Những gì Gm Nguyễn Thái Hợp viết không ngoài khoa trương trên đầu môi chót lưỡi những lời hoa mỹ đạo đức giả, gài vào vài đoạn xuyên tạc Phật Giáo, xuyên tạc lịch sử, và tiếp tục mê sảng với những điều mê tín của Ca-tô Rô-ma Giáo thuộc thế kỷ 17. Trong Phần I tôi đã chứng minh Gm Nguyễn Thái Hợp xuyên tạc Phật Giáo và xuyên tạc lịch sử như thế nào. Trong Phần II này tôi sẽ chứng minh là Gm Nguyễn Thái Hợp vẫn tiếp tục mê sảng viết lên những điều mê tín của Ca-tô Rô-ma Giáo thuộc thế kỷ 17 mà ngày nay cả thế giới và ngay cả Tòa Thánh cũng đã bác bỏ. Người ta bảo tín đồ Ca-tô Việt Nam thuộc loại kém hiểu biết và cuồng tín nhất thế giới, quả thật không sai.
Trong Phần này chúng ta sẽ thấy rõ là: Sách lược đối thoại của Vatican mà các thuộc hạ địa phương đưa lên như một chiêu bài hòa hợp chỉ là truyền đạo và xâm lăng tôn giáo và văn hóa, đưa tất cả vào dưới giáo quyền và văn hóa Ca-tô, hay nói cách khác, kéo chúng ta vào sự mê tín điên rồ của họ. Chúng ta cũng sẽ thấy,để đạt mục đích trên,những người Ca-tôluôn luôn dùng Thánh Kinh, hoặc những tài liệu của Vatican tung ra, những tài liệu để mê hoặc đầu óc thấp kém của các tín đồ, làm như đó là những chân lý không thể sai lầm và áp đặt chúng trên mọi tôn giáo, mọi nền văn hóa khác nhau.
Ba đề mục cuối trong bài của Gm Nguyễn Thái Hợp là: “Từ Bao Dung Đến Tự Do Tôn Giáo”; “Đối Thoại Và GIữ Vững Căn Tính”; “Thách đố của đối thoại liên tôn”. Đề mục 5: “Đối Thoại Và Giữ Vững Căn Tính” không có gì đáng nói vì chủ trương giữ vững căn tính hay đức tin trong đối thoại là thừa, đó là điều hiển nhiên trong tinh thần đối thoại nếu chúng ta hiểu thế nào là “đối thoại”. Trong đề mục 6: “Thách đố của đối thoại liên tôn”, Gm Nguyễn Thái Hợp chỉ nhắc lại một số điều trong đề mục 4, đại khái là nhấn mạnh “nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng trong đối thoại liên tôn” nghĩa là nhiệm vụ truyền đạo và xâm lăng tôn giáo và văn hóa. Vì vậy tôi sẽ không phê bình hai đề mục cuối, 5 và 6, và sẽ chỉ tập trung vào đề mục 4: “Từ Bao Dung Đến Tự Do Tôn Giáo”, vì có thể nói là tất cả ý đồ của Gm Nguyễn Thái Hợp nằm trong đó. Cho nên phần trích dẫn trong đề mục 4, để cho sự phê bình đầy đủ, sẽ dài, mong độc giả thông cảm.
4. Trong đề mục 4: Từ bao dung đến tự do tôn giáo, Gm Nguyễn Thái Hợp viết những lời mê sảng rất trịch thượng của Ca-tô Rô-ma Giáo mà chúng ta thường thấy trong những văn kiện của Vatican tung ra một cách huênh hoang, trơ trẽn. Đây là đoạn nói rõ hơn gì hết quan niệm về đối thoại, thật ra chỉ là quan niệm mê tín của thời bán khai về cái gọi là “Thánh Linh” của Ca-tô Rô-ma Giáo:
Trên bình diện cứu độ, thái độ khoan dung và đối thoại còn mang một ý nghĩa thâm sâu hơn: đây là tiến trình đồng hành kiếm tìm chân lý, với hy vọng hiểu được đôi chút cuộc đối thoại nhiệm mầu yêu thương giữa Ðấng Tối Cao với con người suốt dọc lịch sử nhân loại[sic]. Công đồng Vatican II khẳng định chương trình cứu độ phổ quát của Thiên Chúa [7] và mời gọi các tín hữu cố gắng khám phá hạt giống Ngôi Lời mà Thánh Linh không những đã gieo vào tâm hồn con người mà còn nơi lễ nghi và văn hóa của các dân tộc[8].
...Chủ đích của đối thoại là tiến đến điểm đồng quy, vượt lên trên những sự khác biệt (hoàn toàn sai). Dù sao, người kitô hữu cần ý thức về chân lý của đức tin. Ðây không phải là một thứ chân lý thuộc loại siêu hình, mà là ân sủng Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Ðức Kitô. Chính nhờ Ðức Kitô mà chúng ta biết rõ phẩm giá của con người [thật vậy sao] cũng như biết đánh giá tác động của Chân lý vàThánh Linh hiện diện nơi các Tôn giáo khác. [sic]
… Tiếp nối và khai triển đường hướng của Vatican II, đức Gioan Phaolô II đề cao hoạt động của Thánh linh nơi các tôn giáo.[sic] Thánh linh dun dủi, thanh tẩy và cứu vớt không những từng cá nhân mà cả những nền văn hóa và các tôn giáo nữa [viết nhảm]: Thánh linh trao ban cho mọi người, theo một cách thế mà chỉ duy Thiên Chúa biết được, [vậy thì ông nói lảm nhảm gì ở đây] khả năng được tham dự vào mầu nhiệm Phục sinh (…). Sự hiện diện và tác động của Thánh linh không chỉ liên hệ đến mỗi cá nhân, mà còn liên hệ đến xã hội và lịch sử, các dân tộc, các nền văn hóa, các tôn giáo(sic). Chính Thánh linh đã gieo mầm Ngôi Lời, tiềm ẩn nơi các lễ nghi và văn hóa, và làm cho nó triển nở trong Ðức Kitô[10].
Mục đích của đối thọai liên tôn là cùng nhau khám phá và làm triển nở những yếu tố chân lý và ân sủng do sự hiện diện tiềm ẩn của Thiên Chúa nơi mọi tôn giáo[11]. Ðức Gioan Phaolô II coi đây như một bước chuẩn bị để thực hiện chương trình cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, một bước đi trong tình huynh đệ, qua đó chúng ta cùng dẫn dắt nhau tiến về một mục tiêu siêu việt mà Ngài chuẩn bị cho chúng ta[12].
Chính trong viễn tượng cứu độ đó, ngỏ lời với các thành viên của Hội Ðồng Giáo hoàng về Ðối thoại Liên tôn, đức Gioan Phaolô II quả quyết: Việc đối thoại liên tôn, trên một mức độ sâu xa hơn, luôn luôn là cuộc đối thoại cứu độ, bởi vì chủ tâm của nó là khám phá, làm sáng tỏ và hiểu rõ hơn cuộc đối thoại vĩnh cửu mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục thực hiện với nhân loại [13].
Tài liệu Làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục Á châu nhìn nhận hoạt động mạnh mẽ và đa dạng của Thánh linh nơi các tôn giáo và văn hóa Á châu. Có thể coi các tôn giáo truyền thống tại lục địa mênh mông này như những con đường Thiên Chúa dùng để dẫn đưa đại đa số các dân tộc Á châu tới đến với Ngài và đây cũng là cách thế Ngài dùng để gặp gỡ họ [14].
Tông thư Giáo hội tại Á châu tiếp tục đề cao vai trò của Thánh linh trong lịch sử cứu độ và trong lòng các tôn giáo Á châu: Các Nghị phụ của Thượng Hội đồng đề cập đến hành động đa dạng và đổi thay của Thánh linh. Ngài liên tục gieo những mầm chân lý giữa các dân tộc, tôn giáo, văn hóa và triết học. Ðiều này có nghĩa là các tôn giáo, văn hóa và triết học nói trên có khả năng giúp dân chúng, cá nhân cũng như tập thể, tránh điều dữ và phục vụ sự sống, cũng như tất cả những gì là thiện hảo… Chính Thánh linh nâng đỡ dân chúng để họ tìm cách hiểu và chấp nhận nhau. Do đó Thượng Hội đồng có lý khi quan niệm Thần khí của Chúa như tác giả đầu tiên của cuộc đối thoại giữa Hội thánh với tất cả các dân tộc, văn hóa và tôn giáo[15]. Link:
http://www.lamhong.org/d%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-trong-vi%E1%BB%85n-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-da-ph%E1%BB%A9c-ton-giao/2011/08/
Cả một đoạn dài trên, Gm Nguyễn Thái Hợp không làm gì hơn là nhắc lại những lời huênh hoang trịch thượng của Ca-tô Giáo trong những văn kiện như “Dominus Jesus” của HY Ratzinger, “Tông Huấn Á Châu” của John Paul II, và “Sứ Điệp Hòa Bình” của Benedict XVI trước đây. Chúng ta hãy nhắc sơ lại những văn kiện này.
Ngày 5 tháng 9, 2000, HY Ratzinger, với sự chấp thuận của John Paul II, đã tung ra bản tuyên ngôn “Dominus Jesus” trong đó có hai điểm trịch thượng đối với mọi tôn giáo khác như sau, ngụ ý phủ nhận các tôn giáo khác:
1. “.. như là một phương tiện đưa đến sự giải thoát, những tôn giáo phi-KiTô thiếu sót một cách trầm trọng” (..non-Christian religions are gravely deficient as a means of salvation).
2. “Giáo hội Ca-tô Rô-ma là phương tiện duy nhất đem đến sự giải thoát cho toàn thể nhân loại” (The Roman Catholic Church is the only instrument for the salvation of all humanity).
Cũng vì vậy mà Giáo sư Thần học Ca-tô nổi tiếng trên hoàn cầu, Hans Kueng, đã đưa ra một nhận định về bản tuyên ngôn “Dominus Jesus” là “một sự pha trộn của tính chất lạc hậu thời Trung Cổ và Tâm Lý Bệnh Hoạn về Những Ảo Tưởng Hão Huyền về Quyền Lực hay Toàn Năng của Vatican” (A mixture of medieval backwardness and Vatican megalomania). [Megalomania = A psycho-pathological condition in which fantasies of wealth, power or omnipotence predominate].
Đối với bản “Tông Huấn Á Châu” mà trong đó Giáo hoàng John Paul II thúc giục các thuộc hạ ở địa phương phải gia tăng nỗ lực cải đạo Á Châu thì Mac Kher đã phê bình và vạch trần âm mưu bành trướng Ca-Tô Giáo sang Á Châu của John Paul II như sau, trong www.nycny.com :
Sự du nhập của Ki Tô Giáo vào Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu, và phần lớn Phi Châu và vùng Thái Bình Dương đã đưa tới sự hủy diệt một cách có hệ thống, toàn bộ những tôn giáo và nền văn hóa đa thần có trước thời đại KiTô. Thật vậy, cuốn thánh kinh, với sự hỗ trợ của súng ống, đã dùng để trao đổi lấy đất đai của các thổ dân địa phương.
Phát ra từ giáo hoàng, chức sắc cao nhất của Ca Tô Giáo, lời kêu gọi cải đạo này là một lời Tuyên Chiến chống nền văn hóa Á Đông, các tôn giáo Á Đông, và xã hội Á Đông nói chung, Ấn Độ Giáo nói riêng. Sách lược cải đạo quần chúng vào Ki Tô Giáo mưu toan phá hủy linh hồn của Á Châu, cấy ghép vào đó một triết lý mà Á Châu không cần đến. Á Châu không cần đến bất cứ một bài học nào về tôn giáo và lòng mộ đạo từ bất cứ ai.
(The advent of Christianity in Europe, Americas, Australia, and large parts of Africa and the Pacific led to the systematic and complete elimination of the pre-Christian polytheistic religions and cultures. Truly, the bible was exchanged for the native lands with the help of the gun.
Coming from Pope, the highest official of Catholicism, this call to conversion is a Declaration of War against Asian culture, Asian religions, and Asian society in general, and Hinduism in particular. Mass-conversion to Christianity seeks to destroy the soul of Asia, transplanting an un-needed philosophy. Asia does not need any lesson in religion or piety from anybody.).
Và Mac Kher cũng còn phê bình đạo đức tôn giáo của John Paul II như sau:
“Trong khi tham gia một cuộc họp đa tôn giáo, Giáo hoàng nói đến đối thoại, sự hiểu biết, và sự đoàn kết giữa các tôn giáo. Ngày hôm sau, ông ta quay trở lại nhấn mạnh Ki Tô Giáo là tôngiáo chân thật duy nhất, và kêu gọi tín đồ đi cải đạo Á Châu. Đây là sự đạo đức giả và lừa dối cố ý tệ mạt nhất.
(While attending an inter-faith meeting, the Pope talked about dialogue, understanding, and solidarity between religions. The next day he reverted back to his insistence on Christianity as the only true religion, and gave a call to convert Asia. This is hypocrisy and duplicity at its worst.)
Phê bình “Sứ điệp Hòa Bình” của Benedict XVI, Gã Học Trò đã đưa ra một nhận xét rất đúng:
Mới đọc qua “Sứ Điệp” người ta tưởng Giáo Hoàng tích cực đóng góp ý kiến, tư tưởng cho nền hòa bình trên thế giới nhân ngày hòa bình thế giới 1/1/2011. Nhưng xem kỹ lại, thì khác hẳn đi: Giáo Hoàng chỉ nói đến phần ngọn mà không hề đề cập đến vấn đề gốc, tức là đề cập đến “Sự tự do tôn giáo” trong khi chính tôn giáo của ông đã “o ép, bắt buộc, nhốt tín đồ vào trong chuồng” với những hình thức kiên cố; và cũng chính giáo hội của ông lừa đảo tín đồ bằng những giáo lý không nằm trong Kinh Thánh mà bao giờ cũng “vin” vào Kinh Thánh để đầu độc trí tuệ, tư tưởng, đức tin của giáo dân bằng những luận điệu tuyên giáo hoang tưởng của thần học mà giáo hội đã nghiên cứu, chuẩn bị kỷ lưỡng cho một “mưu đồ vĩ đại”!
