị xử đoán, sẽ không cần các linh mục đó họ sẽ tuân hay không tuân theo sự xử phán, hình phạt sẽ tuyên bố hợp với luật lệ trong nước ; nếu tội họ bị hình phạt khổ sai ; nếu phải tội đày, hhọ sẽ thực sự bị đày ; nếu phải bị tội chém hay thắt cổ, họ sẽ thực sự chịu các hình phạt đó, vô luận trường hợp nào, họ cũng không thể viện dẫn rằng họ không thú nhận tội lỗi, không chấp nhận sự kết án, hay đưa ra bất cứ lý do nào để phản đối.”[29]


Viên Thượng thư Ngoại giao của Huế nói rõ rằng đề nghị nầy được chính phủ đủa ra với tinh thần không “làm hỏng mối liên lạc tốt đẹp giữa hai nước” chứ không hề phải là kết quả của ý nghĩa của bản văn hiệp ước hay của các ý nghỉ được diển tả khi bản hiệp ước thành hình.


Như thế, tất cả đều kết thúc bằng sự nhượng bộ của kẻ yếu hơn . Cứ mỗi lần có cuộc tranh chấp với Pháp, Tự Đức và triều đình ông ta chỉ gặt hái những cay đắng và uất hận.

 

III- VẤN ĐỀ TRANH CHẤP GIỮA GIÁO và LƯƠNG


Philastre và Nguyễn văn Tường vừa mới rời Hà Nội (tháng 2-1874) là chiến tranh giữa người theo đạo Thiên Chúa (giáo) và người phi Thiên Chúa (lương) lại nổ ra, lần nầy ở Nghệ An, ở phía Nam Bắc bộ, nơi có phái bộ truyền giáo miền nam  của Giám mục Gauthier. Đảng Văn Thân do Trần Lưu và Đặng như Mai lập tại Nghệ An từ tháng 3 1874 qui tụ 3.000 nho sĩ, họ cầm khí giới chống lại triều đình và chính sách chủ bại của nó.[30] Cũng như ở Bắc bộ, trước tiên họ tấn công vào tín đồ Thiên Chúa, những kẻ bị kết tội phản quốc.[31]Những người nầt khi cảm thấy được quân đội Pháp giúp đở mỗi khi cầu cứu, lại trả thù và không chừa các làng không theo đạo Thiên chúa cũng như kế đó, các người phi thiên chúa không chừa gì họ.


Tàn sát, đốt nhà, cướp bóc….tất cả lại xảy ra như sau khi Garnier chết.


Nhưng lần nầy, triều đình Huế cương quyết nên cuộc khởi kghĩa ở Nghệ An bị dập tắc mau lẹ sau một cuộ đàn áp đẩm máu đo quân đội từ Huế gởi ra.


Sauk hi an ninh được tái lập, các kẻ truyền đạo ở nghệ An đòi bồi thường thiệt hại cho con chiên họ. Dupré, Thống đốc nam kỳ viết thư trực tiếp cho Thượng thư ngoại giao của Huế (khoản tháng 2,3-1875) đòi chính phủ Việt nam phải thỏa mãn các khiếu nại đó. Rheinart, Khâm sứ Pháp tại Huế, ủng hộ nhiệt thành, thái độ thông thường của y, các khiếu nại của con chiên và của các kẻ truyền đạo. Ban đầu, Giám mục Gauthier gửi một số bản trần tình cho chính phù việt nam, trong số các bản đó, có bản không đề ngày, vào đầu năm 1875, ghi số tiền bồi thưòng tổng cộng gần đến 2.146.613 quan. Sau nầy, con số đó lại được gia tăng.