Mưu đồ vĩ đại này là đi kiếm ăn ở những miền đất mà trên thực tế đã từ chối sự đầu độc trí tuệ của Ca-Tô Rô-ma Giáo.
Nhưng vì sự thiếu hiểu biết và cuồng tín tôn giáo, người Ca-tô vẫn năng nổ dùng mọi thủ đoạn để mở mang nước Chúa ở những nơi dân trí thấp nhất và đời sống kinh tế khó khắn nhất. Và trong bài “Đối Thoại…” Gm Nguyễn Thái Hợp vẫn mê sảng quảng cáo cho quyền năng của một con Ma Thánh (Holy Ghost) mà ngày nay được đổi tên thành Thánh Linh, trong khi thực sự ông ta chẳng biết Thánh Linh là cái gì như tôi sẽ chứng minh trong một đoạn sau. Nghiên cứu về cái gọi là “Thánh Linh” chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị, tôi sẽ trình bày vấn đề này trong một phần sau.
Trước khi bàn đến chuyện ma quỷ, tôi muốn nói đến sự nhập nhằng của Gm Nguyễn Thái Hợp khi dùng từ “cứu độ” để nói về quan niệm về “cứu rỗi” của Ca-tô Giáo. Điều này không lạ vì nó nằm trong “kế hoạch cải đạo Á Châu” với thủ đoạn đặc thù trong truyền thống ăn cắp của Ca-tô Rô-ma Giáo, lấy cái hay của các tôn giáo khác, xào xáo lại làm của mình. Vì vậy người ta đã gọi đạo Ca-tô là “đạo chích” [Phan Bội Châu: Thiên Hồ, Đế Hồ]. Tôi không có nói chơi mà sẽ chứng minh điều này qua một số tài liệu.
Trước hết, chúng ta hãy đọc một tài liệu của Linh Mục Kirati Boonchua, giáo sư triết tại đại học Chulalongkorn, Thái Lan:
Niềm Hãnh Diện Của Ki Tô Giáo:
Sao Chép Và Mô Phỏng
“Cho đến nay, không ai thật sự biết đúng ngày sinh và ngày chết của Giê-su. Tất cả chỉ là đoán mò. [Ngô Triệu Lịch đã gọi nền thần học Ki Tô Giáo là nền thần học đoán mò]. Ngày sinh vào 25 tháng 12 là lấy của người La Mã. Người La mã ăn mừng ngày sinh của Thần Mặt Trời vào ngày 25 tháng 12. [Thật ra, dây không phải là ngày lễ riêng của dân La Mã mà là ngày mà nhiều nơi trong dân gian cổ xưa ăn mừng ngày bắt đầu lại dài ra sau một mùa Đông mà họ thấy ngày cứ ngắn dần và lo sợ không còn ánh sáng mặt trời nữa]. Ki Tô Giáo không có cái gì là của mình cả. Ki Tô Giáo chỉ có thể sao chép và mô phỏng các tôn giáo khác. Điều này có đáng xấu hổ không? Tại sao Ki Tô Giáo lại phải xấu hổ?...
Hơn nữa, Giê-su cũng không có một hệ thống giáo lý của chính mình. Giê-su mô phỏng những điều trong Cựu Ước. Giê-su không thiết lập một hệ thống triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức cho Ki Tô Giáo. Do đó, Ki Tô Giáo không hề có một hệ thống triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của Ki Tô Giáo để có thể phô trương trước các tôn giáo khác. Chưa bao giờ có được một cái gì thực sự là của chính mình, đó là điều duy nhất mà Ki Tô Giáo có thể phô trương. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, hân hoan chấp nhận là triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của chúng ta ngày nay đều là sao chép và mô phỏng từ ngôn ngữ và văn hóa của những miền đất mà Ki Tô Giáo nảy nở trong đó. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, là những chuyên gia về kỹ thuật xảo trá...”; Link: http://giaodiemonline.com/2009/07/caidao3.htm
The Proud of Christianity: Borrowing and Imitation ...Up to now, no one actually knows the exact date of birth and date of death of Jesus Christ. Everything is merely the matter of guess. Christmas on 25 December was borrowed from Roman. Roman celebrated the Birth of Sun God on 25 December. Christianity possesses nothing of its own. Christianity can only borrow and imitate others. Is it shameful? Why Christianity have to shame?..
Moreover, Jesus Christ also had no own syatem of teaching. Jesus imitated those of the Old Testament... Jesus did not establish philosophical syatem, school of art and official language for Christianity. Therefore, Christianity possesses no Christian philosophy, art and official language in order to show to others. Never having any authentic thing of its own is the only thing Catholics can show off.. We, Catholics, delightfully accept that our present philosophy, art and official language are borrowed and imitated from the language and culture of the lands where Christianity has grown. We, Catholics, are experts in manipulation..
(Lecture of Father Kirati Boonchua, Professor of philosophy at the Faculty of Arts, Chulalongkorn University) in “Life Review” a Catholic program in Bangkok, broadcasting on 8 December 1985)
Thứ đến, trong cuốn Âm Mưu Của Công Giáo Chống Phá Phật Giáo (The Catholic Plot Against Buddhism, Printed by Siva Phorn Limited Partnership, Bangkok, Thailand, 1986), có những tài liệu của Vatican trích dẫn phần lớn từ những Bản Tin (Bulletin) của Bộ Ngoại Giáo Sự Vụ, và được đánh số ví dụ như (1: 4-5) có nghĩa là từ Bản Tin Số 1, trang 4-5. Đây là những ấn phẩm mật hoạch định kế hoạch và âm mưu cải đạo Á Châu.
Xem thêm: http://giaodiemonline.com/2009/07/tonghuan.htm
Kế hoạch và âm mưu cải đạo Á Châu
Trước hết là một huấn thị từ Tổng Thư Ký Bộ Ngoại Giáo Sự Vụ P. Humbertclaude:
Vì tất cả những việc của chúng ta phải được thi hành với sự thỏa thuận của các giám mục xứ và qua họ, một phương tiện tiếp xúc với họ (qua các Bản Tin) là điều cần thiết. Đây là những nét đại cương: chúng sẽ được cải tiến cùng với kinh nghiệm và cùng với những đề nghị mà Bộ trông đợi từ nhiều người đọc Bản Tin của Bộ. (1: 3)
Thật là rất quan trọng cho lợi ích chung cũng như cho tương lai của Bản Tin, mọi người phải ý thức được rằng đây là một ấn phẩm mật dành riêng cho các giám mục xứ và cho những cá nhân mà các giám mục hay Bộ đã chỉ định trong nhiệm vụ đối thoại. Nếu khi nào mà các giám mục xứ tin rằng cần phải in lại toàn phần hay một phần của bài nào hay văn kiện liên lạc nào họ có thể làm như vậy mà không được nêu xuất xứ. Vì đây là một ấn phẩm mật, không được thông báo cho báo chí. (1: 4-5)
(Since all of our work must be done with the agreement of the Ordinaries and through them, an instrument of contact was necessary. Here it is its general outines: it will improve with experience and also with the suggestions that we await from many of our readers. (1: 3)
It is extremely important for the common good, as well as for the future of the Bulletin itself, that everyone be well aware that it is a confidential publication exclusively for Ordinaries and for persons that the Bishops or we have designated for dialogue. If then the Ordinaries believe it useful to reprint entirely or in part a certain article or communication they should do so without citing the source. Since it is a confidential publication, the press should not be informed. (1: 4-5))
Đoạn (1: 3) chứng tỏ Vatican đã chỉ đạo đường hướng hoạt động mật cho các giám mục địa phương và đường hướng này sẽ được thay đổi tùy theo tình hình địa phương qua hồi ứng của các giám mục địa phương. Đọc tiếp những tài liệu trích dẫn từ những Bản Tin mật của Vatican chúng ta thấy rõ Vatican đã chỉ thị cho các giám mục địa phương và mọi tín đồ Ca Tô phải nghiên cứu kỹ tình hình Phật Giáo và dân tình địa phương để từ đó Vatican sẽ hoạch định những kế hoạch xâm lăng văn hóa và tôn giáo thích ứng. Vậy thực chất các giáo hội địa phương chỉ là những tay sai, những ổ gián điệp nằm vùng trong các quốc gia phục vụ cho Vatican, một ngoại bang. Điều này chúng ta có thể thấy rõ ngay trong đoạn (1: 4-5) ở trên: Tại sao một Bản Tin liên lạc với các giám mục địa phương của Ca Tô Giáo, một “tôn giáo” tự coi là thiên khải, tông truyền v..v.. có nhiệmvụ mang“TinMừng” đến cho nhân loại, lại phải là một ấn phẩm mật mà các giám mục địa phương phải tuân hành mà không được tiết lộ xuất xứ, và phải dấu báo chí, nếu trong đó không có những kế hoạch truyền đạo bất chính mà Vatican không muốn cho các tôn giáo khác biết?
Câu trả lời thật là rõ ràng: “Tin Mừng”, thật ra chỉ là “Tin Nhảm” theo Giáo sư David Voas trong cuốn “The Bad News Bible: The New Testament”, của Ca Tô Giáo phải được rao truyền qua những phương tiện, thủ đoạn lắt léo, bất chính và “cấm ngoại thủy không ai được biết”. “Nói có sách, mách có chứng”, tôi không có nói vu vơ. Phần phân tích một số tài liệu mật của Vatican về sách lược cải đạo Á Châu sẽ chứng minh điều này. Trước hết là một nhận định tổng quát.
Những huấn thị viết trong các Bản Tin là một loạt những khẳng định vô trách nhiệm, kiêu căng vô lối, hỗn hào, láo xược, đối với các tôn giáo phi Ki-Tô, kèm theo những tiểu xảo hạ cấp để truyền đạo. Chúng ta hãy xét đoạn sau đây trong Bản Tin (Bulletin) số 7, trang 12:
Một chiến thuật trong cuộc bút chiến là mô tả qua loa những sự phong phú (trong các tôn giáo phi Ki-Tô) nhưng sự công nhận những sự phong phú đó không được để cho những người ngoại đạo được hưởng. Do đó chúng ta phải công nhận giá trị theo nghĩa hòa nhập, vì tư tưởng Ki Tô Giáo là trên hết. Trích dẫn từ những người ngoại đạo phải được chọn dựa theo Thánh Kinh: những biểu tượng(của người ngoại đạo)phải được sửa đổi để đưa vào đó khuôn mặt của Giê-su; và sau cùng làm cho những lời lẽ của ngoại đạo sẽ mang ý nghĩa khác hẳn. Những tôn giáo ngoại đạo không có gì là quan trọng cho chính chúng, mà chỉ là cho những ốc đảo chân lý nhỏ bé có chứa trong chúng...
Xét về toàn thể, những tôn giáo và triết lý ngoại đạo chỉ là một đống những sai lầm. Chúng là kết quả của tội lỗi con người và sau cùng là của quỷ. Nhưng trong sự tối tăm đó cũng còn có lập lòe chút ánh sáng. Chính trong cái ánh sáng đó chúng ta phải khám phá ra thiện chí từ những người ngoại đạo và đoan chắc chân lý của Ki Tô Giáo, vì những mảnh chân lý đó đến từ đức Ki Tô.
(It is a polemical way of describing riches glimsed, credit for which must not be left to the pagans. So we must speak of a recognition of value but in the sense of an integration, for the Christian thought is primary throughout. The pagan quotations are chosen with reference to Scripture: the symbols are modified to throw more into the relief the face of Jesus Christ; and finally the pagan words take on a totally different meaning. The pagan religions have no importance for themselves, but solely for the little islands of truth which are contained in them...
Taking as a whole, the pagan religions and philosophies are for them merely a mass of errors. They are the fruit of the sins of men and ultimately of the devil. But in this darkness there are still some gleams of light. In this virtue of this light that we must proceed to discover the pagans of good will and confirm thus the truth of Christianity, for those scraps of truth come from Christ. (7:12))
Chúng ta thấy rõ, sách lược và thủ đoạn truyền đạo của Ca-tô Rô-ma Giáo bẩn thỉu như thế nào. Những lời huênh hoang kiêu căng vô lối, ngu đần, và những lời hỗn hào, láo xược, xuyên tạc, mạ lỵ các tôn giáo phi-KiTô như trên, chỉ để tuyên truyền nhồi sọ cho đám tín đồ ngu dốt chứ đối với thế giới Tây phương và nhất là đối với giới trí thức hiểu biết, chính Ca Tô Giáo mới là một đống những sai lầm: sai lầm từ Thánh Kinh cho tới các tín lý Ca Tô, sai lầm từ nền Thần học Ki Tô Giáo cho đến những giáo lý của giáo hội Ca Tô, sai lầm từ đạo đức của các giáo hoàng xuống tới các linh mục v..v... Điều này chúng ta có thể chứng minh rất dễ dàng qua lịch sử các Giáo hoàng, qua những tội ác mà giới chăn chiên phạm trong dân gian.
Chết đi ba ngày rồi sống lại
Thật vậy, chân lý của Ki Tô Giáo là gì, nếu không phải là những niềm tin vào một Giê-su đã chết đi ba ngày rồi sống lại, bay lên trời, và quyền năng “cứu rỗi” của Giê-su trong ngày phán xét cuối cùng? Nhưng những niềm tin như trên ngày nay đã trở thành những điều mê tín của một thiểu số trên thế giới vẫn còn sống trong bóng tối của sự đần độn tâm linh, không theo kịp sự tiến bộ trí thức của nhân loại, do đó những kẻ ngu đạo và nghiện đạo không biết rằng những niềm tin này đã bị đa số trên thế giới, kể cả các giới trí thức trong các giáo hội Ki Tô Giáo, và chính tòa thánh Vatican vứt bỏ, vì chúng không còn một giá trị nào trước những bằng chứng trong khoa học về vũ trụ, về nguồn gốc con người, về sự bất khả hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục v..v.. mà không ai ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo có thể bác bỏ được.