Lần nầy, chính phủ Huế lại lần lừa như mỗi khi gặp việc không vừa ý. Sự lần lừa nầy lại gia tăng trong trường dặc biệt này, do các mối dây cộng đồng về giáo lý nối kết những “kẻ có tội” với những gì thuộc chính phủ và tòa án, hoặc nói đúng hơn, với những gì phi Thiên Chúa.[32]


Nhưng dưới áp lực của viên Khâm sứ xử lý, cuối cùng, triều đình phải sai một viên chức ra Nghệ An thi hành kỷ lưỡng công tác, nhưng sau đó ông ta chết. Trước khi chết, ông ta ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của những người phạm tội để trả cho các nạn nhân dưới danh nghĩa bồi thường, và bắt giam những người tự hại, số còn lại vội vàng giải hòa với nguyên đơn nhờ các thương lượng riêng tư, các thương lượng nầy sau đó được giới chức địa phương tán thành.[33]


Biện pháp nầy, nếu làm vừa lòng Rheinart, các kẻ truyền đạo, và các con chiên thì lại làm sôi sục nỗi bất mãn trong dân phi thiên chúa và lại gây nên một cuộc nỗi dậy khác chống lại Huế năm 1876. Về phần họ, các con chiên tham lam vô độ, ngày nào họ cũng đưa ra các đòi hỏi mới, các tố cáo mới, đến nỗi không thể tránh được nguy cơ gây nên một cuộc nỗi dậy mới nếu đi xa hơn nữa trong việc bồi thường.[34]


Vì thế, triều đình Huế kẹt giữa hai ngọn lửa : ngày nào cũng bị viên Khâm sứ và các kẻ truyền đạo thúc đẩy, nó không thể không làm những cử chỉ thiện chí đối với con chiên, dù biết rằng làm như thế là tự chuốc lấy oán thù của đại đa số dân chúng mà dù dao, vẫn tìm cách thu phục tình cảm.


Philastre nhận xét “Chính phủ An Nam dứt khoát là muốn hòa bình. Không có sự hòa hợp toàn diện giữa chính phủ, các quan chức và các người lương trong việc chống lại giáo dân, nhưng có đầy ác ý cá nhân được lòng thù hận của dân chúng khuyến khích. Nỗi hận thù nầy chỉ có cách đây mấy năm thôi, nhưng nó trở nên kịch liệt từng ngày bất chấp ý muốn của chính phủ. Viên Thượng thư không che dấu rằng chính phủông ta phải thỏa hiệp với các khuynh hướng của dân chúng tại một số vùng của vương quốc và thường nó bị trở ngại trong những việc nó muốn làm”[35]


Vấn đề còn thêm rắc rối từ khi người ta cướp một phần ruộng đất của người phi Thiên Chúa đem bồi thường cho người Thiên Chúa.


Tại tỉnh Nghệ An dân số tương đối trù mật, nếu đem so sánh với diện tích đất trồng trọt. Ruộng đất ở đó tương đối hiếm và đắt giá, lúa gạo ở đây lúc nào cũng đắt, ruộng đất có thể sản xuất ra thực phẩm cần thiết nầy đều đã được canh tác hết cả từ lâu, Những chủ đất nhỏ bị cướp mất một phần đất ông bà để lại , không những chỉ đi đến chổ khốn khổ cùng cực, mà còn gần như không thể sống bằng các nghề khác. Tìng trạng cũng giống như các làng bị cướp mất công điền : một mặt, thiếu đất đai khai phá, mặt khác không còn chổ trong công nghệ nhỏ và thương mại địa phương vốn đã bị chế độ hiện hành làm trở ngại không phát triển được.


Viên sứ giả triều đình có trách nhiệm tìm cách bồi thường cho con chiên về những thiệt hại năm 1874 không mấy lo lắng về các điều trên, y đã công nhận trên nguyên tắc, phương pháp bồi thường ruộng đất bằng cách chiếm lấy ruộng đất của “kẻ gây rối” để cấp cho nạn nhân.


Phương pháp thật đáng ghét, nhưng đó là cách duy nhất có thể làm dịu bớt ngay các đòi hỏi của con chiên.


Thật vậy, khi triều đình Huế bị các khiếu nại của các giám mục đè ép, bị các vận động của viên đại diện Pháp thúc đẩy, muốn bắt các “làng phi Thiên chúa phạm tội” bồi thường, các làng nầy đã giải tán chứ không chịu trả , có nhiều làng trở nên vắng tanh bóng người. Dân phi Thiên Chúa đã đoàn kết nhau lại để ủng hộ nhau, để che giấu nhau và để tránh việc bị bắt buộc phải giao trả hay bồi thường.