Nhưng vấn đề ở đây không phải là những luận điệu thiếu văn hóa của Vatican như trên mà là thủ đoạn mượn, nói nôm na là ăn cắp, những điều hay trong các tôn giáo phi Ki Tô rồi biến đổi chúng thành của Ki Tô Giáo, một thủ đoạn không mấy lương thiện. Mặt khác, cùng trong Bản Tin số 7, trong một đoạn sau, trước tình hình tôn giáo hiện nay của thế giới, sự thay đổi trong sách lược truyền đạo được hoạch định như sau (7:15):
Giáo hội không còn sống trong thời của những tổ phụ lập giáo. Trong những ngày đó giáo hội sống trong sự nở rộ trẻ trung; giáo hội công khai chứng tỏ những hứa hẹn của tương lai và sẵn sàng nhanh chóng chinh phục thế giới. Tình hình ngày nay đã khác. Những tôn giáo phi-KiTô góp chung lại thì có nhiều tín đồ hơn. Đối với tuyệt đại đa số các tôn giáo đó, có vẻ như giáo hội không còn là một sức mạnh trong tương lai. Đó là tại sao chúng ta phải từ bỏ ý tưởng tấn công trực diệnvà thay thế bằng đối thoại, và tìm ra những giá trị nội tại và những điều quý báu của mỗi giáo lý...
Thay vì nghĩ về các tôn giáo khác như là một đống những sai lầm trong đó cũng có rải rác vài chân lý, chúng ta hãy nhìn trong các tôn giáo đó những công cụ đã giúp hàng triệu người tìm thấy Thiên Chúa và ngày nay vẫn còn tìm như vậy. Nếu chúng ta hiểu biết rõ hơn về phần vụ của những tôn giáo dân gian trong lịch sử tôn giáo thế giới thì điều này sẽ giúp chúng ta rất nhiều.
Từ đó, nhiệm vụ truyền giáo đang được phát triển trong tầm nhìn rộng rãi hơn. Nó không còn là cải đạo cá nhân mà là, nói cho đúng ra, cải biến chính những nền văn hóa tôn giáo khác.
(The Church is no longer living in the time of the Fathers. In those days she was in the bloom of youth; she showed openly the promises of the future and was ready swiftly to conquer the world. The situation is different today. The non-Christian religions taken together have more followers. To the great majority of these the Church does not appear to be the force of the future. That why we must give up the idea of a frontal attack and substitute that of dialogue, while seeking the intrinsic values and the religious treasures of every creed...
Far from thinking of them as a mass of errors in which some scattered truths have survived, we must rather see in them the instruments which have helped millions of men to find God and are doing still to-day. It will be a great help also if we have a better understanding of the part played by the pagan religions in the religious history of the world.
Since then, the missions are developing a wider perspective. It is no longer one of converting the individual but of converting the religious cultures themselves, so to speak. (7:15))
Huấn thị cho các giám mục địa phương ở trên đã nói lên mục đích truyền đạo hay cải đạo Á Châu của Vatican là biến cải những nền văn hóa phi Ki Tô chứ không phải chỉ cải đạo cá nhân. Đây chính là sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu của Vatican. Và chúng ta thấy rõ, bài “Đối Thoại…” của Gm Nguyễn Thái Hợp không nằm ngoài sách lược này. Đối với Việt Nam, đây là một hiểm họa có thực nếu Vatican có thể thực hiện được mưu đồ của mình. Cho nên, người Việt Nam chúng ta, nếu còn lòng yêu nước, yêu quê hương, còn tinh thần dân tộc thì bổn phận của mọi công dân là phải ý thức được hiểm họa này và phải ra sức ngăn chận âm mưu đen tối xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu của Vatican nấp sau chiêu bài “Đối Thoại”.
Để cho vấn đề rõ ràng hơn và cũng để cho người dân biết rõ hơn về kế hoạch xâm lược văn hóa và tôn giáo Á Châu của Vatican, sau đây tôi sẽ đi thêm vào một số chi tiết trong sách lược cải đạo Á Châu của Ca Tô Giáo Rô Ma và Tin Lành. Ngày nay, trước sự suy thoái trầm trọng không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu, Mỹ, Ca-tô Giáo và Tin Lành, dựa trên thế lực của các cường quốc Tây phương, nấp sau chiêu bài “tự do tín ngưỡng”, đều có nỗ lực mở mang nước Chúa ở những nơi dân trí chưa mở mang đúng mức.
Sách lược cải đạo: tấn công và chống đỡ
Thủ đoạn rất quen thuộc của Ca Tô và Tin Lành trong sách lược cải đạo Á Châu gồm hai mặt: tấn công và chống đỡ.
Trong mặt tấn công, họ dựa trên cái gọi là “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu”, lấy một số giáo lý của Phật giáo, xào xáo, thay đổi làm thành giáo điều của Ki Tô Giáo, đồng thời tung ra những bản văn xuyên tạc, hạ thấp Phật Giáo, mạ lỵ tăng đoàn, cố tình gây phản ứng trong Phật Giáo. Gm Nguyễn Thái Hợp không làm gì hơn khi ông ta xuyên tạc Phật Giáo với những điều bịa đặt về Tăng binh và về Vua Trần Nhân Tông cưỡng chế các tôn giáo khác v.v… Các bài viết gần đây của Tú Gàn, alias Lữ Giang cũng nằm trong sách lược này.
Khi Phật Giáo phản ứng để phản bác thì họ giữ im lặng, lợi dụng bản tính hiền hòa và khoan nhượng tôn giáo của người dân Á Châu, đưa ra mặt chống đỡ, tạo trong quần chúng một ý tưởng là chính Phật Giáo là phe khởi xướng cuộc tranh chấp tôn giáo, gây chia rẽ, làm mất tình hòa hợp đoàn kết quốc gia. Vì vậy, người Ca-tô luôn luôn lớn tiếng lên án những người viết ra những sự thật về Ca-tô Rô-ma Giáo là “chống Công giáo”, là “gây chia rẽ tôn giáo”, “làm mất tình đoàn kết” v… v… Ngoài ra, họ còn mua chuộc, hối lộ các chính quyền địa phương để ngăn chận sự phổ biến trong quần chúng những tài liệu phản kháng, vạch trần âm mưu của họ, vạch trần những sự thật về Ki Tô Giáo. Thủ đoạn này đã thành công phần nào ở Thái Lan và ở Việt Nam. Người dân ít hiểu biết và ngay cả chính quyền cũng rất dễ bị lừa dối bởi thủ đoạn này, không nhận thức được bộ mặt thật của Ki Tô Giáo.
Những mánh mưu và luận điệu tuyên truyền lừa bịp của họ không thể kể hết và phân tích trong phạm vi bài viết này. Ở đây tôi chỉ xin trích dẫn một tài liệu của Thái Lan đưa ra để từ đó chúng ta có thể suy ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
Về thủ đoạn ăn cắp những điều hay trong Phật Giáo, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong Bản Tin số 10 (Bulletin No 10, pp. 25-27) của Vatican:
“Trong những xứ Phật Giáo, để khoác bộ áo văn hóa bản địa, giáo hội có thể và phải lấy những điều hay trong truyền thống Phật giáo và biến đổi chúng, cho chúng một ý nghĩa của Ki Tô Giáo để có thể áp dụng chúng vào đời sống của những tín đồ của Ki-Tô.”
(In the Buddhist countries, in order to make its own cultural garnment, the Church can and must take on the good elements of the Buddhist tradition and transform them giving them a Christian meaning so as to adapt them to the life of the followers of Christ.)
Lấy cái hay của người khác để dùng cho mình là điều ai cũng nên làm. Nhưng dùng kỹ xảo biến đổi nó đi và nhận là của mình thì đó là trò ăn cắp ma giáo, bất lương trí thức, và chỉ có một tôn giáo như Ca Tô Giáo mới có thể làm như vậy trong suốt chiều dài lịch sử của tôn giáo này. Một thí dụ điển hình của trò ma giáo này nằm trong Bản Tin số 10 trên:
“Toàn thể Phật Giáo đặt căn bản trên Tứ Diệu Đế: Khổ, Nguồn gốc của Khổ, Diệt Khổ và Thoát Khổ. Tại sao sự truyền bá Phúc âm của Ki-Tô không thể cũng được thâu tóm trong bốn chân lý trên? Sự buồn phiền chân thật của con người là tội lỗi. Giê-su đến để giải thoát con người khỏi sự buồn phiền – tội lỗi. “
(The whole of Buddhism is based on the four thuths: sorrow, the cause of sorrow, the destruction of sorrow and liberation from sorrow. Why could not the spreading of the Gospel of Christ be summed up also in these four truths? The true sorrow of Man is sin. Jesus came to liberate Man from sorrow-sin.)
Chúng ta thấy ngay thủ đoạn xảo trá, hạ tiện và bất lương của Ca Tô Giáo Rô Ma trong đoạn trên: xuyên tạc ý nghĩa của Tứ Diệu Đế, nghĩa là bốn chân lý chân thật của Phật Giáo, và biến đổi chúng thành ra hai điều mê tín hoang đường cho người Ca Tô. Bốn chân lý cao thượng của Phật Giáo có tính phổ quát mà mọi người chúng ta có thể chiêm nghiệm hàng ngày. Tỳ Kheo Thích Nhật Từ, Tiến sĩ Phật học, đã vạch trần sự xuyên tạc của Mục sư Tống Tuyền Thịnh về ý nghĩa của “Khổ” trong Phật Giáo. Quan niệm về “Khổ” trong Phật Giáo không dính dáng gì đến cái gọi là “Tội” của Ki Tô Giáo, nhất lại là cái tội tổ tông hoang đường của Ki Tô Giáo mà một Giê-su hoang đường đã chuộc tội một cách hoang đường, tự trèo lên cây thập giá để cho người ta đóng đinh. Còn nếu tội là tội thế gian như giáo hoàng loạn luân, linh mục hiếp dâm, nữ tu hành hạ trẻ em v..v.. trong lịch sử Ca Tô Giáo thì nếu Giê-su, một người Do Thái đã chết cách đây đã 2000 năm thực sự có thể giải thoát những tội đó cho những người sống, cho tín đồ phạm những tội đó, thì ai muốn tin cứ việc tin. Riêng tôi, tôi không thể chấp nhận cái luận điệu quái gở, vô đạo đức và vô giá trị đó.
Với những sách lược và thủ đoạn ma giáo nằm trong những Bản Tin của Vatican mà tôi đã trích dẫn một phần nhỏ ở trên, nay chúng ta đã hiểu tại sao những Bản Tin của Vatican lại được lệnh phải giữ “mật, không được nêu xuất xứ, và không được phổ biến cho báo chí.” Chúng ta nên nhớ, Ca-tô Rô-ma Giáo là một tôn giáo “thiên khải”, “tông truyền”, “duy nhất”, “thánh thiện” v…v… chứ không phải là một băng đảng giống như Mafia!
Đến đây hẳn chúng ta không lấy làm lạ khi thấy Gm Nguyễn Thái Hợp và một số trí thức Ca-tô nhập nhằng từ “cứu độ” để nói về ơn “cứu rỗi” trong Ca-tô Rô-ma Giáo.
Trước hết, trong Ca-tô Rô-ma Giáo không có “cứu độ” mà chỉ có “cứu rỗi”. Thật vậy, trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng của John Paul II, bản dịch với sự đóng góp của Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt, cựu thẩm phán Nguyễn Cần (lại là Lữ Giang!), Kỹ sư Trần Văn Trí, Giáo sư Trần Văn Nhượng, trang 76, có Chương với chủ đề “Tại Sao Nhân Loại Cần Được Cứu Rỗi?” và Giáo hoàng đã giảng, ngoài viện ra câu nhảm nhí John 3: 16 trong Tân Ước, còn quảng cáo cho “ơn cứu rỗi” của Giê-su: “Thiên Chúa đã không sai Con Ngài xuống thế gian để luận phạt [vậy câu John 3: 18 trong Tân ước vứt đi đâu?], nhưng để nhờ ngài mà thế gian được cứu rỗi.”
“Cứu rỗi” khác với “Cứu độ”
Chúng ta hãy tìm hiểu “cứu rỗi” khác với “cứu độ” như thế nào. “Độ” là dìu dắt, cứu giúp, qua sông. Trong Phật Giáo, khi nói đến “Phật độ” thì có nghĩa là những giáo lý của Đức Phật có tác dụng dìu dắt, mở mang trí tuệ con người để con người tự mình qua sông, nghĩa là qua bờ bên kia, bờ bên này là mê, bờ bên kia là ngộ, là giải thoát khỏi vòng luân hồi. Còn “cứu rỗi” trong Ca-tô Giáo là nghĩa của chữ “salvation”. Tự điển Anh-Việt dịch Salvation là: Cứu vớt linh hồn một người khỏi tội lỗi và các hậu quả của nó; sự cứu rỗi linh hồn; Còn theo Tự điển The American Heritage Dictionary thì nghĩa thần học của “salvation” là “Sự giải thoát phần hồn của con người khỏi năng lực hay sự trừng phạt của tội; cứu chuộc (Salvation: Theo., The delivrance of man of his soul from the power or penalty of original sin; redemption). Nhưng trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng giáo hoàng John Paul II đã lếu láo chụp lên đầu Phật Giáo quan niệm “cứu rỗi” của Ca-tô giáo, bản tiếng Việt, trang 105:
Giáo lý của Phật Giáo về ơn cứu độ (Phật Giáo làm gì có giáo lý về ơn cứu độ, Phật tử tự mình tu tập để đi đến giải thoát, đâu có trông cậy vào một ơn nào-TCN) tạo thành tâm điểm, hay đúng hơn, là điểm duy nhất trong hệ thống này. Tuy nhiên, cả truyền thống Phật Giáo lẫn những phương pháp khởi nguồn từ đó, đưa ra một nền “thần học cứu rỗi” hầu như độc hữu tiêu cực.
(Bản tiếng Anh: The Buddhist doctrine of Salvation constitutes the central point, or rather the only point, of this system. Nevertheless, both the Buddhist tradition and the methods deriving from it have an almost exclusively negative soteriology.)
Chúng ta nên để ý là John Paul II đã cố ý dùng một số danh từ có ý nghĩa đặc thù trong Ca-tô Giáo, những danh từ rất xa lạ có nghĩa khác hẳn trong Phật Giáo, để viết về Phật Giáo, thí dụ như “Salvation = cứu rỗi”, mấy con chiên dịch là “cứu độ”, và (Soteriology = Một ngành trong môn thần học nói về giáo lý cứu rỗi qua Chúa Ki Tô (The branch of theology concerned with the doctrine of salvation through Christ), hoặc theo định nghĩa chính thức của Ca-tô Giáo trong cuốn Catholic Word Book do Catholic Information Service, Knights of Columbus ở New Haven, Connecticut xuất bản: ngành thần học về nhiệm vụ và công việc của Chúa Ki-tô như là Đấng chuộc tội (The division of theology which treats of the mission and work of Christ as Redeemer). Những cái thứ thần học này làm gì có trong Phật Giáo. Có thể xem bài viết khác của Gm Nguyễn Thái Hợp về đề tài này: http://www.lamhong.org/d%E1%BB%A9c-giesu-kito-va-cac-con-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%E1%BB%A9u-d%E1%BB%99-khac/2011/09/ (Đức Giêsu Kitô và các con đường cứu độ khác )
Để cho vấn đề được rõ ràng hơn, chúng ta cần phải biết người Ki-Tô-Giáo [Ca-tô và Tin lành] tin tưởng vào cái gì khi theo đạo Giê-su (Jesuism). Chẳng cần phải nói ai cũng biết là họ tin tưởng vào ơn “cứu rỗi” của con một người thợ mộc Do Thái, người mà họ cho là Chúa, Giê-su .
Nhưng thực ra “cứu rỗi” là gì? Nền Thần học Ki Tô Giáo có thể soi sáng cho chúng ta về vấn đề này. Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A9u_r%E1%BB%97i thì:
Trong thần học, sự cứu rỗi là một ý niệm trừu tượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cơ Đốc giáo định nghĩa cứu rỗi là giải cứu khỏi sự câu thúc của tội lỗi và sự đoán phạt để có thể nhận lãnh sự sống đời đời của Thiên Chúa…
Vậy thực chất của ơn “cứu rỗi” là như thế nào và các tín đồ Ki Tô Giáo phải tin như thế nào mới có hi vọng được cứu rỗi. Chúng ta hãy đọc vài câu nói lên đức tin và hi vọng căn bản của người Ki Tô Giáo trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ [Apostle’s Creed) :
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTô là con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi…
chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác,xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại… ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại… Tôi tin hằng sống vậy.
Đó là căn bản đức tin và niềm hi vọng trong Ki Tô Giáo. Với đức tin này người Ki Tô Giáo hi vọng ở những gì? Vì tin rằng Chúa Giê-su “ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” và tin rằng “xác loài người ngày sau sống lại”, người Ca-tô Việt Nam rất hi vọng được Chúa Giê-su, đến ngày phán xét, hóa phép làm cho thân xác của họ, bất kể chết từ bao giờ, chết trên giường bệnh, già, bình thường, hay chết tan xác ngoài mặt trận, sống lại, hợp với linh hồn của họ mà sau khi chết đã được giữ [ai giữ?] trong một kho chứa của Chúa, và rồi, cả hai phần hồn và phần xác, được Chúa cho lên thiên đường để hằng sống, đời đời hầu hạ việc Chúa. Phải nói là “hầu hạ việc Chúa” vì trên thế gian này, người Ki Tô giáo Việt Nam thường tự nhận là tôi tớ, tỳ nữ hầu hạ việc Chúa, (đúng ra là hầu hạ các linh mục, mục sư!) thì sau khi chết, đến ngày phán xét, lên thiên đường tiếp tục đời đời hầu hạ việc Chúa cũng phải thôi.
Bây giờ chúng ta hãy sang đến chuyện “Thánh Linh” của Gm Nguyễn Thái Hợp. Trong dề mục 4 ở trên, Gm viết nhiều về Thánh Linh. Sau đây tôi xin trích dẫn lại vài điều Gm viết về Thánh Linh.
Thánh Linh không những đã gieo vào tâm hồn con người mà còn nơi lễ nghi và văn hóa của các dân tộc[8].
Thánh Linh hiện diện nơi các Tôn giáo khác.
… Tiếp nối và khai triển đường hướng của Vatican II, đức Gioan Phaolô II đề cao hoạt động của Thánh linh nơi các tôn giáo.
Thánh linh dun dủi, thanh tẩy và cứu vớt không những từng cá nhân mà cả những nền văn hóa và các tôn giáo nữa: Thánh linh trao ban cho mọi người, theo một cách thế mà chỉ duy Thiên Chúa biết được, khả năng được tham dự vào mầu nhiệm Phục sinh (…).
Sự hiện diện và tác động của Thánh linh không chỉ liên hệ đến mỗi cá nhân, mà còn liên hệ đến xã hội và lịch sử, các dân tộc, các nền văn hóa, các tôn giáo (…).
Mục đích của đối thọai liên tôn là cùng nhau khám phá và làm triển nở những yếu tố chân lý và ân sủng do sự hiện diện tiềm ẩn của Thiên Chúa nơi mọi tôn giáo
Tài liệu Làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục Á châu nhìn nhận hoạt động mạnh mẽ và đa dạng của Thánh linh nơi các tôn giáo và văn hóa Á châu.
Tông thư Giáo hội tại Á châu tiếp tục đề cao vai trò của Thánh linh trong lịch sử cứu độ và trong lòng các tôn giáo Á châu: Các Nghị phụ của Thượng Hội đồng đề cập đến hành động đa dạng và đổi thay của Thánh linh.
Tôi có thể bảo đảm với quý độc giả là Gm Nguyễn Thái Hợp viết về những điều mê tín trong thế kỷ 17 như trên cho vui mà thôi vì chắc chắn là ông ta chỉ tin những lời ông học được từ nền thần học Ca-tô chứ không hiểu Thánh Linh là gì, và lẽ dĩ nhiên không biết Thánh Linh là gì. Tất cả những điều ông ta viết về Thánh Linh đều không có bất cứ một bằng chứng nào có thể chứng minh đó là đúng. Trước khi nói bất cứ điều gì về Thánh Linh thì phải nói rõ Thánh Linh là gì, nếu không chỉ là đoán mò. Thứ đến, ông Gm chỉ viết khơi khơi như trên mà không nói rõ là những “hoạt động mạnh mẽ và đa dạng” của Thánh Linh là như thế nào trên các nền văn hóa, các tôn giáo khác mà trong đó không ai biết đến Thánh Linh. Nhưng đó là niềm tin của ông Gm, và ông ta có quyền tin như vậy. Nhưng có điều mà Gm Nguyễn Thái Hợp không đủ trình độ để biết, vì ông ta chỉ tin, là nếu ông ta đọc những giáo lý về Thánh Linh và vai trò của Thánh Linh trong những “bí tích” của Ca-tô Rô-ma Giáo, thì ông ta phải thấy ngay là Thánh Linh chỉ là một sản phẩm lừa bịp những đầu óc thấp kém, bởi vì những giáo lý đó hoàn toàn mâu thuẫn và vô tác dụng trong vai trò của Thánh Linh.
Holy Ghost- Ma Thánh, alias Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần
Ngày nay, trong lãnh vực học thuật, không có cái gì, kể cả các niềm tin tôn giáo, được miễn nhiễm trước những phân tích phán xét của con người. Vậy sau đây tôi sẽ đi vào phần nghiên cứu về một con “Ma Thánh” (Holy Ghost), alias Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần, một Gót trong thuyết “Ba Ngôi Gót” của Ca-tô Rô-ma Giáo..
Trong Ca-tô Rô-ma Giáo có thuyết thần học về “Ba Ngôi Gót”. Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus) do Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên dịch sang tiếng Việt giảng, trang 102: “Nhưng ba ngôi chỉ là một Chúa…Chúa duy nhất mà có ba ngôi như vậy, ta gọi là Ba Ngôi chí thánh… Chân lý [sic] về một Chúa mà có Ba Ngôi là mầu nhiệm cao cả nhất của Đức Tin ta..” Cái gọi là mầu nhiệm cao cả nhất của đức tin Công giáo là Chúa làm cho mẹ của mình mang thai đẻ ra chính mình. Theo thuyết này, thì cha của Giê-su cũng là Giê-su, mà Giê-su cũng là Con Ma Thánh [Holy Ghost] đã làm cho mẹ của mình là bà Mary mang thai rồi đẻ ra chính mình.
Có thể là “một Chúa mà có Ba Ngôi là mầu nhiệm cao cả nhất của Đức Tin Ca-tô” đối với những tín đồ Ca-tô Việt Nam, nhưng đối với tôi thì thuyết “Ba Ngôi Thiên Chúa” chỉ là một sản phẩm thần học thuộc loại “điên rồ toán học” (mathematical insanity) của Ca-tô Rô-ma Giáo. Nhưng không phải chỉ có mình tôi là nghĩ như vậy. Thú vị thay, chúng ta hãy đọc vài phân tích về thuyết “Chúa Ba Ngôi”. Trước hết là một phân tích toán học của Robert G. Ingersoll về “Chúa Ba Ngôi”:
Đấng Ki-tô, theo đức tin, là ngôi thứ hai trong “Ba ngôi Gót”, Chúa Cha là ngôi thứ nhất, và con Ma Thánh là ngôi thứ ba. Mỗi nhân vật trong ba ngôi đó đều là Gót. Đấng Ki-tô là chính Cha của mình và là cái hồn Ma của Mình. Con Ma Thánh không phải là Cha hay Con, mà là cả hai. Người Con được sinh ra bởi Cha, nhưng hiện hữu trước khi được sinh ra – trước cũng giống như sau...
Như vậy, người ta tuyên bố rằng Cha là Gót và Con là Gót, và con Ma Thánh cũng là Gót, và ba Gót đó làm thành một Gót.
Theo bảng cửu chương trên trời, một là ba, và ba lần một là một, và theo phép tính trừ trên thiên đường thì nếu chúng ta lấy hai ra khỏi ba, chúng ta còn lại ba. Phép tính cộng cũng kỳ dị, nếu ta cộng hai vào một chúng ta chỉ có một. Không có gì đã từng, không có gì sau này, có thể ngu ngốc và vô nghĩa một cách hoàn hảo hơn là thuyết “Ba Ngôi Gót”.
[Christ, according to the faith, is the second person in the Trinity, the Father being the first and the Holy Ghost the third. Each of these three persons is God. Christ is his own father and his own Ghost. The holy Ghost is neither father or son, but both. The son was begotten by the father, but existed before he was begotten – just the same before as after…
So, it is declared that the Father is God and the son God, and the Holy Ghost God, and that these three Gods make one God.
According to the celestial multiplication table, once one is three, and three times is one, and according to heavenly subtraction if we take two from three, three are left. The addition is equally peculiar, if we add two to one we have but one. Nothing ever was, nothing ever can be more perfectly idiotic and absurd than the dogma of the Trinity.]
Chúng ta hãy đọc thêm một phân tích về thuyết “Chúa Ba Ngôi”: http://markhumphrys.com/christianity.html
Ta sẽ sáng tạo ra đàn ông và đàn bà với tội tổ tông. Rồi Ta sẽ làm cho một người đàn bà mang thai với Ta là con của bà ta, để Ta có thể sinh ra đời. Khi còn sống, Ta sẽ tự tử như là một sự hi sinh cho chính Ta. Để cứu các người khỏi tội lỗi mà Ta lên án các người.
Giê-su là một con người khả ái. Ông ta không nói với chúng ta điều gì mới mẻ về phương diện trí thức. Ông ta không nói với chúng ta điều gì mới mẻ về khoa học, y học hay lịch sử. Nhưng đạo đức của ông ta thật hứa hẹn. Và Ông ta chưa từng giết một người nào. Sự sát hại ông ta là một sự lăng nhục, và là một tội ác kinh khủng. Nhưng nó chẳng đạt được điều gì. Nó chỉ là một vụ giết người.
Những toan tính của Ki Tô Giáo để tìm thấy một ý nghĩa nào đó trong cái chết của ông ta đã đưa Ki Tô Giáo đến những câu chuyện lố bịch như là hình ảnh trên đây [Độc giả có thể click vào chữ màu xanh trong phần tiếng Anh để thấy hình ảnh]. Có bao nhiêu tín đồ Ki-tô tin như vậy?
Niềm tin [của người Ki Tô] là, một thây ma Do Thái cũng chính là Cha của mình, có thể làm cho họ sống đời đời nếu họ ăn thịt ông ta một cách tượng trưng và nói với ông ta bằng cách ngoại cảm là chấp nhận ông ta là chủ của mình, để ông ta có thể cất bỏ cái tâm xấu ác trong linh hồn của họ, cái tâm thường có trong nhân loại, vì một người đàn bà làm ra từ một cái xương sườn bị thuyết phục bởi một con rắn biết nói tiếng người để ăn một trái cây trên một cái cây ma quái….
[I’m going to create man and woman with original sin. Then I’m going to impregnate a woman with myself as her child, so that I can be born. Once alive, I will kill myself as a sacrifice to myself. To save you from the sin I originally condemned you to.
Jesus was a nice person. He told us nothing new intellectually. He told us nothing new about science, medicine or history. But his morality was promising. And he never killed anyone.
His murder was an outrage, and a terrible crime. But it did not achieve anything. It was just a murder.
The attempts of Christianity to find some meaning in his death have led them to ridiculous stories like in the above image (from here). How many Christians even believe this?
The belief is that a cosmic Jewish Zombie who was his own father can make you live forever if you symbolically eat his flesh and telepathcally tell him you accept him as your master, so he can remove an evil force from your soul that is present in humanity because a rib-woman was convinced by a talking snake to eat from a magical tree…]
Và thêm vài nhận định khác về thuyết “Chúa Ba Ngôi”:
Sir Francis Bacon (1561-1626), Khoa học gia và triết gia Anh: Người tin thuyết Ba Ngôi Gót tin rằng một trinh nữ chính là mẹ của một đứa con đã tạo ra bà ta. (The trinitarian believes a virgin to be the mother of a son who is her maker.)