Trước tình thế đó, không biết làm gì để thỏa mãn đòi hỏi liên tục của các con chiên, triều iđ2nh huế đã đi vào con đường mà do chính con chiên chỉ lối : đòi quyền hưởng thụ và quyền sở hữu các đất đai vắng chủ.[36]


Căn cứ vào hoàn cảnh và tình hình kinh tế trong nước, cách làm nầy vhỉ có thể dẫn đến các kết quả tai hại nhất là không những đã làm cho tinh thần trong tỉnh đau khổ nầy càng không thể êm dịu được mà còn đem vấn đề ruộng đất làm rắc rối thêm vào vấn đề tôn giáo.[37]


Những người Pháp sáng suốt hiểu rõ mối nguy của cách làm nầt. Philastre viết : “Chúng tôi không hề đòi sự truất hữu nầy, mà chúng tôi chỉ đòi được trả các khoản bồi thường được công nhận là công bình , và tin rằng chính phủ phải lo tìm cách thực hành việc trả đó mà không bạo hành, không gây nên oán hận và sự phục thù, là những điều cần phải được dập tắt đi.”[38]


Nhưng giám mục Croc cũng như Gauthier  không chia sẻ nguyên tắc đó, họ đòi cho được bồi thường bằng ruộng đất, và tín đồ của họ muốn được bồi thường toàn thể những mất mát mà họ đã phải chịu. Nhưng các làng có tội mới phải chịu bồi thường và tất cả những gì có thể làm theo đường lối nầy đều đã làm rồi, đi xa hơn nữa chỉ có thể đưa đến nội chiến.


Philastre tóm tắt tình hình Nghệ An như sau :


“ Dù rõ ràng chính phủ An Nam không thể muốn các xáo trộn ở Nghệ An, và cũng dù họ ghét tín đồ Thiên Chúa đến đâu, dù tôi tin rằng họ cố gắng đề phòng, tôi vẫn lo ngại về hậu quả của tất cả những điều đó. Từ nay, trong cả nước có đầy hận thù đối với tín đồ Thiên chúa cũng giống như nó đã được gây nên ở một nơi khác do lòng cuồn tín Hồi Giáo.”[39]


Những xáo trộn tôn giáo không giới hạn ở Nghệ An, ở chổ nào có Tòa lãnh sự Pháp – xin nhác lại, được thiết lập do hiệp ước 1874- là có những xáo trộn như thế vì những nguyên nhân không dính líu gì đến tôn giáo cả.


Không nghi ngờ gì nữa, nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân quan trọng nhất, đó là ý muốn can thiệp vào các vấn đề chính trị của các kẻ truyền đạo. Các quan chỉ yêu cầu họ một điều : Chỉ dùng những quyền mà hiệp ước đem lại cho họ, quyền tự do lưu thông, tự do giảng đạo, tự do tài sản, và đừng can thiệp vào các vấn đề công cộng vốn không thuộc quyền họ. Thói quen can thiệp phi pháp nầy, trước kia đã đưa đến các việc áp dụng luật pháp m2 người ta đã gọi một cách sai lầm là “đàn áp”, lúc nào cũng gây nên hận thù , oán giận, ghen ghét, thù hằn giữa hai nhóm dân chúng. Một số kẻ truyền đạo như linh mục Geoffroy ở Bình định, cố ý phạm các tội nặng nhất : nổi loạn chống chíng quyền, xúi dục nổi loạn, cướp bóc, bạo hành, phá hoại, tự ý bắt người…[40] Theo điều 17 của hiệp ước 1874, tòa án Việt Nam không có thẩm quyền xử họ. Nhưng tín đồ Thiên Chúa giáo Việt nam phạm các tội đó, dĩ nhiên thuộc các tòa án nầy. Nhưng điều 9 lại được hiểu rằng người pháp có thể cho họ có nghĩa vụ can thiệp vào các vấn đề tư pháp để được hiểu có thật là các tín đồ Thiên Chúa, vì đạo mình mà làm nạn nhân cho các “xử phán bất công” cho các “biện pháp độc đoán” có phải có sự thiên vị bất công rõ rệt đối với họ không.[41]