Ethan Allen (1738-1789), Nhà cách mạng Mỹ: * Giáo lý Ba Ngôi Gót là vô căn cứ, và có khuynh hướng đưa đến mê tín và thờ hình tượng (The doctrine of the Trinity is destitute of foundation, and tend manifestly to superstition and idolatry.)
Đức Mẹ đồng trinh?
Gm Nguyễn Thái Hợp viết về những “hoạt động mạnh mẽ và đa dạng của Thánh linh nơi các tôn giáo và văn hóa Á châu” nhưng chúng ta không hề thấy những hoạt động đó đã thể hiện ở đâu và như thế nào. Câu chuyện đầu tiên và đặc biệt nhất về ngôi ba Thiên Chúa: Thánh Ma, mà chúng ta đọc trong Tân Ước là cái con ma này, không biết có sắc tố (X,Y) hay không, [nhưng một người lính La Mã tên là Panthera thì chắc chắn có: Xin đọc Reynolds Price, một học giả chuyên gia về Thánh Kinh (biblical scholar), viết về Giê-su ở Nazareth: Xưa và Nay (Jesus of Nazareth: Then and Now) trên tờ “Time” ngày 6 tháng 12, 1999], đã xâm phạm tiết hạnh của một người con gái tên là Mary, đã có chồng là Joseph nhưng hai người chưa kịp làm nhiệm vụ vợ chồng với nhau, và làm cho Mary mang thai, rồi đẻ ra một đứa con trai là Giê-su.
[Một chút về khoa học cho vui: cặp sắc tố (Chromosome) quyết định giống của đàn bà là 2 sắc tố X (X,X), và của đàn ông là 1 X và 1 Y (X,Y). Trong quá trình truyền giống, nếu sắc tố X của đàn ông kết hợp với sắc tố X của người đàn bà thì đứa trẻ sinh ra sẽ là con gái. Còn nếu sắc tố Y của người đàn ông kết hợp với sắc tố X của người đàn bà thì đứa trẻ sinh ra sẽ là con trai. Do đó, một mình Mary, nếu thực sự thụ thai mà không do giao hợp với đàn ông và không có tinh khí của đàn ông thì không thể nào sinh ra con trai được. Giáo sư Thần Học Ca-Tô Uta Ranke-Heinemann cũng viết như sau: Chúng ta phải xét đến điều sau đây: Trong trường hợp một trinh nữ thụ thai thì tế bào đầu tiên của cơ thể Giê-su phải là một tế bào của phái nữ. Và nếu bằng một phép lạ nào đó mà cái tế bào này phân chia ra mà không cần đến sự tham dự của người đàn ông, và tiếp tục phân chia để hình thành một con người, thì cái sự thụ thai đồng trinh này, khi sinh đứa bé ra, bắt buộc phải là một đứa bé gái. (Uta Ranke-Heinemann, Putting Away Childish Things, p. 43: We have to consider the following: In the case of a virginal conception the first cell in Jesus' organism would have to be a female cell. And if this female cell miraculously were to begin to divide without the intervention of a man, so that a human being came into existence through furthert cellular division, then such a virginal pregnancy must inevitably issue in the birth of a female person).]
Dưới đây là bức hình tôi chụp trong bảo tàng viện lớn nhất ở St. Petersburg, Russia. Hình Joseph, Maria và hài nhi Giê-su. Nhìn vào bộ mặt đau khổ của Joseph, vợ thì đẹp như vậy, mà con thì lại không phải là con của mình, tôi cảm thấy tội nghiệp cho Joseph. Có điều an ủi cho ông ta là ông ta được Giáo hội Ca-tô Rô-ma phong cho ông là Thánh. Kể ra đó cũng là một sự đền bù xứng đáng.
Giả thử chúng ta tin vào phép lạ là Thánh Ma có thể làm cho bà Mary mang thai và đẻ ra Giê-su. Như vậy thì Thánh Ma vừa là cha, vừa là chồng, và vừa là con của Mary. Đây là mầu nhiệm cao cả nhất của “đức tin Ca-tô giáo”. Mầu nhiệm cao cả này là chuyện viết trong Tân Ước, phối hợp với thuyết “Ba Ngôi Chỉ Là Một Chúa” trong sách “Giáo Lý Công Giáo” của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên.
Chuyện về con Ma Thánh trong Ca-tô giáo nó dài dài như chuyện nhân dân tự vệ. Ca-tô giáo Mít viết khá nhiều về con Ma Thánh này mà họ gọi là Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần. Nhưng càng đọc chúng ta càng thấy những chuyện thuộc về Thánh Linh thuộc loại những chuyện ma quỷ nhảm nhí, trong đó Thánh Linh phải đã học được phép phân thân của con khỉ Tề Thiên Đại Thánh khi theo Đường Tăng đi thỉnh Kinh Phật nơi Thiên Trúc. Tôi không có nói bậy, nếu chúng ta đọc kỹ những gì người Ca-tô giáo Việt Nam viết về con Ma Thánh của họ với một đầu óc không cần thông minh cho lắm, chỉ cần chút ít “common sense” là đủ. Chứng minh?
Bí tích “rửa tội”
Trước hết là về cái mà Ca-tô Giáo gọi là bí tích “rửa tội”. Chúng ta biết rằng mọi người Ca-tô giáo, hầu hết là từ khi chưa biết gì ngoài việc bú, ị, tè và khóc, đã được bố mẹ vác đến nhà thờ để cho ông linh mục rửa cái “tội tổ tông” không hề có của nó, vì “tội tổ tông” chỉ là một huyền thoại của người Do Thái trong thời bán khai mà ngày nay từ giáo hoàng trở xuống, chẳng còn ai tin nữa, trừ đám giáo dân bị nhốt trong một ngục tù tâm linh của giáo hội... Chúng ta hãy đọc vài điều trong nghi thức rửa tội để thấy chúng thuộc loại mê tín và hoang đường như thế nào.
Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus), bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, nhà in Zieleks, Texas, xuất bản năm 1991, viết:
Từ khi có tội tổ tông thì quỷ Sa tăng, có quyền khuấy khuất nhân loại. Bởi vậy, linh mục thổi ba lần trên mặt đứa nhỏ và truyền cho Sa Tăng phải rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần.
Chúng ta thấy đây đúng là một trò ma thuật của giáo hội bày đặt ra, dựa trên một điều mê tín về “tội tổ tông” thuộc thời bán khai của Do Thái. Tại sao ông linh mục lại phải thổi ba lần trên mặt đứa nhỏ, hay là lần đầu tiên thổi Chúa Cha, lần thứ hai thổi Chúa Con, và lần thứ ba thổi Chúa Thánh Thần?? Nhưng “Ba ngôi chỉ là một Chúa” thì thổi một lần cũng đủ, đâu cần đến ba? Nhỡ ông linh mục có bệnh “thối mồm” thì sao, có phải là làm tội cho đứa nhỏ không? Nhưng vấn đề là, ở trên thế giới này, hiển nhiên là có nhiều đứa con nít được mang đến nhà thờ để rửa tội trong cùng một lúc và ở các địa phương khác nhau trong một quốc gia, và có thể ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Vậy cùng một lúc, nhiều ông linh mục hay giám mục ở các nơi khác nhau, gọi Chúa Thánh Thần phải đến thì Chúa Thánh Thần chọn nơi nào để mà ngự vào người đứa con nít?
Nhưng cái trò bịp bợm ở đây là các ông Linh mục có quyền sai Chúa Thánh Thần tới đâu thì Chúa Thánh Thần phải tới đó trong khi các ông vẫn tự nhận là “tôi tớ hầu việc Chúa”. Tôi tớ mà sai được chủ thì chủ có còn là Chúa hay không? Không những thế, vì tự nhận láo lếu là những “Chúa thứ hai” (Alter Christus) nên các linh mục cũng bắt chước Chúa thứ nhất, đuổi quỷ ra khỏi thân thể con nít, nếu trong người chúng thực sự có quỷ. Khi xưa, để tôn vinh Giê-su, những người viết Tân ước quảng cáo phép lạ đuổi quỷ của Chúa ra khỏi người bị bệnh động kinh (epilepsy) nhưng không ngờ làm lòi cái dốt của Chúa. Vì bệnh động kinh là do cơ thể con người thiếu chất “glutamic acid” chứ chẳng phải là vì quỷ ám nên làm phép đuổi quỷ.
Bí tích rửa tội thực là vô giá trị đối với đứa bé vì đứa bé chưa đủ khôn lớn để biết người ta đã làm những gì trên cái thân thể bé nhỏ của mình. Cũng vì vậy mà ngày nay, hàng trăm ngàn tín đồ Ki Tô Giáo ở Anh đã mở chiến dịch “vô hiệu hóa bí tích rửa tội” [Xin đọc: http://www.sachhiem.net/TCNts/TCNts039.php ], chiến dịch này cùng chiến dịch dán những tấm bích chương “No God” trên các xe “bus” công cộng đang lan ra khắp Âu Châu, và trong tương lai, xa hay gần chưa biết, rất có thể cũng lan về Việt Nam vì không lẽ người Ki Tô Giáo Việt Nam cứ ở mãi trong tình trạng u mê, mê tín đã lỗi thời hay sao?
Thật vậy, bí tích “rửa tội” là điều mê tín nhất trong những điều mê tín: thứ nhất, tội ở đâu mà rửa; thứ nhì, tin rằng Sa Tăng, cũng là một tạo vật của Chúa Cha, có thật và là nguồn gốc của những sự xấu ác, có quyền khuấy khuất nhân loại, và có sẵn trong mọi người từ khi sơ sinh. Đây cũng là tín điều man rợ nhất và xúc phạm nhất đối với những người không theo đạo Ca-tô. Tín điều này, chỉ có thể có trong đầu óc của những tín đồ Ca-tô, cho rằng: bất cứ đứa trẻ nào sinh ra cũng đều bị Sa Tăng ngự trị trong người, nếu không đuổi Satan ra khỏi thân thể đứa bé bằng những nghi thức "rửa tội" hoang đường, phản khoa học, phi lý trí, đầy tính ma thuật bịp bợm thì Satan sẽ còn ở lại với đứa trẻ suốt đời.
Lịch sử đã chứng minh rằng, không thiếu gì người Ca-tô, những người đã chịu lễ rửa tội, nghĩa là đã có Thánh Linh ngự trong người, từ Giáo hoàng trở xuống cho tới các linh mục, giáo dân, tệ hại, phi luân, vô đạo đức và ác độc hơn những người ngoại đạo. Lịch sử Giáo hội Ca-tô cùng những phanh phui gần đây về các sự phá sản tâm linh và đạo đức của giới chăn chiên, kể cả các nữ tu, đã chứng tỏ như vậy. Điều cực kỳ mê tín hoang đường là, theo lệnh của ông linh mục, khi rửa tội thì Sa Tăng phải rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần. Cũng theo lệnh của ông linh mục, bất kể đang ở đâu, Bến Hải hay Cà Mâu, Chúa Thánh Thần của ông ta cũng phải tới để vào ngự trong người đứa nhỏ.. Vậy mà người ta vẫn có thể tin được thì phải hiểu đầu óc của các bậc cha mẹ mang con đi rửa tội thuộc loại nào.
Nhưng đây chỉ là trò bịp của ông Linh mục đối với những tín đồ thấp kém, tin tất cả những gì giáo hội dạy mà không tự mình đọc Thánh Kinh. Thánh Kinh đã viết rõ là Chúa Giê-su đã chiến thắng Satan, vậy Satan còn ở đâu nữa mà đuổi. Thật vậy, Colossians 2: 15:Thượng đế đã tước hết uy quyền thống trị của Satan, công khai phô bày cho mọi người biết Chúa Cứu Thế đã chiến thắng nó tại cây thập tự; và John 12: 31:Đã đến lúc thế gian bị xét xử, và Satan, kẻ thống trị thế gian bị trục xuất. Vậy, Chúa đã chiến thắng Satan từ 2000 năm trước rồi. Nó chỉ có ở trong người thánh Phê-rô (Peter) như Giê-su đã gọi đích danh Phê-rô như sau: Matthew 16: 23:“Chúa quay lại và nói với Phê-rô: “Hãy đi ra đàng sau ta, Satan, ngươi là một sự xúc phạm đối với ta” (But he turned and said to Peter, “Get behind me, Satan! You are an offence to Me..”) chứ không thể ở trong những đứa bé sơ sinh. Để tự tạo quyền lực đuổi ma đuổi quỷ cho giới chăn chiên, giáo hội lại phục hồi quyền lực của Satan, cho nó cái quyền khuấy khuất thiên hạ, nhét nó vào trong những đứa trẻ chưa biết gì, và dạy rằng linh mục có khả năng đuổi Satan ra khỏi đứa bé trong cái bí tích gọi là rửa tội. Thật là một sự lừa bịp trắng trợn đối với giới hiểu biết, và đối với một số trí thức ngày nay thì bí tích “rửa tội” là một tội ác đối với nhân loại.
Nghi thức trừ quỷ
Sách Giáo Lý Công Giáo lại viết, sau khi ông linh mục làm vài trò quỷ thuật vớ vẩn, thí dụ như sờ vào đầu đứa nhỏ, để đầu nó mở ra đón nhận Chúa Giê-su từ tay ông linh mục nhét vào: Linh mục lại truyền cho Satăng lần nữa, phải ra khỏi đứa nhỏ. Ngài vẽ dấu thánh giá trên trán, bởi vì dấu đó là ấn tích của Chúa Ki Tô, đoạn truyền cho Satăng không bao giờ được làm mất dấu ấn tích đó.
Trong nghi thức trừ quỷ lần đầu, Linh mục đã ra lệnh cho Sa Tăng phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần. Một là Sa Tăng coi thường lệnh của Linh mục chẳng có uy lực gì, hai là Chúa Thánh Thần đã biến thành Sa Tăng trong thân thể đứa trẻ nên Linh mục lại phải đuổi Sa Tăng ra khỏi đứa trẻ lần nữa. Điều thứ hai này có thể đúng hơn vì khi lớn lên, đứa trẻ vẫn có thể làm ác, dù rằng mọi hành động, suy nghĩ của đứa trẻ sau này đều được Chúa Thánh Thần hướng dẫn cũng như Chúa Thánh Thần luôn luôn nằm trong giáo hội để soi sáng cho giáo hội. Khó mà có thể đổ tội cho Sa Tăng được nữa. Mặt khác, đứa trẻ chưa biết nghe. Linh mục nói gì nó có hiểu gì đâu, nhiều khi đang nói thì nó ị đùn, tè dầm, hay khóc oe oe. Mà thật ra thì làm gì có Satan trong người đứa bé?