Rheinart viết : “Điều 9 luôn luôn đem lại cho chúng ta các khó khăn, vì rằng các con chiên đã làm bậy khi lập nên một đảng chính trị muốn ở ngoài luật pháp trong nước và độc lập. Không có nước nào vô tư cho bằng nước An Nam về vấn đề tôn giáo, và nếu các phái bộ chỉ lo giảng đạo, họ không có gì phải lo cả.”[42]


Việc các kẻ truyền đạo xen vào các vấn đề tư pháp và hành chánh đã gây nên khắp nơi các sự tranh chấp địa phương giữa những kẻ tân tòng với làng xóm, giữa làng đạo và làng lương. Một nông dân muốn trả thù những kẻ muốn tiếp tục chiếm đất họ, cách tốt nhất là đem đất ấy cho nhà thờ.[43] Đằng sau những xáo trộn gọi là tôn giáo thời đó, gần như lúc nào cũng có tranh chấp đất đai. Anh ta muốn thắng lợi trong vụ tranh chấp với chánh quyền địa phương ? Hãy theo đạo, Cq1c kẻ truyền đạo có đó để ủng hộ anh ta. Theo đạo rồi, người nông dân đó được các linh mục và điều 9 của hiệp ước che chở, tìm cách trả thù làng xóm mình bằng cách đi cướp của một số dân làng rồi kéo sang sống ở làng đạo.


“ Vấn đề trong hiệp định là tự do tôn giáo, ngày nay lại là tư do vô hạn, dụ người theo đạo và hậu quả là tự do lôi kéonhững kẽ mới theora khỏi làng xóm họ để đến sống thêm đông trong các làng đạo. Nhưng việc nầy bị cấm tuyệt đối, không chỉ đối với con chiên mà còn đối với mọi người. Có những luật lệ cấm làng xóm đăng bộ một người, khi người ấy đã đăng bộ một chổ khác, và nếu không có điều đó, sẽ có chiến tranh triền miên giữa các làng láng giềng.


Hiệp nghị qui định rằng các giám mục và các kẻ truyền đạo cũng như các linh mục có quyền “giảng đạo khắp nơi”. Tất nhiên điều nầy không muốn nói rằng họ có quyền giảng đạo nơi công cộng nếu chính phủ An Nam thấy việc đó nguy hiểm. và điều đó cũng không cho một ai có quyền đi tuyên truyền phá rối trật tự trong làng xóm.”[44]


Vậy chúng ta nên lưu ý rằng mọi khó khăn mới hiện ra là do các tín đồ mới theo, và những việc đổi đạo nhanh chóng và bất ngờ nầy thật sự chỉ là một cách tìm chổ dựa để phụng sự quyền lợi riêng tư.[45]. Chính Rheinart cũng công nhận sự thật đáng buồn nầy, y viết :


“Giới chức sắc Thiên Chúa An Nam thích thú ỷ vào thế việc chúng ta ủng hộ để gây sức ép lên dân lương. Họ đã bám vào sự che chở của chúng ta bằng cách đổi đạo, dù thành thật hay không ; sự kiêu căng gia tăng và long hăng hái tôn giáo để thúc đẩy họ đi cù rũ người theo đạo khắp nơi. Tôi nghỉ rằng tôi đã thành công trong việc cắt ngang lòng nhiệt thành thái quá đó nhờ cuộc nói chuyện với cha Diêu; tôi cho cha cảm thấy rằng chúng ta bảo vệ con chiên, chúng ta bảo đảm tự do tín ngưỡng, nhưng tuyệt đối chúng ta không ham mê gì các vụ đổi đạo mau lẹ và đông đảo cả.”[46]


Các vụ đổi đạo có thành that hay không, các kẻ truyền đạo không mấy quan tâm, điều quan trọng đối với họ là có các con chiên mới, vì một khi đã theo đạo thiên chúa, là những người nông dân bị xem - họ cũng tự xem – là những kẻ xa lạ đối với làng xóm, không còn sống được trong đó như trước, và vì thế họ cảm thấy phải trung thành với linh mục xứ. Và các kẻ truyền đạo đã lợi dụng nỗi đau khổ của nông dân để khuyến khích đổi đạo.