Thật tội nghiệp cho một đứa bé ngây thơ trong trắng, hồn nhiên, vô tội, bị cái niềm tin quái gở làm ô nhiễm nó ngay từ lúc sơ sinh. Nếu có Satan thì Satan cũng không ở trong đứa bé. Theo một nghĩa nào đó, chính Satan nằm trong linh mục, người đã đầu độc đám tín đồ thấp kém bằng những điều hoang đường của thời bán khai, cưỡng nhét Satan vào đứa bé để có cớ mà đuổi Satan ra, một quyền lực giả dối tự tạo để ngự trị trên đầu óc của đám tín đồ. Mặt khác, Giê-su bị đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập cùng với hai tên ăn trộm ở hai bên. Vậy khi ông linh mục vẽ hình chữ thập trên trán đứa nhỏ thì có gì bảo đảm là hình chữ thập đó đúng như là hình cái giá gỗ mà Giê-su bị đóng đinh trên đó, hay lại là hình cái giá gỗ mà hai tên ăn trộm cùng hàng ngàn người trước đó đã bị đóng đinh trên đó.
Cái mà người Ca-tô gọi là “thánh giá” chẳng qua chỉ là biểu tượng của một hình phạt tra tấn dã man nhất trong kim cồ chứ chẳng phải là tượng trưng cho sự cứu rỗi. Một học giả nghiên cứu cổ sử Do Thái đã viết “Cây thập ác là biểu tượng của một cách hành hình man rợ, không phải là biểu tượng của cứu rỗi” [The cross is a symbol of barbarous torture, not salvation], và không phải Giê-su là người duy nhất bị đóng đinh trên cây thập giá, mà trước và sau Giê-su cũng có cả ngàn người bị hành quyết cùng một cách dã man như vậy theo luật của La Mã trong thời bán khai..
Sách Giáo Lý Công Giáo lại viết tiếp: LM lại còn truyền cho quỷ lần nữa phải dứt bỏ đứa nhỏ; để tâm hồn em bé trở nên Đền thờ Chúa hằng sống ngự.
Thế này là thế nào? Quỷ vẫn còn ở trong đứa nhỏ? Nhưng đã hai lần Linh Mục truyền nó phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần rồi cơ mà. Hai lần trước thất bại, có gì bảo đảm là lần này ông thành công? Hay là vì có “ba ngôi thiên chúa” nên ông linh mục mỗi lần đã gọi một thiên chúa chỉ có trong trong chính cái đầu mà không có óc của ông ta để đuổi một con quỷ mà ông đã nhét vào đứa bé ngây thơ chưa biết gì, không có sức phản kháng, để ông tự tung tự tác muốn làm gì thì làm, trước sự ngu ngơ của bậc cha mẹ. Nhưng hai lần đầu ông thất bại nên lần thứ ba ông không sai Chúa Thánh Thần nữa mà sai chính Chúa hằng sống, alias Giê-su, vào ngự trong tâm hồn của đứa trẻ. Chẳng trách khi lớn lên nhiều đứa rất ngu, cứ cắm đầu mù lòa tin bướng tin càn, làm con chiên ngu dại cho những kẻ buôn thần bán thánh dẫn giắt. Nhưng điều lạ là cả hai dịch giả, Hoài Chiên và Tiến sĩ Thần học Nguyễn Khắc Xuyên, đều không thấy những sự mâu thuẫn rất phi lý trong nghi thức rửa tội này. Có vẻ như tín đồ Ca-tô Việt Nam, bất cứ ở trình độ nào, đầu óc cũng bị điều kiện hóa để cứ nhắm mắt lập lại những gì được dạy mà không bao giờ nhận ra những điều phi lý có tính cách lừa dối trong nghi thức thực hành các bí tích. Gm Nguyễn Thái Hợp hẳn phải biết rõ về nghi thức “rửa tội” này, vậy tại sao ông ta còn cứ viết lăng nhăng về Thánh Linh?
Sách Giáo Lý Công Giáo còn khẳng định, trang 153: "Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự."
Vậy là bây giờ trong người đứa bé có cả ba ngôi Thiên Chúa trường kỳ nằm vùng trong nó cho đến khi nó lớn khôn. Nhưng như vậy thì ai chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa, ác độc, vô luân v..v.. của một số giáo hoàng, giám mục, linh mục và vô số con chiên sau khi tất cả những người này đã rửa tội và được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn? Đổ tội cho Sa Tăng chăng? Nhưng như vậy thì rõ ràng là cả ba Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần họp lại cũng không chống nổi Sa Tăng, vậy bày đặt ra chuyện "toàn năng" với "cứu rỗi", với "ban cho đời sống đời đời"... làm gì? Có phải chỉ là để lừa dối những kẻ nhẹ dạ, cả tin, không có đầu óc suy luận hay không?
Vấn đề nan giải
Trước bản văn mô tả nghi thức rửa tội trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam mà tôi vừa bình luận ở trên, các tín đồ Ca-Tô Việt Nam ngày nay đứng trước một vấn đề nan giải, vì họ chỉ có thể chấp nhận một trong hai điều sau đây, chứ không thể chấp nhận cùng lúc cả hai. Hai điều này có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có điều này thì không thể có điều kia.
Một là tin vào hiệu năng của bí tích rửa tội qua quyền phép ảo thuật của linh mục hay giám mục mô tả trong nghi thức rửa tội. Vậy thì tất cả những tội lỗi của Ca-Tô Giáo đối với nhân loại là tội của Chúa Ba Ngôi, vì sau khi rửa tội, Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần đã thay SaTăng tới ngự trong tâm hồn của các tín hữu Ca-Tô. Người giáo hữu đã trở nên đền thờ nơi Chúa ngự. Những hành động của các tín đồ Ca Tô, do đó, đều không phải là do Sa Tăng có quyền khuấy khuất, vì Sa Tăng đâu có còn trong người nữa, mà chính là do sự hướng dẫn tâm linh của Thánh Linh. Vả chăng, giáo hội thường dạy các con chiên: Giáo hoàng là do sự mạc khải linh ứng của Thánh Linh cho các hồng y trong việc tuyển lựa giáo hoàng, giáo hoàng được Thánh linh chỉ đạo, không thể sai lầm về đức tin hay đạo đức, và giáo hội là nhiệm thể của Chúa Ki Tô cho nên không thể sai lầm. Nhưng nay giáo hoàng đã chính thức xưng thú 7 núi tội lỗi mà giáo hội đã phạm đối với nhân loại và xin được tha thứ. Và chúng ta cũng đã biết đạo đức của một số Giáo hoàng trong lịch sử giáo hội là như thế nào. Vậy, đúng ra điều này phải được giải thích là chính Chúa Thánh Thần ngự trong các giáo hoàng, trong các tín đồ Ca-Tô, trong giáo hội, đã là nguồn gốc của mọi tội lỗi mà giáo hội cũng như những cá nhân trong giáo hội gây ra.
Hai là tin rằng tất cả những tội lỗi của giáo hội Ca- Tô đối với nhân loại không phải do Chúa chủ mưu, mà chính là do Sa Tăng khuấy khuất. Điều này đưa đến sự vô hiệu của bí tích rửa tội. Quyền năng đuổi bỏ Sa Tăng của linh mục là quyền giả tạo, vì đã năm lần bảy lượt đuổi Sa Tăng ra khỏi đứa trẻ để nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần mà sau cùng Chúa Thánh Thần vẫn bị đánh bạt ra khỏi người đứa trẻ. Nói tóm lại, dù trong lễ rửa tội, linh mục đã làm đủ mọi cách, sử dụng mọi quyền phép Chúa ban cho, theo như những lời "giáo hội dạy rằng" mà thực chất là để ngự trị đám tín đồ thấp kém, tội tổ tông vẫn không rửa được, Chúa vẫn thua Sa Tăng, đứa trẻ khi lớn lên vẫn không đủ sức chống nổi Sa Tăng, tâm hồn người đã rửa tội vẫn không có Chúa ngự. Những ân sủng mà linh mục thay Chúa ban cho người chịu phép rửa tội chỉ là những bánh vẽ ở trên trời, và lẽ dĩ nhiên, chẳng làm gì có sự sống đời đời, cứu cánh chung cùng của "bí tích" rửa tội, như các ông linh mục thường hứa hẹn khi làm lễ.
Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường và lỗi thời của "bí tích rửa tội", của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:
"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin."
[John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, pp. 98-99: We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.] Link:http://www.adishakti.org/_/why_christianity_must_change_or_die_review.htm
“Tội tổ tông”?
Trước những tài liệu nêu trên, các tín đồ Ca-tô Việt Nam cảm thấy thế nào mà vẫn tiếp tục mang con của mình đi rửa cái “tội tổ tông” mà nó không hề có. Không hề có vì chính Giáo hoàng John Paul II và Benedict XVI đã khẳng định là chẳng làm gì có cái gọi là “tội tổ tông” để mà rửa, như tôi sẽ chứng minh trong Đoạn Kết. Tại sao các ông linh mục vẫn tiếp tục lừa dối tín đồ, duy trì những điều mê tín đã không còn chỗ đứng trong thế giới văn minh hiện đại. Có phải là các tín đồ Ca-tô Việt Nam thật là đáng tội nghiệp không? Biết bao giờ, phải, biết bao giờ họ mới có thể nhận ra được rằng mình đã bị lừa dối bởi những lời nói láo vĩ đại, đã bị lùa vào trong một cơ chế chỉ có tác dụng làm tê liệt đầu óc con người, biến con người thành những con chiên, để cho những kẻ chăn chiên vô đạo đức dẫn giắt vào sự tăm tối của thời bán khai trong “đức vâng lời”.
Thật vậy, điều rõ ràng là các giáo dân không biết rằng mình đã bị các ông linh mục hay giám mục bịp, cho nên đã mang con đi rửa tội. Vì dù đã ba lần ông linh mục đuổi quỷ ở trong người đứa bé để nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần, và dù sách Giáo Lý Công Giáo cũng khẳng định là: "Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự." nhưng cũng chẳng làm gì có Chúa Thánh Thần hay bất cứ Chúa nào ngự trong người đứa bé. Tại sao? Vì chính sách Giáo Lý Công Giáo đã chứng minh cho chúng ta biết là giáo hội đã dẫn tín đồ từ màn bịp này sang màn bịp khác.
Màn bịp tiếp theo là khi lớn lên độ mười mấy tuổi, đứa trẻ lại phải qua nghi thức “bí tích thêm sức”. Sách Giáo Lý Công Giáo viết về bí tích hay nhiệm tích thêm sức, trang 180-183, viện dẫn một đoạn trong Thánh Kinh: Khi hay tin dân xứ Samari đã đón nhận lời Chúa, thì các tông đồ ở Gia Liêm liền phái Phê-rô và Gioan tới. Các vị này liền xuống xứ Samari và cầu xin cho họ được đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một người nào cả; họ chỉ mới chịu phép rửa tội nhân danh Chúa Giêsu mà thôi. Khi ấy Phêrô và Gioan đặt tay lên đầu họ, thì họ liền được đón nhận Chúa Thánh Thần (Tông đồ Công vụ 8, 14-17).
Rồi mô tả nghi thức làm phép thêm sức như sau: Lúc bắt đầu cử hành nghi thức, Đức Giám Mục bưóc lên bàn thờ, đoạn quay mặt ra phía các kẻ chịu phép đang quỳ trước bàn thờ. Ngài giơ hai tay trên đầu họ để cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống tâm hồn họ… Khi chịu phép thêm sức, Chúa Kitô ban Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trong tâm hồn ta.
“Làm phép” hay chuyện phù thủy?
Những chuyện “làm phép này” có khác gì những chuyện phù thủy làm không? Ấy thế mà trong lịch sử giáo hội Ca-Tô, giáo hội đã săn lùng, bắt bớ, tra tấn và thiêu sống hàng trăm ngàn người mà giáo hội gọi là phù thủy, những người bị vu cho là làm những phép lạ không thuộc loại phép lạ của giáo hội. Nhưng mà tại sao các tín đồ có thể tin được những chuyện phi lý huyền hoặc như là “làm phép” trong Ca-Tô giáo? Thật ra, chẳng có gì là khó hiểu. Nghệ thuật lừa dối của giáo hội rất tinh vi. Mới đầu, từ khi mới sinh ra đời, tín đồ đã được các ông linh mục, với sự phụ giúp của các bậc cha mẹ kém hiểu biết, nhồi vào đầu óc cái mặc cảm mang tội tổ tông và hứa hẹn một sự cứu rỗi của Chúa Ki-Tô qua nghi thức “rửa tội”. Bản chất của sự cứu rỗi này chỉ là một cái “bánh vẽ trên trời”, theo như nhận định của mục sư Ernie Bringas, nhưng lại rất hấp dẫn đối với những người đầu óc yếu kém, cần đến một cặp nạng để giúp cho mình lê lết trên cuộc đời.
Một khi ăn phải cái bả “cứu rỗi” rồi thì tín đồ không còn có thể suy nghĩ gì khác, tất cả đều phải nghe theo mọi giải thích của giáo hội, bất kể những giải thích này phi lý đến đâu, nếu muốn được lên thiên đường cùng Chúa. Cho nên, khi “giáo hội dạy rằng”, Chúa hoặc “đức thánh cha” đã ban cái quyền “làm phép” cho các giám mục, linh mục trong mọi nghi thức thực hành các nhiệm tích, thì tín đồ chỉ có việc nghe theo và bắt buộc phải tin. Không tin thì bị giáo hội khai trừ ra ngoài “hội thánh”, nghĩa là giáo hội đã cấm Chúa, không cho phép Chúa được cứu rỗi những người này. Những điều phi lý có tính cách mê tín, trịch thượng, cướp quyền Chúa này vẫn còn nhiều triệu người trên thế giới tin. Tuy nhiên cũng đã có cả triệu người gồm đủ các giới trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma, từ hồng y trở xuống, không còn tin nữa, và họ đã hoặc bỏ đạo, hoặc viết sách vạch trần những sự lừa dối trong nền thần học Ki Tô Giáo. Tuyệt đại đa số những cuốn sách thuộc loại này là do những tác giả và giới lãnh đạo trong Ki-Tô giáo viết chứ không phải do những người “ngoại đạo” viết.
Nhiệm tích Thêm Sức
Bây giờ chúng ta hãy trở lại nhiệm tích Thêm Sức. Tôi xin nhắc để chúng ta cùng nhớ rằng, trong nhiệm tích “Rửa Tội”, vị linh mục làm lễ đã năm lần bảy lượt làm phép đuổi Sa-Tăng ra khỏi đứa con nít, nhường chỗ cho đức Chúa Thánh Thần ngự vào, và sách Giáo Lý Công Giáo cũng khẳng định là: "Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự."
Nhưng đoạn mà sách Giáo Lý Công Giáo trích dẫn từ Thánh Kinh ở trên lại cho chúng ta biết vì lý do nào mà tín đồ phải chịu làm lễ Thêm Sức: “Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một người nào cả; họ chỉ mới chịu phép rửa tội nhân danh Chúa Giêsu mà thôi.”
Điều này chứng tỏ là trong lễ rửa tội, Chúa Thánh Thần chưa tới ngự trong tín đồ. Kết luận? Những chuyện làm phép của giới linh mục trong lễ rửa tội là do giáo hội bày đặt ra để lừa dối đám tín đồ với mục đích chính là tạo những quyền lực thần thánh giả tưởng cho giới chăn chiên. Còn nữa, đoạn mô tả nghi thức làm lễ Thêm Sức viết: Ngài (đức Giám Mục) giơ hai tay trên đầu họ để cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống tâm hồn họ. Như vậy là trong tâm hồn của đứa trẻ đã rửa tội không hề có Chúa Thánh Thần nên đến khi mười lăm, mười sáu tuổi, lúc làm lễ Thêm Sức, nó mới được đức Giám Mục cầu xin (nghĩa là sai khiến) đức Chúa Thánh Thần xuống ngự trong tâm hồn nó. Vậy, lễ Rửa Tội hoàn toàn vô ích, và những điều giáo hội dạy về lễ rửa tội là không thực.
Nếu lễ Rửa Tội đã là vô ích, thì có gì bảo đảm là lễ Thêm Sức có ích, và có gì bảo đảm là Chúa Thánh Thần chịu nghe theo lời sai khiến của ông giám mục xuống ngự trong tâm hồn đứa trẻ? Không có gì bảo đảm cả, trái lại, đó cũng chỉ là một luận điệu thần học lừa dối những đầu óc thấp kém, vì chúng ta cũng đã biết trong nghi thức truyền chức linh mục, khi mà đứa trẻ, sau khi chịu lễ rửa tội, rồi lễ thêm sức, lớn lên muốn làm linh mục, thì lại có cảnh “đức giám mục im lặng đặt tay trên đầu mỗi người sắp được phong làm linh mục và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ.” Điều này chứng tỏ một cách rõ ràng là trong lễ rửa tội và lễ thêm sức, Chúa Thánh Thần không hề nghe lời sai khiến của ông Giám mục xuống ngự trong những đứa con nít và những đứa trẻ đến tuổi dậy thì.
Chúng ta đã biết là sau khi rửa tội, không làm gì có Chúa Thánh Thần vào ngự trong người đứa nhỏ. Đến tuổi dậy thì, đứa trẻ lại được ông linh mục sai Chúa Thánh Thần tới thêm sức cho đứa nhỏ. Và chắc các tín đồ đều tin rằng trong người nay đã có Chúa Thánh Thần vào ngự. Có thật như vậy không? Không phải đâu là không phải đâu. Vì khi lớn lên, nếu đứa nhỏ thấy khả năng mình chỉ có thể vào nghề linh mục thì mới sống được trên đám dân thấp kém ở dưới, nên đi vào trường Dòng học nghề làm linh mục, một nghề sống trên sự dối trá. Và chúng ta hãy đọc nghi thức phong chức linh mục của Công Giáo.
Nghi thức phong chức linh mục
Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus) viết về nghi thức Truyền Chức Linh Mục như sau, trang 231:
Khi phong chức linh mục, đức giám mục im lặng đặt tay trên đầu mỗi vị phụ tế và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ. Các vị linh mục dự lễ cùng đặt tay trên đầu họ như vậy. Bấy giờ đức giám mục mới hát kinh tiền tụng để phong chức linh mục. Giám mục lại cho các vị đeo khăn vai quàng qua ngực và mặc áo lễ để chỉ dấu hiệu linh mục. Đoạn xức dầu thánh vào hai bàn tay và trao chén thánh đựng rượu nước, như dấu chỉ từ nay các vị có thể dâng thánh lễ. Đoạn giám mục cử hành thánh lễ cùng với các vị tân linh mục. Sau cùng, giám mục còn đặt tay lần nữa trên đầu các vị tân linh mục mà đọc rằng: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ”.
Điều này chứng tỏ một cách rõ ràng là trong lễ rửa tội và lễ thêm sức, Chúa Thánh Thần không hề nghe lời sai khiến của ông Giám mục xuống ngự trong những đứa con nít và những đứa trẻ đến tuổi dậy thì. Giả thử chúng ta tin vào cái chuyện hoang đường là có Chúa Thánh Thần thật và Người xuống ngự trong những tín đồ thật, thi hành lệnh “cầu xin” của các ông giám mục hay linh mục, trong những lễ tiết như rửa tội, thêm sức, và truyền chức linh mục, thì những điều tôi vừa phân tích ở trên đã chứng tỏ rằng sau mỗi lễ tiết, Chúa Thánh Thần lại bỏ các tín đồ đi chơi chỗ khác, thăm người tình cũ là Mary chẳng hạn, và dù bất cứ ở đâu cũng phải túc trực 24/24 để bất cứ giờ nào, ở đâu, mỗi khi được mấy ông giám mục, linh mục, bất cứ ở đâu, giờ nào, gọi thì cũng phải tới ngay. Tới vài phút rồi lại bỏ về với bà vợ 7 con còn nguyên trinh của mình. Cuối cùng, trong người tín đồ cũng chẳng bao giờ có Chúa Thánh Thần ngự cả. Đây là điều hiển nhiên nhất. Ai không đồng ý xin mời lên tiếng chứng minh rằng trong người các giáo hoàng ác ôn, linh mục loạn dâm, đích thực là có Chúa Thánh Thần hay Thánh Linh.
Qua sự phân tích những bí tích rửa tội, thêm sức và truyền chức linh mục ở trên, chúng ta đã thấy tất cả những sự lừa dối của giáo hội trong sách lược ngu dân, mê hoặc tín đồ bằng những nghi lễ hoang đường, phi lý, phi lô-gic, phản khoa học, mâu thuẫn v..v.. mà họ gọi là “bí tích” hay “nhiệm tích”, những điều mê tín hoang đường mà con người trong đời sống hiện đại, với những kiến thức của nhân loại ngày nay, không thể nào chấp nhận được.
Tất cả các bí tích của Ca-tô Giáo đều có mặt Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần trong đó. Thánh Linh đã biến thành công cụ của các giám mục, linh mục v..v.., vì các ông này muốn sai Thánh Linh đi đâu là Thánh Linh phải đi đó. Trong lễ rửa tội, linh mục sai Thánh Linh xuống ngự trong đứa bé còn đang khóc oe oe, nhưng rồi Thánh Linh lại bỏ đứa bé đi đâu mất cho đến khi 13, 14 tuổi, Thánh Linh lại được các ông linh mục gọi về để thêm sức cho nó, rồi khi nó lớn lên, nếu muốn làm linh mục, thì trong lễ truyền chức linh mục, giám mục lại phải sai Thánh Linh xuống ngự lại trong người nó. Vậy rõ ràng là Thánh Linh chỉ là một sản phẩm thần học để lừa dối các đầu óc yếu kém, không đủ khả năng để nhận ra tất cả những sự vô lý và mâu thuẫn trong vai trò của Thánh Linh. Đặc biệt hơn nữa, giáo hội tuyên bố rằng, trong ngày hạ trần hay hiện Thánh Linh xuống, nghĩa là 50 ngày sau ngày Chủ Nhật mà Giê-su sống lại, Thánh Linh đã hiện xuống ngự và ở lỳ trong giáo hội cho tới ngày nay. Chẳng vậy mà sách Giáo Lý Công Giáo viết, trang 95:
Đức Chúa Thánh Thần hằng ở cùng Giáo hội và hoạt động trong đó. Người (Chúa Thánh Thần là Người?) soi sáng cho Giáo hội khỏi xa chân lý. Người thánh hóa Giáo hội bằng đổ ơn xuống tràn đầy.
Vậy các “tiến sĩ Thần học” trong giáo hội giải thích làm sao về cái lịch sử chứa 7 núi tội ác của giáo hội mà giáo hoàng cùng “tòa thánh” đã phải xưng thú cùng thế giới, trong đó có các tội ác của tập thể Ca-tô, của nhiều cá nhân giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, cho tới con chiên? Giải thích làm sao về hàng ngàn “Chúa thứ hai” (Linh mục) can tội loạn dâm và một số đang ngồi tù? Giải thích làm sao sự kiện là có hàng ngàn linh mục, hàng triệu giáo dân, tất cả đều có Thánh Linh, hay hơn nữa, có cả 3 Gót ở trong người, nhưng đã bỏ đạo. Có cách nào giải thích ngoài điều chấp nhận những tội ác này là do chính hoạt động của Chúa Thánh Thần đổ ơn xuống tràn đầy để tục hóa giáo hội? Nếu không chấp nhận điều này thì phải chấp nhận là chẳng làm gì có Thánh Linh “hằng ở cùng giáo hội” và “soi sáng cho giáo hội” hay “thánh hóa giáo hội”. Tất cả những luận điệu thần học về Thánh Linh mà giáo hội đưa ra chỉ là sản phẩm của một số người rất thế tục với mưu đồ thống trị đầu óc con người đằng sau cái chiêu bài thần thánh, khai thác sự yếu kém tâm linh của quần chúng thông thường.
Vậy mà ngày nay, Gm Nguyễn Thái Học còn viết khoa trương về Thánh Linh theo những luận điệu bịp bợm của nền thần học Ca-tô Giáo. Ông Gm lộng ngôn viết rằng Thánh Linh hiện diện nơi các Tôn giáo khác…, đức Gioan Phaolô II đề cao hoạt động của Thánh linh nơi các tôn giáo. Một câu hỏi được đặt ra là các tôn giáo khác, nhất là những tôn giáo của trí tuệ như Phật Giáo, có cần đến một con Ma quái gở, một sản phẩm thần học bịp bợm vô giá trị mang tên Thánh Linh này hay không? Và những hoạt động của Thánh Linh nơi các tôn giáo khác là những hoạt động như thế nào. John Paul II thì chết rồi. Gm Nguyễn Thái Hợp còn sống, vậy hãy trả lời câu hỏi này. Có lẽ vì Thánh Linh có tràn đầy trong người Gm Nguyễn Thái Hợp, nên ông ta mới được Thánh Linh soi sáng để có được trình độ để viết lên bài “Đối Thoại Trong Viễn Tượng Đa Phức Tôn Giáo”. Mừng cho ông.
Để chấm dứt phần phê bình, tôi muốn nhắc đến một nhận định của Leo Tolstoy (1828-1910), văn hào Nga, một nhận định tổng quát về những giáo lý mê hoặc của Ca-tô Rô-ma Giáo mà chúng ta vừa thấy một phần qua sự phân tích về vai trò Thánh Linh trong những cái gọi là “bí tích” hay “nhiệm tích” của Ca-tô Rô-ma Giáo:
“Tôi tin chắc rằng giáo lý của Giáo hội Ca-Tô là một sự nói láo xảo quyệt và xấu xa theo lý thuyết, và về phương diện thực hành là một sự pha trộn của sự mê tín thô thiển và trò ma thuật”
(I am convinced that the teaching of the Catholic Church is in theory a crafty and evil lie, and in practice a concoction of gross superstition and witchcraft.)
VÀI LỜI KẾT
Ngày nay, Ki Tô Giáo, dựa vào thế lực của các cường quốc Âu Mỹ, và nấp sau những chiêu bài như “đối thọai”, “hòa hợp tôn giáo”, “tự do dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để thúc đẩy chương trình bành trướng cải đạo Á Châu, một lục địa đông dân và tài nguyên phong phú. Không còn mấy giá trị đối với giới trí thức hiểu biết, và ít còn ảnh hưởng trong những quốc gia văn minh tiến bộ Âu, Mỹ, Ki Tô Giáo phải tìm đất sống ở những nơi tình trạng xã hội chưa ổn định, dân trí còn kém mở mang, và dân chúng còn nghèo khó, còn chịu nhiều bất công xã hội. Á Châu là miếng mồi ngon nhất, thích hợp nhất, từ đó nền “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu” và những thủ đoạn lưu manh đã được đề xướng để thực hiện âm mưu xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu của Ki Tô Giáo. Âm mưu này có thành tựu hay không, tất cả tùy thuộc chính sách giáo dục và tôn giáo của các chính quyền địa phương ở Á Châu, có tích cực bảo vệ nền văn hóa và tôn giáo nhân bản của mình không...
Thực chất của cái gọi là “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu” của Mục sư Tống Tuyền Thịnh, hay “Tông Huấn Á Châu” của John Paul II chẳng qua chỉ là một tập hợp những thủ đoạn truyền đạo xảo quyệt, bất chính, bất lương trí thức của những tổ chức thế tục mang danh tôn giáo. Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ trước những bài viết mà nội dung nằm trong mánh mưu này.
Hai lớp người
Đọc những bài viết về tôn giáo của các trí thức Ca-tô cũng như Tin Lành, giáo dân cũng như các giám mục, linh mục hay mục sư, tôi nhận thấy họ thuộc hai lớp người như sau:
a). Lớp người thứ nhất là những người đã bị mê hoặc bởi một cái bánh vẽ trên trời, đã bị cấy vào đầu óc một đức tin không cần biết, không cần hiểu, cho nên trong thời đại tiến bộ trí thức của nhân loại ngày nay mà vẫn còn tin vào những điều huyễn hoặc vô căn cứ, không thể kiểm chứng được ở trong Thánh Kinh Ki Tô giáo, coi chúng đích thực là những lời mạc khải của một vị Thần của người Do Thái khi xưa, không thể sai lầm, và do đó, không chấp nhận, loại bỏ bất cứ sự kiện nào trái ngược với Thánh Kinh. Vì vậy, họ không quan tâm đến chuyện tự mình tìm hiểu Thánh Kinh, họ chỉ biết đến một số điều vụn vặt trong Thánh Kinh được giảng một cách méo mó, lệch lạc, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) qua nghệ thuật xảo biện của các bề trên về những đoạn trong Thánh Kinh có thể gây thắc mắc trong đầu óc họ. Họ cảm thấy những kiến thức về tôn giáo như vậy là đầy đủ, do đó sự hiểu biết của họ về những tiến bộ trí thức của nhân loại ngày nay và ngay cả những diễn biến, thay đổi trong chính Giáo hội của họ thường rất hạn hẹp.
b). Lớp người thứ hai thuộc loại bất lương trí thức (intellectually dishonest), nghĩa là những người đã biết rõ sự thật về những huyền thoại, sai lầm trong Ki Tô Giáo, về những ngụy tạo thần học trong giáo hội, nhưng vì những quyền lợi vật chất và tinh thần trên đám tín đồ thấp kém, và vì nằm trong những mưu đồ thế tục, chính trị đế quốc, nên vẫn tiếp tục đưa ra thủ đoạn giữ độc quyền diễn giải Thánh Kinh một cách lắt léo như tôi đã chứng minh qua sự phân tích một đoạn trong bản “Tông Huấn Á Châu” của giáo hoàng John Paul II trước đây, hoặc tiếp tục đưa ra những luận điệu thần học lừa dối đã lỗi thời, thí dụ như “Chúa Giê-su sinh ra từ một trinh nữ”, “Giê-su chịu chết để chuộc cái tội tổ tông cho nhân loại”, “Giê-su sống lại và bay lên trời ngồi bên phải Chúa Cha”, “Giê-su có khả năng cứu rỗi những người tin ông, nghĩa là đến ngày phán xét, sẽ làm cho xác chết sống lại nhập với linh hồn và được sống đời đời bên ông ở trên thiên đường” v..v.. những tín lý, tín điều đã bị giới trí thức trên thế giới, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô, dứt khoát bác bỏ vì chúng thuộc loại huyền thoại của người Do Thái cách đây đã trên dưới 2000 năm, để mê hoặc những đầu óc thấp kém, cả tin, đang sống trong những hoàn cảnh khó khăn vật chất v..v.. ở trong những quốc gia kém phát triển về kinh tế, để lùa họ vào trong tín ngưỡng Ki-Tô, tín ngưỡng đang suy thoái ở trong các quốc gia văn minh tiến bộ. Phần lớn những người thuộc loại này là những bậc lãnh đạo trong Ca-Tô Rô-ma Giáo, từ giáo hoàng trở xuống. Vài sự kiện sau đây sẽ chứng tỏ nhận định trên không phải là vô căn cứ.
Sách Giáo Lý Công Giáo, trang 102, viết: Đức Chúa Cha tạo dựng ta, Chú Giê-su cứu chuộc ta, Chúa Thánh Thần thánh hóa ta. Những điều này, trước những khám phá của khoa học và trước lịch sử của chính Giáo hội Ca-tô Rô-ma, đã không còn bất cứ một giá trị nào. Chứng minh?
1. Năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Gót. (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God). Giáo hoàng, và lẽ dĩ nhiên giáo hội, đã thừa nhận là vũ trụ này sinh ra từ một sự nổ lớn, theo như thuyết “Big Bang” trong khoa học.
Gần đây Giáo Hoàng Benedict XVI cũng tuyên bố là đàng sau Big Bang có bàn tay của Gót. Tin từ Tổng Hành Dinh Ca-tô Rô-ma Giáo, Vatican, Thứ Năm, Jan 6, 2011, cho biết:
http://www.dailymail.co.uk/news/article-1345005/Pope-Benedict-Epiphany-speech-God-Big-Bang.html
Giáo hoàng Benedict nói: Gót (God) tạo ra Big Bang, không phải khoa học.
Giáo hoàng Benedict nói, đầu óc, ý nghĩ của Gót là ở đàng sau những lý thuyết khoa học phức tạp như là Big Bang, và các con chiên Ki Tô nên bác bỏ ý tưởng là vũ trụ hình thành một cách ngẫu nhiên.
Những thú nhận này thực sự đã dứt khoát chôn vùi thuyết sáng tạo trong Thánh kinh, trong đó Gót đã sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài trong 6 ngày, cách đây khoảng 6000 năm. Tuy giáo hoàng John Paul II đã vớt vát bằng một câu hoàn toàn vô nghĩa: “Big Bang là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Gót”, và giáo hoàng Benedict XVI đã mê sảng tuyên bố là có bàn tay của Gót đàng sau Big Bang, nhưng đối với giới hiểu biết thì trước những lời xảo biện vô nghĩa trên họ chỉ cười.. Vô nghĩa vì giáo hoàng không hề có một chút kiến thức nào về khoa học nên mới nói bừa như vậy. Vì Big Bang chẳng qua chỉ là sự nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng nóng, vô cùng đặc, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và cách đây đã khoảng 13.7 năm. Nóng bao nhiêu, và đặc như thế nào? Các khoa học gia đã tính ra được là sau khi nổ khoảng một phần ngàn giây đồng hồ (1/1000 s) thì nhiệt độ của Big Bang vào khoảng “một ngàn tỷ độ” (1012 độ) và tỉ trọng của khối cầu lửa khi đó vào khoảng 100000 tỷ gram (1014 g) cho 1 phân khối. Để có một khái niệm về nhiệt độ và tỉ trọng của Big Bang chúng ta nên biết là nhiệt độ của mặt trời chỉ vào khoảng 6000 độ, và tỉ trọng của nước chỉ là 1 gram cho một phân khối. Với nhiệt độ của Big Bang như vậy thì Gót nào tạo ra Big Bang cũng phải tự mình bị thiêu hủy ngay tức khắc, còn đâu nữa để mà sau này đi dạo trong vườn địa đàng nói chuyện với Adam, hay hiện ra trước ông tổ Do Thái Abraham của những người đi đạo Việt Nam. Các Giáo hoàng nói vớt vát như vậy là chỉ để lừa dối đám con chiên thấp kém đầu óc vốn mù mịt, chứ còn người ngoài, ai nghe câu trên cũng phải bưng miệng cười. Chúng ta cũng nên biết, năm 1981, thuyết Big Bang chưa được hoàn chỉnh, mà tòa thánh đã công nhận thuyết Big Bang rồi. Phải đến năm 1992, khi phi thuyền COBE (COsmic Bacground Explorer) dò ra được những vân (ripples) trong bức xạ nền (background radiation) của vũ trụ, thuyết Big Bang mới được công nhận là hoàn chỉnh và rốt ráo. Khi công nhận thuyết Big Bang thì Tòa Thánh cũng đã công nhận là thuyết Sáng Tạo trong Cựu Ước chỉ là một huyền thoại cổ xưa của dân Do Thái, không có một giá trị nào đối với những dân tộc khác. ; Link: http://en.wikipedia.org/wiki/The_Big_Bang_Theory
2. Năm 1992, giáo hoàng đã công khai nhìn nhận là giáo hội đã sai lầm trong vụ án Galileo Galilei. 359 năm về trước, Giáo hội bắt Galilei phải sửa lại kết quả nghiên cứu khoa học của ông ta (rằng trái đất quay xung quanh mặt trời) cho đúng với những lời “mạc khải không thể sai lầm trong Thánh Kinh” (nghĩa là trái đất đứng yên và mặt trời quay xung quanh trái đất), rồi giam ông ta tại gia cho đến khi chết. Sự nhìn nhận sai lầm của Tòa Thánh trong vụ Galilei cho thấy Thánh kinh sai và kéo theo vấn đề: nếu thánh kinh đã sai về vũ trụ học thì có gì bảo đảm là thánh kinh không sai về nhiều điều khác nữa. Ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu thánh kinh đều đồng thuận ở điểm là thánh kinh có rất nhiều sai lầm cả về thần học lẫn khoa học. Do đó, thánh kinh không phải là những lời “mạc khải” không thể sai lầm của một Thượng đế toàn năng toàn trí, như lời giáo hội vẫn thường dạy cho những tín đồ bảo sao nghe vậy. Thực tế cũng cho thấy rằng, trí tuệ của con người ngày nay đã vượt xa trí tuệ của bậc “toàn năng, toàn trí” trong Thánh Kinh Ca-Tô rất nhiều. Ấy thế mà người ta vẫn đi thờ phụng một “đấng” mà trí tuệ kém cỏi hơn người đời rất nhiều. Thật là kỳ lạ.
3. Năm 1996, giáo hoàng đã đặt chắc thẩm quyền giáo lý của Ca-Tô giáo sau quan điểm là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Gót, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”). Chấp nhận thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Gót tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, giáo hoàng đã phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.
4. Tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô về “Tin Mừng Phúc Âm”: Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trang 76, Giáo hoàng đã trích dẫn một câu trong Tân ước, John 3: 16, “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”, làm luận điểm trả lời câu hỏi “Tại sao nhân loại cần phải cứu rỗi?” Nay, không có thiên đường trên các tầng mây, không có hỏa ngục nơi lòng đất, vậy ý nghĩa của cuộc sống đời đời bên cạnh Chúa, và bị luận phạt, đầy đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục, đã trở thành những điều thậm vô nghĩa, thuộc loại mê tín hoang đường.
Tôi tin rằng tuyệt đại đa số tín đồ Ca-Tô không hề biết đến những thay đổi trong nội bộ giáo hội về căn bản tín ngưỡng Ca-Tô mà giáo hoàng đã thú nhận như trên vì họ vẫn bị giam chặt trong sách lược của giáo hội: duy trì và khai thác tối đa sự mê tín và giữ cho tín đồ “càng biết ít càng tốt”. Như vậy có phải họ thật là tội nghiệp và đáng thương không?
Điều đáng buồn là, trong khi phần lớn thế giới đã biết đến những lời thú nhận của Giáo hoàng John Paul II như trên, những lời thú nhận hàm ý nền thần học Ca-Tô Giáo tạo thành căn bản tín ngưỡng Ca-Tô đã không còn một giá trị thực sự nào trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, thì các tín đồ Ca-Tô vẫn còn sống trong bóng tối của sự ngu dốt tôn giáo, theo nghĩa không được biết đến những sự thật ngay chính trong giáo hội của mình, khoan kể đến sự tiến bộ trí thức của nhân loại về vấn đề tôn giáo.
Và điều đáng khinh là một mặt giáo hội vẫn cố gắng ngăn chận sự phổ biến những diễn biến như trên trong quần chúng giáo dân, một mặt vẫn đưa ra những tín lý đã lỗi thời mà chính giáo hội đã công khai bác bỏ để bắt tín đồ phải tin, và nhất là phải tin vào vai trò trung gian tự phong của giáo hội, định chế duy nhất có thể đem lại sự “cứu rỗi” cho giáo dân, và ngày nay lại còn toan tính mang những điều mê tín đã lỗi thời, ngụy trang sau mỹ danh “Thần học theo cung cách Châu Á” để mê hoặc người dân Á Châu, nhằm cải đạo họ. Tôi cho như vậy là không được lương thiện, vì giáo hội vẫn đưa ra những giáo lý mà chính giáo hội không còn tin để lừa dối và mê hoặc đầu óc tín đồ. Để làm gì, nếu không phải là để duy trì những quyền lợi thế tục? Và những thuộc hạ của giáo hoàng, giới giám mục và linh mục, tuân theo sách lược đi cải đạo Á Châu trong khi đã biết rõ là những chuyện “chuộc tội” hay “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những huyền thoại của dân Do Thái cổ xưa, phải chăng bản chất chỉ là những nô lệ thiếu lương thiện trí thức của Vatican?
thiếu lương thiện của tòa thánh thực ra cũng chẳng có gì là mới lạ mà có thể coi như là truyền thống của Vatican. Trong cuốn Tội Lỗi Của Các Giáo Hoàng: Cấu Trúc Của Sự Lừa Dối (Papal Sin: Structures of Deceit),
Link:http://www.truthcannotbesilent.org/Journal.asp?JID=167&TID=3 sử gia Ca Tô Garry Willsđã dùng tới 230 trang qua 15 chương để viết về hai đề tài: Bất Lương Trong Sự Bóp Méo Lịch Sử (Historical Dishonesty) và Bất Lương Trong Vấn Đề Truyền Bá Giáo Lý (Doctrinal Dishonesty).
Gm Nguyễn Thái Hợp, trong đề mục 4 ở trên, viết nhiều về Thánh Linh. Nếu ông ta đã đọc giáo lý Ca-tô về Thánh Linh, và đọc về lịch sử các Giáo hoàng cùng lịch sử Ca-tô Rô-ma Giáo thì ông ta không nên viết bất cứ điều gì về Thánh Linh, vì rõ ràng là vai trò Thánh Linh trong Ca-tô Rô-ma Giáo chỉ là một sản phẩm thần học rất hoang đường không thể tin được. Nhưng một Gm Ca-tô mà lại không biết về giáo lý Ca-tô về Thánh Linh, về lịch sử Ca-tô Giáo và lịch sử các Giáo hoàng thì thật là chuyện không tưởng. Do đó chúng ta không có cách nghĩ nào khác là Gm Nguyễn Thái Hợp thuộc lớp người thứ hai ở trên.
Trần Chung Ngọc
Tháng 9/2011