Ví dụ tại tỉnh Khánh Hòa. Do linh mục Geofferoy xúi dục, triều đình Huế cho phép bất cứ người Việ Nam nào theo đạo Chúa – dù đã đăng bộ - đều có quyền vào một hội đoàn đặc biệt và hàng năm nộp cho chính phủ một món thuế 20 quan, đều được miển các thuế khác, cùng các thứ xâu dịch và quân dịch. Như thế họ sống bên ngoài làng xóm và không đóng góp gì nữa, nhưng làng xóm không vì thế mà bớt đi phần đóng góp theo tỷ lệ thất thu. Thường thì 20 quan là số tiền lớn hơn tổng số đóng góp hàng năm của một người dân, và có lẽ tại các tỉnh khác không ai lựa chọn sự đổi chác nầy. Nhưng Khánh Hòa là một tỉnh nghèo,dân cư lại giảm bớt một phần, mà sổ sách trong làng lại vẫn nguyên như cũ – theo tập quán Việt Nam – vì thế, sưu thế gia tăng nhiều, nhất là trong các làng đông dân, có ít công điền và mọi người thấy vào hội đoàn có lợi.


Do đó, các viên chức trong làng ngày càng bất mãn, vì các đặc quyền ban cho đã rõ ràng quyết định rất nhiều trong việc đổi đạo, nhất là trong số dân nghèo bị sưu cao thuế nặng. Việc miễn quân dịch cũng là một điểm thu hút mạnh mẽ, nhiều binh sĩ cũng xin đổi đạo để được vào hội đoàn.[47] Bằng cách đó, người ta đã gieo rắc hận thù và oán ghét giữa những người nông dân hiếu hòa, lâu nay sống hoàn toàn hòa hợp nhau.


“Không có gì nguy hiểm hơn phương pháp nầy, Philastre đã nhận xét có lý như thế, Tôi sợ rằng không phải tất cả các nhà truyền đạo đều dè dặt theo đúng hoàn cảnh đã đòi hỏi họ, một số vị có ảo tưởng về tự do mà hiệp ước đã đem lại cho tôn giáo. Làm sao dân chúng nầy, nói chung, rất vô tâm đối với con chiên, trong khi những người nầy sống ngoài vòng pháp luật, đo đó mà hành vi họ khiêm nhường, lại thình lình oán ghét con chiên ? Ít ra thì cũng có trong một số trường hợp nào, chính là do sự kém dè dặt của các con chiên.”[48]


Tóm lại, tự do vô giới hạn do điều 9 hiệp ước 1874 đem lại cho các kẻ truyền đạo, đã tạo vô số khó khăn cho giới chức Pháp cũng như Việt. Thế mà đám truyền đạo thiên chúa vẫn cho tự do như thế là chưa đủ. Thật vậy, không có gì có thể làm vừa lòng các kẻ truyền đạo chừng nào mà  chướng ngại cuối cùng họ muốn triệt hạ bằng mọi giá vẫn còn sừng sững trước mắt họ : CHƯỚNG NGẠI ĐÓ LÀ CHỦ QUYỀN NƯỚC VIỆT NAM .


Kết hợp cố gắng của họ với các kinh doanh, họ thúc đẩy nước Pháp vào con đường xâm lăng toàn thể nước Việt Nam, bằng cách trình bày hiệp ước 1874 chỉ là một mánh khoé gian trá của triều đình Huế và mọi liên minh với triều đình nầy chỉ là ảo vọng.

 


 Cao Huy Thuần

 


[1] - Người giúp Nguyễn Ánh – Gia Long khôi phục vương quốc

[2] - các tên Việt của sĩ quan Pháp giúp Nguyễn Ánh

[3] - Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô Đốc  12768 / 3

[4] - Văn thư Rheinart gửi Dupré 2-10-1875 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12772 / 1

[5] - Thư khố Trung ương Đông Dương, Đô đốc 12769 / 2  . Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại . A30 (25) hộp 13

[6] - Văn thư Rheinart gửi Dupré 2-10-1875 . đã dẫn

[7] - Như trên

[8] - Rheinart gửi cho Dupré  9-10-1875 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12774.

[9] - Rheinart gửi Dupré 16-10-1875 .Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12774

[10] - Dịch chử Đạo (Rheinart dịch là La Religion) chính Rheinart cũng nhận rất là sai. Chữ Đạo trong câu  : “Đạo quân thần phụ tử” không thể dịch là “religion”

[11] - Thư khố Trung ương Đông Dương  . Đô đốc 12774

[12] - Rheinart gửi Dupré , 9-10-1875 cùng chú dẫn

[13] - Dupré gửi Rheinart  25-9-1875 . Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại . A30 (25) hộp 13

[14] - Dupré gửi cho Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa 13-11-1875 . Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại  A30 (25) hộp 13

[15] - Công điện của Bộ hải quân và Thuộc địa  15-12-1875 , cùng chú dẫn.

[16] - Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12776 / 9

[17] - Philastre gửi Dupré 5-1-1874 Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 / 14

[18] - Rheinart gửi Thương thư ngoại giao Huế 27-10- 1875. Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12776

[19] - Rhenart gửi Dupré 23-10-1875 .Thư khố Trung ương Đông Dương,  Đô đốc 12775

[20] -                 “              16-10-1875                                  “                                    12774

[21] - Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 12774. Viên thông dịch Tòa Khâm đã vội vã dịch bản văn nầy. Văn thể của các bản văn do Vua gởi thường khó dịch.

[22] - Do Philastre lúc đó làm Khâm sứ thay thế Rheinart, tóm lược , Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 10445 / 2

[23] - như trên

[24] - Rheinart gửi Dupré 7-10-1876 , Thư khố Trung ương Đông Dương, Đô đốc 12821 / 1

[25] - như trên , ngày 30-9-1876, số 12820 / 1

[26] -   như trên

[27] - Philastre gửiDupré , văn thư 1-8-1877, đã dẫn

[28] - Philastre gửi Đô đốc La Font, 19-2-1879 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12870.

[29] -  như trên

[30] - Đừng lầm nhà Nho và các Quan lại.

[31] - “Đây là lý do các nhà Nho muốn tàn sát con chiên, vì những người nầy theo Pháp và giúp họ chiếm 4 tỉnh Bắc kỳ, đến độ các thất bại của chính phủ đều quy trách vào họ ( thư của Gm Sohier gởi các thông ngôn phái đoàn Việt Nam , Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 10827.

[32] - Philastre gửi Đô đốc La Font, 4-3-1878 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12839 / 1

[33] - Xin xem báo cáo gửi cho vua của sứ giả Phan huy Kiêm 7-12-1875 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12786.

[34] - Philastre gửi La Font  7-3-1877 và 4-3-1878 , Đô đốc 10451 và 12839 / 1

[35] - Cũng hai người trên, 7-3-1877, Đô đốc 10451.

[36] - như trên

[37] - Lãnh sự Hải Phòng gửi Thống sứ nam kỳ 4-1-1877 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 10433 / 8

[38] - Philastre gửi La Font , 4-3-1878 đã dẫn

[39] -  như trên , 7-3-1877, đã dẫn

[40] - Rheinart gửi Thông sứ Le Myro de Vilers, 19-8-1879 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12877

[41] - như trên

[42] - như trên

[43] - như trên  24-9-1879.Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12877

[44] -Philastre gửi La Font , 24-5 1877 ,số 87 (Vụ Geofferoy ở Khánh Hòa) , Đô đốc  10462 / 1

[45] -  như trên

[46] - Rheinart gửi Dupré, văn thư 28-10-1876 , số 248 đã dẫn

[47] - Báp cáo của Thiếu ta Duchaffaut , 8-6-1878 . Thư khố trung ương  Đông Dương , Đô đốc 13084

[48] - Philastre gửi La Font, văn thư 24-5-1877 , đã dẫn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp